intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Kỷ luật tích cực và trẻ mẫu giáo: Thế giới bên ngoài

Chia sẻ: Bi Bo | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

87
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trong những năm tháng này trẻ sẽ phát triển nhanh, và những bậc cha mẹ thường tự nhận thấy mình gặp khó khăn để có thể theo kịp sự thay đổi đó. Trẻ ở tuổi mẫu giáo khám phá nhiều người xung quanh khác sống chung trong thế giới với trẻ, và sẽ không còn thấy rằng bố mẹ, hay những thành viên khác trong gia đình là những người duy nhất trong thế giới của trẻ. Trẻ bắt đầu có nhiều mối liên hệ với những người khác; chúng khám phá thế giới của những người bạn. Johnny hiểu...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Kỷ luật tích cực và trẻ mẫu giáo: Thế giới bên ngoài

  1. Kỷ luật tích cực và trẻ mẫu giáo: Thế giới bên ngoài Trong những năm tháng này trẻ sẽ phát triển nhanh, và những bậc cha mẹ thường tự nhận thấy mình gặp khó khăn để có thể theo kịp sự thay đổi đó. Trẻ ở tuổi mẫu giáo khám phá nhiều người xung quanh khác sống chung trong thế giới với trẻ, và sẽ không còn thấy rằng bố mẹ, hay những thành viên khác trong gia đình là những người duy nhất trong thế giới của trẻ. Trẻ bắt đầu có nhiều mối liên hệ với những người khác; chúng khám phá thế giới của những người bạn. Johnny hiểu rằng bé là trai hay gái, và đó là sự sắp đặt vĩnh viễn. Bé chú ý đến màu da, hình dáng cơ thể và những phong cách sống khác so với chính bé. Bé bắt đầu đưa ra nhiều quyết định với thế giới xung quanh và quan sát xem nó hoạt động thế nào. Bé hi vọng điều gì từ người khác và bé phải làm gì để tìm thấy tình yêu và nơi mà bé thuộc về? Thực tế, trong các phần tiếp theo, bạn sẽ hiểu những quyết định này trở thành một phần trong quá trình não bộ đang phát triển của trẻ. Mỗi một trải nghiệm đều là ghi dấu ấn để trẻ phát triển thành con người độc đáo duy nhất. Sự xung đột có thể xuất hiện khi bố mẹ cố gắng chống lại thực tế rằng con của họ hiện có những nhu cầu khác so với những nhu cầu trước đây. Bạn phải chấp nhận thích nghi với những điều mới mẻ của con và học để thấy con có năng lực và có khả năng đạt được những kỹ năng mới. Thỉnh thoảng, con của bạn sẽ mắc lỗi; bạn phải học cách để giúp đỡ con trải qua một vài điều khó chịu, hậu quả từ việc mắc lỗi mang lại, để tránh việc chạy tới nâng đỡ, nuông chiều hay cứu lấy trẻ. Nếu bạn làm vậy, trẻ sẽ do dự giữa việc tự lập và nhu cầu được che chở từ bố mẹ. Trong suốt những năm này, trẻ sẽ học những bài học đầu tiên về sự đồng cảm, sự hợp tác và sự ứng xử hợp lý. Trẻ không nhận ra điều đó, nhưng việc học để xây dựng và gìn giữ cho mối quan hệ bền vững sẽ lấy đi nhiều
  2. công sức của trẻ. Dạy trẻ học được những kỹ năng này (và giúp chúng vượt qua những khó khăn ban đầu, những bước ngoặt quan trọng - một phần của quá trình học hỏi) sẽ làm cho những bậc cha mẹ và người trông trẻ thật sự bận rộn. Làm cho trẻ mẫu giáo trở nên năng động là một nhiệm vụ lớn và không dễ dàng. Không có bậc cha mẹ nào cảm thấy ngạc nhiên khi nhận ra rằng hầu như không có chương trình ti vi hay một quyển tạp chí nào mà không đưa ra lời khuyên về kỷ luật và sự phát triển. Các giá sách thì cứ một phình ra, chất đầy thêm số lượng sách liên quan đến mỗi vấn đề nuôi dạy con cái. Thực tế, hầu hết cha mẹ biết rằng vấn đề không phải là có đủ thông tin; mà là thông tin đó bắt nguồn từ đâu, có đáng tin cậy không? Mỗi quyển sách dựa trên những nguyên lý đã được nghiên cứu, những nhà khoa học có uy tín, nhưng lại chỉ dẫn cho các bậc cha mẹ theo những quan điểm khác nhau (thậm chí cha mẹ thỉnh thoảng cũng không hoàn toàn nhất trí với quan điểm đó). Mỗi bậc cha mẹ hãy tìm ra phương pháp kỷ luật thích hợp để áp dụng phù hợp với con cái mình. Nên nhận thức rằng: Mọi vấn đề đều có thể được giải quyết, điều này có thể giúp các bậc phụ huynh bớt căng thẳng hơn. Ngay cả bản thân người lớn cũng cần tự trau dồi và học hỏi nhiều về kỹ năng giải quyết vấn đề, nhằm đạt được sự hợp tác. Đây đồng thời là một trong các kỹ năng mà cha mẹ đang muốn con mình học hỏi, tiếp thu. Hãy luôn ghi nhớ rằng: con cái học tập và bắt chước từ cha mẹ mình đầu tiên. Hãy xem những vấn đề này là cơ hội để học hỏi và phát triển mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình, cũng như phương thức rút ra bài học kỹ năng sống có giá trị cho con cái. Đôi khi một người lớn sẽ cảm thấy rằng một vấn đề đặc biệt thì đủ quan trọng để quên đi những vấn đề khác và tiến tới một thoả hiệp. Nếu như ngồi cùng trong suốt bữa tối có ý nghĩa rất quan trọng với bố, thì có thể bố
  3. sẽ cho phép con ngồi tô vẽ ở bàn khi đã ăn xong. Có nhiều "kịch bản" thay thế. Học để lắng nghe và biết chấp nhận, tôn trọng ý kiến của người khác, đưa ra những cách mới để giải quyết các khúc mắc này sẽ tạo nên sự gắn kết đích thực trong gia đình.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2