![](images/graphics/blank.gif)
Ảnh hưởng của quản trị công ty đến mức độ công bố thông tin trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam
lượt xem 4
download
![](https://tailieu.vn/static/b2013az/templates/version1/default/images/down16x21.png)
Nghiên cứu nhằm phân tích ảnh hưởng của quản trị công ty đến mức độ công bố thông tin trách nhiệm xã hội tại doanh nghiệp ở Việt Nam. Số liệu của bài nghiên cứu được thu thập từ 165 doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam trong giai đoạn từ 2017-2020.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Ảnh hưởng của quản trị công ty đến mức độ công bố thông tin trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam
- Hội thảo khoa học cấp Quốc gia “Phát triển kinh tế Việt Nam thích ứng với bối cảnh mới” ẢNH HƯỞNG CỦA QUẢN TRỊ CÔNG TY ĐẾN MỨC ĐỘ CÔNG BỐ THÔNG TIN TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NIÊM YẾT TẠI VIỆT NAM TS. Nguyễn Thị Hồng Thúy, Nguyễn Thị Hồng Nhung, Phạm Thị Phương Thảo, ThS. Mai Thu Hà, ThS. Lại Thị Minh Trang TÓM TẮT Nghiên cứu nhằm phân tích ảnh hưởng của quản trị công ty đến mức độ công bố thông tin trách nhiệm xã hội tại doanh nghiệp ở Việt Nam trong bối cảnh Covid – 19. Số liệu của bài nghiên cứu được thu thập từ 165 doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam trong giai đoạn từ 2017-2020. Kết quả nghiên cứu cho thấy, trước và trong giai đoạn covid - 19 các biến quy mô hội đồng quản trị, tỷ lệ thành viên hội đồng quản trị độc lập, tỷ lệ thành viên hội đồng quản trị nữ, quy mô ban giám đốc, quy mô ban kiểm soát đều có tác động đến mức độ công bố thông tin trách nhiệm xã hội. Các biến hội đồng quản trị nước ngoài, cổ đông nhà nước có mức độ tác động phụ thuộc vào tình hình dịch bệnh Covid - 19. Từ khóa: Trách nhiệm xã hội (CSR), công bố thông tin; quản trị công ty; doanh nghiệp niêm yết. ABSTRACT IMPACT OF CORPORATE GOVERNANCE ON CORPORATE SOCIAL RESPONSIBILITY DISCLOSURE OF LISTED ENTERPRISES IN VIETNAM The study investigates the influence of corporate governance on the level of corporate social responsibility disclosure in Vietnam in the context of Covid - 19. The data of the study were collected from 165 listed companies. listed on the Vietnam stock exchange in the period from 2017-2020. the findings show that board size, percentage of independent board members, percentage of female board members, board of management size, and the size of the Supervisory Board have an impact on the level of CSR disclosure. The variables of the foreign board of directors, and the state shareholder have a degree of impact depending on the situation of the Covid-19 pandemic. Keywords: corporate social responsibility (CSR), disclosure; Corporate governance; listed companies. 1. GIỚI THIỆU Trong bối cảnh hiện nay, trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR) đã thu hút sự quan tâm của nhiều đối tượng quan tâm. Phát triển kinh tế nhanh ngoài những lợi thế còn gây ra nhiều mặt trái mà quốc gia và doanh nghiệp phải đối mặt như quản lý chất thải, tiết kiệm năng lượng, tiêu chuẩn an toàn và đảm bảo hạnh phúc của người lao động (Bui 2010). Rất nhiều công ty lớn trên thế giới gặp các vấn đề xung đột về môi trường và xã hội khi hướng tới tăng trưởng và phát triển nhanh như Apple, Coca-Cola và Walmart. Năm 2007, hãng Coca-Cola đã bị tẩy chay ở Ấn Độ khi bị khiếu nại về việc chiếm dụng đất của những người dân địa phương và xả chung nước thải cùng với rác công nghiệp ra khu vực gần nơi dân cư sinh sống. Năm 1992, Walmart bị khiếu nại về việc sử dụng lao động trẻ em trong các nhà máy ở Bangladesh. Năm 2010, các vụ tự tử đã được báo cáo tại nhà sản xuất iPhone và iPad của Apple, Foxconn (Torres et al., 2012). Tại Việt Nam, các vụ bê bối về môi trường cũng đã từng xảy ra như vụ cháy nhà máy của công ty Rạng Đông dẫn đến rò rỉ thủy ngân ra môi trường (Anh, 2019); vụ xả thải làm 564
- Hội thảo khoa học cấp Quốc gia “Phát triển kinh tế Việt Nam thích ứng với bối cảnh mới” cá chết hàng loạt ở miền Trung năm 2016 do Công ty Formosa Hà Tĩnh (Long, 2017). Do đó, nhiều quốc gia đã thông qua quy định yêu cầu doanh nghiệp công bố thông tin về các hoạt động liên quan đến thực hiện CSR, chẳng hạn như Pháp vào năm 2001, Mỹ năm 2003, Anh năm 2006, Malaysia năm 2007, Thụy Điển năm 2007 (Hồ Xuân Thủy, 2022). Tại Việt Nam, Thông tư 155/2015 / TT-BTC và sau nay được bổ sung bằng Thông tư 96/2020/TT-BTC mới chỉ khuyến khích công bố CSR tự nguyện, không có yêu cầu bắt buộc nào được áp dụng cho tất cả các công ty. Nếu công bố thông tin không đầy đủ và thích hợp, người chịu thiệt hại sẽ chính là các bên có liên quan bao gồm cả cổ đồng và nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán. Quản trị công ty (QTCT) hiệu quả có thể giám sát và hạn chế quyền ra quyết định của các nhà quản lý để bảo vệ các bên liên quan khỏi sự bất cân xứng thông tin Mục tiêu của nghiên cứu này là điều tra tác động của QTCT đối với mức độ công bố