intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Công chứng văn bản liên quan đến tài sản chung của nam và nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không có đăng ký kết hôn: Những điều cần chú ý - TS. Lê Thu Hà

Chia sẻ: Hoang Vui | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

131
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Hôn nhân thực tế là trường hợp vợ chồng chung sống với nhau không có đăng ký kết hôn, nhưng bảo đảm các điều kiện kết hôn về lứa tuổi, về sự tự nguyện và không vi phạm các điều kiện cấm kết hôn. Tham khảo nội dung bài viết "Công chứng văn bản liên quan đến tài sản chung của nam và nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không có đăng ký kết hôn: Những điều cần chú ý" dưới đây để hiểu hơn về vấn đề này.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Công chứng văn bản liên quan đến tài sản chung của nam và nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không có đăng ký kết hôn: Những điều cần chú ý - TS. Lê Thu Hà

CÔNG CHỨNG VĂN BẢN LIÊN QUAN ĐẾN TÀI SẢN CHUNG CỦA NAM<br /> VÀ NỮ CHUNG SỐNG VỚI NHAU NHƯ VỢ CHỒNG MÀ KHÔNG CÓ<br /> ĐĂNG KÝ KẾT HÔN: NHỮNG ĐIỀU CẦN CHÚ Ý<br /> TS. Lê Thu Hà<br /> 1. Những quy định của pháp luật<br /> Hôn nhân thực tế là trường hợp vợ chồng chung sống với nhau không có đăng ký<br /> kết hôn, nhưng bảo đảm các điều kiện kết hôn về lứa tuổi, về sự tự nguyện và<br /> không vi phạm các điều kiện cấm kết hôn. Hôn nhân thực tế không phải là một<br /> thuật ngữ pháp lý, không được quy định trong các văn bản pháp luật nói chung và<br /> Luật hôn nhân và gia đình nói riêng. Thuật ngữ “hôn nhân thực tế” xuất phát từ<br /> các quy định về điều kiện kết hôn và quy định về hôn nhân trái pháp luật được quy<br /> định tại Luật hôn nhân và gia đình năm 19861. Theo quy định tại Điều 9 Luật hôn<br /> nhân và gia đình năm 1986 thì “việc kết hôn vi phạm một trong các Điều 5, 6, 7<br /> của Luật này là trái pháp luật”2. Ngoài Điều 5 (quy định điều kiện về độ tuổi kết<br /> hôn), Điều 6 (quy định về sự tự nguyện kết hôn), Điều 7 (quy định về các trường<br /> hợp cấm kết hôn), Luật hôn nhân và gia đình còn quy định một điều kiện kết hôn<br /> khác tại Điều 8: “Việc kết hôn do Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi<br /> thường trú của một trong hai người kết hôn công nhận và ghi vào sổ kết hôn theo<br /> nghi thức do Nhà nước quy định”. Vì tính chất này nên Điều 8 Luật Hôn nhân và<br /> gia đình năm 1986 vẫn thường được gọi là điều kiện về hình thức kết hôn.<br /> Từ quy định tại Điều 9, thì trường hợp kết hôn vi phạm Điều 8 “không đăng ký kết<br /> hôn” không bị coi là hôn nhân trái pháp luật. Nam và nữ chung sống với nhau, nếu<br /> thỏa mãn các điều kiện kết hôn khác, nhưng không đăng ký kết hôn vẫn được pháp<br /> luật thừa nhận là vợ chồng. Chính sự thừa nhận này dẫn đến việc hình thành trong<br /> quan hệ hôn nhân và gia đình thuật ngữ “hôn nhân thực tế”.<br />                                                             <br /> 1<br /> Luật này đã được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá VII, kỳ họp thứ 12, thông<br /> qua ngày 29 tháng 12 năm 1986, có hiệu lực từ 3/1/1987<br /> 2<br /> Điều 5<br /> Nam từ 20 tuổi trở lên, nữ từ 18 tuổi trở lên mới được kết hôn.<br /> Điều 6<br /> Việc kết hôn do nam nữ tự nguyện quyết định, không bên nào được ép buộc bên nào, không ai được cưỡng<br /> ép hoặc cản trở.<br /> Điều 7<br /> Cấm kết hôn trong những trường hợp sau đây :<br /> a) Đang có vợ hoặc có chồng ;<br /> b) Đang mắc bệnh tâm thần không có khả năng nhận thức hành vi của mình ; đang mắc bệnh hoa liễu ;<br /> c) Giữa những người cùng dòng máu về trực hệ ; giữa anh chị em cùng cha mẹ, cùng cha khác mẹ hoặc<br /> cùng mẹ khác cha ; giữa những người khác có họ trong phạm vi ba đời ;<br /> d) Giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi.<br /> Điều 8<br /> Việc kết hôn do Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi thường trú của một trong hai người kết hôn công<br /> nhận và ghi vào sổ kết hôn theo nghi thức do Nhà nước quy định.<br /> Việc kết hôn giữa công dân Việt Nam với nhau ở ngoài nước do cơ quan đại diện ngoại giao của nước<br /> Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam công nhận.<br /> Mọi nghi thức kết hôn khác đều không có giá trị pháp lý.<br /> Nhưng hôn nhân thực tế cũng chỉ được pháp luật thừa nhận cho đến trước khi có<br /> Luật hôn nhân và gia đình năm 20003. Theo quy định tại Điều 11 Luật hôn nhân<br /> và gia đình năm 2000, thì việc kết hôn phải được đăng ký và do cơ quan nhà nước<br /> có thẩm quyền thực hiện theo nghi thức quy định tại Điều 14. “Nam, nữ không<br /> đăng ký kết hôn mà chung sống với nhau như vợ chồng thì không được pháp luật<br /> công nhận là vợ chồng”.<br /> Quy định mới đã dẫn đến những thay đổi về mặt pháp lý các quan hệ hôn nhân<br /> không có đăng ký kết hôn. Cũng là quan hệ chung sống với nhau như vợ chồng,<br /> nhưng tùy thuộc vào những thời điểm khác nhau, quan hệ đó có thể được pháp luật<br /> công nhận là vợ chồng hay không được công nhận vợ chồng. Sự thay đổi này sẽ<br /> ảnh hưởng và tác động rất lớn đến quan hệ giữa người nam và người nữ, trong đó<br /> bao gồm quan hệ về tài sản chung và quan hệ về con của những người này. Những<br /> ảnh hưởng và tác động này không dừng trong phạm vi một gia đình mà còn mang<br /> tính xã hội. Vì thế, để làm rõ thời điểm nam nữ chung sống với nhau không đăng<br /> ký kết hôn, được pháp luật công nhận hay không công nhận là vợ chồng, Quốc hội<br /> đã ban hành Nghị quyết số 35/2000/QH10 ngày 9/6/2000 về việc thi hành Luật<br /> hôn nhân và gia đình. Theo Điều 3 của Nghị quyết quy định việc áp dụng khoản 1<br /> Điều 11 Luật hôn nhân và gia đình, thì quan hệ vợ chồng được pháp luật công<br /> nhận hay không công nhận sẽ tùy thuộc vào 2 thời điểm: thời điểm chung sống và<br /> thời điểm có yêu cầu xin ly hôn.<br /> - Nếu vợ chồng chung sống với nhau trước ngày 3/1/1987 mà chưa đăng ký kết<br /> hôn thì nếu có yêu cầu xin ly hôn thì được Tòa án thụ lý và gảii quyết theo quy<br /> định về ly hôn.<br /> - Nếu nam và nữ chung sống với nhau như vợ chồng từ 3/1/1987 đến ngày<br /> 1/1/2001, nếu có yêu cầu ly hôn trước ngày 1/1/2003 thì được Tòa án áp dụng<br /> những quy định về ly hôn để giải quyết. Từ 1/1/2003, họ không đăng ký kết hôn<br /> thì không được pháp luật công nhận là vợ chồng.<br /> - Nếu nam và nữ chung sống với nhau như vợ chồng kể từ ngày 1/1/2001 mà<br /> không đăng ký kết hôn thì không được công nhận là vợ chồng, nếu có yêu cầu xin<br /> ly hôn thì Tòa án thụ lý và tuyên bố không công nhận quan hệ vợ chồng4.