Mục Lục<br />
<br />
LỜI GIỚI THIỆU<br />
CHÂN<br />
PHẦN MỘT<br />
Chương 1<br />
Chương 2<br />
Chương 3<br />
Chương 4<br />
Chương 5<br />
Chương 6<br />
Chương 7<br />
PHẦN HAI<br />
Tâm<br />
Biến<br />
Quý<br />
Mệnh vận<br />
Đạo<br />
Phẩm cách<br />
Hương<br />
PHẦN BA<br />
Một<br />
Hai<br />
Ba<br />
Thay lời kết<br />
<br />
<br />
<br />
LỜI GIỚI THIỆU<br />
Ebook miễn phí tại : www.Sachvui.Com<br />
<br />
<br />
Diện mạo văn học Mỹ trong những thập kỷ cuối cùng của thế kỷ 20 có những thay đổi<br />
sâu sắc. Giới nghiên cứu phê bình văn học Mỹ nhất trí với nhau ở một điểm là cần phải<br />
thay đổi cái nhìn chính thống trong những nhận định về văn học Mỹ. Vậy điều gì đã làm<br />
nên những thay đổi này? Có thể nói đó là sự xuất hiện của các nhà văn da màu, mà đại<br />
diện xuất sắc là các nhà văn nữ. Năm 1995, Tony Morrison đạt giải Nobel về văn chương.<br />
Nhưng trước đó khá lâu từ những thập niên 70, 80 văn học Mỹ đã có thêm sinh khí mới<br />
với những sáng tác của các nhà văn, nhà thơ da đen như Alice Walker, Maya Angelou,<br />
những nhà văn gốc Mỹ la tinh như nhà văn được giải Pulitzer Oscar Hijuelos, Rdolfo<br />
Anaya…<br />
Cùng lên tiếng với nhóm các nhà văn trên là những nhà văn gốc Châu Á. Vào giữa thập<br />
niên 70, Maxine Hong Kingston với Tripmaster Monkey đã đặt một cột mốc cho dòng văn<br />
học này, và nối tiếp con đường của bà là Amy Tan với The Joy Luck Club – Phúc lạc hội<br />
(1988). Tác phẩm gây nên một tiếng vang lớn buộc độc giả và giới nghiên cứu phê bình<br />
phải nhìn lại những tác phẩm của những nhà văn Mỹ gốc Châu Á, Amy Tan với các tác<br />
phẩm tiếp theo của bà The Kitchen God’s Wife – Phu Nhân Táo Quân (1991), The<br />
Hundred Secret Senses – Trăm miền ẩn thức (1995), The Bonesetter’s Daughter – Con gái<br />
thầy lang (2000), cùng những sáng tác cho thiếu nhi The Moon Lady, tạm dịch là Hằng<br />
Nga, và The Chinese Saimese Cat, tạm dịch Con mèo xiêm Trung Quốc, trong vòng hơn<br />
một thập kỷ qua đã làm nên một hiện tượng trong văn học Mỹ. Các nhà phê bình đã thống<br />
nhất với nhau trong nhận định là cùng với Maxine Hong Kinsgton, Amy Tan đã khai phá<br />
một con đường mới, mở ra những giá trị nghệ thuật và nhân bản sâu sắc trong nền văn học<br />
đương đại Mỹ. Thêm vào giá trị văn học Mỹ những giá trị của một nền văn hoá phương<br />
Đông vốn thâm trầm mà sâu sắc.<br />
Amy Tan sinh ngày 19 tháng Giêng năm 1952 ở Oakland, bang California. Tuổi thơ của<br />
bà trôi qua chủ yếu ở San Francisco, nhưng bà lại tốt nghiệp phổ thông ở Montreux, Thụy<br />
Điển và bà nhận được bằng thạc sĩ về ngôn ngữ của San Jose Sate University. Với tác<br />
phẩm đầu tay Phúc Lạc Hội, Amy Tan đã nhận được giải thưởng The National Book<br />
Award và L.A. Times Book Award năm 1989. Các tác phẩm sau này được đánh giá rất cao<br />
(Good và Excellent) trong dư luận bạn đọc.<br />
Các sáng tác của Amy Tan, với những vấn đề của người phụ nữ, đặc biệt là những người<br />
phụ nữ gốc Á nhập cư ở Mỹ, tiếc thay mới được dịch ra tiếng Việt tác phẩm The Joy Luck<br />
Club – Phúc lạc hội (nhà xuất bản Trẻ). Nhưng chỉ riêng tác phẩm này đã gây nên được<br />
dư luận trong đông đảo bạn đọc Việt Nam vì những vấn đề nó đặt ra.<br />
<br />
Nhà xuất bản Văn nghệ thành phố Hồ Chí Minh mạnh dạn giới thiệu những sáng tác mới<br />
nhất của Amy Tan vì các tác phẩm này gần gũi với thị hiếu thẩm mỹ cũng như cách cảm<br />
nghĩ của người Việt Nam. Thiết nghĩ có lẽ nền văn hoá Trung Hoa và Việt Nam có nhiều<br />
điểm gần gũi tương đồng. Nhưng một nhận định như thế e có thu hẹp giá trị trong những<br />
tác phẩm của Amy Tan, bởi lẽ các tác phẩm của bà được dịch ra 20 thứ tiếng với hàng<br />
chục triệu bản in và được yêu thích trên toàn thế giới. Dù là người da trắng, người da đen<br />
sống ở Nam Phi, hay người Trung Hoa lục địa thì cũng đều tìm thấy trong sáng tác của bà<br />
những nồi niềm của chính mình, của ông bà mình, anh chị mình.<br />
Đặc biệt khi người đọc là phụ nữ, là con gái, em gái, là mẹ hay là vợ thì lại càng cảm thấy<br />
tiếng lòng của mình trong mỗi sáng tác của Amy Tan. Có thể nói nhân vật bao giờ cũng là<br />
trung tâm, cũng đẹp theo nghĩa rộng của từ này, trong các tác phẩm của Amy Tan là Phụ<br />
Nữ, nhất là trong vai trò mẹ và con gái.<br />
Nhà xuất bản mong nhận được ý kiến đóng góp phê bình của đông đáo bạn đọc.<br />
Nhà xuất bản Văn Nghệ thành phố Hồ Chí Minh <br />
<br />
<br />