intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Công bố thông tin trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp Việt Nam

Chia sẻ: Sở Trí Tu | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

30
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài nghiên cứu trình bày các vấn đề liên quan đến công bố thông tin trách nhiệm xã hội và tầm quan trọng của nó, đồng thời tìm hiểu thực trạng công bố thông tin của các doanh nghiệp tại Việt Nam để đưa ra một số kiến nghị nhằm tăng cường mức độ công bố thông tin trách nhiệm xã hội. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Công bố thông tin trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp Việt Nam

  1. CÔNG BỐ THÔNG TIN TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM NCS.ThS Nguyễn Thanh Tú Khoa Kế toán – Tài chính – Ngân hàng, trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh TÓM TẮT Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR) là một vấn đề đang được quan tâm và việc báo cáo về hoạt động trách nhiệm xã hội ngày càng phổ biến khi các nhà đầu tư, khách hàng và các bên liên quan khác yêu cầu minh bạch hơn về tất cả các khía cạnh của doanh nghiệp. Bài nghiên cứu trình bày các vấn đề liên quan đến công bố thông tin trách nhiệm xã hội và tầm quan trọng của nó, đồng thời tìm hiểu thực trạng công bố thông tin của các doanh nghiệp tại Việt Nam để đưa ra một số kiến nghị nhằm tăng cường mức độ công bố thông tin trách nhiệm xã hội. Từ khóa: CSR, công bố thông tin trách nhiệm xã hội,doanh nghiệp, mức độ công bố thông tin,trách nhiệm xã hội. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR) là một vấn đề đang được quan tâm và việc báo cáo về hoạt động trách nhiệm xã hội ngày càng phổ biến khi các nhà đầu tư, khách hàng và các bên liên quan khác yêu cầu minh bạch hơn về tất cả các khía cạnh của doanh nghiệp. Atkins (2006) cho rằng những gì đầu tư cho cộng đồng thực sự có nghĩa là trách nhiệm xã hội thì cần phải minh bạch trong báo cáo tài chính của các doanh nghiệp. Các doanh nghiệp có trách nhiệm xã hội dành nhiều nỗ lực và nguồn lực trong việc lựa chọn và thực hiện các hoạt động CSR để đáp ứng kỳ vọng đạo đức của các bên liên quan trong xã hội có khả năng hạn chế việc quản trị lợi nhuận, từ đó cung cấp cho các nhà đầu tư thông tin tài chính minh bạch và đáng tin cậy hơn. Trong môi trường kinh doanh ngày nay, phát triển bền vững trở thành một xu hướng tất yếu của doanh nghiệp. Để phát triển bền vững, đòi hỏi doanh nghiệp không chỉ chú trọng đến sự giàu có về kinh tế mà còn phải biết quan tâm đến trách nhiệm xã hội (TNXH). Bảo đảm trách nhiệm với các vấn đề về môi trường, con người và xã hội là cốt lõi của sự phát triển bền vững mà bất kỳ doanh nghiệp nào cũng phải thực hiện. Trách nhiệm của doanh nghiệp ảnh hưởng đến tất cả các khía cạnh của doanh nghiệp cũng như phần lớn sự giàu có và sức khoẻ của xã hội là do doanh nghiệp tạo ra (McWilliams và cộng sự, 2006). Do đó, TNXH ngày càng đóng vai trò quan trọng đối với sự thành công của cả doanh nghiệp lẫn xã hội. Việc công bố thông tin TNXH là một trong những cách được doanh nghiệp lựa chọn để lấy được lòng tin của xã hội, đặc biệt là khi hoạt động của doanh nghiệp ảnh hưởng trực tiếp đến các vấn đề về xã hội và môi trường như quyền con người, ô nhiễm môi trường và các vấn đề lao động. Quan trọng hơn, thông tin liên quan đến thực hành trách nhiệm xã hội đã được tìm thấy có mối quan hệ tích cực với giá trị doanh nghiệp, được thể hiệnqua việc quan tâm của cộng đồng sau nhiều vụ bê bối về ô nhiễm môi trường như sự cố Vedan và Formusa đã xảy ra ở Việt Nam (Nguyễn, 2018). 253
  2. 2. CÔNG BỐ THÔNG TIN TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI 2.1 Công bố thông tin trách nhiệm xã hội Carroll (1979) định nghĩa CSR là sự mong đợi của xã hội về luật pháp, kinh tế, đạo đức và tấm lòng từ thiện đối với các tổ chức tại thời điểm nhất định. Doanh nghiệp để tồn tại và phát triển bền vững trong thị trường ngày càng khốc liệt, đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao từ khách hàng mà vẫn đảm bảo trách nhiệm trước cộng đồng, xã hội thì phải tích hợp các khía cạnh trách nhiệm xã hội vào chiến lược kinh doanh một cách hợp lý. Một trong những định nghĩa sớm nhất về công bố thông tin trách nhiệm xã hội được đưa ra bởi Elias và Epstein (1975) là báo cáo cụ thể cách một tổ chức kinh doanh đang thực hiện hoạt động xã hội, hiệu quả kinh tế và tác động của nó. Gray và cộng sự (1987) thì định nghĩa báo cáo xã hội của doanh nghiệp như là quá trình truyền thông các ảnh hưởng xã hội và môi trường từ các hoạt động kinh doanh của tổ chức với các nhóm lợi ích trong xã hội nói riêng và tổng thể xã hội nói chung. Hiện nay các doanh nghiệp rất nỗ lực trong mức độ công bố thông tin về các sáng kiến xã hội và môi trường của họ vì điều này cho phép doanh nghiệp tạo ra vốn đạo đức để tránh hoặc giảm chi phí chính trị tiềm tàng (Gamerschlag và cộng sự, 2011). Hơn nữa, khi doanh nghiệp càng phát triển quy mô, doanh nghiệp cần tận dụng công bố thông tin trách nhiệm xã hội để nuôi dưỡng lợi thế cạnh tranh và vượt qua suy thoái kinh tế và tài chính (Hooghiemstra, 2000). Trọng tâm của CBTTTNXH là thể hiện sự chịu trách nhiệm về những tác động của các quyết định và hoạt động của doanh nghiệp trên tất cả khía cạnh của xã hội, cộng đồng và môi trường. CBTTTNXH không chỉ là những việc làm từ thiện, quyên góp, mà còn góp phần nâng cao sức khỏe và phúc lợi xã hội, hoạt động minh bạch và đạo đức. Công bố thông tin trách nhiệm xã hội là một công cụ quan trọng để trao đổi với các bên liên quan về các hoạt động trách nhiệm xã hội của tổ chức. 2.2. Tầm quan trọng của công bố thông tin trách nhiệm xã hội Trong xu hướng hội nhập kinh tế toàn cầu, các nhà đầu tư ngày càng quan tâm tới việc doanh nghiệp có chiến lược kinh doanh ra sao để tăng tính cạnh tranh và sự phát triển bền vững. Chính phủ các nước cũng đang nỗ lực tạo điều kiện cũng như cơ hội với các doanh nghiệp có định hướng phát triển bền vững. Điều này góp phần thúc đẩy ngày càng nhiều doanh nghiệp thuộc mọi loại hình, quy mô, lĩnh vực trên thế giới quyết định công bố các báo cáo, thông tin liên quan đến các khía cạnh môi trường và xã hội của mình. Việc báo cáo, công bố thông tin minh bạch và trách nhiệm giúp các bên nâng cao lòng tin của họ vào bản thân doanh nghiệp nói riêng và nền kinh tế nói chung. Đối với doanh nghiệp là sự cải tiến không ngừng trong hoạt động