<br />                                                             <br /> 3<br /> Luật này đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa X, kỳ họp thứ 7 thông qua<br /> ngày 09 tháng 6 năm 2000, có hiệu lực pháp luật từ 1/1/2001<br /> 4<br /> Điều 3 Nghị quyết số 35/2000/QH10:<br /> “Việc áp dụng quy định tại khoản 1 Điều 11 của Luật này được thực hiện như sau:<br /> a) Trong trường hợp quan hệ vợ chồng được xác lập trước ngày 3/1/1987, ngày Luật hôn nhân và gia đình<br /> năm 1986 có hiệu lực pháp luật mà chưa đăng ký kết hôn thì được khuyến khích đăng ký kết hôn, trong<br /> trường hợp có yêu cầu ly hôn thì được Tòa án thụ lý giải quyết theo quy định về ly hôn của Luật hôn nhân<br /> và gia đình năm 2000;<br /> b) Nam và nữ chung sống với nhau như vợ chồng từ ngày 3/1/1987 đến ngày 1/1/2001, mà có đủ điều kiện<br /> kết hôn theo quy định của Luật này thì có nghĩa vụ đăng ký kết hôn trong thời hạn hai năm, kể từ ngày Luật<br /> này có hiệu lực cho đến ngày 1/1/2003, thời hạn nay mà họ không đăng ký kết hôn, nhưng có yêu cầu ly<br /> hôn thì Tòa án áp dụng các quy định của Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 để giải quyết.<br /> Từ ngày 1/1/2003 mà họ không đăng ký kết hôn thì pháp luật không công nhận họ là vợ chồng;<br /> c) Kể từ ngày 1/1/2001 trờ đi, trừ trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản 3 của Nghị quyết này,<br /> nam và nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn, đều không được pháp luật công<br /> (xem thêm sơ đồ công nhận quan hệ vợ chồng theo Điều 3 Nghị quyết số<br /> 35/2000/QH10)<br /> <br /> <br /> 3-1-1987 1-1-2001 1-1-2003<br /> <br /> <br /> <br /> Công nhận là vợ chồng<br /> <br /> <br /> Công nhận là vợ chồng Không công nhận<br /> <br /> <br /> <br /> Không công nhận<br /> <br /> <br /> <br /> Một điểm quan trọng khác là những quy định này cũng chỉ áp dụng cho trường<br /> hợp người nam và nữ chung sống với nhau như vợ chồng, không có đăng ký kết<br /> hôn, nhưng phải thỏa mãn tất cả các điều kiện kết hôn khác theo quy định của Luật<br /> hôn nhân và gia đình.<br /> 2. Áp dụng những quy định của Nghị quyết số 35/2000/NQ10 vào hoạt động công<br /> chứng<br /> Mặc dù những quy định tại Nghị quyết số 35/2000/NQ10 cũng như diễn đạt trong<br /> Nghị quyết này dường như chỉ dành Tòa án khi phải giải quyết yêu cầu ly hôn đối<br /> với những trường hợp nam nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không có<br /> đăng ký kết hôn, thường được gọi là hôn nhân thực tế, nhưng Nghị quyết số<br /> 35/2000/NQ10 là một văn bản pháp luật do Quốc hội ban hành nên Nghị quyết số<br /> 35/2000/NQ10 được áp dụng cho tất cả những trường hợp liên quan đến hôn nhân<br /> thực tế. Vì thế, không phải chỉ có Tòa án mà tất cả các cơ quan, tổ chức, trong đó<br /> có các tổ chức hành nghề công chứng và các cá nhân, được áp dụng Nghị quyết số<br /> 35/2000/QH10 trong những trường hợp cần giải quyết những vấn đề liên quan đến<br /> quan hệ hôn nhân thực tế. Thực hiện những quy định của Nghị quyết số<br /> 35/2000/QH10 trong hoạt động công chứng tại thời điểm hiện nay (năm 2010), có<br /> những điểm cần chú ý sau:<br /> 2.1. Chỉ duy nhất trường hợp nam nữ chung sống với nhau như vợ chồng trước<br /> ngày 3/1/1987 cho đến thời điểm hiện nay là được pháp luật công nhận là vợ<br /> chồng hợp pháp.<br />                                                                                                                                                                                  <br /> <br /> nhận là vợ chồng.; nếu có yêu cầu ly hôn thì Tòa án thụ lý và tuyên bố không công nhận quan hệ vợ chồng;<br /> nếu có yêu cầu về con và tài sản thì Tòa án áp dụng khoản 2 và khoản 3 Điều 17 của Luật hôn nhân và gia<br /> đình năm 2000 để giải quyết.<br /> Các yêu cầu công chứng các văn bản liên quan đến tài sản chung của vợ chồng<br /> thuộc thẩm quyền công chứng của tổ chức hành nghề công chứng có thể là:<br /> - Văn bản thỏa thuận phân chia tài sản chung khi hôn nhân còn tồn tại (Điều 29<br /> Luật hôn nhân và gia đình);<br /> - Văn bản thỏa thuận lập di chúc chung (Điều 663 Bộ luật dân sự);<br /> - Văn bản thỏa thuận thanh toán và phân chia di sản thừa kế (theo Điều 681 Bộ<br /> luật dân sự)...;<br /> Khi công chứng các văn bản này, đối với tài sản, khách hàng sẽ phải cung cấp các<br /> giấy tờ để làm thủ tục công chứng theo quy định chung; đối với quan hệ hôn nhân,<br /> công chứng viên yêu cầu khách hàng cung cấp các giấy tờ chứng minh họ đã<br /> chung sống với nhau trước ngày 3/1/1987. Các giấy tờ đó có thể là:<br /> - Sổ hộ khẩu gia đình;<br /> - Giấy khai sinh cho con;<br /> - Trường hợp không có các giấy tờ trên thì có thể là các giấy tờ khác như ảnh cưới<br /> có ghi ngày cưới, phông chữ tại hội trường tổ chức đám cưới, thiếp mời (lưu ý<br /> phải phù hợp với những loại thiếp của những năm trước 1987)…<br /> Tất cả các giấy tờ này, cùng với giấy tờ về tài sản, được lưu trong hồ sơ công<br /> chứng.<br /> Một điều kiện cũng rất quan trọng để tổ chức hành nghề công chứng thực hiện<br /> thẩm quyền công chứng đối với những trường hợp này là tại thời điểm yêu cầu<br /> công chứng, người nam và người nữ vẫn phải đang tiếp tục chung sống với<br /> nhau như vợ chồng. Dù họ đã chung sống với nhau trước 3/1/1987, nhưng hiện<br /> tại họ không còn chung sống với nhau, hoặc một bên đã sống chung hoặc kết hôn<br /> với người khác hoặc các bên tố cáo việc họ chung sống là bị bên kia lừa dối vì khi<br /> chung sống với nhau (trước năm 1987), một bên đã có vợ có chồng, thì đây không<br /> phải là trường hợp được điều chỉnh bởi Nghị quyết số 35/2000/NQ10. Nghị quyết<br /> số 35/2000/QH10 điều chỉnh những trường hợp chung sống thực tế, bảo đảm các<br /> điều kiện kết hôn khác nhưng không có đăng ký kết hôn. Việc chung sống thực tế<br /> không chỉ bao gồm thời điểm họ chung sống với nhau mà điều quan trọng là tại<br /> thời điểm hiện tại, họ vẫn phải đang chung sống thực tế5.<br /> Vì thế, công chứng viên chỉ công chứng các văn bản liên quan đến tài sản của vợ<br /> chồng có thời điểm chung sống trước 3/1/1987 và đến thời điểm yêu cầu công<br /> chứng, họ vẫn đang chung sống với nhau. Không thỏa mãn điều kiện này, công<br /> <br />                                                             <br /> 5<br /> Nghị quyết số 02/2000/NQ-HĐTP ngày 23/12/2000 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cáo<br /> hướng dẫn áp dụng một số quy định của Luật hôn nhân và gia đình năm 2000, tại Điều 1, điểm c.1 quy định<br /> về người đang có vợ hoặc có chồng là:<br /> - Người đã kết hôn với người khác theo đúng quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình nhưng chưa<br /> ly hôn;<br /> - Người sống chung với người khác như vợ chồng từ trước ngày 3/1/1987 và đang chung sống với nhau<br /> như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn;<br /> - Người sống chung với người khác như vợ chồng từ ngày 3/1/1987 đến trước ngày 1/1/2001 và đang<br /> chung sống với nhau như vợ chồng mà có đủ điều kiện kết hôn nhưng không đăng ký kết hôn (trường<br /> hợp này chỉ áp dụng từ ngày Nghị quyết này có hiệu lực cho đến trước ngày 1/1/2003)<br /> chứng viên giải thích cho khách hàng biết việc giải quyết yêu cầu của họ sẽ được<br /> thực hiện tại Tòa án hoặc họ có thể nhờ các văn phòng luật sư tư vấn.<br /> 2.2. Tất cả những trường hợp chung sống với nhau từ ngày 3/1/1987 mà không có<br /> đăng ký kết hôn, dù bảo đảm các điều kiện kết hôn khác, đều không được công<br /> nhận là vợ chồng.<br /> Khi có yêu cầu công chứng những văn bản về tài sản trong quá trình họ chung<br /> sống với nhau, công chứng viên giải thích, nếu yêu cầu về tài sản của họ gắn với<br /> quan hệ hôn nhân thì không thuộc thẩm quyền công chứng của tổ chức hành nghề<br /> công chứng. Ví dụ họ yêu cầu được lập di chúc chung của vợ chồng, yêu cầu công<br /> chứng văn bản khai nhận di sản thừa kế của vợ hoặc chồng… Trong các trường<br /> hợp này, họ có thể yêu cầu Tòa án giải quyết theo quy định.<br /> Tuy nhiên, nếu họ có yêu cầu về tài sản nhưng không gắn với quan hệ hôn nhân, ví<br /> dụ yêu cầu công chứng văn bản thỏa thuận phân chia tài sản chung trong quá trình<br /> họ chung sống với nhau, nếu họ có đủ giấy tờ thể hiện quyền sở hữu chung đối với<br /> tài sản, nay họ có thỏa thuận phân chia tài sản thuộc sở hữu chung thì công chứng<br /> viên có quyền công chứng thỏa thuận của họ như giữa các công dân với nhau theo<br /> Điều 170 khoản 2 Bộ luật dân sự, mà không áp dụng luật hôn nhân và gia đình<br /> trong trường hợp này. Hồ sơ công chứng sẽ không lưu những giấy tờ thể hiện quá<br /> trình họ chung sống (quan hệ hôn nhân) mà chỉ có những giấy tờ liên quan đến tài<br /> sản mà họ đã thỏa thuận và yêu cầu công chứng.<br /> 2.3. Việc tổ chức hành nghề công chứng viên và công chứng viên từ chối công<br /> chứng các văn bản liên quan đến tài sản của nam và nữ chung sống với nhau như<br /> vợ chồng mà không có đăng ký kết hôn có thể gây bức xúc đối với người có yêu<br /> cầu.<br /> Trong các trường hợp này, công chứng viên cần giữ thái độ hết sức bình tĩnh, ôn<br /> hòa để giải thích, mặc dù họ chung sống với nhau như vợ chồng và không ai phủ<br /> nhận mối quan hệ này, nhưng vấn đề là quan hệ hôn nhân của họ không được pháp<br /> luật công nhận là vợ chồng, và công chứng viên chỉ làm theo đúng quy định của<br /> pháp luật. Khi giải thích, công chứng viên viện dẫn Nghị quyết số 35/2000/QH10<br /> cho khách hàng rõ. Nếu không thỏa mãn, họ có thể khởi kiện ra Tòa án, yêu cầu<br /> Tòa án xác định quan hệ hôn nhân giữa họ, Tòa án có thể công nhận hay không<br /> công nhận quan hệ hôn nhân theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình và theo<br /> các quy định về thẩm quyền của Tòa án quy định tại Điều 27, Điều 28 Bộ luật tố<br /> tụng dân sự. Sau khi có bản án có hiệu lực pháp luật của Tòa án, tổ chức hành<br /> nghề công chứng sẽ thực hiện thẩm quyền công chứng theo quy định của pháp<br /> luật.<br />  <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2