thông tin CSR trong bối cảnh Đại dịch Covid tại Việt Nam. Nhiều học giả đã khám phá mối quan hệ này trong quá khứ và tìm ra mối quan hệ thuận chiều giữa quản trị công ty với công bố thông tin CSR (Bolourian và cộng sự, 2021; García-S anchez và cộng sự, 2021. Chẳng hạn nghiên cứu giữa quy mô của hội đồng quản trị có liên quan tích cực đến công bố thông tin CSR của Cuadrado-Ballesteros et al. (2015), Majumder et al., (2017); tỷ lệ thành viên độc lập của hội đồng quản trị càng cao càng cải thiện việc công bố thông tin CSR (Ben-Amar và McIlkenny, 2015). Tuy nhiên có các nghiên cứu khác lại tìm ra mối quan hệ ngược chiều giữa quản trị công ty và công bố thông tin CSR như nghiên cứu của Boesso và Kumar (2007), Cuadrado Ballesteros và cộng sự. (2015), Prado-Lorenzo và Garcia-Sanchez (2010). Do đó, để làm rõ khoảng trống nghiên cứu trong kết quả bằng chứng thực nghiệm tại thị trường chứng khoán Việt Nam, nghiên cứu này sẽ tìm hiểu mối quan hệ giữa công bố thông tin quản trị công ty và CSR trong bối cảnh Việt Nam, một thị trường mới nổi với khuôn khổ bảo vệ nhà đầu tư chưa hoàn thiện. 2. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ XÂY DỰNG GIẢ THUYẾT 2.1. Tổng quan nghiên cứu Theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), “Quản trị công ty liên quan đến một tập hợp các mối quan hệ giữa ban lãnh đạo công ty, hội đồng quản trị, cổ đông và các bên liên quan khác”. Nghiên cứu của Cadbury (2000) cho rằng: Quản trị doanh nghiệp liên quan đến việc duy trì sự cân bằng giữa mục tiêu kinh tế với mục tiêu xã hội, giữa mục tiêu cá nhân với mục tiêu cộng đồng. Có nhiều định nghĩa về CSR, tuy nhiên định nghĩa được sử dụng nhiều nhất là của Carroll (1999) nhấn mạnh rằng CSR bao gồm bốn khía cạnh: kinh tế, pháp lý, đạo đức và từ thiện. Ngoài ra, CSR cũng được Tổ chức Phát triển Công nghiệp Liên hợp quốc (2005) định nghĩa là “một khái niệm quản lý theo đó các công ty tích hợp các mối quan tâm về xã hội và môi trường trong hoạt động kinh doanh và tương tác với các bên liên quan của họ”. Theo Claessens (2006), QTCT nhằm duy trì sự cân bằng giữa các mục tiêu cá nhân và CSR, cũng như giữa các mục tiêu kinh tế và xã hội. Các chính sách CSR tốt phụ thuộc vào các cơ chế quản trị công ty phù hợp, vì vậy việc tích hợp chiến lược CSR vào cơ cấu quản trị là điều cần thiết để làm cho các công ty có trách nhiệm hơn thay vì tập trung chủ yếu vào việc tối đa hóa tài sản của cổ đông (Spitzeck, 2009). Cơ chế tác động của QTCT đến chất lượng công bố CSR thường được lý giải thông qua việc QTCT nhằm đảm bảo các thông lệ kinh doanh có trách nhiệm bằng cách sử dụng các cơ chế phân quyền và giám sát như ủy ban kiểm toán, kiểm toán viên và HĐQT chịu trách nhiệm giám sát và 565
- Hội thảo khoa học cấp Quốc gia “Phát triển kinh tế Việt Nam thích ứng với bối cảnh mới” kiểm soát hoạt động của các nhà quản lý và các quyết định liên quan đến các bên liên quan, môi trường và xã hội (Gill, 2008; Habbash, 2016) . Ngoài ra, các công ty cung cấp nhiều thông tin hơn về CSR có xếp hạng thực hiện cao hơn trong QTCT (Chan và cộng sự, 2014). Đo lường HĐQT được mô tả cụ thể trong bảng 1 như sau Bảng 1: Đo lường đặc điểm quản trị công ty Tên biến Mô tả Đo lường Cơ sở nghiên cứu BSIZE Quy mô HDQT Số lượng thành viên HDQT Lipton và Lorsh, 1992; Jensen, 1993; Eisenberg và cộng sự, 1998; Raheja, 2003; Giannarakis, 2014 IND HDQT độc lập Có thành viên HDQT độc lập John và Senbet, 1998; Johnson và là 1; Không có thành viên Greening, 1999; Ibrahim, Howard và HDQT độc lập là 0 Angelidis, 2003; Ahmed, Hossain và Adam, 2006; Cheng và Courtenay, 2006 HDNg HDQT nước Số lượng thành viên HDQT Fields và Keys, 2003; Hannifa và Cooke, ngoài nước ngoài/Số lượng thành 2005; Khan, 2010; Frias – Aceituno và viên HDQT cộng sự, 2013 HDNu HDQT nữ Số lượng thành viên nữ trong Williams, 2003; Francoeur và cộng sự, HDQT/Số lượng thành viên 2008; Terjesen và cộng sự, 2009; Bear và HDQT cộng sự, 2010; Boulouta, 2013; Harjoto và cộng sự, 2015; Alazzani và cộng sự, 2019 QMGD Quy mô Ban giám Số lượng thành viên trong ban Branco và cộng sự, 2008; Pathan, 2009 đốc giám đốc công ty SHNN Cổ đông nhà nước Số lượng cổ phần của cổ đông Eng và Mak, 2003; Ghazali và Weetman, nhà nước/tổng số cổ phần 2006; Huafang và Jianguo, 2007; Ntim và cộng sự, 2013 SHNg Sở hữu nước Số lượng cổ phần của cổ đông Chapple và Moon, 2005; Yoshikawa và ngoài nước ngoài/tổng số cổ phần cộng sự, 2010; Jeon và cộng sự, 2011 SHGD Sở hữu của BGD Số lượng cổ phần của cổ đông Coffey và Wang, 1998; Eng và Mak, là thành viên của BGD/tổng 2003; Mohd Nasir và Abdullah, 2004; số cổ phần Guan Yeik, 2006 BIG4 Chất lượng kiểm Có kiểm toán Big Four = 1; DeAngelo, 1981; Titman và Trueman, toán Không có kiểm toán Big Four 1986; Debreceny và cộng sự, 2002; Xiao =0 và cộng sự, 2004; Kelton và Yang, 2008 HBKS Số lượng cuộc họp Có họp BKS = 1; Không họp Karamanour và Vafeas, 2005; Jizi và Ban kiểm soát BKS = 0 cộng sự, 2014; Dienes và Velte, 2016 Quy mô ban kiểm Số lượng thành viên Ban Jizi và cộng sự, 2014; Dienes và Velte, QMKS soát kiểm soát 2016 Nguồn: Tổng hợp của các tác giả 2.2. Xây dựng giả thuyết nghiên cứu Dựa trên cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu trước đây, nhóm tác giả đưa ra các giả thuyết nghiên cứu như sau: Quy mô Hội đồng quản trị: Quy mô Hội đồng quản trị thể hiện qua số lượng thành viên Hội đồng quản trị. Các nghiên cứu trước đây đã đề xuất rằng ảnh hưởng của quy mô Hội đồng 566
