Cộng đồng ASEAN - Những vấn đề đặt ra và bối cảnh tác động: Phần 1
lượt xem 2
download
Mục tiêu của cuốn "Cộng đồng ASEAN - Những vấn đề đặt ra và bối cảnh tác động" do TS. Trương Duy Hòa làm chủ biên là nhận diện, phân tích và đánh giá bối cảnh khu vực và thế giới hiện nay cũng như những năm sắp tới; trong đó đặc biệt phân tích các tác động của chúng đối với việc hiện thực hóa Cộng đồng ASEAN, chỉ ra những thuận lợi, khó khăn và những vấn đề cần giải quyết trong tiến trình hiện thực hóa AC vào năm 2015. Sách được chia thành 2 phần, mời các bạn cùng tham khảo phần 1 cuốn sách.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Cộng đồng ASEAN - Những vấn đề đặt ra và bối cảnh tác động: Phần 1
- KHOA HOC XÄ HÔI VIÊT NAM il il umil h h i »IÊN CÜTU DÔNG NAM A ih CK.0000063647 I S . T R LfÖNG D U Y H Ö A (Chu bien) MËN THUC HÖA CONG DÖNG ASEAN BÖ I C Â N H T Ä C D O N G VÀ N H Ü N G V A N D E D A T RA B RU N E I * * O ® \ \ » % *t> Ma l a y s ia NHÀ XUÂT BAN KHOA HOC XÄ H 0I
- HIỆN THựC HÓA CỘNG ĐÓNG ASEAN BỐI CÀNH TAC Đ ộ n g Và những vấn Đ ẽ Đ ặt ra
- Biên mục trên xuất bản phẩm của Thư viện Quốc gia Việt Nam Trương Duy Hòa Hiện thực hóa cộng đồng ASEÁN - Bối cảnh tác động và những vấn đề đạt ra : Sách chuyên khảo / Trương Duy Hoa ch.b. - H. : Khoa học xã hội, 2013. - 304tr. ; 24cm ĐTTS ghi: Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam. Viện Nghiên cứu Đông Nam Á. - Thư mục: tr. 294-302 1. ASEAN 2. Cộng đồng 3. Sách chuyên khảo 327.1 -d c l4 KXB0136p-dP
- VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XẢ HỘI VIỆT NAM VIỆN NGHIÊN CỨU ĐÔNG NAM Á TS. T R Ư Ơ N G D U Y H Ò A (C h ủ b iê n ) HỆM THựC HÓA CỘNG ĐỒNG ASEAN BCI CẢNH TÁC ĐỘNG VÀ NHỮNG VẤN ĐỄ ĐẶT RA (S á c h c h u y ên k h ả o ) NHÀ XUÁT BẢN KHOA HỌC XẢ HỘI HÀ NỘI - 2013
- N H Ữ N G N G Ư Ờ I T H A M G IA TS. Trương Duy Hòa (Chủ biên) TS. Võ Xuân Vinh ThS. Lê Thị Hòa ThS. Nguyễn Ngọc Lan ThS. Lê Phương Hòa NCV. Phạm Thị Mùi
- MỤC LỤC Trang BẢNG CHỮ VIẾT TẮT 7 MỞ ĐÂU 11 CHƯƠNG 1 VÀI NÉT VỀ BỐI CẢNH KHU vực VÀ THÉ GIỚI HIỆN NAY 15 1.1. Môi trường chính trị - an ninh khu vực và quốc 15 tế đang có nhiều biến động dữ dội 1.2. Tỉnh hình kinh tế khu vực và thế giới đang gặp 48 nhiều khó khăn và suy thoái nghiêm trọng 1.3. Những vấn đề an ninh phi truyền thống đang 76 diền biến phức tạp và khó lường UH UO NCi 2 TÁC ĐỘNG TỪ BỒI CẢNH KHU vực VÀ QUỐC TẾ ĐỐI VỚI TƯƠNG LAI CỘNG ĐỒNG ASEAN 102 2.1. Những tác động tích cực 105 2.2. Những tác động tiêu cực 138 2.3. Dự báo về tương lai của Cộng đồng ASEAN trong bối cảnh hội nhập khu vực và quốc tế sau năm 2015 169 5