kinh doanh. Đối với các bên liên quan như nhân viên, khách hàng, nhà cung cấp, tổ chức, cộng đồng, nhà đầu tư, chính phủ và truyền thông là việc xây dựng lòng tin, quan tâm lợi ích cũng như gia tăng uy tín và năng lực kinh doanh. Những lợi ích của CBTTTNXH như sau: – Tăng độ tín nhiệm với khách hàng, có nhiều cơ hội cho những hướng kinh doanh mới. – Phát triển và nâng cao mối quan hệ với khách hàng, nhà cung cấp và chuỗi cung ứng. – Thu hút nhân lực và trở thành nhà tuyển dụng được ưu tiên hàng đầu. – Tạo lợi thế với đối thủ cạnh tranh. – Cải thiện thương hiệu và hình ảnh của doanh nghiệp, tạo ra các cơ hội quảng bá và truyền thông tích cực cho doanh nghiệp. 254
  3. 3. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính để nghiên cứu, phân tích các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước có liên quan đến đề tài. Từ đó, tác giả xây dựng một bảng đo lường gồm các chỉ tiêu phân loại thành 4 nhómđược kế thừa dựa vào các tiêu chí đo lường thực hiện trách nhiệm xã hội trong nghiên cứu của Dias (2018) cùng với quy định trong thông tư 155/2015/TT-BTC. Sau đó,tác giả tiến hành tính toán chỉ số CBTTTNXH của các doanh nghiệp dựa vào dữ liệu thứ cấp thu thập từ báo cáo thường niên, báo cáo phát triển ngẫu nhiên của 100 doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam từ năm 2016 - 2017. 4. THỰC TRẠNG CÔNG BỐ THÔNG TIN TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM 4.1. Quy định công bố thông tin về trách nhiệm xã hội ở Việt Nam Việc thực hiện công bố thông tin trách nhiệm xã hội tại Việt Nam hiện nay là chưa bắt buộc do khuôn khổ các chuẩn mực và quy định về trách nhiệm xã hội còn có nhiều khoảng trống với quốc tế. Tuy nhiên, Việt Nam đã ban hành các quy định cụ thể về công bố thông tin trên thị trường chứng khoán Việt Nam, trong đó có quy định công bố thông tin về trách nhiệm xã hội mà đối tượng hướng đến là các bên tham gia vào thị trường chứng khoán như các công ty đại chúng, công ty chứng khoán, các Sở giao dịch chứng khoán, các nhà đầu tư và các đối tượng khác có liên quan. Thông tư 155/2015/TT-BTC ngày 06/10/2015 của Bộ Tài chính hướng dẫn công bố thông tin trên thị trường chứng khoán, quy định doanh nghiệp đại chúng phải công bố thông tin liên quan đến phát triển bền vững. Quy định này đánh dấu một bước tiến quan trọng của Việt Nam nhằm hướng đến một thị trường tài chính bền vững, minh bạch. Có thể thấy công bố thông tin của doanh nghiệp nhằm mục đích phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế và hỗ trợ các doanh nghiệp truyền đạt tốt hơn cam kết minh bạch tới các bên liên quan. Trách nhiệm của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán là phải cam kết nghĩa vụ công bố thông tin nhằm thể hiện trách nhiệm xã hội một cách minh bạch, chính xác kịp thời. Việc thực hiện tốt công bố thông tin liên quan đến trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp giúp nhà đầu tư tiếp cận toàn diện và tốt nhất với doanh nghiệp và là phương tiện tốt nhất để thực hiện đầu tư hiệu quả. Công bố thông tin trách nhiệm xã hội là sự cam kết của doanh nghiệp đóng góp vào sự phát triển kinh tế bền vững thông qua việc nâng cao chất lượng cuộc sống cho người lao động, cho cộng đồng và