- Hội thảo khoa học cấp Quốc gia “Phát triển kinh tế Việt Nam thích ứng với bối cảnh mới” quản trị sẽ làm tăng lên các vấn đề về giao tiếp và phối hợp (Lipton và Lorsh, 1992; Eisenberg và cộng sự, 1998). Một nhận định khác của Giannarakis (2014) cho rằng nếu có quá đông thành viên Hội đồng quản trị sẽ làm tăng nguy cơ xung đột lợi ích. Từ đó hình thành giả thuyết: H1: Quy mô Hội đồng quản trị ảnh hưởng ngược chiều tới mức độ công bố thông tin CSRD. Tỷ lệ thành viên Hội đồng quản trị độc lập: Theo lý thuyết đại diện, Hội đồng quản trị có tỷ lệ giám đốc độc lập cao được coi là có hiệu quả hơn trong việc giám sát và kiểm soát quản lý. Hơn nữa, thù lao của các giám đốc không điều hành độc lập không ràng buộc với công ty. Giả thuyết tiếp theo đưa ra là: H2: Tỷ lệ thành viên Hội đồng quản trị độc lập so với tổng thành viên Hội đồng quản trị ảnh hưởng cùng chiều tới mức độ công bố thông tin CSRD. Tỷ lệ thành viên Hội đồng quản trị là người nước ngoài: Từ quan điểm CSR, Hannifa và Cooke (2005) đã phát hiện ra mối quan hệ giữa tỷ lệ giám đốc người Malaysia và mức độ báo cáo tự nguyện của các công ty ở Malaysia và cho rằng các giám đốc nước ngoài có thể là nhân tố quan trọng trong việc công bố thông tin CSR. Giả thuyết được hình thành như sau: H3: Tỷ lệ thành viên Hội đồng quản trị là người nước ngoài ảnh hưởng cùng chiều tới mức độ công bố thông tin CSRD. Tỷ lệ nữ trong Hội đồng quản trị: Các nghiên cứu bao gồm Bateman và Valentine (2010), Ibrahim và Angelidis (2009), Lund (2008) quan sát thấy phụ nữ nghiêm khắc hơn nam giới khi gặp tình huống nghi vấn. Do đó, giả thuyết sau đây được đề xuất: H4: Doanh nghiệp có thành viên nữ trong Hội đồng quản trị thì mức độ công bố thông tin CSRD cao hơn doanh nghiệp không có thành viên nữ trong Hội đồng quản trị. Do giới hạn qui mô bài viết, nhóm tác giả chỉ liệt kê các giả thuyết nghiên cứu như sau: H5: Quy mô của Ban Giám đốc ảnh hưởng cùng chiều tới mức độ công bố thông tin CSRD. H6: Tỷ lệ cổ đông nhà nước ảnh hưởng cùng chiều tới mức độ công bố thông tin CSRD. H7: Tỷ lệ sở hữu nước ngoài ảnh hưởng tích cực tới mức độ công bố thông tin CSRD. H8: Tỷ lệ sở hữu của Ban Giám đốc ảnh hưởng tiêu cực tới mức độ công bố thông tin CSRD. H9: Việc sử dụng kiểm toán BIG4 sẽ làm tăng mức độ tin cậy của CSRD. H10: Quy mô Ban kiểm soát ảnh hưởng cùng chiều tới mức độ công bố thông tin CSRD. H11: Doanh nghiệp có họp Ban kiểm soát thì mức độ công bố thông tin CSRD cao hơn doanh nghiệp không họp Ban kiểm soát. H12: Khả năng sinh lời của công ty ảnh hưởng cùng chiều tới mức độ công bố thông tin CSRD. H13: Có sự ảnh hưởng cùng chiều của tuổi công ty đến mức độ công bố thông tin CSRD. H14: Quy mô doanh nghiệp càng lớn thì mức độ công bố thông tin CSRD càng cao. H15: Giãn cách xã hội ảnh hưởng tiêu cực đến mức độ công bố thông tin trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Mẫu nghiên cứu và dữ liệu thu thập Trong nghiên cứu này, tác giả đã thu thập dữ liệu nghiên cứu của 165 doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam trong 4 năm từ 2017 – 2020 với tổng số 660 quan sát, trong 567
- Hội thảo khoa học cấp Quốc gia “Phát triển kinh tế Việt Nam thích ứng với bối cảnh mới” đó có 71 doanh nghiệp trên Sàn giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE), chiếm 43,03% trên tổng số doanh nghiệp; 51 doanh nghiệp trên Sàn giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX), chiếm 30,91% trên tổng số doanh nghiệp và 3 doanh nghiệp trên Sàn chứng khoán Upcom, chiếm 1,82% trong số lượng các doanh nghiệp niêm yết. Phương pháp lựa chọn mẫu nghiên cứu là phương pháp ngẫu nhiên. Dữ liệu thu thập thứ cấp bằng phương pháp phân tích nội dung về việc công bố thông tin CSR được trình bày trong báo cáo thường niên và báo cáo phát triển bền vững của các doanh nghiệp trong mẫu nghiên cứu. 3.2. Đo lường các biến trong mô hình nghiên cứu 3.2.1. Biến phụ thuộc Việc đánh giá mức độ công bố thông tin trách nhiệm xã hội được thực hiện bằng cách đọc báo cáo và tìm kiếm thông tin liên quan đến các chỉ số trong danh sách đánh giá. Các nội dung này sẽ được mã hóa như sau: Nếu một doanh nghiệp không công bố thông tin liên quan đến chỉ số thứ i, nó được gắn giá trị “0.”; Nếu doanh nghiệp có công bố thông tin liên quan đến chỉ số thứ i, nó là được gắn nhãn “1.”