- HIỆN THỰC HÓA CỘNG ĐỒNG ASEAN. CHƯƠNG 3 NHỮNG VẨN ĐỀ ĐẶT RA ĐỐI VỚI CỘNG ĐÒNG ASEAN VÀ CHÍNH SÁCH CỦA VIỆT NAM 189 3.1. Đoàn kết, liên kết nội bộ nhằm tạo nên ý chí chính trị nhất quán, tranh thủ thời cơ và sự ủng hộ của các nước lớn cũng như các tổ chức quốc tế 189 3.2. Nâng cao tiềm lực quốc gia của các thành viên ASEAN 208 3.3. Hoàn thiện cơ sở hạ tầng, hệ thống pháp luật, cơ chế và chính sách nội khối ASEAN 217 3.4. Nâng cao năng lực tài chính và quản trị ngân sách trong các nước ASEAN 223 3.5. Hợp tác khoa học - công nghệ và nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực ASEAN 238 3.6. Hợp tác sử dụng lao động di cư trong nội bộ các nước ASEAN 245 3.7. Rút ngán chênh lệch khoảng cách phát triển kinh tế giữa các nước ASEAN 254 3.8. Tăng trưởng xanh và đối phó với biến đổi khí hậu toàn cầu 265 3.9. Tác động và chính sách của Việt Nam trước vấn đề hiện thực hóa Cộng đồng ASEAN 272 KẾT LUẬN 290 TÀI LIỆU THAM KHẢO 294 6
- BẢNG CHŨ VIÉT TẮT AC (ASEAN Community)'. Cộng đồng ASEAN ADM M + (ASEAN Defence Ministeriell Meeting Plus): Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN mở rộng AEC (ASEAN Economic Community)'. Cộng đồng Kinh tế ASEAN AEM (ASEAN Economic Ministers)'. Hội nghị các Bộ trưởng Kinh tế ASEAN A IT (Asian Institute o f Technology)-. Viện Công Nghệ châu Á ARF (ASEAN Regional Forum)’ . Diễn đàn Khu vực ASEAN APSC (ASEAN Political Security Community ): Cộng đồng Chính trị - An ninh ASEAN A SCC (ASEAN Social and Cultural Community): Cộng đồng Văn hóa - Xã hội ASEAN AFTA (ASEAN Free Trade Area): Khu vực Mậu dịch tự do ASEAN APEC (Asia - Pacific Economic Cooperation): Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương A SEAN (Association o f Southeast Asian Nations)'. Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á 7
- HIỆN THỰC HÓA CỘNG ĐỒNG ASEAN. ASEAN + 1 (ASEAN Plus one)'. Hợp tác ASEAN và từng bên (với Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc) ASEAN + 3 (ASEANPlus Three): Hợp tác ASEAN với ba nước Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc A S E A N -4 (ASEAN Four): ASEAN Bốn gồm Campuchia, Lào, Myanmar, Việt Nam A S E A N -6 (ASEANSix): ASEAN Sáu gồm Brunei, Indonesia, Malaysia, Philippines, Thái Lan, Singapore A SEM (Asia - Europe Meeting)-. Hội nghị Thượng đinh Á-Âu CAFTA (China - ASEAN Free Trade Area): Khu vực Mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc CLM V (Campuchia - Lao - Myanmar - Vietnam)'. Các nước Campuchia, Lào, Myanmar, Việt Nam coc (Code o f Conduct fo r South China Sea): Quy tăc ứng xử ở Biển Đông DOC {Declaration on the Conduct o f Parties)'. Tuyên bố ve cách ứng xử của các bên ở Biển Đông EAS (East Asia Summit): Hội nghị Thượng đình Đông Á EU (European Community)'. Cộng đồng châu Âu IR R I (International Rice Research Institute)-. Viện Nghiên cứu Lúa quốc tế ở Philippines IAI {Initiative o f ASEAN Integration): Sáng kiến Hội nhập ASEAN FDI {Foreign Direct Investment): Đầu tư trực tiếp nước ngoài 8
- DANH MỤC CÁC BẢNG, BIÉƯ ĐỒ Trang B ả n g 1: Mức lạm phát cùa các nước ASEAN giai đoạn 2006 - 2010 61 B ả n g 2: Tỷ giá đồng nội tệ ASEAN so với đồng đôla (bình quân cả năm) giai 66 đoạn 2006 - 2010 B ă n g 3: Bảng xếp hạng tham nhũng ở các nước Đông Nam Á giai đoạn 2004 - 2009 93 B ả n g 4: Dòng vốn FDI vào các nước Đông Nam Á giai đoạn 2008 - 2012 159 B ả n g 5: Cung cấp tín dụng trong nước của hệ thống ngân sách một số nước ASEAN giai đoạn 2005 - 2008 226 B ả n g 6: Nợ nước ngoài chưa trả của các nước ASEAN giai đoạn 2006 - 2010 231 B ả n g 7: Sự đóng góp của kiều hối đối với nền kinh tế của các nước xuất khẩu lao động 249 B ả n g 8: GDP bình quân đầu người của các nước ASEAN năm 2012 256 9
- HIỆN THỰC HÓA CỘNG ĐỒNG ASEAN. B ả n g 9: Kim ngạch, tốc độ tãng/giảm xuất - nhập khẩu của các nước ASEAN năm 2011 258 B iêu đ ồ Thâm hụt ngân sách ở các nước 1: ASEAN, 2008 - 2010 (% GDP) 230 10
- MỞ ĐẦU Thế giới đang vận động và biến đổi không ngùng cả về tư duy chính trị, lẫn hiện thực kinh tế và xã hội. Đây là một thực tế sinh động đang và sẽ tác động rất mạnh mẽ, sâu sắc và toàn diện đến mọi quốc gia, tổ chức và khu vực trên thế giới trong nửa đầu của thế kỷ XXI, trong đó có các nước ASEAN. Là một tổ chức khu vực thuộc loại năng động nhất thế giới, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) sau 46 năm phát triển thăng trầm (1967 - 2013) đang đứng trước ngưỡng cửa của một sự chuyển hóa mạnh mẽ về chất. Từ tính chất là một Hiệp hội (Association) chuyển sang Cộng đồng (Community), đó là Cộng đồng ASEAN (ASEAN Community - AC) với ba trụ cột: Cộng đồng chính trị - an ninh (APSC), Cộng đồng k in li té (A E C ), C ộ n g đ ò n g văn h óa - xã h ội (A S C C ). D ây 3C là một sự kiện chính trị nổi bật của khu vực Đông Nam Á diễn ra vào năm 2015 theo kế hoạch mà các nhà lãnh đạo ASEAN đã cam kết. Tuy nhiên, trong bối cảnh quốc tế và khu vực hiện nay với sự cạnh tranh quyền lực giữa các cường quốc, nhất là giữa hai nước lớn Mỹ và Trung Quốc tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương nói chung và Đông Nam Á nói riêng; mâu thuẫn trong tranh chấp biển đảo ở Biển Đông (và biển Hoa Đông) chưa tìm 11
- HIỆN THỰC HÓA CỘNG ĐỒNG ASEAN. được tiếng nói chung; khủng hoảng kinh tế tài chính toàn cầu chưa có hồi kết; cũng như các vấn đề an ninh phi truyền thống đang diễn biến hết sức phức tạ p ... thì với việc AC ra đời, Cộng đồng ASEAN chắc chắn sẽ phải đương đầu với những tác động nhiều chiều, cả tích cực lẫn tiêu cực, đòi hỏi từng thành viên cũng như toàn thể mười nước phải có các nồ lực to lớn để vượt qua các khó khăn và thách thức. Tác động từ bối cảnh khu vực và thế giới đối với AC sẽ diễn ra như thế nào? Những vấn đề nào được đặt ra hiện nay và trong tương lai mà các nước ASEAN cần phải giải quyết trước mắt cũng như dài hạn để AC trờ nên hiện thực hóa và vững mạnh? Việt Nam cần có đối sách và giải pháp ra sao để góp phần tích cực vào việc xây dựng ngôi nhà chung cùa Cộng đồng A SE A N ...? Đây rõ ràng là những vấn đề quan trọng và khá cấp bách cần thiết phải nghiên cứu để có các câu trả lời. Mục tiêu của cuốn sách này là nhận diện, phân tích và đánh giá bối cảnh khu vực và thế giới hiện nay cũng như những năm sắp tới; trong đó đặc biệt phân tích các tác động của chúng đối với việc hiện thực hóa Cộng đồng ASEAN, chi ra những thuận lợi, khó khăn và những vấn đề cần giải quyết trong tiến trình hiện thực hóa AC vào năm 2015. Đồng thời, đề xuất một sổ chính sách mà Việt Nam cần thực hiện trong tiến trình xây dụng và hoàn thiện AC. Cuốn sách có cấu trúc gồm ba chương như sau: Chương 1: “ Vài nét về bối cảnh khu vực và thế giới hiện nay". 