toàn xã hội (Nguyễn, 2018). Tuy nhiên việc nhận thức về CSR của các doanh nghiệp Việt Nam vẫn chưa đầy đủ và toàn diện. Dựa vào các tiêu chí đo lường thực hiện trách nhiệm xã hội trong nghiên cứu của Dias (2018) cùng với quy định trong thông tư 155/2015/TT-BTC, tác giả lựa chọn 12 chỉ tiêu đo lường công bố thông tin trách nhiệm xã hội phù hợp với các doanh nghiệp ở Việt Nam được chia thành 4 nhóm chính sau: Bảng 1. Đo lường mức độ công bố thông tin xã hội STT Chỉ tiêu đo lƣờng mức độ công bố thông tin xã hội Trách nhiệm với môi trƣờng 1 Chính sách giảm thiểu tác động môi trường của sản phẩm / dịch vụ 2 Sự tiêu thụ nước 3 Chứng nhận, giải thưởng môi trường 4 Quản lý chất thải 5 Vật liệu tái chế được sử dụng 255
  4. Trách nhiệm với ngƣời lao động 6 Đào tạo nhân viên 7 Cam kết về sức khỏe / sự an toàn của nhân viên 8 Điều kiện làm việc Trách nhiệm với khách hàng 9 Thông tin về sự an toàn và tác động đến sức khỏe của sản phẩm / dịch vụ 10 Sự hài lòng / khiếu nại của khách hàng Trách nhiệm với cộng đồng 11 Đầu tư cơ sở hạ tầng, dịch vụ cung cấp cho lợi ích công cộng 12 Hoạt động tham gia hỗ trợ cộng đồng địa phương và các chương trình phát triển Nguồn: Tác giả tự tổng hợp 4.2. Thực trạng công bố thông tin trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp Việt Nam Những năm gần đây, đã có không ít doanh nghiệp Việt Nam ngoài việc tạo lập và phát triển vị thế kinh doanh còn nỗ lực đóng góp cho sự phát triển chung của cộng đồng, xã hội. Nhờ đó mà góp phần tăng giá trị thương hiệu của doanh nghiệp cũng như tăng cơ hội tiếp cận các thị trường mới. Doanh nghiệp thực hiện tốt trách nhiệm xã hội không những đạt được lợi ích kinh tế (giảm chi phí, tăng doanh thu) mà còn giúp nâng cao uy tín với khách hàng và đối tác, có ưu thế cạnh tranh và đầu tư, nhất là đầu tư nước ngoài. Về dài hạn tạo được sự hài lòng của các bên liên quan, chính quyền và người lao động cùng những cam kết gắn bó lâu dài. Từ năm 2005, nước ta đã có giải thưởng “Trách nhiệm xã hội hướng tới sự phát triển bền vững” được tổ chức bởi Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Công thương cùng các hiệp hội Gia dày, Dệt may nhằm tôn vinh các doanh nghiệp thực hiện tốt công tác CSR trong bối cảnh hội nhập. Có thể thấy rằng, các doanh nghiệp Việt Nam đã coi thực hiện trách nhiệm xã hội là yêu cầu tất yếu, khách quan trong quá trình hội nhập và ngày càng nhận thức sâu sắc hơn qua các cam kết trách nhiệm với môi trường, cộng đồng địa phương và người lao động cũng như với Nhà nước qua nghĩa vụ đóng thuế. Tuy nhiên, vẫn có một số doanh nghiệp với hành vi kinh doanh thiếu trách nhiệm hoặc vi phạm pháp luật cũng như sự phát triển bền vững của xã hội. Có thể kể đến như sản suất kinh doanh hàng giả, hàng nhái kém chất lượng ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng, không đảm bảo các quyền lợi của người lao động. Bên cạnh đó, còn có sự ghi nhận hành vi gian lận trong lập và công bố báo cáo tài chính cũng như quy trình xử lý chất thải gây ô nhiễm môi trường. Qua đây, chúng ta thấy được việc thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp Việt Nam là một vấn đề không dễ dàng và còn nhiều hạn chế. Đây là do sự nhận thức về CSR chưa đầy đủ, đúng