. Do áp dụng công bố thông tin theo Thông tư 96/2020/TT- BTC của Việt Nam trên cơ sở nền tảng của các chỉ số GRI nên nhóm tác giả sử dụng các chỉ mục GRI làm chỉ mục tham chiếu đánh giá thông tin. Mức độ công bố trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSRD) của từng doanh nghiệp trong mỗi năm được xác định theo công thức sau: 𝑛 𝐶𝑆𝑅𝐷𝑖 = ∑ 𝑖=1 𝑌𝑖𝑗/𝑛 Trong đó: ● CSRDi là chỉ số công bố thông tin của doanh nghiệp thứ i ● Yij là 1 nếu chỉ mục j được công bố và là 0 nếu chỉ mục j không được công bố n là số chỉ mục được công bố. Bảng 1: Số lượng chỉ tiêu CSRD công bố theo loại Chỉ tiêu (n) CSRD DN sản xuất DN TM DN dịch vụ CSRD bắt buộc (TT 155) 0,1500 0,1500 0,1500 CSRD theo GRI – nhóm mục kinh tế 0,1500 0,1500 0,1500 CSRD theo GRI – nhóm mục môi trường 0,2400 0,2100 0,2400 CSRD theo GRI – nhóm mục xã hội 0,3400 0,3400 0,3400 Nguồn: Nhóm tác giả tổng hợp Trong đó: ● CSRD bắt buộc theo Thông tư số 96/2020/TT – BTC, có nội dung bắt buộc công bố những thông tin liên quan đến môi trường và xã hội gồm có 15 chỉ mục. ● CSRD theo GRI – nhóm mục Kinh tế, bao gồm 15 chỉ mục theo GRI. ● CSRD theo GRI – nhóm mục Môi trường, bao gồm 24 chỉ mục theo GRI. Tuy nhiên, doanh nghiệp thương mại chỉ có 21 chỉ tiêu, ít hơn so với doanh nghiệp sản xuất và dịch vụ do có 3 chỉ mục là vật liệu đã được sử dụng theo trọng lượng hoặc khối lượng, vật liệu tái chế đã được sử dụng và lượng nước đầu vào theo nguồn. Do đặc điểm loại hình kinh doanh nên nhóm doanh nghiệp thương mại không phát sinh những chỉ tiêu trên. ● CSRD theo GRI – nhóm chỉ mục xã hội có 34 chỉ mục theo GRI. 568
- Hội thảo khoa học cấp Quốc gia “Phát triển kinh tế Việt Nam thích ứng với bối cảnh mới” 3.2.2. Biến độc lập và biến kiểm soát Các biến độc lập được mô tả trong Bảng 1 ở phần trên, kiểm soát được mô tả trong Bảng 2. Bảng 2: Đo lường biến kiểm soát Tên biến Mô tả Đo lường Cơ sở nghiên cứu QMCT Quy mô công Logarit của tổng tài sản Gray và Roberts, Meek, 1995; ty của công ty tại thời điểm Watson và cộng sự, 2002; Graafland kết thúc niên độ kế toán và cộng sự, 2003; Ho và Taylor, 2007; Siregar và Bachtiar, 2010 ROA Tỷ số lợi nhuận Lợi nhuận sau thuế/ Tổng Giner, 1997; Haniffa và Cooke, 2005; trên tài sản tài sản Gamerschlag và cộng sự, 2010; Jizi và cộng sự, 2013; Zheng, 2014 ROE Tỷ lệ lợi nhuận Lợi nhuận sau thuế Giannarakis, 2014; Majeed và cộng trên vốn chủ sở TNDN/Vốn chủ sở hữu sự, 2015 hữu Tuoi Tuổi công ty Số năm kể từ thời điểm Roberts, 1992; Delaney và Huselid, thành lập công ty đến năm 1996; Alsaeed, 2006 khảo sát LOCKDOWN Giãn cách xã Trước thời điểm giãn cách Hongwei He và Harris Lyiod, 2020; hội xã hội là 0, trong thời điểm Ren X, 2020; Saleh và Ibrahim, 2021 giãn cách xã hội là 1 Nguồn: Tác giả tổng hợp 3.3. Mô hình nghiên cứu Dựa trên cơ sở tổng quan nghiên cứu và các giả thuyết, nghiên cứu đề xuất mô hình như sau: CSRDi = β0 + β1 HDQT +β2BGD + β3SH + β4KSKT + β5BienKS + 𝜀i Trong đó: ● CSRD là mức độ công bố thông tin trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. ● HDQT gồm 05 biến, quy mô Hội đồng quản trị (BSIZE), Hội đồng quản trị độc lập (IND), Thành viên nước ngoài trong HDQT (HDNg), Thành viên nữ trong Hội đồng quản trị (HDNu). ● BGD gồm 01 biến là quy mô Ban giám đốc (QMGD). ● SH gồm 03 biến, Cổ đông nhà nước (SHNN), Cổ đông nước ngoài (SHNg) và Cổ đông Ban giám đốc (SHGD). ● KSKT gồm 03 biến, Kiểm toán Big Four (BIG4), Quy mô Ban kiểm soát (QMKS) và Số lượng cuộc họp của Ban kiểm soát (HBKS). 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1. Thống kê mô tả 569
- Hội thảo khoa học cấp Quốc gia “Phát triển kinh tế Việt Nam thích ứng với bối cảnh mới” BẢNG 4: Thống kê các biến Số Giá trị Giá trị lớn Giá trị quan Độ lệch chuẩn nhỏ nhất nhất trung bình sát Biến phụ thuộc CSRD theo GRI – nhóm chỉ mục Kinh tế 660 0,0000 40,0000 15,3129 5,9436 CSRD theo GRI – nhóm chỉ mục Môi 660 0,0000 45,8333 13,8579 11,6890 trường CSRD theo GRI – nhóm chỉ mục Xã hội 660 0,0000 47,0588 9,2594 5,3786 CSRD bắt buộc (theo TT 96) 660 0,00000 93,33333 42,6061 23,8768 Biến độc lập BSIZE 660 3 12 5,82 1,585 IND 660 0,000 ,833 ,1309 ,1787 HDNg 660 0,000 ,800 ,0443 ,1250 HDNu 660 0,000 ,800 ,1848 ,1889 QMGD 660 3 14 4,48 2,081 SHNN 660 0,000 ,999 ,1545 ,2581 SHNg 660 0,000 4,380 ,1233 ,2381 SHGD 660 0,000 ,836 ,0686 ,1285 BIG4 660 0 1 ,34 ,475 HBKS 660 0 1 ,57 ,496 QMKS 660 0 9 3,06 ,715 Biến kiểm soát QMCT 660 0,000 12,988 8,9840 1,5456 ROA 660 –89,650 41,630 5,0888 8,6661 ROE 660 –441,320 61,230 7,8533 31,5334 Tuoi 660 4 66 26,191 14,2762 Nguồn: Tính toán của tác giả 570
- Hội thảo khoa học cấp Quốc gia “Phát triển kinh tế Việt Nam thích ứng với bối cảnh mới” Nhìn chung chỉ số minh bạch thông tin theo 03 chỉ mục Kinh tế, Môi trường và Xã hội tại các doanh nghiệp niêm yết ở Việt Nam khá thấp, dưới 50%. CSRD theo GRI – nhóm chỉ mục Kinh tế được công bố nhiều nhất với 15,31%, tiếp theo là CSRD – nhóm chỉ mục Môi trường với 13,86% cuối cùng là CSRD – nhóm chỉ mục Xã hội với 9,26%. Với mức độ công bố thông tin CSRD bắt buộc theo TT – 96 cho thấy giá trị thấp nhất là 0% và giá trị cao nhất là 93,33%, giá trị trung bình là 42,61 %. Với biến độc lập, số lượng thành viên Hội đồng quản trị thay đổi từ 0 đến 12 người, trung bình là 6 người. Ngoài ra, một số công ty có tỷ lệ thành viên Hội đồng quản trị độc lập lên đến 83,33% trong khi một số công ty lại không có thành viên Hội đồng quản trị độc lập, Tỷ lệ thành viên Hội đồng quản trị là người nước ngoài dao động từ 0% đến 80%, Quy mô ban giám đốc dao động từ 3 đến 14 người, trung bình là 5 người, Tỷ lệ sở hữu cổ phần của các cổ đông nhìn chung đều khá thấp, dưới 20%. Với biến kiểm soát, quy mô công ty thay đổi từ 0,000 đến 12,988 với giá trị trung bình là 8,984, Chỉ số ROA, ROE đều thấp dưới 10%, Tuổi của doanh nghiệp cao nhất là 66 năm, thấp nhất là 4 năm với giá trị trung bình hơn 26 năm. 4.2. Kết quả kiểm định tương quan 571
- Bảng 5: Kết quả ước lượng hệ số tương quan các biến trong mô hình Môi Xã Bắt Kinh tế BSIZE IND HDNg HDNu QMGD SHNN SHNg SHGD BIG4 HBKS QMKS QMCT ROA ROE Tuoi trường hội buộc Kinh tế 1 .285** .340** .189** .324** .155** .187** .097* .293** -.030 .151** -.002 .261** .088* .144** .182** .024 .068 -.006 Môi trường .285** 1 .511** .807** .022 .166** .103** .033 .126** .102** .100* .005 .063 .161** .112** .046 .079* .020 .174** Xã hội .340** .511** 1 .531** .079* .084* .013 .139** .112** -.048 .052 .005 .125** .146** .113** .070 .127** .073 .114** Bắt buộc .189** .807** .531** 1 .003 .053 .028 .063 .050 .079* .045 .041 -.027 .163** .138** .005 .065 .008 .182** BSIZE .324** .022 .079* .003 1 .102** .214** .074 .398** -.096* .189** .020 .195** .100* .306** .167** .076 .091* .013 IND .155** .166** .084* .053 .102** 1 .043 .106** .130** -.078* .130** -.039 .041 .072 .063 .094* .023 .015 -.181** HDNg .187** .103** .013 .028 .214** .043 1 -.002 .063 -.065 .342** -.058 .135** .107** .069 .020 .011 .022 .020 * ** ** ** ** ** * HDNu .097 .033 .139 .063 .074 .106 -.002 1 .105 -.158 .162 -.046 .075 .020 .061 .077 .052 .059 -.018 ** ** ** ** ** ** ** ** ** ** ** ** QMGD .293 .126 .112 .050 .398 .130 .063 .105 1 .002 .074 -.020 .285 .159 .215 .209 .135 .104 .069 SHNN -.030 .102** -.048 .079* -.096* -.078* -.065 -.158** .002 1 -.060 -.019 -.055 .009 .070 .003 .067 -.007 .221** SHNg .151** .100* .052 .045 .189** .130** .342** .162** .074 -.060 1 -.107** .159** .005 .075 -.081* .141** .088* -.054 ** SHGD -.002 .005 .005 .041 .020 -.039 -.058 -.046 -.020 -.019 -.107 1 -.054 .063 -.044 -.041 -.065 -.059 .017 ** ** ** ** ** ** ** ** * * BIG4 .261 .063 .125 -.027 .195 .041 .135 .075 .285 -.055 .159 -.054 1 .113 .034 .217 .079 .084 -.055 * ** ** ** * ** ** ** ** * ** HBKS .088 .161 .146 .163 .100 .072 .107 .020 .159 .009 .005 .063 .113 1 .112 .077 .126 .068 .055 QMKS .144** .112** .113** .138** .306** .063 .069 .061 .215** .070 .075 -.044 .034 .112** 1 .098* .123** .119** -.026 QMCT .182** .046 .070 .005 .167** .094* .020 .077* .209** .003 -.081* -.041 .217** .077* .098* 1 .090* .061 .005 * ** ** ** * ** ** * ** ROA .024 .079 .127 .065 .076 .023 .011 .052 .135 .067 .141 -.065 .079 .126 .123 .090 1 .587 .053 * ** * * ** ** ROE .068 .020 .073 .008 .091 .015 .022 .059 .104 -.007 .088 -.059 .084 .068 .119 .061 .587 1 .023 Ttuoi -.006 .174** .114** .182** .013 -.181** .020 -.018 .069 .221** -.054 .017 -.055 .055 -.026 .005 .053 .023 1 **. Correlation is significant at the 0.01 level (2-tailed). *. Correlation is significant at the 0.05 level (2-tailed). Nguồn: Tính toán của tác giả 572
- Hội thảo khoa học cấp Quốc gia “Phát triển kinh tế Việt Nam thích ứng với bối cảnh mới” Đối với biến phụ thuộc, biến mức độ công bố thông tin CSRD theo chỉ mục Môi trường đều cho thấy tất cả các biến độc lập có tác động cùng chiều với công bố thông tin trách nhiệm xã hội; Đối với biến mức độ công bố thông tin CSRD theo chỉ mục Kinh tế cho thấy có biến cổ đông nhà nước (SHNN) và biến cổ đông Ban giám đốc (SHGD) có tương quan nghịch với trách nhiệm xã hội, còn lại các biến đều có tương quan thuận; Đối với biến mức độ công bố thông tin CSRD theo chỉ mục Xã hội chỉ có duy nhất biến cổ đông nhà nước (SHNN) là có tác động ngược chiều còn lại tất cả các biến đều có tác động cùng chiều; Đối với biến mức độ công bố thông tin bắt buộc theo Thông tư 96 chỉ có biến chất lượng kiểm toán (BIG4) là tác động ngược chiều, tất cả các biến còn lại đều tác động cùng chiều. Ngoài ra, hệ số tương quan giữa các biến độc lập với nhau đều nhỏ hơn 0,8. Do đó, không có hiện tượng đa cộng tuyến trong mô hình. 5. THẢO LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 5.1. Thảo luận Về thực trạng quản trị công ty các doanh nghiệp còn chưa chấp hành đúng các quy định của nhà nước về quản trị công ty. Trong 165 doanh nghiệp niêm yết chỉ có 28 doanh nghiệp, chiếm 16,97% đạt tỷ lệ thành viên độc lập Hội đồng quản trị theo quy định, còn lại có 137 doanh nghiệp không đạt tỷ lệ thành viên Hội đồng quản trị độc lập theo quy định (chiếm 83,03%). Quy mô Ban kiểm soát của các doanh nghiệp niêm yết ở Việt Nam hầu hết có 3 thành viên (chiếm 84,24%). Ngoài ra, có 10 doanh nghiệp có quy mô Ban kiểm soát có số lượng thành viên dưới 3 người, chiếm 1,65% và 2 doanh nghiệp có quy mô Ban kiểm soát có số lượng thành viên trên 5 người, chiếm 1,21%. Về mức độ công bố thông tin trách nhiệm xã hội theo từng nhóm chỉ mục của doanh nghiệp qua nghiên cứu đánh giá vào năm 2020 cho thấy: Chỉ số mức độ công bố thông tin CSR bắt buộc trung bình chỉ đạt 41,16% < 50%. Các chỉ số CSRD còn lại đều dưới 15%. Mức độ công bố thông tin CSR của các doanh nghiệp Việt Nam khá hạn chế, nằm ở mức thấp và có xu hướng giảm đi mức độ công bố qua các năm. Lý giải cho ảnh hưởng của quy mô hội đồng quản trị có thể thấy theo xu hướng này, quy mô hội đồng quản trị càng cao thì khối lượng thông tin chiến lược được tiết lộ càng cao để thể hiện những nỗ lực đáng kể của họ, công bố thông tin CSR càng cao. Đối với HDQT độc lập, kết quả nghiên cứu có cùng kết luận với kết quả nghiên cứu của Ibrahim và Hanefah (2016) và Muttakin và Subramaniam (2015) về mối quan hệ cùng chiều giữa HĐQT độc lập và công bố thông tin CSR ở Ấn Độ và Jordan. Kết quả nghiên cứu cũng tương tự với Frias và cộng sự, 2013 khi đưa ra công ty có tỷ lệ thành viên Hội đồng quản trị nước ngoài càng cao thì mức độc công bố thông tin CSR càng lớn. Kết quả nghiên cứu cũng khẳng định sự hiện diện của các thành viên nữ làm tăng tính độc lập của hội đồng quản trị tương đồng với kết quả của một số nhà nghiên cứu (Ujunwa, 2012; Rose, 2007; Carter và cộng sự, 2003). Sự hiện diện của phụ nữ trong hội đồng quản trị có thể thêm các quan điểm, kinh nghiệm và phong cách làm việc độc đáo và khác biệt liên quan so với khi nam giới điều hành. Đối với biến độc lâp được đo lường dựa trên các chỉ mục xã hội, kết quả nghiên cứu cho thấy cổ đông nhà nước có mối quan hệ ngược chiều với công bố thông tin CSR: Điều này đã được chứng minh trong các nghiên cứu trước đây (Amran và Devi, Năm 2007; Prado–Lorenzo và cộng sự, 2009; Dincer, 2011). Các kết luận từ phân tích hồi qui về cổ đồng nước ngoài, cổ đồng là ban giám đốc có kết quả tương đồng với các nghiên cứu của Oh và Chang (2011) Janggu, Joseph và Madi, (2007). Kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra rằng chất lượng kiểm toán có 573
- Hội thảo khoa học cấp Quốc gia “Phát triển kinh tế Việt Nam thích ứng với bối cảnh mới” tác động ngược chiều đến công bố thông tin CSR. Kết quả này ngược với kết quả nghiên cứu của một số nghiên cứu trước đây chỉ ra rằng các kết quả khác nhau của việc công bố thông tin doanh nghiệp có thể do sự khác biệt trong các loại hình công ty kiểm toán (Singhvi và Desai 1971). Wallace và Naser (1995) lưu ý rằng các công ty kiểm toán chất lượng, chẳng hạn như các công ty kiểm toán “Big Four”, cố gắng cải thiện chất lượng kiểm toán họ bằng cách khuyến khích khách hàng của họ tham gia vào việc tiết lộ thêm thông tin. Tuy nhiên, kết quả này lại khác biệt ở thị trường Việt Nam một phần có thể do các công ty kiểm toán lớn đã căn cứ trên qui định về công bố thông tin không bắt buộc vệ CSR do đó đã tập trung nhiều hơn vào công bố thông tin tài chính. Doanh nghiệp sản xuất có mức độ công bố thông tin trách nhiệm xã hội cao hơn so với doanh nghiệp thương mại và doanh nghiệp dịch vụ. Không có bất kỳ doanh nghiệp nào công bố đầy đủ các chỉ mục về CSR và cũng không có bất kỳ một chỉ mục thông tin nào được tất cả các doanh nghiệp công bố. Tùy vào loại hình doanh nghiệp khác nhau mà mức độ công bố thông tin cũng khác nhau. Kết quả này khá tương đồng với với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Thu Hảo (2015). Nghiên cứu chỉ ra rằng, đại dịch Covid – 19 có ảnh hưởng khá nhiều đến mức độ công bố thông tin trong các loại hình doanh nghiệp. Trước đại dịch, mức độ CBTT CSR của các doanh nghiệp ở chỉ số CSR bắt buộc trung bình chỉ đạt 46,57%, trong đại dịch là 41,16%. Mức độ công bố ở Việt Nam ở mức thấp xong bị sụt giảm do đại dịch, cũng phần nào phản ánh tình hình kinh doanh của doanh nghiệp. Mức độ công bố thông tin ít có thể do mức độ nhạy cảm của từng thông tin khó để công bố, đại dịch Covid – 19 ảnh hưởng nặng nề do Chính phủ yêu cầu giãn cách xã hội. 5.2. Khuyến nghị Đối với các doanh nghiệp niêm yết ở Việt Nam Hội đồng quản trị là người đứng ra chịu trách nhiệm về các vấn đề hoạt động của doanh nghiệp. Do đó, Hội đồng quản trị cần tăng cường cơ chế quản trị của mình, cần có sự phân công trách nhiệm cụ thể để giám sát việc công bố thông tin một cách rõ ràng trong các thành viên Hội đồng quản trị. Trong cơ cấu quản trị cần có quy định rõ về quản trị nhân sự nhằm đảm bảo tính độc lập giữa Hội đồng quản trị và Ban giám đốc, khi có sự độc lập mới đảm bảo tính minh bạch trong việc công bố thông tin. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng trong đại dịch Covid – 19, tỷ lệ Hội đồng quản trị nước ngoài càng cao càng làm giảm việc cung cấp thông tin của doanh nghiệp so với những năm trước đại dịch. Tuy nhiên, tỷ lệ thành viên nữ trong Hội đồng quản trị và tỷ lệ thành viên Hội đồng quản trị độc lập có tác động tích cực đến mức độ công bố thông tin CSRD bắt buộc theo TT – 96 cũng ảnh hưởng tích cực đến mức độ công bố thông tin trong lĩnh vực Môi trường. Vì vậy trong thời kỳ đại dịch Covid – 19 vẫn đang diễn ra thì các doanh nghiệp nên: Thứ nhất, doanh nghiệp cần thực hiện những kế hoạch, chiến lược kinh doanh dài hạn trong tương lai để có thể chủ động vượt qua, ứng phó với những khó khăn như trong giai đoạn hiện nay. Các doanh nghiệp cần xây dựng kế hoạch kinh doanh liên tục dựa trên nhiều thị trường và tình huống khác nhau để không bị bất ngờ và có thể ứng phó kịp thời. Thứ hai, doanh nghiệp cần điều chỉnh số lượng thành viên nữ trong Hội đồng quản trị. Khuyến khích tăng số lượng thành viên nữ để cân bằng giới tính trong ban lãnh đạo, tạo nên 574
- Hội thảo khoa học cấp Quốc gia “Phát triển kinh tế Việt Nam thích ứng với bối cảnh mới” môi trường quản trị thoải mái, chất lượng, đồng thời đem lại nhiều hiệu quả kinh tế khác trong doanh nghiệp. Thứ ba, doanh nghiệp muốn tăng thông tin công bố thì nên tăng số lượng thành viên trong Hội đồng quản trị độc lập thông qua việc hạn chế cho phép thành viên Hội động quản trị kiêm chức vụ quản lý trong công ty. TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tham khảo tiếng Anh 1. Anh, L. (2019), (The warehouse fire of Rang Dong Company: mercury exceeded 10- 30 times), available at: https://tuoitre.vn/vu-chaykho-cong-ty-rang-dong-thuy-ngan-vuot- nguong-10-30-lan- 20190905091639292.htm?fbclid=IwAR1J4RXtOjAtKqIkZq5Kj1k10uDcEJt1- QJ77L7_OiLwh6a68m8s-WKZc 2. Bolourian, S., Angus, A. and Alinaghian, L. (2021), “The impact of corporate governance on corporate social responsibility at the board-level: a critical assessment”, Journal of Cleaner Production, Vol. 291, p. 125752 3. Carroll, Archie B. (2000). A commentary and an overview of key questions on corporate social performance measurement. Business & Society 39.4, 466–478. 4. Chan, MuiChing Carina, John Watson, and David Woodliff. (2014). Corporate governance quality and CSR disclosures. Journal of business ethics 125.1, 59–73. 5. Cheng, Eugene CM, and Stephen M. Courtenay. (2006). Board composition, regulatory regime and voluntary disclosure. The international journal of accounting 41.3, 262–289. 6. Cuadrado-Ballesteros, B., Rodríguez-Ariza, L. and García-Sanchez, I.-M. (2015), “The role of independent directors at family firms in relation to corporate social responsibility disclosures”, International Business Review, Vol. 24 No. 5, pp. 890-901. 7. Dienes, Dominik, and Patrick Velte. (2016). The impact of supervisory board composition on CSR reporting. Evidence from the German two–tier system. Sustainability 8.1, 63. 8. García-Sanchez, I.M., Hussain, N., Khan, S.A. and Martínez, -F., J. (2021), “Assurance of corporate social responsibility reports: examining the role of internal and external corporate governance mechanisms”, Corporate Social Responsibility and Environmental Management, Vol. 31, pp. 118-138. 9. Giannarakis, Grigoris. (2014). Corporate governance and financial characteristic effects on the extent of corporate social responsibility disclosure. Social Responsibility Journal. 10. Habbash, Murya. (2016). Corporate governance and corporate social responsibility disclosure: evidence from Saudi Arabia. Social Responsibility Journal. 11. Jizi, Mohammad. (2017). The influence of board composition on sustainable development disclosure. Business Strategy and the Environment 26.5, 640–655. 12. Jizi, Mohammad Issam, et al. (2014). Corporate governance and corporate social responsibility disclosure: Evidence from the US banking sector. Journal of business ethics 125.4, 601–615. 13. Khan, Arifur, Mohammad Badrul Muttakin, and Javed Siddiqui. (2013). Corporate governance and corporate social responsibility disclosures: Evidence from an emerging economy. Journal of business ethics 114.2, 207–223. 575
- Hội thảo khoa học cấp Quốc gia “Phát triển kinh tế Việt Nam thích ứng với bối cảnh mới” 14. Khan, Habib‐Uz‐Zaman. (2010). The effect of corporate governance elements on corporate social responsibility (CSR) reporting: Empirical evidence from private commercial banks of Bangladesh. International Journal of Law and Management 52.2, 82–109. 15. Long, X. (2017), “Formosa đứng đầu cac vụgây ô nhiêm nam 2016 (Formosa tops pollution cases in 2016) [online]”, available at: https://tuoitre.vn/formosa-dung-dau-cac-vu- gay-o-nhiem-nam-2016- 1351267.htm?fbclid=IwAR0CQkg8dcsPL8ozceIK_O40sQGrEWwN- YhvGgAETz9AJYqGvpLecVDqBo 16. Majeed, Sadia, Tariq Aziz, and Saba Saleem. (2015). The effect of corporate governance elements on corporate social responsibility (CSR) disclosure: Anempirical evidence from listed companies at KSE Pakistan. International Journal of Financial Studies 3.4, 530–556. 17. Majumder, M.T.H., Akter, A. and Li, X. (2017), “Corporate governance and corporate social disclosures: a Meta-analytical review”, International Journal of Accounting and Information Management, Vol. 25 No. 4, pp. 434-458 18. Ntim, Collins G., Sarah Lindop, and Dennis A. Thomas. (2013). Corporate governance and risk reporting in South Africa: A study of corporate risk disclosures in the pre– and post–2007/2008 global financial crisis periods. International Review of Financial Analysis 30, 363–383. 19. Prado–Lorenzo, J.–M.; Garcia–Sanchez, I.–M. (2010). The Role of the Board of Directors in Disseminating Relevant Information on Greenhouse Gases. J. Bus. Ethics, 391–424. 20. Ren, X. (2020). Pandemic and lockdown: a territorial approach to COVID–19 in China, Italy and the United States. Eurasian Geography and Economics, 61(4–5), 423–434. 21. Ta, Thi Thuy Hang, et al. (2020). Factors Affecting Corporate Social Responsibility Disclosure in Companies Listed on the Vietnamese Stock Market. International Journal of Innovation, Creativity and Change. 22. Torres, C.A.C., Garcia-French, M., Hordijk, R. and Nguyen, K. (2012), “Four case studies on corporate social responsibility: do conflict affect a company’s corporate social responsibility policy”, Utrecht Law Review, Vol. 8 No. 3, p. 51 23. Vo, Duc, and Thuy Phan. (2013). Corporate governance and firm performance: Empirical evidence from Vietnam. Journal of Economic Development 7.1, 62–78. 24. Vu, Kelly Bao Anh Huynh. (2012). Determinants of voluntary disclosure for Vietnamese listed firms. Diss. Curtin University. --- Thông tin tác giả: TS. Nguyễn Thị Hồng Thúy Đơn vị công tác: Trường ĐH Kinh tế, ĐHQG Hà Nội Thông tin liên lạc: P.705, Khoa Kế toán Kiểm toán, Trường ĐH Kinh tế, ĐHQG Hà Nội, tòa E4, 144 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội. Điện thoại: 024 3754 7506 Email: nhthuykt@gmail.com Lĩnh vực nghiên cứu: kế toán quản trị, kiểm toán nội bộ, quản trị công ty, kế toán bền vững Nguyễn Thị Hồng Nhung, Phạm Thị Phương Thảo Sinh viên – Khoa Kế toán Kiểm toán Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội 576
- Hội thảo khoa học cấp Quốc gia “Phát triển kinh tế Việt Nam thích ứng với bối cảnh mới” Ths. Mai Thu Hà Đơn vị công tác: Trường ĐH Kinh tế, ĐHQG Hà Nội Thông tin liên lạc: P.705, Khoa Kế toán Kiểm toán, Trường ĐH Kinh tế, ĐHQG Hà Nội, tòa E4, 144 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội. Điện thoại: 024 3754 7506 Lĩnh vực nghiên cứu: kế toán tài chính, quản trị công ty, kế toán bền vững Ths. Lại Thị Minh Trang Đơn vị công tác: Trường ĐH Kinh tế, ĐHQG Hà Nội Thông tin liên lạc: P.705, Khoa Kế toán Kiểm toán, Trường ĐH Kinh tế, ĐHQG Hà Nội, tòa E4, 144 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội. Điện thoại: 024 3754 7506 Lĩnh vực nghiên cứu: kế toán tài chính, quản trị công ty, kế toán bền vững 577
![](images/graphics/blank.gif)
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Báo cáo Quản trị nhân lực
64 p |
613 |
341
-
Hiệu quả của quyền lực và các chiến lược ảnh hưởng
8 p |
525 |
15
-
Ảnh hưởng của "internet mở"
7 p |
62 |
12
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Ảnh hưởng của lãnh đạo tạo sự thay đổi đến sự thỏa mãn công việc của công chức tại Chi Cục thuế Nha Trang
111 p |
37 |
10
-
Ảnh hưởng của trải nghiệm trong công việc tới cam kết gắn bó tình cảm với tổ chức của nhân viên tại các doanh nghiệp sau M&A
14 p |
16 |
7
-
Bài giảng Quản trị tri thức - Chương 1: Những vấn đề cơ bản về quản trị tri thức
18 p |
66 |
7
-
Các nhân tố ảnh hưởng đến cân bằng công việc cuộc sống và gắn kết với công việc của quản lý người việt tại Công ty Samsung Display Vietnam
9 p |
13 |
6
-
Ảnh hưởng của hội đồng quản trị đến mức độ công bố thông tin phát triển bền vững của doanh nghiệp sản xuất niêm yết ở Việt Nam
13 p |
48 |
6
-
Ảnh hưởng của lãnh đạo nữ đến rủi ro công ty: Nghiên cứu tại Việt Nam
6 p |
18 |
3
-
Ảnh hưởng của giới tính CEO lên kết quả kinh doanh của doanh nghiệp tại Việt Nam
10 p |
17 |
3
-
Mức độ công bố thông tin phi tài chính của các doanh nghiệp sản xuất niêm yết ở Việt Nam và các nhân tố ảnh hưởng
12 p |
14 |
3
-
Ảnh hưởng của các chỉ tiêu quản trị tài sản đến hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam
8 p |
8 |
3
-
Ảnh hưởng của quản trị công ty đến quản trị lợi nhuận của các công ty niêm yết Việt Nam
9 p |
6 |
2
-
Ảnh hưởng của tính cách cá nhân đến sự gắn kết của lao động gián tiếp tại Công ty Cổ phần Đầu tư Dệt may Thiên An Phát
14 p |
2 |
2
-
Ảnh hưởng của nữ giới trong hội đồng quản trị tới hoạt động của các công ty niêm yết trên sàn HOSE
19 p |
4 |
1
-
Ảnh hưởng của cấu trúc sở hữu đến hành vi quản trị lợi nhuận của các công ty niêm yết tại Việt Nam
6 p |
6 |
1
-
Ảnh hưởng của đặc điểm tính cách đến kết quả công việc: Vai trò trung gian của động lực nội tại
12 p |
11 |
1
![](images/icons/closefanbox.gif)
![](images/icons/closefanbox.gif)
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn
![](https://tailieu.vn/static/b2013az/templates/version1/default/js/fancybox2/source/ajax_loader.gif)