12
- M ờ đầu Chương 2: ‘T á c động từ bối cảnh khu vực và quốc tế đổi với tương lai Cộng đồng A SE A N ”. Chương 3: “Những vẩn đề đặt ra đối với Cộng đong ASE AN và chinh sách của Việt Nam". Cuốn sách này là kết quá của công trình nghiên cứu cấp Bộ có tên gọi: Bổi cánh quốc tế và khu vực tác động đến tiến trình hiện thực hỏa Cộng đồng ASEAN (thuận lợi, khó khăn và những vẩn đề đặt ra cần giải quyết) do TS. Trương Duy Hòa làm Chủ nhiệm. Tuy nhiên, do chủ đề nghiên cứu quá rộng lớn và phức tạp, trong khi điều kiện tư liệu còn nhiều hạn chế nên cuốn sách không thể tránh khỏi thiếu sót, chúng tôi rất mong độc giả đóng góp ý kiến và lượng thứ cho những khiếm khuyết. C h ủ b iên TS. T R Ư Ơ N G DUY H Ò A 13
- Chương 1 VÀI NÉT VÊ BÓI CẢNH KHƯ vực VÀ THẾ GIỚI HIỆN NAY 1.1. M ô i tr ư ờ n g ch ín h tr ị - an n in h k h u v ự c v à q u ố c tế đ a n g có n h iều b iế n đ ộ n g d ữ d ộ i Thế giới những năm gần đây cho đến thời điểm 2013 là một bức tranh đa màu sắc, cực kỳ phức tạp và hỗn độn chưa từng có, trong đó nhiều cuộc chiến tranh tàn khốc (ở Apghanistan, Irắc, L ibya...) diễn ra với nhiều hậu quả khùng khiếp, và cùng đồng hành với chúng là những xung đột sắc tộc, bạo lực nội bộ, đánh bom khủng bố lan tràn khắp n ơ i...; đặc biệt, cuộc nội chién ớ ¡Sirya vá bạo loạn đãm máu ớ Ai Cạp hiện nay đang khiến cho khu vực Bắc Phi và Trung Đông tiếp tục là điểm nóng nguy hiểm thu hút sự chủ ý cùa toàn thế giới. Bạo loạn ở khu vực Bắc Phi và Trung Đông mang hiệu ứng dây chuyền càng gia tăng sức nóng khi vấn đề hạt nhân gây tranh cãi của Iran đang trong tình trạng không có lối thoát, có thể dẫn tới xung đột quân sự bất cứ lúc nào giữa một bên là Mỹ, phương Tây và Israel, với bên kia là nước Cộng hòa Hồi giáo Iran. Bên cạnh vấn đề hạt nhân nóng bỏng của Iran, sức 15
- HIỆN THỰC HÓA CỘNG ĐỒNG ASEAN. ép quốc tế do Mỹ đứng đầu đang đè nặng lên Chính phù Sirya khi phương Tây cáo buộc Tổng thống Bashar al-Assad đàn áp đẫm máu những người thuộc phe đối lập trong cuộc nội chiến đang diễn ra tại Sirya dẫn đến cái chết của gần 100.000 người'. Tình trạng căng thẳng đối đầu giữa một bên là hai nước Iran và Sirya với bên kia là các nước phương Tây và Israel, giữa nội bộ các nước A Rập với nhau và giữa các cường quốc bên ngoài có quan điểm và lợi ích khác biệt trong việc giải quyết những mâu thuẫn phức tạp Hên quan đến hai quốc gia A Rập này, đang có nguy cơ đặt cả khu vực Trung Đông và thế giới bên miệng hố của xung đột vũ trang lớn khó có thể kiểm soát. Xung đột và những mâu thuẫn điển hình từ khu vực Bắc Phi và Trung Đông đang lan nhanh ra toàn khu vực, có tác động và ảnh hưởng tiêu cực đến nhiều quốc gia khác; kết hợp với sự nghèo đói triền miên ở châu Phi và Nam Á, sự gia tăng chạy đua vũ trang không ngừng giữa các nước và khu vực, sự cạnh tranh ảnh hưởng khốc liệt về chính trị và kinh tế giữa các nước lớn, nguy cơ tranh chấp biển đảo ở Đông Nam Á và Đông Bắc A k h ôn g thc giải quyct m ột sớ m m ộ t ch iểu , những m âu thuẫn về vấn đề hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên, vấn đề tranh chấp biên giới giữa một sổ nước, xung đột sắc tộc và khủng bố ở nhiều khu vực và châu lục, biến đổi khí hậu toàn cầu với những hậu quả tai hại... đang làm cho toàn thế giới lo lắng, mệt mòi và căng thẳng triền miên. 1. Theo các quan chức Liên hợp quốc, tính đến giữa tháng 7/2013, nội chiến ở Sirya đã cướp đi sinh mạng của gần 100.000 người và đẩy khoảng 1,8 triệu người Sirya phải tỵ nạn tại các nước láng giềng. 16
- C h ư o n g 1. Vài nét về bối cảnh khu v ự c và. Rõ ràng, môi trường chính trị - an ninh cùa từng khu vực và toàn cầu hiện nay đang gặp những trở ngại và thách thức to lớn. Không còn nhiều chuẩn mực đáng tin cậy để các nước có thể tin tưởng và nương náu. Luật pháp quốc tế bị xâm phạm nghiêm trọng, và trong nhiều trường hợp, các nước nhỏ đang trở thành nạn nhân của thói cường quyền. Trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, thế giới được dẫn dắt bới hai siêu cường là Liên Xô và Mỹ đứng đầu hai phe, có mâu thuần đối kháng quyết liệt nhưng mọi việc diễn ra đều nằm trong tầm kiểm soát khá chặt chẽ. Thế giới lúc đó nghèo đói hơn, nhung có vẻ an toàn hơn và con người đối xử với nhau có tính nhân văn hơn. Chiến tranh Lạnh tồn tại hơn nừa thế kỷ, giờ đây thế giới lại được dẫn dất bởi “mộ/ siêu đa cường” với những cuộc đua tranh mới, những cuộc tập hợp lực lượng mới mang đủ màu sấc và bộ mặt, trong đó có cả tính chất hòa hoãn và phiêu lưu điên cuồng. /. 1.1. Xu th ế hòa hoãn, xung đột toàn cầu và cạnh tranh chiến lược giữa Mỹ và Trung Quốc Xu thế hòa hoãn và xung đột toàn cầu là biểu hiện sổng động của hai mặt đối lập của thế giới ngày nay. Trong sự vận động phát triển cùa các khu vực và thế giới hiện đại, các đối thù luôn lấy hợp tác và hòa hoãn để làm “ốỉíc bình phong” che đậy cho những ý đồ sâu xa ẩn chứa bên trong chiến lược lâu dài của họ nhằm đạt được mục tiêu cuối cùng là giành thắng lợi trước đối thủ, đồng thời sằn sàng dùng những biện pháp mạnh để “dằn mặt” đối thủ khi hòa hoãn vượt quá giới hạn và nhường chỗ cho các cuộc xung đột vũ trang có khả năng kiểm soát (như chiến tranh ở Vùng Vịnh, Nam Tư, Irắc, Afghanistan, L ibya...). 17
- HIỆN THỰC HÓA CỘNG ĐÔNG ASEAN.. Lịch sử quan hệ quốc tế trước và sau Chiến tranh Lạnh cho đến nay là minh chứng rõ ràng nhất cho đặc trưng “hòa hoãn” và “xung đột” vốn là bản chất của các mối quan hệ quốc tế. Sau Chiến tranh Thế giới thứ hai, quan hệ đồng minh trong chiến tranh giữa Mỹ và Liên Xô đã chuyển dần thành mâu thuẫn đối đầu giữa hai khối Đông - Tây và nhiều lần suýt đẩy thế giới đến miệng hố chiến tranh nóng. Mâu thuẫn này được bắt đầu từ tham vọng và âm mưu làm bá chủ thế giới của Mỹ. Sự đối đầu giữa hai nước lớn lúc đó tuy không dẫn đến chiến tranh trực tiếp giữa Mỹ và Liên Xô nhưng đã gây ra hàng loạt cuộc chiến tranh cục bộ đẫm máu, điển hình là chiến tranh giữa hai miền Triều Tiên (1950 - 1953), chiến tranh Việt Nam (1954 - 1975). Đến đầu thập kỷ 70 của thế kỷ XX, xu thế hòa hoãn Đông - Tây bất đầu xuất hiện với biểu hiện hai nước Đông Đức và Tây Đức ký hiệp định về những cơ sở của quan hệ hai nước (1972). Cũng trong năm 1972, sau nhiều vòng đàm phán, Mỹ và Liên Xô ký Hiệp ước cắt giảm vũ khí tiến công chiến lược. Sự kiện này có ý nghĩa to lớn đối với xu thế hòa hoãn trên thế giói dãn đén việc 33 nước châu Âu, Mỹ và Canada ký Hiệp ưức An ninh và Hợp tác châu Âu tại thủ đô Henxinki của Phần Lan tháng 8 năm 1975. Bắt đầu từ những năm 1970, hai siêu cường Mỹ - Xô liên tục tiến hành những cuộc gặp gỡ cấp cao để giải tỏa những mâu thuẫn, căng thẳng giữa hai bên nhằm mờ đường cho những thỏa hiệp mà đinh cao là tuyên bố chấm dứt Chiến tranh Lạnh tháng 12 năm 1989. Sau Chiến tranh Lạnh, mâu thuẫn đối kháng giữa các nước lớn không còn mạnh mẽ như trước, nhưng xung đột lợi ích 18
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Lịch sử báo chí Đông Nam Á
13 p | 295 | 42
-
Phát triển Đông Nam Á: Phần 2
103 p | 122 | 35
-
Hiện thực hóa cộng đồng ASEAN 2015: Thuận lợi và trở ngại
12 p | 95 | 29
-
Báo cáo: Hộị nghị Thượng đỉnh ASEAN lần thứ 4 tháńng 1/1992 tạị Singapore
30 p | 150 | 28
-
Tìm hiểu ASEAN
41 p | 139 | 22
-
Quan hệ ngoại giao của nước Đông Nam Á: Phần 1
59 p | 85 | 17
-
Di sản văn hóa thế giới Hội An - trường hợp điển hình trong giao thoa và tiếp biến văn hóa
7 p | 82 | 10
-
Một số vấn đề về công tác xã hội và phát triển cộng đồng trong điều kiện hội nhập mới của không gian kinh tế Asean
4 p | 107 | 8
-
Định hướng và giải pháp tăng cường FDI khi hội nhập AFTA - 4
7 p | 102 | 7
-
Các loại hình nghệ thuật biểu diễn công cụ hữu ích cho chiến lược ngoại giao văn hóa giữa Việt Nam và khu vực ASEAN
13 p | 22 | 7
-
Đảng cộng sản Việt Nam 5
6 p | 79 | 5
-
Xây dựng hệ thống quản lý chất lượng nhằm đảm bảo chất lượng giáo dục nghề nghiệp trong bối cảnh hội nhập quốc tế
13 p | 43 | 5
-
Cộng đồng chính trị - an ninh ASEAN (APSC) mục tiêu, nội dung và triển vọng
7 p | 102 | 3
-
Thiếu hụt kĩ năng của lao động Việt Nam trong bối cảnh hội nhập khu vực: Vấn đề và giải pháp
5 p | 3 | 3
-
Vai trò của Tăng Sĩ đối với cuộc sống của người dân Thái Lan
7 p | 19 | 2
-
Một số vấn đề đặt ra trong đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng nhu cầu thị trường lao động cộng đồng ASEAN sau năm 2015
7 p | 2 | 0
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn