intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Cộng đồng kinh tế ASEAN và cơ hội liên kết ngành: Tình huống của ngành may mặc thành phố Đà Nẵng

Chia sẻ: Tưởng Bách Xuyên | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:11

4
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết "Cộng đồng kinh tế ASEAN và cơ hội liên kết ngành: Tình huống của ngành may mặc thành phố Đà Nẵng" tập trung nghiên cứu chiến lược nâng cấp trong GAVC trong mối quan hệ với AEC của ngành may mặc Đà Nẵng. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Cộng đồng kinh tế ASEAN và cơ hội liên kết ngành: Tình huống của ngành may mặc thành phố Đà Nẵng

  1. CỘNG ĐỒNG KINH TẾ ASEAN VÀ CƠ HỘI LIÊN KẾT NGÀNH: TÌNH HUỐNG CỦA NGÀNH MAY MẶC THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG NCS. Trịnh Lê Tân Trường Đại học Duy Tân - Đà Nẵng Tóm tắt Quá trình xây dựng và hiện thực hóa Cộng đồng kinh tế Asean (AEC) sẽ tạo ra một thị trường đơn nhất, một không gian sản xuất chung, hướng đến sự phát triển năng động và cạnh tranh hơn. Đây chính là một cơ hội lớn cho sự phát triển của những ngành kinh tế triển vọng của Việt Nam, trong đó có ngành may mặc - một ngành được ưu tiên hội nhập trong khu vực. Nếu các doanh nghiệp trong ngành nắm bắt tốt cơ hội này, nỗ lực phát triển quan hệ liên kết với các doanh nghiệp trong khu vực sẽ giúp cho các doanh nghiệp phát triển được thị trường và nâng cao vị trí trong chuỗi giá trị may mặc toàn cầu (GAVC). Bài viết này tập trung nghiên cứu chiến lược nâng cấp trong GAVC trong mối quan hệ với AEC của ngành may mặc Đà Nẵng (ĐN). Từ khóa: Chuỗi giá trị may mặc toàn cầu, Cộng đồng kinh tế Asean, Nâng cấp, Thị trường Asean, ngành may mặc Đà Nẵng Abstract The process of developing and realizing the ASEAN Economic Community (AEC) will create a single market, a common manufacturing space, toward the development of more dynamic and competitive. This is a great opportunity for the development of the economy's prospects in Vietnam, including the garment industry - a priority sector in regional integration. If the firms in the industry in this excellent start, efforts to develop relationships with businesses in the area will help businesses develop and enhance market position in the Global apparel value chain (GAVC). This article focused on strategy in GAVC upgrade in relations with other countries in the AEC of Garment Indusstry DaNang. Key words: Global Apparel Value Chain, ASEAN Economic Community, Upgrade, Asean Market , Garment Indusstry DaNang 1. Đặt vấn đề Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập vào năm 1967 và Việt Nam là thành viên chính thức của Hiệp hội này vào năm 1995. Với mong muốn xây dựng một cộng đồng ASEAN thân thiện, thúc đẩy hòa bình, ổn định, thịnh vượng 49
  2. và cùng hợp tác phát triển năng động, Cộng đồng ASEAN chính thức hình thành vào năm 2015, bao gồm 3 trụ cột chính trong đó có Cộng đồng kinh tế ngoài ra còn có Cộng đồng chính trị - an ninh, Cộng đồng văn hóa - xã hội. AEC sau khi hình thành sẽ tạo ra một thị trường chung với quy mô dân số khoảng 600 triệu người (dự kiến đến năm 2020 đạt khoảng 690 triệu người), GDP bình quân đầu người năm 2013 khoảng 3900 USD, dự kiên đến năm 2030 đạt 8500 USD (Edward Lee, 2014), tốc độ tăng trưởng kinh tế toàn khu vực trong thời gian qua khá ổn định và cao hơn bình quân toàn thế giới khoảng 2%…; và hình thành một không gian sản xuất đơn nhất của khu vực, với những lợi thế quốc gia riêng nhưng có tính bổ trợ cao. Vì vậy, khi hình thành AEC sẽ mở ra cơ hội liên kết hợp tác rất lớn để các quốc gia nói chung và các ngành công nghiệp nói riêng gia tăng lợi thế cạnh tranh trên phạm vi toàn cầu. Trong tầm nhìn dài hạn của ASEAN, AEC chỉ là điểm khởi đầu mới trong quá trình hội nhập kinh tế toàn cầu của khu vực. Trong thời gian tới, bên cạnh những hiệp định thương mại tự do (FTA), hiệp định đối tác kinh tế toàn diện (CEP) đã ký kết với Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, Ấn Độ…, ASEAN sẽ tiếp tục mở rộng liên kết với các quốc gia, khu vực khác nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong khu vực tham gia vào mạng lưới cung ứng toàn cầu và nâng cao vị thế trong chuỗi giá trị toàn cầu đối với những ngành kinh tế chủ chốt của khu vực. Trong 12 ngành ưu tiên hội nhập sâu trong AEC thì ngành dệt may là một trong những ngành được dự đoán nhận được nhiều lợi ích nhất khi Cộng đồng này hình thành và tiếp tục phát triển mở rộng ra khu vực lân cận và thế giới. Trong giai đoạn trước năm 2015, ngành may là một trong những ngành có tốc độ tăng trưởng khá cao của khu vực, đến thời điểm năm 2013 thị phần của các quốc gia ASEAN chiếm khoảng 9,12% trong tổng giá trị xuất khẩu hàng may mặc trên thế giới, tăng 124,42% trong giai đoạn 2000-2013(WTO, 2013). Trong thời gian đến khi hình thành AEC, thuế xuất nhập khẩu mặc hàng này sẽ giảm xuống 0%, sự lưu chuyển hàng hóa giữa các nước trong khu vực dễ dàng hơn, qua đó sẽ tạo điều thuận lợi cho các doanh nghiệp trong khu vực liên kết để chiếm lĩnh thị trường trong khu vực và mở rộng ra thị trường toàn cầu. Bên cạnh đó, mạng lưới cung ứng các yếu tố đầu vào của ngành như vải, chỉ, nút… sẽ được mở rộng, các doanh nghiệp có cợ hội tối thiểu hóa chi phí sản xuất, nâng cấp trong chuỗi giá trị may mặc toàn cầu và mang về giá trị gia tăng cao hơn. Ngành dệt may Đà Nẵng trong những năm qua đã không ngừng lớn mạnh, giá trị xuất khẩu của toàn ngành năm 2014 ước đạt 270 triệu USD - tăng khoảng 250% trong giai đoạn 2000 - 2014 (Sở công thương Đà Nẵng), trở thành một trong những ngành có giá trị xuất khẩu lớn nhất của Thành phố. Để đạt được những thành công trên, ngành 50
  3. may mặc Đà Nẵng đã không ngừng nỗ lực đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, nỗ lực tiếp cận người mua trong chuỗi giá trị toàn cầu (GVC buyers) và phi toàn cầu (non- GVC buyers); đồng thời triển khai chiến lược nâng cấp quy trình, sản phẩm và chức năng. Với mục đích phân tích sâu hơn về mức độ thành công của ngành và phân tích ảnh hưởng của thị trường ASEAN và người mua tại thị trường này đến sự phát triển của ngành, nghiên cứu này đã được triển khai với những bước cơ bản sau: (1) Xây dựng khung lý thuyết về sự liên kết trên cơ sở tiếp cận theo chuỗi giá trị may mặc toàn cầu; (2) Thực hiện nghiên cứu theo phương pháp tình huống, đánh giá kết quả, thảo luận; (3) Kết luận và đưa ra những khuyến nghị nhằm phát triển quan hệ liên kết giữa ngành may mặc Đà Nẵng với các nước trong AEC. 2. Cơ sở lý thuyết Trên cơ sở nghiên cứu ban đầu về “chuỗi hàng hóa toàn cầu”, Gereffi và cộng sự đã đưa ra khung lý thuyết cơ bản về “chuỗi giá trị toàn cầu” trong công trình “The Value of value chains: Spreading the gains from globalization”: Giá trị của chuỗi giá trị: phân tán lợi ích của Toàn cầu hóa (Hải, 2008). Tiếp sau sau đó, ông và cộng sự đã tiếp tục hoàn thiện thiện khung lý thuyết về chuỗi giá trị toàn cầu thông qua các công trình nghiên cứu khác là “The governance of global value chains, 2005” - cấu trúc quản trị của chuỗi giá trị toàn cầu và “Global value chain and international competition, 2011” - chuỗi giá trị toàn cầu và lợi thế cạnh tranh quốc tế. Chính những nghiên cứu của Gereffi và các cộng sự đã giúp chúng ta hiểu rõ hơn về chuỗi giá trị toàn cầu và vai trò của nó trong quá trình phát triển kinh tế của các quốc gia và phân tích chuỗi giá trị toàn cầu sẽ thấy được xu hướng “động” của thị trường toàn cầu, làm cơ sở để nâng cấp ngành, nâng cấp doanh nghiệp để giúp doanh nghiệp tạo ra thu nhập một cách bền vững và gia tăng vị thế cạnh tranh khi tham gia vào thị trường toàn cầu. Trong sổ tay nghiên cứu chuỗi giá trị (A handbook for value chain research) do Raphael Kaplinsky và Mike Morris biên soạn vào năm 2003 đã tập hợp những nghiên cứu liên quan về chuỗi giá trị và nhấn mạnh đến vai trò của lý thuyết về chuỗi giá trị toàn cầu do Gerreffi và cộng sự biên soạn, trên cơ sở đó 2 tác giả đã trình bày vai trò của phân tích chuỗi giá trị toàn cầu và định hướng nâng cấp chuỗi giá trị. Trên cơ sở tiếp cận học thuyết chuỗi giá trị toàn cầu, các nhà khoa học/ tổ chức đã tiến hành nghiên cứu về chuỗi giá trị may mặc toàn cầu, trong đó tập trung nghiên cứu về ngành may mặc tại những nước đang phát triển. Qua nghiên cứu của Gary Gereffi và Olga Memedovic năm 2003, đã chỉ ra nguyên nhân thành công của các nước công nghiệp mới NICs trong những năm 70, 80 và Trung Quốc trong những năm 90 là nhờ vào sự tinh thông yếu tố động học của chuỗi giá trị may mặc - chuỗi do khách hàng điều phối, ngành may mặc của những quốc gia này đã chuyển từ gia công 51
  4. Giá trị gia tăng R&D Dịch vụ sang cung ứng trọn gói (OEM), rồi sau đó từng bước chuyển sang sản xuất với thương hiệu gốc (OBM). Đây là một bài học kinh nghiệm quan trọng đối với các nước đang Thiết kế Marketing phát triển, trong đó có Việt Nam, vì các nước đang phát triển chủ yếu tham gia vào Mua sắm Phân phối công đoạn có giá trị gia Sản xuất nhất trong chuỗi (Gereffi và cộng sự, 2011). tăng thấp Hình 1. Đường cong giá trị gia tăng trong ngành may mặc toàn cầu Tiền sản xuất: Sản xuất: Hậu sản xuất: Vô hình Hoạt động hữu hình Vô hình Nguồn: Fernandez-Stark, Frederick, Gereffi (2011) Quan sát mô hình trên, chúng ta dễ dàng nhận ra công đoạn có giá trị gia tăng thấp nhất là sản xuất và công đoạn có giá trị gia tăng cao nhất là R&D, Dịch vụ, Thiết kế, Marketing. Sở dĩ giá trị gia tăng cao tập trung vào những công đoạn này là do chuỗi giá trị may mặc toàn cầu là điển hình của chuỗi giá trị do khách hàng điều phối (Gereffi, Memedovic, 2003), tốc độ thay đổi nhu cầu ngành hàng này rất nhanh, nên những công đoạn tiếp cận gần nhất với người tiêu dùng và tạo giá trị cao cho họ sẽ mang về giá trị gia tăng cao cho ngành may mặc của quốc gia/ khu vực nào thực hiện công đoạn đó. Cấu trúc quản trị chủ yếu hiện nay trong ngành may mặc là “quan hệ” và “trói buộc” và những tổ chức có quyền lực cao, quyết định giá trị gia tăng cho từng công đoạn hiện nay thuộc về: nhà bán lẻ (Walmart, Target, Sears, Tesco, C&A, Marks & Spencer, Gap, Limited brands, H&M, Benetton, Mango…), nhà sản xuất thương hiệu (VF, Hansbrands, Gildan, Inditex…), nhà marketing thương hiệu (Nile, Levi’s, Polo, Liz Claiborne, Hugo Boss, Diesal, Gucci…) (Gereffi & Frederick, 2010). Hiện nay những doanh nghiệp dẫn đạo đang có xu hướng liên kết công đoạn thiết kế và bán lẻ (Céline Abecassis-Moedas, 2006), sự liên kết này sẽ giúp các doanh nghiệp dẫn đạo gia tăng quyền thống trị, ảnh hưởng đến mạng lưới cung ứng toàn cầu và chiến lược nâng cấp của ngành may mặc của các nước đang phát triển (những nước có chi phí lao động thấp). 52
  5. Chiến lược nâng cấp trong chuỗi giá trị may mặc toàn cầu mà các nước đang phát triển cần thực hiện là nâng cấp quy trình, nâng cấp sản phẩm và nâng cấp chức năng. Trong đó nâng cấp chức năng quyết định đến quá trình dịch chuyển đến công đoạn có giá trị gia tăng cao hơn (John Humphrey, Hubert Schmitz, 2000; Fullbright, 2011). Những giai đoạn chính khi thực hiện nâng cấp chức năng: (1) Gia công (CMT); (2) OEM; (3) ODM; (4) OBM (Karina Fernandez-Stark và cộng sự, 2011). Để thực hiện thành công quá trình nâng cấp từ CMT lên OBM, ngành may mặc các nước đang phát triển gặp rất nhiều rào cản như: ngành công nghiệp phụ trợ trong nước (CMT→ OEM); kỹ năng của nguồn nhân lực, vị trí địa lý, cản trợ từ doanh nghiệp dẫn đạo (OEM→ODM→ OBM)… Chính vì vậy, các doanh nghiệp cần nâng cao năng lực thông qua quá trình liên kết trong nước, cũng như trong khu vực; bên cạnh đó cần đa dạng hóa thị trường, đặc biệt là thị trường nội địa và thị trường trong khu vực để nâng cao những kỹ năng về thiết kế, marketing để tạo nền tảng vững chắc cho quá trình nâng cấp trong chuỗi giá trị toàn cầu (Cornelia Staritz, 2012; Karina Fernandez-Stark và cộng sự, 2011). Ngoài ra, nếu đủ điều kiện các doanh nghiệp nên đồng thời phục vụ cho người mua trên chuỗi giá trị toàn cầu, người mua ngoài chuỗi giá trị toàn cầu và người mua trên thị trường nội địa (Hang, Utz Dornberger, 2012). Từ những nghiên cứu trên cho thấy sự cần thiết phải thực hiện chiến lược nâng cấp trên cơ sở liên kết và khi AEC hình thành thì đây là một cơ hội lớn để ngành may Việt Nam nói chung và Đà Nẵng nói riêng triển khai chiến lược nâng cấp theo hướng đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, liên kết với những người mua tại các quốc gia trong khu vực để nâng cấp sang ODM và OBM. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cần liên kết chặt chẽ hơn với ngành công nghiệp phụ trợ trong khu vực để nâng cấp hoàn toàn từ CMT sang OEM để mang về giá trị gia tăng cao hơn khi tham gia vào chuỗi giá trijmay mặc toàn cầu. Sau đây là mô hình nghiên cứu về chiến lược nâng cấp ngành may mặc sau năm 2015 trên cơ sở tiếp cận chuỗi giá trị may mặc toàn cầu và cơ hội liên kết trong AEC: 53
  6. Sự vận động của chuỗi giá trị may Chiến lược nâng cấp chức mặc toàn cầu năng: Nâng cao (1) CMT→OEM 3. Thị phần của 5 quốc gia/ khu vựcgia Hình giá trị nhập khẩu hàng may mặc lớn nhất thế giớităng Mỹ, (2) OEM→ODM→OBM (EU, Cơ hội từ AEC Nhật, Hồng Kông, Canada/ Nga – Nga ở vào vị Hình 2. Mô hình chiến lược nâng cấp chức ) trí thứ 5 vào năm 2005 năng ngành may mặc Nguồn: Tác giả xây dựng từ kết quả nghiên cứu 3. Tình huống nghiên cứu: ngành may mặc Đà Nẵng Nguồn: Tác giả tính toán từ số liệu của WTO. 3.1 Sự vận động của GAVC và vị trí ngành dệt may các quốc gia trong khu vực AEC Trong những năm qua thị trường toàn cầu ngành may mặc có nhiều thay đổi, thị phần 5 quốc gia/ khu vực nhập khẩu hàng may mặc hàng đầu vào năm 2000 đã giảm xuống còn 90,5%, sau đó tiếp tục giảm xuống còn 65% vào năm 2013. Điều này cho thấy xu hướng phân tán của thị trường nhập khẩu hàng may mặc toàn cầu ngày càng rõ ràng hơn. Ngoài những quốc gia trên thì Úc, Thụy Sĩ, Nga luôn duy trì vị trí khá cao trong thị trường nhập khẩu hàng may mặc toàn cầu, trong những năm gần đây thị phần của các quốc gia này duy trì bình quân khoảng 1,5% - 2,5% - liên tục nằm trong nhóm 10 quốc gia nhập khẩu hàng may mặc lớn nhất thế giới. Trong khối AEC thì Singapore nằm trong nhóm 15 quốc gia/ khu vực có giá trị nhập khẩu lớn nhất; bên cạnh đó còn có Malaysia và Thái Lan đang có xu hướng tăng nhanh giá trị nhập khẩu hàng may mặc. 54
  7. Hình 4: Giá trị xuất khẩu hàng may mặc của một số quốc gia Asean Chuỗi giá trị hàng may mặc toàn cầu là chuỗi giá trị định hướng theo người tiêu dùng nên những doanh nghiệp dẫn đạo trong chuỗi, chiếm giữ công đoạn thiết kế, marketing, dịch vụ thường thuộc về nước nhập khẩu lớn. Trong những năm qua, những doanh nghiệp này Nguồn: Tác giả tính toán từ số liệu của WTO chủ yếu có trụ sở chính ở EU, Mỹ, Nhật và phương thức mua hàng của họ ảnh hưởng lớn đến các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam (Gereffi, Frederick, 2010). Vì hiện nay Việt Nam và một số nước trong khu vực AEC có giá trị xuất khẩu khá cao nhưng chủ yếu ở công đoạn sản xuất với 2 phương thức chính là CMT và OEM. Trong khu vực Asean thì Việt Nam có giá trị xuất khẩu lớn nhất và đứng vị trí thứ 5 của thế giới (Wto, 2013), trong giai đoạn 2000-2013 tốc độ tăng trưởng của nước ta rất cao khoảng 857%; bên cạnh Việt Nam thì Cambodia cũng là nước có tốc độ tăng trưởng rất cao trong giai đoạn này - khoảng 425%. Bên cạnh Việt Nam và Cambodia, thì các quốc gia còn lại như Indonesia, Thailand, Malaysia, Philippines, Singapore đã tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu từ lâu và vào những năm 90 khi giá trị xuất khẩu của Việt Nam còn rất thấp thì những nước này đã nằm trong nhóm 15 quốc gia xuất khẩu hàng đầu trên thế giới. Nguyên nhân về sự điều chỉnh vị trí này là do các quốc gia này không còn lợi thế về chi phí nhân công thấp và qua quá trình tích lũy kinh nghiệp, học tập từ doanh nghiệp dẫn đạo… đã nâng cấp lên những công đoạn có giá trị gia tăng cao hơn. Singapore đã nâng cấp sang ODM, OBM và trở thành một trong những trung tâm thời trang, bán buôn, cung cấp dịch vụ lớn trong khu vực; Thailand cũng đang nỗ lực đầu tư vào ngành dệt, nâng cấp sang ODM, OBM, tập trung vào thị trường nội địa và xuất khẩu tại chỗ do sự phát triển của ngành du lịch; Malaysia từng bước nâng cấp sang công đoạn markting và dịch vụ; Indonesia đang nỗ lực nâng cao năng lực sản xuất, đầu tư mạnh cho công đoạn nguyên phụ liệu ngành may để nâng cấp sang OEM và phát triển thị trường nội địa… 55
  8. Hình 5. Giá trị xuất khẩu ngành may TPĐN giai đoạn 2000 - 2013 Nhìn chung sự vận động của GAVC và sự phát triển của ngành may mặc của các nước trong khu vực AEC mở ra cơ hội liên kết, học tập mới cho các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và Đà Nẵng nói riêng. Đặc biệt là sau khi hình thành AEC và AEC mở rộng trong hiện tại và tương lai sẽ giúp các doanh nghiệp ngành may tiếp cận được với Nguồn: Sở công thương TPĐN người mua toàn cầu dễ dàng hơn, đặc biệt là những người mua đến từ những thị trường nhập khẩu mới; bên cạnh đó cũng giúp các doanh nghiệp tiếp cận được nguồn nguyên phụ liệu giá rẻ, với thời gian giao hàng nhanh tạo điều kiện để ngành nâng cấp lên OEM; ngoài ra với điều kiện thuận lợi khi tiếp cận thị trường Asean và liên kết với những doanh nghiệp dịch vụ, bán lẻ trong khu vực sẽ giúp các doanh nghiệp nâng cấp từng bước sang ODM và OBM. 3.2 Ngành may mặc thành phố Đà Nẵng Ngành may mặc Đà Nẵng là một những ngành được hình thành từ những năm đầu sau khi giải phóng Tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng, trải qua gần 40 năm xây dựng và phát triển ngành đã đạt một số thành công nhất định như: Giá trị sản xuất của ngành đạt khoản 1852 tỷ đồng, tăng 217,5% so với năm 2005; số lượng lao động trong ngành khoảng 18031 người, tăng 60,7% so với năm 2005; giá trị xuất khẩu đạt gần 250 triệu USD và tăng 155,5% so với năm 2005. Đến nay, ngành may được đánh giá là một trong những ngành công nghiệp quan trọng của thành phố, góp phần quan trọng vào quá trình công nghiệp hóa, giải quyết việc làm, tăng kim ngạch xuất khẩu, đóng góp ngân sách… Để đạt được những thành công này, ngành may Đà Nẵng đã triển khai khá thành công chiến lược nâng cấp quy trình, nâng cấp sản phẩm, trong đó tập trung hiện đại hóa trang thiết bị, triển khai hệ thống sản xuất Lean (sản xuất tinh gọn), đầu tư hệ thống công nghệ thông tin để kết nối với nhà cung cấp và khách hàng, đầu tư sản xuất những sản phẩm có giá trị gia tăng cao như bộ com-lê (năm 2013 sản xuất trên 782 ngàn bộ). Sự thành công của chiến lược này đã giúp các công ty nâng cao năng lực sản xuất và nhận được những hợp đồng gia công số lượng lớn và ổn định. Bên cạnh chiến lược nâng cấp quy trình, sản phẩm thì các doanh nghiệp trong ngành đã và đang nỗ lực nâng cấp chức năng, tập trung chủ yếu là từ CMT sang OEM (FOB) trong xuất khẩu và bước đầu nâng cấp sang ODM và OBM để kinh doanh trên thị 56
  9. trường nội địa và một số nước trên thế giới và trong khu vực. Những doanh nghiệp triển khai chiến lược này đã mang về giá trị gia tăng cao hơn và đạt được lợi nhuận lớn chủ yếu là các doanh nghiệp có quy mô vừa và lớn (vào năm 2013 ngành may Đà nẵng có khoảng 10 doanh nghiệp vừa và lớn, chiếm khoảng 13,16% trong tổng số doanh nghiệp). Bảng 1. Tỷ lệ doanh nghiệp có lợi nhuận > 0 theo quy mô giai đoạn 2007-2013 Đvt: % Quy mô* (tỷ đồng) 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 100 (lớn) 100.0 100.0 75.0 50.0 100.0 75.0 75.0 Tổng 47.5 67.4 29.5 34.4 60.9 44.4 47.4 (*)Quy mô phân theo Nghị định 56/2009/NĐ-CP Nguồn: Số liệu điều tra DN - Tổng cục Thống kê Việt Nam Theo số liệu điều tra khảo sát và nghiên cứu trực tiếp tại một số doanh nghiệp trong ngành giai đoạn 2011-2014 thì đến nay chỉ có Tổng công ty Hòa Thọ, Công ty 29/3, Công ty Vinatex Đà Nẵng và một số công ty có vốn đầu tư nước ngoài triển khai đồng thời nâng cấp quy trình, sản phẩm và chức năng. Theo số liệu khảo sát thì khoảng 50% đơn đặt hàng tại các dooanh nghiệp này được thực hiện theo phương thức OEM (FOB), trong đó Hòa Thọ có tỷ lệ cao nhất khoảng 60%. Để thực hiện chiến lược nâng cấp này các doanh nghiệp đã tập trung phát triển nguồn cung ứng nguyên phụ liệu trong nước và trong khu vực Châu Á. Đến nay các doanh nghiệp trong ngành may Đà Nẵng vẫn chưa liên kết chặt chẽ với các nước trong AEC, nguyên phụ liệu nhập khẩu chủ yếu từ Trung Quốc, Hàn Quốc… (thuộc AEC mở rộng). Về chiến lược đa dạng hóa thị trường xuất khẩu thì mỗi doanh nghiệp có hướng đi khác nhau, các doanh nghiệp khác phần lớn tập trung vào thị trường truyền thống như Mỹ, EU và thực hiện gia công theo đơn hàng thì một số doanh nghiệp đã nỗ lực đa dạng hóa thị trường xuất khẩu như Hòa Thọ, Vinatex Đà Nẵng, Valley View. Trong đó chỉ có Hòa Thọ bước đầu mở rộng thị trường vào một số nước trong AEC như Singapore, Philippines và sự liên kết giữa doanh nghiệp với khách hàng còn lỏng lẽo Về thị trường nội địa và tập trung nâng cấp sang ODM, OBM đã được các công ty quy mô lớn trong ngành triển khai, bước đầu các công ty đã thiết kế, xây dựng thương hiệu riêng và phát triển hệ thống bán lẻ tại thành phố Đà Nẵng và đang triển 57
  10. khai mở rộng raNguồn: Tập hợp từ các BCTCHà Nội, công ty nhưng thành phố lớn như của các TPHCM… Một số thương hiệu nổi bật trong ngành hiện nay như Hachiba, Merriman, HoaTho fasion. Trong số các công Hình 6. Lợi nhuận sau thuế của một số doanh ty trong ngànhnghiệp lớn trongHòa Thọ là đầu tư lớn cho công tác xây dựng và phát thì chỉ duy nhất ngành may TPĐN giai đoạn triển sản phẩm trên thị trường nội2007-2013 ý kiến của lãnh đạo doanh nghiệp thì đây địa và theo là hoạt động được ưu tiên đầu tư trong thời gian đến bên cạnh các hoạt động đầu tư nâng cao năng lực sản xuất trọn gói và gia công cho các đơn hàng quy mô lớn. Qua kết quả phân tích trên cho thấy sự phân cấp trong ngành khá lớn, phần lớn doanh nghiệp trong ngành có quy mô nhỏ và siêu nhỏ, những doanh nghiệp này chủ yếu hoạt động trên thị trường nội địa hoặc là nhà thầu phụ cho các doanh nghiệp lớn có tham gia xuất khẩu và lợi nhuận của các doanh nghiệp này rất thấp, nhiều doanh nghiệp thường xuyên thua lỗ, nên đây là nhóm doanh nghiệp biến động mạnh và khó tham gia vào thị trường toàn cầu. Nhóm doanh nghiệp vừa và lớn đã đạt được kết quả khá khả quan trong thời gian qua, nhưng sự thành công cũng có khoảng cách khá lớn giữa các doanh nghiệp. Trong 3 doanh nghiệp dẫn đầu ngành thì vào năm 2007, tổng tài sản của Hòa Thọ gấp khoảng 1,6 lần so với 29/3 và Vinatex Đà Nẵng nhưng đến năm 2013 con số này đã tăng lên 3,5 lần so với 29/3 và 4,5 lần so với Vinatex Đà Nẵng; bên cạnh đó lợi nhuận sau thuế của Hòa Thọ so với 2 công ty kia cũng có khoảng khách khá lơn so với thời điểm 2007 (hình 6). Chính sự khác biệt này cho thấy rõ hơn kết quả các chiến lược về thị trường, nâng cấp của các công ty. 4. Kết luận Ngành may mặc Đà Nẵng trong thời gian qua đã có sự tăng trưởng khá cao, nhưng chủ yếu tập trung vào các doanh nghiệp quy mô lớn, những doanh nghiệp này đã nỗ lực nâng cấp quy trình, sản phẩm và chức năng để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của các người mua toàn cầu và mang về giá trị gia tăng cao hơn. Chiến lược nâng cấp chức năng chủ yếu từ CMT lên OEM để đáp ứng các đơn hàng trọn gói của người mua toàn cầu như Nike, Fishman, Perry, Ellis…, nhưng đến nay các doanh nghiệp vẫn chưa trở thành những doanh nghiệp sản xuất theo phương thức OEM 100%. Về chiến lược nâng cấp từ OEM lên ODM, OBM được một số doanh nghiệp triển khai trên thị trường nội địa, trong đó phát triển mạnh nhất là Hòa Thọ với 2 thương hiệu thời trang được đầu tư khá chuyên nghiệp, với chiến lược phát triển dài hạn có định hướng xuất khẩu trong tương lai (thương hiệu sản phẩm Merriman). Những chiến lược triển khai 58
  11. của các công ty này phù hợp với sự vận động của GAVC, trong đó Hòa Thọ đã khá thành công trong quá trình tham gia vào GAVC, đáp ứng tốt nhu cầu của người mua toàn cầu trong chuỗi. Bên cạnh đó, công ty cũng đã nỗ lực đa dạng hóa thị trường xuất khẩu và nỗ lực phát triển quan hệ liên kết với các doanh nghiệp cung cấp nguyên phụ liệu trong nước và trong khu vực. Tuy nhiên, các doanh nghiệp trong ngành may mặc Đà Nẵng chưa xây dựng quan hệ liên kết chặt chẽ với các doanh nghiệp trong khu vực AEC, chính điều này sẽ hạn chế sự phát triển của công ty. Với những triển vọng về sự phát triển kinh tế khu vực, sẽ tạo nên một thị trường rất tiềm năng giúp doanh nghiệp nâng cấp thành công lên ODM, OBM. Bên cạnh đó, sự dịch chuyển vị trí của ngành may các nước trong khu vực sẽ mở ra một cơ hội liên kết rất lớn để tham gia vào GAVC. Chính vì vậy, ngành may Đà Nẵng cần nỗ lực xây dựng quan hệ liên kết kinh tế với ngành dệt may của các nước trong khu vực để đạt được những thành công cao hơn trong chiến lược nâng cấp chức năng. Tài liệu tham khảo 1. Cornelia Staritz (2012), Apparel export - Still a path for industrial development?, OFSE, Vienna. 2. Gary Gereffi and Olga Memedovic (2003), “The Global apparel value chain”, Vienna. 3. Gary Gereffi (2011), “Global value chains and international competition”, The Antitrust Bulletin, Vol. 56, No. 1/Spring. 4. Gary Gereffi, Stacey Frederick (2010), The Global Apprel Value Chain, Trade and the Crisis: Challenges and Opportunities for Developing Country, The World Bank. 5. GARY GEREFFI (2011), “Global value chains and international competition”, The Antitrust Bulletin, Vol. 56, No. 1/Spring. 6. Karina Fernandez-Stark, Stacey Frederick, Gary Gereffi (2011), The Apparel Global Value Chain: Economic Upgrading and Workforce Development, Duke CGGC. 7. Phung Minh Hang Nguyen, Utz Dornberger (2012), Funtional Upgrading in Global Apparel Value Chain: The case of VietNam, 2nd International Scientific Conference Economic and Social Development. 8. Đỗ Thị Đông (2011), Phân tích chuỗi giá trị và tổ chức quan hệ liên kết của các doanh nghiệp may xuất khẩu ở Việt Nam, Luận án Tiến Sĩ Kinh tế công nghiệp, Đại Học Kinh Tế Quốc Dân, Hà Nội. 9. Đỗ Thanh Hải (2008), “Chuỗi giá trị toàn cầu”, Nghiên cứu quốc tế, số 75, tr 106. 10. Fullright (2011), Sổ tay nghiên cứu chuỗi giá trị, chương trình giảng dạy kinh tế niên khóa 2011 - 2013. 11. Các trang web có liên quan như: www.custom.gov.vn; www.vietnamtextile.com; http://www.moit.gov.vn; www. wto.org; www.hoatho.com.vn; www.hachiba.com.vn; www.vinatexdn.com.vn 59
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2