đắn, thiếu nguồn lực cần thiết để thực hiện các chuẩn mực CSR và chưa có một hệ thống pháp luật rõ ràng. Như vậy để các doanh nghiệp có thể thực hiện trách nhiệm xã hội một cách chủ động và đúng đắn thì việc tuyên truyền, giáo dục trách nhiệm xã hội và hoàn thiện luật pháp là cần thiết. Từ việc thu thập dữ liệu báo cáo thường niên, báo cáo phát triển của 100 doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam từ năm 2016 - 2017, tác giả đã thống kê mức độ công bố thông tin trách nhiệm xã hội của 100 doanh nghiệpđại diện phân thành 10 nhóm ngành,dựa trên12 tiêu chí đo lường. 256
  5. Mỗi chỉ tiêu được doanh nghiệp công bố trong báo cáo thường niên thì được đánh giá “1 điểm”, ngược lại nếu chỉ tiêu đó không được công bố trong báo cáo thường niên thì nhận “0 điểm”. Điểm của tất cả các chỉ tiêu này sau đó được cộng lại để có được số điểm tổng của từng doanh nghiệp. Sẽ không chấm điểm chỉ tiêu cho doanh nghiệp nếu chỉ tiêu đó không liên quan đến doanh nghiệp. Chỉ số CBTTTNXH được tính như sau: ∑ Với là 1, nếu chỉ tiêu được công bố và 0 nếu chỉ tiêu không được công bố, là số tối đa các chỉ tiêu cho doanh nghiệp thứ j và ≤ 12. Với 12 chỉ tiêu được đánh giá thì số điểm tối đa mỗi doanh nghiệp đạt được là 12 điểm. Điểm số của từng doanh nghiệp được quy đổi sang phần trăm (%) bằng cách lấy tổng điểm của mỗi doanh nghiệp đạt được chia cho tổng chỉ tiêu và nhân với 100, sau đó sẽ lấy trung bình kết quả của các doanh nghiệp trong mỗi nhóm ngành. Bảng 2. Chỉ số công bố thông tin trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp Việt Nam STT Nhóm ngành Số lƣợng Chỉ số CBTTTNXH 1 Thương mại 9 72.26% 2 Dược phẩm/ Y tế 8 80.55% 3 Vận tải 11 45.54% 4 Sản xuất - Kinh doanh 14 57.88% 5 Thủy sản 7 69.43% 6 Bất động sản 14 68.33% 7 Dầu khí 9 54.98% 8 Thực phẩm 7 46.76% 9 Ngân hàng – Bảo hiểm 13 74.05% 10 Xây dựng 8 66.12% Nguồn: Tác giả tự tổng hợp Tổng hợp chỉ số CBTTTNXH theo từng nhóm ngành, có thể thấy mức độ công bố thông tin trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp đều trên mức 40%. Trong đó, nổi bật là nhóm ngành Dược phẩm/y tế đạt 89.55%, xếp sau là ngành Ngân hàng – Bảo hiểm đạt 74.05%. Bên cạnh đó, hai nhóm ngành Vận tải và Thực phẩm có chỉ số CBTTTNXH trung bình thấp nhấtlà 45.54% và 46.76%. Biểu hiện rõ nhất gần đây về tình trạng thiếu trách nhiệm xã hội của không ít các doanh nghiệp là đã để xảy ra hàng loạt các sự kiện liên quan đến các mặt hàng nông sản, thực phẩm không bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, gây ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe, thậm chí là tính mạng của người tiêu dùng. Kết quả trên phần nào cho thấy cái nhìn tổng quan về mức độ công bố thông tin trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp Việt Nam, thể hiện phần lớn các doanh nghiệp đã có nhận thức về các vấn đề xã hội và 257
  6. mội trường trong hoạt động kinh doanh, ngày càng quan tâm hơn đến mức độ công bố thông tin trách nhiệm xã hội nhằm xây dựng hình ảnh của bản thân doanh nghiệp với xã hội. Báo cáo trách nhiệm xã hội là lĩnh vực nhận được nhiều sự quan tâm cũng như được tìm hiểu tại nhiều nước trên thế giới. Việc vận dụng CSR ngoài việc góp phần quan trọng cho mục tiêu phát triển bền vững còn là xu hướng phổ biến phục vụ cho quá trình ghi nhận và công bố thông tin trách nhiệm xã hội. Để tiếp cận được với thị trường thế giới trong giai đoạn hội nhập kinh tế toàn cầu, CSR đã trở thành một trong những yêu cầu mà các doanh nghiệp Việt Nam phải tuân thủ. Vì vậy, doanh nghiệp phải có định hướng kinh doanh mang tính chiến lược và phát triển bền vững chứ không chỉ là mục tiêu lợi nhuận truyền thống trước đây. 5. KIẾN NGHỊ ĐỂ TĂNG MỨC ĐỘ CÔNG BỐ THÔNG TIN TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM Thứ nhất, doanh nghiệp cần nâng cao kiến thức của những đối tượng liên quan đến việc quyết định công bố thông tin, đặc biệt là đối với ban lãnh đạo và đội ngũ kế toán doanh nghiệp. Việc am hiểu về các quy định hiện hành về CBTTXH là nền tảng cho quá trình xây dựng công tác thu thập thông tin, đảm bảo việc tuân thủ pháp luật. Thứ hai, doanh nghiệp cần phải nhận thức cao hơn nữa vai trò của mình đối với sự phát triển bền vững cũng như lợi ích của công bố thông tin trách nhiệm xã hội. Chỉ có nhận thức tốt và có chiến lược dài hạn, nâng cao năng lực cạnh tranh, khẳng định uy tín là cơ hội để đứng vững trên thị trường trong bối cảnh hội nhập và cạnh tranh công bằng. Thứ ba, nhà nước cần ban hành các hướng dẫn, văn bản pháp luật cụ thể, thống nhất và phù hợp với thông lệ quốc tế đối với các mục tiêu thông tin trách nhiệm xã hội công bố cũng như thiết lập quy định bắt buộc công bố thông tin trách nhiệm xã hội. Ngoài ra cần có hệ thống kiểm tra độ tin cậy của thông tin được công bố và giám sát việc thực hiện và tuân thủ. Cần có chế tài đủ mạnh để xử lý vi phạm trong mức độ công bố thông tin trách nhiệm xã hội, nhất là doanh nghiệp gây ô nhiễm môi trường. Đồng thời, cần tăng cường các hình thức khuyến khích, động viên, khen thưởng đối với doanh nghiệp tự giác và thực hiện tốt công bô thông tin trách nhiệm xã hội. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Atkins, B. (2006) Is corporate social responsibility responsible? Forbes.com (November 28). [2] Dias, A., Rodrigues, L., Craig, R., & Neves, M. E.(2018) Corporate social responsibility disclosure in small and medium-sized entities and large companies. Social Responsibility Journal. [3] Elias, N., Epstein, M.(1975) Dimension of corporate social accounting. Management Accounting, 56(9): 39-40 [4] Gamerschlag, R., Moller, K., Verbeeten, F.(2011) Determinates of voluntary CSR disclosure: empirical evidence from Germany. Review of Managerial Science, 5(2): 233-262. [5] 5McWilliams, A., D. Siegel, and P. Wright. (2006) Guest editors‟ introduction corporate social responsibility: Strategic implications. Journal of Management Studies 43 (1): 1–18. [6] Nguyễn Nhật Thiên Thảo (2018) Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin trách nhiệm xã hội trên báo cáo thường niên của các doanh nghiệp niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán Tp.HCM. Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh. [7] Nguyen Bich Ngoc(2018) The effect of corporate social responsibility disclosure on financial performance : Evidence from credit institutions in Vietnam. Asian Social Science, 14(4). 258
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2