intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Cộng đồng với việc giải quyết trẻ em lang thang trên Đèo Ngang - Nguyễn Thiết

Chia sẻ: Huynh Thi Thuy | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:0

49
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhằm giúp các bạn chuyên ngành Xã hội học có thêm tài liệu tham khảo, mời các bạn cùng tham khảo nội dung bài viết "Cộng đồng với việc giải quyết trẻ em lang thang trên Đèo Ngang". Nội dung bài viết trình bày về những vấn đề cần giải quyết trẻ em lang thang trên Đèo Ngang như: Nguyện vọng, cuộc sống, giáo dục,... Hy vọng nội dung bài viết phục vụ hữu ích nhu cầu học tập và nghiên cứu.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Cộng đồng với việc giải quyết trẻ em lang thang trên Đèo Ngang - Nguyễn Thiết

Diễn đàn.... Xã hội học, số 4 - 1997 100<br /> <br /> <br /> Cộng đồng với việc giải quyết trẻ em lang thang trên Đèo Ngang<br /> NGUYỄN THIẾT<br /> Vài năm trước đây, nhiều phương tiện thông tin đại chúng và dư luận xã hội nói nhiều<br /> đến một tệ nạn bùng nổ ở Đèo Ngang - “dịch chặn xe xin ăn”. Trẻ em ra đường vái lạy xin ăn<br /> xuất hiện ở Đèo Ngang từ năm 1990-1991 và đặc biệt nghiêm trọng vào những năm sau đó.<br /> Những ngày cao điểm mỗi phía có tới bốn, năm chục em. Cả thảy hàng trăm em trên một<br /> quãng đường đèo gần 6 km. Bây giờ căn bệnh đã bị đẩy lùi.<br /> Hai xã Kỳ Nam thuộc Hà Tĩnh và Quảng Đông thuộc Quảng Bình đều mới thành lập<br /> từ năm 1965 à 1966. Cả hai xã đều nằm trên trục đường số 1, ba bề là rừng núi, một bên là<br /> biển cả, 2/3 diện tích đất tự nhiên là rừng núi, 1/3 là đất pha cát một phần nước lợ, nửa năm<br /> ngập úng. Nắng lắm, mưa nhiều, đất bị sói mòn chai sạn.<br /> Trước đây ở Đèo Ngang do địa hình hiểm trở và cách biệt nên cư dân thưa thớt. Điều<br /> kiện địa lý khí hậu khắc nghiệt, người dân thường xuyên phải đối mặt với thiên tai. Để tồn tại<br /> họ phải gắn bó với nhau trong cộng đồng làng xã.<br /> Theo số liệu thống kê ở Bắc Đèo Ngang có 3% số dân không biết chữ. Thế hệ cha mẹ<br /> học vấn cao hơn con cái, cha mẹ thường học hết cấp 2 và một số ít là cấp 3, nhưng con cái<br /> học hết cấp 2 quá ít. Năm học 1994-1995 chỉ có 11 em lớp 6, 22 em lớp 7 nhưng cả hai lớp<br /> chi tồn tại được hai tháng vì không có thầy. Ai muốn đi học thì phải đi xa hàng chục cây số.<br /> Đói nghèo như vậy hầu hết các em phải ở nhà giúp đỡ gia đình kiếm sống. Trẻ em không<br /> được đến trường là một trong những nguyên nhân của tệ nạn ăn xin.<br /> Với tình trạng độc canh cây lúa, sản xuất bấp bênh vì chịu ảnh hưởng sâu sắc của thời<br /> tiết, thu nhập lương thực bình quân đầu người hàng tháng chỉ có 11-13 kg thóc. Toàn vùng<br /> Bắc Đèo Ngang có 420 hộ thì 243 hội với 1.020 nhân khẩu thuộc diện nghèo, 67 hộ đói, 105<br /> hộ đủ ăn và chỉ có 5 hộ thuộc diện khá. Sản xuất chủ yếu là nông nghiệp nhưng diện tích đất<br /> nông nghiệp chỉ bằng 10% diện tích đất lâm nghiệp và bằng 8% tổng diện tích. Thế nhưng<br /> một thời gian dài chỉ định hướng phát triển cây lúa, con lợn mà quên đi đặc điểm địa lý kinh<br /> tế của tiểu vùng. Mặc khác cơ chế quản lý tập trung, bao cấp đã không chú ý phát huy quyền<br /> tự chủ và lợi ích của mỗi người xã viên, vì vậy, người nông dân không còn tha thiết với sản<br /> xuất và hợp tác xã. Thực trạng kinh tế xã hội như vậy trong khi chuyển đổi cơ cấu kinh tế<br /> thực sự gây nên không ít khó khăn. Hầu hết hộ nông dân thiếu vốn để mua sắm công cụ, tư<br /> liệu sản xuất làm cho người nông dân rơi vào vòng luẩn quẩn, không hòa nhập được với cơ<br /> chế mới, khả năng tụt hậu là điều chắc chắn.<br /> Từ năm 1990 bắt đầu xuất hiện tình trạng một số người lớn và tẻ em “vái lạy xin ăn”<br /> có lúc cao điểm lên đến hàng trăm người. Tìm hiểu hoàn cảnh 37 em thường xuyên xin ăn<br /> thuộc 26 hộ, chúng tôi thấy nhưa sau:<br /> 1) 42% gia đình đông con, bố mẹ già yếu hoặc gia đình có những biến động về xã hội<br /> như đi vùng kinh tế mới không trụ được phải về, di chuyển chỗ ở và sinh hoạt chưa ổn định.<br /> 2) 58% gia đình không hoản chỉnh, bố mẹ mất sớm hoặc ly dị.<br /> <br /> Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn<br /> 101<br /> Nguyễn Thiết<br /> <br /> Số hộ gia đình có 2 con chiếm 34%, số hộ 3 con trở lên 66%. Trong đó 26% có từ 5<br /> đến 7 con, 6 hộ có từ 2 đến 3 con thường xuyên lên đèo.<br /> 3) Về tuổi của các em thường lên đèo xin ăn: 7 tuổi chiếm 8%; 8 tuổi chiếm 10%; 9<br /> tuổi chiếm 5%; 10 tuổi chiếm 13,5%; 11 tuổi chiếm 5%; 12 tuổi chiếm 19%; 13 tuổi chiếm<br /> 13,5%; 14 tuổi chiếm 20%; 15 tuổi chiếm 5%.<br /> Trong số này có 32% là trẻ em gái, độ tuổi từ 10 đến 14 tuổi; 68% là nam tuổi từ 7 đến<br /> 15. Các em nữ 13-14 tuổi thường không muốn tiếp tục công việc này vì đã biết xấu hổ. Nhưng<br /> các em nam ở độ tuổi ấy thì vẫn tiếp tục lang thang và có nhiều hành vi gây mất trật tự an<br /> toàn giao thông.<br /> 4) Về học vấn 81% các em chỉ học lớp 1 và lớp 2, 2% học lớp 3 và 16,2% chưa từng<br /> đến trường. Tình trạng học vấn thấp như vậy đã ảnh hưởng trực tiếp đến nhận thức xã hội của<br /> các em. Trở lại lớp học là một việc khó khăn vì tuổi các em đã lớn so với tuổi vào lớp mà các<br /> em đã bỏ qua.<br /> Nhận xét chung về các em lang thang ăn xin trên Đèo Ngang là khác với trẻ em lang<br /> thang ở thành phố và nơi du lịch. Gần 100% trẻ em lang thang trên Đèo Ngang không tách rời<br /> gia đình. Hầu hết các em trả lời số tiền xin được đều đưa cho bố mẹ mua gạo, rất ít đứa trẻ đã<br /> chi tiêu số tiền đó cho nhu cầu riêng của mình.<br /> 5) Nhận thức của các em về nguyên nhân “vái lạy ăn xin”<br /> Đa số các em được hỏi đều trả lời: nguyên nhân do kinh tế gia đình khó khăn, nhiều<br /> gia đình thất bát trở về từ những vùng kinh tế mới Tây Nguyên; hầu hết là đông anh em, mất<br /> mùa liên tục nên sự cưu mang của cộng đồng cũng hạn chế, không ít trường hợp bố mất sớm,<br /> còn mình mẹ. Nhiều hộ loại này có đến 2-3 em thường xuyên lên đèo.<br /> Nguyên nhân thứ hai: có nhiều trẻ em trả lời theo bạn bè, thấy người ta làm em cũng<br /> làm – số này thường dễ quay trở về nhà nếu được khuyên nhủ kịp thời của các Tổ chức xã<br /> hội.<br /> 6) Nguyện vọng của các em<br /> Tuyệt đại đa số các em mong muốn gia đình sớm ổn định để phát triển sản xuất, các<br /> em có cơ hội để giúp đỡ gia đình theo khả năng của mình. Hầu hết các em đã từng lên đèo nay<br /> không lên nữa nhưng nhiều em vẫn chưa được đến trường, các em phải đi lấy củi hoặc làm<br /> thuê.<br /> Nhìn chung các hộ nông dân Đèo Ngang đều ít ruộng, không có vốn, thiếu khả năng<br /> thâm canh, mở rộng ngành nghề nên đã hạn chế khả năng tham gia vào các hoạt đọng kinh tế<br /> và xã hội của các em.<br /> Khi được hỏi về nguyện vọng học tập, nhìn chung các em rất ít trả lời. một số em ngại<br /> trở lại lớp vì lớn tuổi, các em rất tự ti về trình độ học vấn của mình, vì vậy mà chưa chủ động<br /> được định hướng học tập và công việc của mình. Điều đó đang tiếp tục nêu lên những vấn đề<br /> xã hội cần sớm có sự đầu tư hỗ trợ của nhà nước và các tổ chức quần chúng, xã hội.<br /> Chúng tôi cho rằng những nguyên nhân chính tạo nên tình trạng đó là:<br /> Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn<br /> 102 Cộng đồng với việc giải quyết trẻ em lang thang trên Đèo Ngang<br /> <br /> 1) Nguyên nhân thứ nhất là do thiên nhiên khắc nghiệt, thiên tai đe dọa thường xuyên.<br /> Từ năm 1961 đến 1991 – trong 30 năm, Đèo Ngang gặp 37 cơn bão. Chỉ riêng ba năm 1988-<br /> 1991 bị liên tục 9 cơn bão tàn phá, để lại hậu quả nặng nề. Tuy là nguyên nhân khách quan<br /> nhưng trong trường hợp cụ thể này đôi khi lại là yếu tố quyết định mọi vấn đề kinh tế xã hội<br /> dẫn đến tình trạng trẻ em lên đèo.<br /> 2) Nguyên nhân thứ hai là do nghèo đói triền miên dẫn đến sự tha hóa, con người phải<br /> đối mặt với miếng ăn hàng ngày để sinh tồn.<br /> 3) Tỷ lệ tăng dân số trước năm 1990 quá cao xấp xỉ 3%. Hậu quả của nó đang tác<br /> động xấu trong thời kỳ này.<br /> 4) Địa phương nhiều năm chưa có trường cấp 2, chưa đủ giáo việ, cơ sở vật chất cho<br /> giáo dục còn hạn chế, tình trạng bỏ học là phổ biến.<br /> Kết quả nghiên cứu cho thấy hiện tượng trẻ em vái lạy xin ăn chỉ là dấu hiệu bên<br /> ngoài, thực ra bên trong nó đã tích tụ biết bao nhiêu mâu thuẫn về kinh tế- xã hội nhiều năm<br /> chưa có biện pháp khắc phục.<br /> Dự án “Hỗ trợ phát triển kinh tế hộ nông dân nghèo giúp trẻ em lang thang tái hòa<br /> nhập với cộng đồng” được áp dụng ở hai xã đã nêu trong tình hình đó. Mục tiêu của dự án là<br /> đưa trẻ em lang thang vái lạy ăn xin trên Đèo Ngang hòa nhập trở lại với cộng đồng, bằng hai<br /> biện pháp chính:<br /> Một là: Giúp đỡ nhân đạo tức thời cho những em đặc biệt khó khăn để các em trở về<br /> với cộng đồng và tham gia vào lớp học tình thương.<br /> Hai là: Cho vay vốn quay vòng giúp các gia đình nghèo phát triển sản xuất, nâng cao<br /> đời sống, duy trì lâu dài việc hòa nhập của các trẻ em lang tháng với cộng đồng.<br /> Mục tiêu dự án đề ra là lớn và chắc chắn phải vượt qua nhiều khó khăn. Thực tế lúc<br /> đầu cũng đã diễn ra như vậy. Số tiền đợt một tháng 5/1993 có 15 triệu đồng. Quỹ đã dành 4<br /> triệu để mua sách vở, bút mực, quần áo mở lớp học tình thương cho 47 em, trong đó có các<br /> em thường xuyên lên đèo vái lạy xin ăn. Phần còn lại Quỹ và ban chỉ đạo dự án động viên 8<br /> gia đình khó khăn nhất mạnh dạn vay với thời hạn 3 năm không thu lãi.<br /> Có vốn của Quỹ lại được cộng đồng quan tâm, số hộ nghèo phấn khởi nhắc nhở con<br /> cái của họ làm việc, học hành, không lên đèo vái lạy ăn xin nữa. Sau khi làm thử đợt một, số<br /> em lên đèo giảm hẳn. Nhiều hộ nghèo đã bỏ công sức cải tạo ruộng đất vườn, đào ao, khoanh<br /> hồ chuẩn bị nuôi trồng thủy sản, chăn nuôi gia súc.<br /> Sau kết quả đó, Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam đã củng cố thêm quyết tâm mở rộng dự<br /> án vay vốn quay vòng với tổng số tiền là 50 triệu đồng.<br /> Song song với hoạt động phát triển kinh tế là hoạt động xã hội bằng việc thành lập câu<br /> lạc bộ những người vay vốn quay vòng của Quỹ. Nội dung sinh hoạt câu lạc bộ là giúp nhau<br /> kinh nghiệp phát triển sản xuất, quản lý và khuyên bảo con em không lên đèo, giúp các cháu<br /> học tậ và những vấn đề khác nảy sinh trong đời sống xã hội. Những hộ vay vốn sẵn có tiềm<br /> lực và kinh nghiệm hơn phải có trách nhiệm giúp đỡ kinh nghiệm cho cả nhóm sử dụng vốn<br /> <br /> Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn<br /> 103<br /> Nguyễn Thiết<br /> <br /> làm ăn có hiệu quả, đồng thời chịu lãi suất 2% tháng (thời điểm này lãi suất ngân hàng 2,6%).<br /> 43 hộ nghèo mỗi hộ được vay 500.000đ không phải trả lãi. Nếu vay nhiều hơn 500.000đ thì<br /> phải trả lãi phần vượt quá 500.000đ đó. Số lãi thu được từ vốn cho vay Quỹ Bảo trợ Trẻ em<br /> Việt Nam không thu về Quỹ mà giành toàn bộ cho công tác quản lý và phúc lợi cho trẻ em tại<br /> địa phương, trong đó ưu tiên cho tẻ em đã đến các lớp học tình thương.<br /> Sang giai đoạn 2 của dự án, mục tiêu phát triển kinh tế hộ gia đình theo cơ chế cho<br /> vay không lấy lãi hoặc lấy lãi một phần được gắn liền với biện pháp chuyển giao kỹ thuật<br /> được tổ chức hoạt động trên cơ sở hộ gia đình và câu lạc bộ những người vay vốn của Quỹ.<br /> Việc thành lập Câu lạc bộ có ý nghĩa quan trọng đối với thành công của dự án và tọa nên tác<br /> động kép giữa kinh tế và yếu tố tích cự của truyền thống tâm lý làng xã trong cư dân nông<br /> nghiệp, nhằm khơi dậy tinh thần cộng đồng sẵn có của một vùng dân cư đặc biệt do lịch sử và<br /> địa lý kinh tế quy định như đã nêu ở phần trên.<br /> Tuy dự án nhỏ triển khai trong phạm vi hẹp nhưng những nguyên tắc trên đây thực<br /> chất là việc hình thành thể chế mới trong cộng đồng làm cho sự phối hợp của dân chúng được<br /> dễ dàng, bằng cách giúp họ hình thành các nguyện vọng mà mọi người có thể tuân thủ một<br /> cách hợp lý khi thực hiện những nhiệm vụ kinh tế, xã hội có tính cộng đồng.<br /> Dự án Đèo Ngang gợi ý cho nông dân nói riêng va dân cư nông nghiệp nói chung xây<br /> dựng cho mình những hình thức hoạt động cộng đồng để giải quyết những nhu cầu của chính<br /> mình. Thông qua các hoạt động cộng đồng này xuất hiện những điều kiện mới, môi trường<br /> mới từ đó này sinh nhu cầu hợp tác lại giữa các hộ nông dân. Nhà nước nên có sự chú ý thích<br /> đáng để giúp đỡ nông dân và những vùng nông thôn nghèo hơn theo hướng tác động kích<br /> thích để cộng đồng tự tổ chức phát triển, từng bước từ thấp tới cao. Những chuyển biến trong<br /> cộng đồng dân cư được triển khai dự án là rất rõ rệt.<br /> 1) Điều dễ nhận thấy là các gia đình có hoàn cảnh khó khăn được vay vốn đã có biến đổi<br /> tích cực về sản xuất và đời sống. Tuyệt đại bộ phận những người được vay vốn đều đánh giá<br /> đời sống gia đình mình khá hơn trước: 25,31% khá hơn nhiều, 58,37% khá hơn một chút,<br /> 2,75% vẫn như cũ, 6,78% cho rằng kém hơn. Tất cả những hộ được vay vốn đều rất phấn<br /> khởi và đều muốn giới thiệu với khách những thành quả do vay vốn mà có của mình.<br /> Điều không kém phần quan trọng là dự án đã tập trung vốn cho mục đích phát triển sản<br /> xuất, tạo công ăn việc làm cho gia đình, tạo được lợi nhuận và sự phấn khởi ngay từ đầu. Vì lẽ<br /> đó sau 2 năm, 84.04% số người được hỏi ý kiến trả lời cuộc sống của họ khá hơn do được vay<br /> vốn; 50% số hộ được hỏi khẳng định vốn có hữu ích; 44.4% hộ khẳng định có ích nhưng vốn<br /> còn ít. Như vậy 94.4% ý kiến khẳng định vốn có ích cho gia đình là một xác nhận thành công<br /> tốt đẹp về biện pháp kinh tế xã hội này của Quỹ.<br /> Dự án cho vay vốn còn đặt ra mục tiêu xa hơn là tạo tiền đề cho các hộ nghèo có điều<br /> kiện tự mình vượt qua khó khăn bằng chính các nguồn lực của mình, tạo ra sự biến đổi trong<br /> suy nghĩ, tổ chức sản xuất, tổ chức cuộc sống của gia đình theo yếu cầu mới của sự phát triển<br /> kinh tế và xã hội trong đó có việc chăm sóc trẻ em. Người dân tự tin hơn, có trách nhiệm hơn<br /> trong quá trình sử dụng vốn: 77,7% người trả lời cuộc sống tốt hơn là do có vốn; 22,2% trả<br /> lời do mạnh dạn đầu tư; 27,7% trả lời trong cuộc sống đã tính toán chặt chẽ hơn và 42,7% cho<br /> Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn<br /> 104 Cộng đồng với việc giải quyết trẻ em lang thang trên Đèo Ngang<br /> <br /> rằn họ lo lắng đến sản xuất chăn nuôi từ vốn dự án hơn trước đây. Vì vậy, nhiều gia đình ở<br /> Đèo Ngang đã có nguồn vui và toàn cộng đồng đang có những niềm vui mới, nhận thức của<br /> nhân dân đã có những biến đổi lớn, đó là những yếu tố đảm bảo tính bền vững của dự án.<br /> 2) Từ khi dự án triển khai kinh tế bắt đầu có sự thay đổi đã tạo cơ hội cho người nông<br /> dân có hoàn cảnh khó khăn tham gia vào quá trình hòa nhập với cơ chế thị trường: 86% người<br /> ngheo có trẻ con vái lạy xin ăn được vay vốn tham gia sinh hoạt Câu lạc bộ thường xuyên.<br /> Khi được hỏi nội dung sinh hoạt Câu lạc bộ gồm những vấn đề gì? 47% trả lời trao đỏi kinh<br /> nghiệm sử dụng vốn cho sản xuất, 42% trả lời trao đổi kinh nghiệm giáo dục cho con cái và<br /> trên 10% trả lời bàn những vấn đề khác có liên quan.<br /> Hoạt động của lớp học tình thương, nhà trường ở hai phía đèo đã đóng vai trò tích cực<br /> trong quán trình triển khai dự án. Các thầy, cô giáo hình thành các “nhóm tâm sự” để phát<br /> hiện những khó khăn trong tâm lý trẻ em, để động viên các em đến trường và khắc phục<br /> những mặc cảm. Thái độ đúng đắn của thầy, cô làm cho nhiều em vượt qua được những khó<br /> khăn để theo học.<br /> Có thể khẳng định rằng biện pháp hỗ trợ đầu tư vốn phát triển kinh tế hộ gia đình thực<br /> sự là một khởi động, khơi dậy tính tích cực của cộng đồng để giải quyết các vấn đề xã hội của<br /> chính mình tại Đèo Ngang.<br /> Những khó khăn cần tiếp tục khắc phục:<br /> 1) Dự án được triển khai ở một vùng nông thôn, dân trí chưa cao, nhận thức của người<br /> dân còn rất giản đơn, lại bắt đầu tiếp cận với một cách tổ chức thực hiện dự án hoàn toàn mới<br /> nên mục tiêu trợ giúp để phát huy năng lực sẵn có của bà con có khi được hiểu là trợ cấp, là<br /> làm thay như trước đây vẫn làm nên tốc độ vận hành dự án rất chậm.<br /> 2) Dự án từ thiện trên đây có quy mô nhỏ nhưng phải giải quyết cùng lúc nhiều vấn đề<br /> kinh tế- xã hội với nhiều tác động ngược chiều khá quyết liệt như hậu quả phát triển dân số<br /> cao (thập kỷ 80 gần 30%, nay 2.27%), thiếu trường, thiếu thầy nên nhiều trẻ em mất cơ hội<br /> đến trường. Nhiều em muốn học tiếp nhưng đành phải bỏ vì không có cấp 2. Những khó khăn<br /> này bản thân dự án không giải quyết nổi nếu không có ngành giáo dục giúp đỡ.<br /> 3) Dự án được triển khai tại một vùng thời tiết, khí hậu khắc nghiệt – nắng lắm mưa<br /> nhiều. Thành công đó, nhưng cũng có thể bị thất bại do bão lụt bị cuốn trôi xóa đi tất cả! Dự<br /> án không thể tồn tại nếu như không có những đầu tư cơ bản về hạ tầng từ phía nhà nước.<br /> Là một dự án từ thiện, bằng vốn đóng góp của hàng triệu người dân, mỗi người vài ba<br /> ngàn đồng nhằm mục đích giúp đỡ trẻ em lang thang. Đầu tư qua gia đình là nhằm mục đích<br /> tìm kiếm sự bền vững hơn sự trợ cấp truyền thống. Mong muốn của dự án chỉ là khởi đầu thể<br /> nghiệm một phương pháp đầu tư hỗ trợ từ vốn vận động xã hội, sau 4 năm đã có kết quả. Tuy<br /> nhiên, dự án chỉ bền vững khi tăng cường sự hỗ trợ của nhà nước, kết hợp với sự phát huy tự<br /> quản cộng đồng, tự chủ của gia đình và từng thành viên trong cộng đồng đó.<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn<br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2