Cộng đồng kinh tế chung ASEAN (AEC), cơ hội, thách thức và giải pháp cho ngành Nông nghiệp Việt Nam
lượt xem 3
download
Bài nghiên cứu tập trung phân tích đặc trưng của nông nghiệp Việt Nam cũng như tương quan của nông nghiệp Việt Nam trong cộng đồng ASEAN, từ đó nhìn nhận cơ hội, thách thức mà AEC gây ra cho khu vực nông nghiệp, trên có sở đó gợi ý các định hướng để phát triển nền sản xuất nông nghiệp Việt Nam hiệu quả hơn.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Cộng đồng kinh tế chung ASEAN (AEC), cơ hội, thách thức và giải pháp cho ngành Nông nghiệp Việt Nam
- HỘI THẢO KHOA HỌC - QUẢN TRỊ VÀ KINH DOANH (COMB-2015) CỘNG ĐỒNG KINH TẾ CHUNG ASEAN (AEC), CƠ HỘI, THÁCH THỨC VÀ GIẢI PHÁP CHO NGÀNH NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM ASEAN ECONOMIC COMMUNITY (AEC), OPPORTUNITIES, CHALLENGES AND SOLUTIONS FOR VIETNAM'S AGRICULTURE SECTOR TS. Lê Thị Minh Hằng Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng hangqtkd2003@due.edu.vn TÓM TẮT Nông nghiệp là lĩnh vực quan trọng đối với cả Việt Nam và ASEAN. Nông nghiệp không chỉ đóng góp một tỷ trọng đáng kể vào GDP của các nước ASEAN mà nó còn ảnh hưởng trực tiếp tới một tỷ lệ lớn dân cư trong khu vực. Dước tác động của Cộng đồng kinh tế chung AEC, nông nghiệp Việt Nam có thể sẽ có cơ hội mở rộng thị trường, cơ hội cải tổ và gia nhập vào chuỗi giá trị nông sản toàn cầu. Tuy nhiên, AEC cũng tạo ra không ít khó khăn cho lĩnh vực sản xuất nông nghiệp. Bài nghiên cứu tập trung phân tích đặc trưng của nông nghiệp Việt Nam cũng như tương quan của nông nghiệp Việt Nam trong cộng đồng ASEAN, từ đó nhìn nhận cơ hội, thách thức mà AEC gây ra cho khu vực nông nghiệp, trên có sở đó gợi ý các định hướng để phát triển nền sản xuất nông nghiệp Việt Nam hiệu quả hơn. Từ khóa: Nông nghiệp, nông sản, AEC, ASEAN, Việt Nam ABSTRACT Agriculture is an important sector for both Vietnam and ASEAN. Agriculture not only contributeS a significant proportion to the GDP of the ASEAN countries, but it also directly affects a large proportion of the population in the region. Under the impact of ASEAN Economic Community –AEC , Vietnam agriculture will likely has the opportunity to expand the market, the opportunity to reform and to join the global agricultural value chain. However, AEC also create difficulties for the sector of agricultural production. The paper focuses on analyzing the agricultural characteristics of Vietnam as well as the correlation of agriculture Vietnam in the ASEAN community, which recognizes opportunities and challenges that the AEC caused to the agricultural sector, since then suggests the direction for development of Vietnam agricultural production more efficient. Key words: Agriculture, agricultural products, AEC, ASEAN, Vietnam 1. Đặt vấn đề Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (Asean) với dân số hơn 625 triệu ngƣời trong đó cƣ dân nông 30 thôn chiếm gần 60% với khoảng 42,2% lao động làm việc trong khu vực nông nghiệp , thì nông nghiệp đang là lĩnh vực ƣu tiên hàng đầu. Nông nghiệp không những là khu vực liên quan tới một tỷ trọng lớn dân số ASEAN, ảnh hƣởng tới sự phát triển kinh tế-xã hội của toàn khối mà nó còn là khu vực đem lại giá trị xuất khẩu cũng nhƣ giá trị GDP đáng kể cho khu vực. Nông nghiệp đóng góp khoảng 13% vào 31 GDP của ASEAN , khoảng 312 tỷ USD mỗi năm. Tuy nhiên, với tỷ trọng lao động hơn 40% nhƣng đóng góp cho GDP chỉ khoảng 13%, nông nghiệp của ASEAN đang là mối quan ngại lớn. Việc thực hiện thành công Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) cần phải có những tác động tích cực đến khu vực nông nghiệp của ASEAN, cải thiện khả năng dự trữ lƣơng thực trong khu vực cũng nhƣ tăng cƣờng xuất khẩu Tổ chức Oxfam cũng nhận định ―nông nghiệp là lĩnh vực quan trọng tạo nên sự thành công của cộng đồng kinh tế chung ASEAN‖. Việc cộng đồng kinh tế chung AEC chính thức có hiệu lực vào cuối tháng 12/2015 có thể đem lại những cơ hội cũng nhƣ nhiều thách thức lớn cho các thành viên trong ASEAN. Từng quốc gia phải nhận diện rõ cơ hội và thách thức cho ngành nông nghiệp của mình, từ đó 30 FAO Statistical Yearbook 2014 31 FAO Statistical Yearbook 2014 161
- TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG có những giải pháp, chính sách không chỉ riêng cho bản thân quốc gia mà còn có những giải pháp, kiến nghị để AEC thực sự phát huy hiệu quả trong việc phát triển một nền nông nghiệp bền vững cho cộng đồng ASEAN. 2. Cộng đồng kinh tế chung ASEAN (AEC) với vấn đề nông nghiệp Nông nghiệp là lĩnh vực quan trọng của ASEAN, tuy nhiên nông nghiệp ASEAN vẫn mang đặc trƣng là một nền nông nghiệp kém phát triển, giá trị gia tăng thấp, chất lƣợng nông sản không bảo đảm, nền sản xuất nông nghiệp kém bền vững, sử dụng nhiều hóa chất. Bảng 1. Tổng quan về tình hình sản xuất nông nghiệp của ASEAN trong bức tranh toàn cảnh thế giới Nguồn: FAO Statistical Yearbook 2014 Trong bức tranh chung của nền sản xuất nông nghiệp thế giới, ASEAN là khu vực có lực lƣợng lao động nông nghiệp đông, đóng góp lớn vào GDP. ASEAN cũng là khu vực có tỷ trọng đầu tƣ cho nông nghiệp cao, tỷ trọng đầu tƣ trên 1 ha cao nhất thế giới. Tuy nhiên, trừ cá, còn hầu hết các mặt hàng nông sản chính ASEAN đều trong trạng thái nhập siệu. Phải chăng việc đầu tƣ cho nông nghiệp tại các nƣớc ASEAN chƣa hiệu quả? Phải chăng sản phẩm nông nghiệp của ASEAN chƣa đem lại giá trị cao? Bảng 2. Tổng quan về tình hình sản xuất và thương mại sản phẩm nông nghiệp của ASEAN trong bức tranh toàn cảnh thế giới 162
- HỘI THẢO KHOA HỌC - QUẢN TRỊ VÀ KINH DOANH (COMB-2015) Nguồn: FAO Statistical Yearbook 2014 Nông nghiệp là lĩnh vực quan trọng của ASEAN, tuy nhiên, tỷ trọng đóng góp của nông nghiệp trong nền kinh tế mỗi nƣớc không đồng đều, từ 1% GDP (Singapore, Brunei), 20% (Việt Nam), đến hơn 32 30% (Lào, Campuchia) . ASEAN vốn gặp nhiều khó khăn trong việc thực thi cơ chế hợp tác do sự phát triển không đồng đều giữa 10 thành viên, trong lĩnh vực nông nghiệp lại càng khó khăn. Vì sự phát triển không ngang bằng về trình độ, trong ASEAN, cơ chế chính sách của mỗi thành viên cho nông nghiệp có nhiều khác biệt lớn. Một số nƣớc tồn tại nhiều chính sách bảo hộ nền sản xuất nông nghiệp. Điều này dẫn đến, trong các cuộc đàm phán, đàm phán về nông nghiệp luôn là chủ đề khó khăn, phức tạp. Bản thân thƣơng mại nông sản trong nội khối cũng chƣa thông thoáng, thƣờng xuyên bị cản trở bởi hàng ràng bảo vệ cao từ một số nƣớc. Theo Riza Bernabe, điều phối viên chính sách của chiến dịch phát triển Oxfam tại Châu Á ― nông 33 nghiệp bền vững là thành phần quan trọng trong hội nhập kinh tế thành công của ASEAN. Một vấn đề lớn đƣợc đặt ra trong cộng đồng kinh tế chung ASEAN là làm thế nào tăng cƣờng sự hợp tác trong ASEAN về lĩnh vực nông nghiệp nhƣ tăng khả năng cạnh tranh của nông sản, tăng cƣờng sự phát triển 34 bền vững? 3. Đặc trƣng nền sản xuất nông nghiệp Việt Nam Việt Nam vốn dĩ vẫn là một nƣớc nông nghiệp. Cho tới nay, mặc dù Chính Phủ cũng nhƣ nhiều địa phƣơng đã nỗ lực không ngừng trong việc gia tăng tỷ trọng sản phẩm công nghiệp và dịch vụ, tuy nhiên, nông nghiệp vẫn chiếm hơn 20% GDP. Nông nghiệp chỉ chiếm tỷ trọng hơn 20% GDP trong khi lao động nông nghiệp chiếm tới hơn 60% dấn số, điều này chứng tỏ nền sản xuất nông nghiệp của Việt 32 FAO Statistical Yearbook 2014 33 http://danviet.vn/kinh-te-nong-nghiep/nhung-vu-mua-vo-hai-cuu-nen-nong-nghiep-asean-590599.html 34 http://www.doanhnhansaigon.vn/van-de/vang-bong-dn-tu-nhan-trong-chinh-sach-nong-nghiep-cua- asean/1089776/ 163
- TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG Nam chứa nhiều bất cập, năng suất thấp, giá trị gia tăng thấp. Hệ thống sản xuất nông nghiệp của Việt Nam mang những đặc trƣng căn bản nhƣ: Sản xuất phân tán nhỏ lẻ, canh tác theo truyền thống, quá trình sản xuất mang tính tự phát, chƣa theo quy trình, quy chuẩn dẫn tới sự không đồng bộ trong sản xuất và sự không đồng nhất về chất lƣợng nông sản Năng lực của đa số thành viên trong chuỗi cung ứng nông sản, từ ngƣời sản xuất tới thu mua, chế biến… bị hạn chế, cả về năng lực tài chính, khoa học kĩ thuật và quản lý Cơ sở hạ tầng cho sản xuất và cung ứng nông sản còn hạn chế, chƣa đồng bộ Thiếu sự hợp tác liên kết giữa các chủ thể trong chuỗi. Đa số mọi chủ thể hoạt động độc lập, cạnh tranh trực tiếp lẫn nhau. Thực trạng hệ thống sản xuất nông nghiệp của Việt Nam có vẻ nhƣ ―bất lực‖ trong việc giải quyết nhu cầu ngày càng khó tính của thị trƣờng nông sản nhƣ vấn đề chất lƣợng, bảo đảm vệ sinh an toàn, truy xuất nguồn gốc, thêm vào đó là những đòi hỏi về môi trƣờng, trách nhiệm xã hội… Thực tế cho thấy, mặc dù diện tích trồng trọt lớn, một số nông sản của Việt Nam cũng đã khẳng định đƣợc vị thế trên thị trƣờng thế giới nhƣ gạo, cà phê, hồ tiêu…, nhƣng chủ yếu chúng ta mới dừng lại ở xuất khẩu sản phẩm thô. Nông sản của chúng ta chƣa khẳng định đƣợc chất lƣợng, vị thế, chƣa có thƣơng hiệu trên thị trƣờng thế giới. Trong chuỗi giá trị nông sản hiện nay, nông dân là ngƣời chịu thiệt thòi nhất, các nhà khoa học ƣớc tính, nông dân chỉ đƣợc hƣởng lợi khoảng 10% trong tổng giá trị gia tăng của sản phẩm Cao su, Cao su, chè…. Mặc dù nhà nƣớc đã có nhiều chính sách hỗ trợ, nhƣng công nghiệp chế biến và bảo quản chƣa đƣợc đầu tƣ đúng mức. Đứng trên giác độ chuỗi giá trị toàn cầu để nhìn nhận, có thể đƣa ra một vài nhận xét về những hạn chế trong sản xuất, xuất khẩu nông sản của Việt Nam nhƣ sau: - Thứ nhất: Mặc dù có những lợi thế về điều kiện tự nhiên, tuy nhiên việc chọn giống, phân bón… cho các loại nông sản chƣa đƣợc nghiên cứu một cách kỹ lƣỡng và còn khá tự phát… Do vậy mức độ đồng nhất và chất lƣợng nông sản thấp. Để giảm giá thành sản phẩm, nâng cao năng lực cạnh tranh, cần tập trung vào các công đoạn sản xuất chiếm chi phí cao này bằng việc nâng cao hiệu quả sử dụng phân bón, công nghệ cao; khai thác hiệu quả lƣợng phế phụ phẩm... Ngoài ra, còn nhiều vấn đề nhƣ quản lý cây trồng tổng hợp; chuyển đổi hệ thống canh tác; Thứ hai: Trong công đoạn bảo quản, chế biến. Có thể nói, với phần lớn sản phẩm nông nghiệp chƣa đƣợc bảo quản chế biến một cách khoa học nên tổn thất rất cao cả về số lƣợng và chất lƣợng. Thứ ba: Trong khâu thu mua, chế biến diễn ra tình trạng cạnh tranh rất khốc liệt, thiếu sự kiểm soát… điều này dẫn đến hoạt động tranh mua, tranh bán làm hỗn loạn thị trƣờng, trong đại đa số trƣờng hợp nông dân đều là ngƣời chịu rủi ro và thiệt thòi cao nhất, Nhà nƣớc lại bị giảm nguồn thu… Thứ tƣ: Trong công đoạn thƣơng mại sản phẩm. Việt Nam là nƣớc xuất khẩu nhiều loại nông sản có độ mở thị trƣờng rất cao: cà phê, cao su, hồ tiêu trên 90%; các mặt hàng khác nhƣ hạt điều, chè, sắn cũng trên 50-60%.... Nhƣ vậy, về lý thuyết, phải là nƣớc điều tiết hoặc tham gia điều tiết giá thị trƣờng. Tuy nhiên, hầu hết nông sản xuất khẩu của Việt Nam lại không có thƣơng hiệu, những sản phẩm có thƣơng hiệu thì qui mô quá nhỏ. Điều này làm giá trị gia tăng mang lại rất thấp. Các công ty hoặc quốc gia nhập khẩu nông sản lại là ngƣời hƣởng lợi cao nhất. 4. Cơ hội và thách thức của AEC đối với nông nghiệp Việt Nam 4.1. Cơ hội 164
- HỘI THẢO KHOA HỌC - QUẢN TRỊ VÀ KINH DOANH (COMB-2015) 4.1.1. Thị trường xuất khẩu mở rộng, bao gồm cả thị trường trong và ngoài khối ASEAN Khi AEC có hiệu lực vào tháng 12.2015, ASEAN sẽ trở thành một thị trƣờng có cơ sở sản xuất thống nhất với dân số 625 triệu ngƣời. Đây là một thị trƣờng tiềm năng cho xuất khẩu nông sản, với những nƣớc nhập khẩu gạo nhiều nhất thế giới nhƣ Philippines và Indonesia. ASEAN cũng là thị trƣờng buôn bán nông sản rất mạnh, chính vì vậy, việc hiện thực hóa cộng đồng ASEAN trong thời gian tới sẽ mở ra một lợi thế rất mạnh cho sản xuất nông nghiệp trong vùng và cho nông dân nói chung. Ngoài ra với quan điểm hình thành một ―Cộng đồng hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu‖, AEC sẽ là cầu nối để nông sản Viết Nam tiếp cận dễ dàng hơn với thế giới. 4.1.2. Cơ hội cải cách thể chế, gia tăng các chính sách, các nguồn vốn đầu tư cho nông nghiệp Nông nghiệp không chỉ là lĩnh vực đóng góp đáng kể trong tỷ trọng GDP của ASEAN (13,6%), là lĩnh vực đóng góp lớn vào giá trị xuất khẩu của nhiều thành viên trong khối, mà nó còn là lĩnh vực đóng vai trò quan trọng trong vấn để bảo đảm an sinh xã hội, khu vực liên quan tới hơn 55% dân số. Vì vậy nông nghiệp sẽ vẫn là trọng tâm trong chiến lƣợc phát triển chung của ASEAN. Chính vì lẽ đó, các quốc gia ASEAN sẽ đẩy mạnh hợp tác trong lĩnh vực nông nghiệp, sẽ thúc đẩy thay đổi thể chế, góp phần cải thiện thƣơng mại nông sản trong nội khối. Trong tƣơng lai không xa, có thể sẽ có nhiều hoạt động trao đổi thông tin, kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp giữa các thành viên ASEAN…, cụ thể ASEAN 35 đang bàn thảo những phƣơng thức hỗ trợ cho nông nghiệp nhƣ : Thiết lập cơ chế chia sẻ kinh nghiệp, năng lực và dữ liệu giữa các quốc gia ASEAN Đẩy mạnh năng lực phát triển NN cho ASEAN thông qua hạn chế các rào cản thƣơng mại và đầu tƣ trong khi vẫn bảo vệ ngƣời nông dân tránh khỏi việc sử dụng các hoa chất làm giảm chất lƣợng sản phẩm ASEAN đang bàn luận tới vấn đề xây dựng một ngân hàng SME online. Thay vì mỗi khi có vấn đề cụ thể phát sinh, 10 quốc gia ASEAN phải bàn thảo thống nhất, ngân hàng này sẽ dùng vốn đầu tƣ của tƣ nhân để giải quyết nhu cầu cấp vốn cho DNV&N, thậm chí siêu nhỏ trong lĩnh vực nông nghiệp khu vực ASEAN 4.1.3. Phát triển liên minh liên kết, hình thành, nâng cấp chuỗi giá trị nông sản trong nội khối tiến tới việc thâm nhập vào chuỗi giá trị toàn cầu Việt Nam vốn dĩ có nền sản xuất nông nghiệp khá lạc hậu, việc cộng đồng kinh tế chung ASEAN (AEC) chính thức đi vào hoạt động mở ra một cơ hội lớn cho Việt Nam trong việc thâm nhập vào chuỗi cung ứng nông sản trong khu vực. Với nền tảng một thị trƣờng tự do hóa về thƣơng mại hàng hóa, dịch vụ và đầu tƣ, sản xuất nông nghiệp của Việt Nam có thể tận dụng đƣợc nguồn vốn đầu tƣ từ những nƣớc khác trong khối. Cơ chế hợp tác trong khối có thể thúc đẩy thƣơng mại nội khối phát triển, đây là cơ hội để Việt Nam tham gia vào chuỗi giá trị nội khối, lấy đó làm bàn đạp để xâm nhập vào chuỗi cung ứng nông sản toàn cầu. 4.2. Thách thức 4.2.1. Cạnh tranh gay gắt giữa các nền kinh tế thành viên Trong 10 nƣớc ASEAN, trừ Singapore, 9 nƣớc còn lại đều có tỷ lệ lao động nông nghiệp lớn và tỷ trọng đóng góp của nông nghiệp vào GPD khá cao. Hơn nữa, trong khối có Thái Lan, đối thủ cạnh tranh chính của Việt Nam trên thị trƣờng xuất khẩu gạo. Hơn nữa, hiện nay nông nghiệp vẫn là nội dung nặng 35 http://www.doanhnhansaigon.vn/van-de/vang-bong-dn-tu-nhan-trong-chinh-sach-nong-nghiep-cua- asean/1089776/ 165
- TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG chính sách trong nƣớc nhiều hơn chính sách khu vực hay quốc tế. Mỗi quốc gia đều có những chính sách phát triển nông nghiệp riêng. Chính vì vậy, đàm phán nông nghiệp thƣờng là đàm phán khó khăn nhất trong khối, và "rất khó‖ lồng ghép nội dung về thƣơng mại nông nghiệp trong giao dịch thƣơng mại quốc 36 tế. 4.2.2. Sức ép từ nông sản nhập khẩu Thị trƣờng chung AEC có hiệu lực không chỉ làm gia tăng cạnh tranh của nông sản Việt Nam trên thị trƣờng thế giới mà còn tạo ra thách thức cho nông sản ngay tại sân nhà. Thống kế của FAO cho thấy, Việt Nam nhập khẩu khá nhiều mặt hàng nông sản với tỷ trọng lớn. Bảng 3. Thương mại nông sản của Việt Nam 2011 Nguồn: FAO Statistical Yearbook 2014 Hơn thế, trong những năm gần đây thị trƣờng nông sản nội địa bị bỏ ngỏ. Việc sản xuất manh mún, nhỏ lẻ, tự phát. Hệ thống kiểm tra giám sát chất lƣợng, VSATTP gần nhƣ bị vô hiệu hóa, các hóa chất độc hại đƣợc sử dụng tràn lan. Chính điều này đã làm cho niềm tin của ngƣời dân về sản phẩm nông sản nội địa giảm sút nghiêm trọng. Đây sẽ là cơ hội lớn cho các quốc gia ASEAN khác và là thách thức lớn cho nền nông nghiệp Việt Nam. 4.2.3. Sự thống trị của nhà đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực sản xuất nông nghiệp Với sự khó khăn về vốn cộng với những yếu kém về khoa học kĩ thuật, trình độ quản lý, khi AEC có hiệu lực với cơ chế tự do hóa hàng hóa, dịch vụ và đầu tƣ có thể sẽ xảy ra một khuynh hƣớng đầu tƣ từ các nƣớc ASEAN khác vào nông nghiệp Việt Nam. Khuynh hƣớng này có thể dẫn đến những mắt xích quan trọng, có giá trị gia tăng cao sẽ thuộc sở hữu của nhà đầu tƣ nƣớc ngoài. Việt Nam sẽ chỉ còn đóng vai trò là ngƣời cho thuê đất và thuê nhân công với chi phí thấp. 5. Một số giải pháp phát triển nông nghiệp Việt Nam trong hội nhập AEC Đứng trƣớc một tƣơng lai thay đổi lớn, với nhiều cơ hội nhƣng cũng không ít thách thức và khó khăn, Việt Nam cần thực hiện một số giải pháp sau để duy trì và phát triển một nền sản xuất nông nghiệp hiện đại, đem lại giá trị lớn. 5.1. Phát triển DNV&N trong lĩnh vực nông nghiệp Trong môi trƣờng toàn cầu hiện nay, với những đòi hỏi ngày càng cao, cần phải có những thay đổi căn bản trong tổ chức sản xuất nông nghiệp. Những hộ nông dân với hạn chế về mọi phƣơng diện nhƣ vốn, năng lực quản lý, chuyên môn…, hay các hợp tác xã với lực lƣợng quản lý chính vẫn là nông dân đã không năng lực để làm chủ một nền sản xuất nông nghiệp mang tính toàn cầu nhƣ hiện nay. Cần thiết phải thúc đẩy phát triển DNV&N trong lĩnh vực nông nghiệp. 36 http://www.doanhnhansaigon.vn/van-de/vang-bong-dn-tu-nhan-trong-chinh-sach-nong-nghiep-cua- asean/1089776/ 166
- HỘI THẢO KHOA HỌC - QUẢN TRỊ VÀ KINH DOANH (COMB-2015) DN sẽ đóng vai trò hạt nhân thúc đẩy phát triển nông nghiệp bền vững thông qua việc áp dụng các sáng kiến, mô hình sản xuất và kinh doanh nông nghiệp với hàm lƣợng công nghệ kỹ thuật cao Để nâng cao chất lƣợng, giá trị của hàng nông sản, để gia tăng sản lƣợng và giá trị xuất khẩu nông sản, nông dân không thể làm đƣợc. Phải có một đội ngũ các DNV&N tham gia vào mọi khâu trong quá trình sản xuất, kinh doanh nông sản, thậm chí phải có các tập đoàn lớn, các công ty đa quốc gia. Hiện nay, tỷ trọng doanh nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp mới chỉ chiếm khoảng 1%. Các doanh nghiệp nông nghiệp đang gặp nhiều khó khăn, chi phí đầu tƣ lớn, chính sách hỗ trợ của nhà nƣớc chƣa đủ hấp dẫn. Để thu hút doanh nghiệp, nỗ lực của ngành nông nghiệp là chƣa đủ mà phải có sự tham gia của 37 tất cả các ngành, cả chính quyền Trung ƣơng và địa phƣơng. ) 5.2. Phát triển quan hệ hợp tác công tư (PPP) trong nông nghiệp Hợp đồng PPP (public private partnership) là thỏa thuận hợp tác giữa Nhà nƣớc và khu vực tƣ nhân trong đầu tƣ phát triển cơ sở hạ tầng và cung cấp các dịch vụ công, theo đó một phần hoặc toàn bộ công 38 việc sẽ đƣợc chuyển giao cho khu vực tƣ nhân thực hiện với sự hỗ trợ của Nhà nƣớc . Nông nghiệp thƣờng là khu vực có đầu tƣ lớn về CSHT, thời gian thu hồi vốn lâu. Hơn nữa, nông nghiệp còn là khu vực dễ bị tổn thƣơng, chịu ảnh hƣởng lớn từ thiên nhiên. Vì vậy hợp tác PPP mở ra cánh cửa cho việc kêu gọi các doanh nghiệp tham gia vào khu vực nông nghiệp, tạo điều kiện phát triển liên minh, liên kết giữa 3 nhà: nhà nông, nhà nƣớc và nhà doanh nghiệp. Theo dự kiến, tới 2017 sẽ có khoảng 500 ngàn hộ nông dân tham gia vào các dự án đối tác công tƣ của nông 39 nghiệp Việt Nam 5.3. Phát triển hợp tác, thiết lập chuỗi giá trị trong nội khối Đặc trƣng của sản xuất nông nghiệp Việt Nam hiện tại vẫn là nhỏ lẻ, manh mún, tự phát, điều này cản trở việc cải tiến chất lƣợng sản phẩm, tăng năng suất, giá thành… Trong một cộng đồng với nhiều quốc gia nông nghiệp, có nhiều tƣơng đồng về văn hóa, kinh tế, xã hội… việc phát triển quan hệ hợp tác, thiết lập chuỗi giá trị nông sản trong nội khối không những có thể giải quyết đƣợc những khó khăn của mỗi nƣớc mà còn biến ASEAN thành một trung tâm cung ứng nông sản chất lƣợng cao cho toàn thế giới. 6. Kết luận Với đặc thù tự nhiên, văn hóa, xã hội, nông nghiệp sẽ vẫn luôn là lĩnh vực quan trọng không chỉ của Việt Nam mà của cả ASEAN. Việc cộng đồng kinh tế chung AEC chính thức có hiệu lực cuối tháng 12/2015 có thể tạo ra những thách thức cho nền sản xuất nông nghiệp Việt Nam. Tuy nhiên, nếu có cơ chế chính sách thích hợp cùng với sự hợp tác tích cực của các thành viên, kì vọng ASEAN sẽ trở thành trung tâm cung ứng nông sản của thế giới, góp phần đáng kể vào việc duy trì an sinh xã hội cho cả khối. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] FAO Statistical Yearbook, 2014 [2] Minda C.Mangabat, 2007, Agriculture trade in the Asean region: Challenges for enhancing 37 http://www.thesaigontimes.vn/132000/DN-khong-the-tu-giai-quyet-duoc-van-de-nong-nghiep.html 38 http://fia.mpi.gov.vn/tinbai/2327/Tong-quan-ve-hop-dong-hop-tac-cong-tu-PPP 39 http://www.doanhnhansaigon.vn/van-de/vang-bong-dn-tu-nhan-trong-chinh-sach-nong-nghiep-cua- asean/1089776/ 167
- TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG cooperation and integration, The International Journal ò Economic policy Studies [3] Paul P.S Teng&Jurise Athena Oliveros, AEC2015:Tác động của đầu tƣ trong nông nghiệp ASEAN [4] Phạm Chi Lan, Hội nhập và thách thức đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ hiện nay, Đà Nẵng, 07/2015 [5] Trƣơng Đình Tuyển, Năng lực cạnh tranh của Việt Nam trong cộng đồng kinh tế ASEAN-Thực trạng và giải pháp, Đà Nẵng, 07/2015 [6] Shikha Jha, David Rolan-Holst, Sonsak Sriboonchitta, 2010, Regional Trade Opportunities for Asian Agriculture, ADB Economics Working Paper Series 168
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Các chính sách thực hiện hiệu quả của Việt Nam khi tham gia vào cộng đồng kinh tế Asean (Aec)
12 p | 143 | 30
-
Cộng đồng kinh tế Asean - Sổ tay hỏi và đáp: Phần 1
84 p | 72 | 11
-
Cộng đồng Kinh tế ASEAN và nguồn nhân lực của Việt Nam
5 p | 109 | 7
-
Kinh tế Việt Nam - Khu vực - Thế giới: Phân tích, nhận định, dự báo
4 p | 82 | 5
-
M&A – Giải pháp hữu hiệu cho các ngân hàng thương mại Việt Nam khi tham gia Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC)
7 p | 21 | 3
-
Thanh hóa trước thềm hội nhập cộng đồng kinh tế ASEAN
9 p | 52 | 3
-
Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao - giải pháp cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam trong quá trình hội nhập cộng đồng kinh tế chung ASEAN (AEC)
11 p | 27 | 3
-
"Brexit" và một số bài học kinh nghiệm đối với cộng đồng kinh tế ASEAN – Tiếp cận từ góc độ quan hệ quốc tế
10 p | 35 | 3
-
Hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam trong hội nhập cộng đồng kinh tế chung ASEAN (AEC)
8 p | 33 | 2
-
Đánh giá nhận thức và phản ứng chiến lược của lãnh đạo doanh nghiệp trong điều kiện hội nhập AEC nghiên cứu trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên
11 p | 33 | 2
-
Cơ hội, thách thức đối với ngành Dệt – may khi Việt Nam gia nhập Cộng đồng kinh tế ASEAN
7 p | 22 | 2
-
Thị trường bán lẻ cộng đồng kinh tế ASEAN: Thời cơ và thách thức đối với Việt Nam
7 p | 58 | 2
-
Brexit, những tác động cơ bản và những gợi mở cho cộng đồng kinh tế ASEAN
7 p | 39 | 2
-
Gia nhập Cộng đồng kinh tế ASEAN – cơ hội giải bài toán - tìm đầu ra cho nông sản Việt Nam
4 p | 31 | 1
-
Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của doanh nghiệp trong Cộng đồng kinh tế chung ASEAN (AEC)
6 p | 23 | 1
-
Giải pháp phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam sau hội nhập Cộng đồng kinh tế ASEAN
9 p | 28 | 1
-
Các doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp tỉnh Quảng Nam trước những cơ hội và thách thức khi Việt Nam gia nhập Cộng đồng Kinh tế ASEAN
10 p | 64 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn