DI SẢN VĂN HÓA THẾ GIỚI HỘI AN - TRƯỜNG HỢP ĐIỂN HÌNH<br />
TRONG GIAO THOA VÀ TIẾP BIẾN VĂN HÓA<br />
Nguyễn Thị Vĩnh Linh1<br />
Tóm tắt: Là một Thành phố nhỏ nằm duyên hải miền Trung Việt Nam, Hội An thu<br />
hút du khách trong nước và quốc tế không chỉ bởi vẻ đẹp nên thơ, nhẹ nhàng của một đô<br />
thị cổ mà còn bởi chiều sâu văn hóa ẩn chứa trong từng ngôi nhà, từng ngõ phố, từng con<br />
người nơi đây. Có thể nói, hiếm có nơi nào trên thế giới mà không gian văn hóa lại được<br />
bảo tồn đầy tính nhân văn như ở Hội An. Từ những hiện vật của thời tiền sử đến các giá<br />
trị văn hóa của người Hoa, người Nhật, người châu Âu…không những được trân trọng<br />
gìn giữ mà quan trọng hơn, chúng được hòa trộn trong một chỉnh thể thống nhất đầy tính<br />
đa dạng. Chắc chắn trong giới hạn của một bài nghiên cứu, chúng tôi không thể trình bày<br />
hết những giá trị văn hóa của Hội An mà chỉ chọn những dấu ấn đậm nét nhất trong quá<br />
trình giao thoa để đi sâu phân tích. Thông qua đó, có một cái nhìn đối sánh về việc xây<br />
dựng “bản sắc chung” của Cộng đồng Văn hóa - Xã hội ASEAN trong giai đoạn hiện nay.<br />
Từ khóa: văn hóa, Hội An…<br />
1. Mở đầu<br />
<br />
Di sản văn hóa thế giới Hội An (Quảng Nam) từ lâu đã trở thành một điểm đến<br />
không thể bỏ qua của nhiều du khách nước ngoài khi đến Việt Nam. Sự pha trộn tuyệt vời<br />
các lớp văn hóa khác nhau trên nền tảng cơ tầng văn minh nông nghiệp lúa nước góp phần<br />
tạo cho Hội An một diện mạo văn hóa riêng biệt. Trên cơ sở tổng hợp những khảo cứu<br />
chuyên sâu của các học giả về văn hóa Hội An, chúng tôi muốn nghiên cứu Hội An như<br />
một ví dụ điển hình về quá trình giao thoa, tiếp biến văn hóa trong bối cảnh chung của văn<br />
hóa Đông Nam Á.<br />
Bên cạnh đó, quá trình xây dựng Cộng đồng ASEAN đang tạo điều kiện cho sự giao<br />
lưu văn hóa giữa các quốc gia, các dân tộc trong Đông Nam Á. Việc tìm kiếm và xác định<br />
“bản sắc chung” trong Cộng đồng Văn hóa - Xã hội ASEAN đang trở thành chủ đề nóng<br />
của nhiều diễn đàn. Vì thế, những bài học lịch sử từ Di sản thế giới Hội An có thể chứa<br />
đựng những dữ kiện cần thiết để từ đó giúp chúng tôi trả lời câu hỏi “bản sắc chung”<br />
trong văn hóa ASEAN sẽ là mô hình chung cho tất cả 10 quốc gia trong ASEAN hay đơn<br />
giản là “hằng số” mà các quốc gia cần hướng đến trong quá trình hội nhập, tiến tới xây<br />
dựng Cộng đồng ASEAN vừa ra đời vào cuối năm 2015?.<br />
2. Nội dung<br />
2.1. Từ những lớp trầm tích văn hóa trên mảnh đất Hội An (Quảng Nam, Việt Nam)<br />
<br />
Không chỉ là một trường hợp đặc thù ở Việt Nam, văn hóa Hội An đã thu hút sự<br />
quan tâm của rất nhiều nhà nghiên cứu trong nước và quốc tế. Dựa vào những thành tựu<br />
nghiên cứu trong mấy thập niên gần đây, một chuỗi phát triển liên tục của lịch sử trên<br />
vùng đất này được phác thảo và ngày càng có cơ sở vững chắc.<br />
<br />
1<br />
<br />
TS, Khoa Văn hóa-Du lịch, trường Đại học Quảng Nam<br />
<br />
51<br />
<br />
NGUYỄN THỊ VĨNH LINH<br />
Dấu vết xa xưa nhất được tìm thấy tại Hội An có niên đại khoảng 3.000 năm tuổi đó là di tích khảo cổ Bãi Ông (Hòn Lao, Cù Lao Chàm, xã đảo Tân Hiệp) thuộc giai đoạn<br />
văn hóa “Tiền Sa Huỳnh” ở miền Trung Việt Nam với nhiều hiện vật gốm thô, hiện vật<br />
đá... Đến giai đoạn “Sa Huỳnh muộn” (cách ngày nay khoảng 2.000 năm), khu di tích mộ<br />
táng và di chỉ cư trú của cư dân thời kỳ này cũng được phát hiện, thể hiện tính chất phân<br />
bố dân cư men theo dòng chảy, sông [5; 39-40]. Theo GS Phan Huy Lê thì: “trước khi Hội<br />
An ra đời, vùng cửa sông Thu Bồn đã trải qua thời kỳ văn hóa Sa Huỳnh và Champa mà<br />
nhiều nhà khoa học quan gọi là thời kỳ tiền Hội An. Khảo cổ học đã phát hiện và<br />
khai quật nhiều di tích Văn hóa Sa Huỳnh muộn ( khoảng thế kỷ 1, 2 TCN đến thế kỷ 1<br />
SCN) trên các cồn cát bên tả ngạn sông Thu Bồn thuộc xã Cẩm Hà như An Bang, Hậu Xá,<br />
Thanh Chiêm...”. [4]<br />
Hội An lại tiếp tục ghi dấu ấn trong lịch sử như là “nhân chứng” sống động cho quá<br />
trình phát triển liên tục từ Văn hóa Sa Huỳnh đến Văn hóa Champa [8; 23-25]1. Trong giai<br />
đoạn đỉnh cao của Vương quốc Chăm pa (thế kỷ IX - X), Lâm Ấp phố - Hội An đã trở<br />
thành cảng thị giao thương mang tính quốc tế, thu hút nhiều thương thuyền từ A rập, Ba<br />
Tư, Trung Quốc đến buôn bán, trao đổi hàng hóa. Với các phế tích như giếng Chăm, vết<br />
tích kiến trúc tại Lùm Bà Vàng [7; 125], An Bang2, cùng nhiều hiện vật điêu khắc3, các<br />
hiện vật gốm Chăm…, đã dần hé lộ về một giai đoạn phát triển thịnh đạt của Lâm Ấp phố<br />
- Hội An, với tư cách là cảng thị chính của vương quốc Champa (Đại Chiêm hải khẩu).<br />
Từ thế kỷ XIV, với quá trình di dân của người Việt và sự suy tàn của nhà nước<br />
Champa, Hội An trở thành một phần lãnh thổ của Đại Việt. Lớp trầm tích văn hóa thứ hai<br />
được tích tụ ghi đậm dấu ấn của quá trình giao lưu văn hóa Việt - Chăm. Các di tích, địa<br />
danh mà người Chăm xây dựng trên vùng đất này vẫn được người Việt trân trọng giữ gìn.<br />
Cùng với việc xác lập quyền lực của chúa Nguyễn ở Đàng Trong vào thế kỷ XVI,<br />
Hội An dần bước vào thời kỳ hoàng kim “sản sinh, nuôi dưỡng và tạo nên tên tuổi lừng<br />
vang cho cảng thị Hội An trong quá khứ” [6; 56]. Chúa Nguyễn với sự nắm bắt được mọi<br />
khả năng, ưu thế của mình, cộng với nhu cầu xu thế của thời đại đã tạo nên sự giao kết độc<br />
đáo, hoàn chỉnh giữa hai yếu tố “nội sinh” và “ngoại sinh”. Điều này góp phần tạo nên<br />
một cảng thị Hội An có hấp lực lớn như trong Hải ngoại ký sự, Thích Đại Sán đã từng<br />
miêu tả: “Vì Hội An là một mã đầu lớn, nơi tập hợp của khách hàng các nước, thẳng bờ<br />
sông, một con đường dài ba bốn dặm, gọi là đại đường cái, hai bên đường hàng phố ở<br />
liền nhau khít rịt, chủ phố thảy đều người Phúc Kiến, vẫn ăn mặc theo lối tiền triều (nhà<br />
Minh). Phần đông phụ nữ coi việc mua bán. Những khách trú ở đây hay cưới vợ bản xứ<br />
cho tiện việc thương mãi. Cuối đường là cầu Nhật Bản, tức Cẩm Phố, cách bờ bên kia tức<br />
1<br />
<br />
Hệ thống di chỉ khảo cổ học về Giai đoạn Champa tại Hội An gồm:<br />
+ Di tích mộ táng: di tích Hậu Xá I, Hậu Xá II, An Bang (phường Thanh Hà), Xuân Lâm (phường Cẩm<br />
Phô).<br />
+ Di chỉ cư trú: di chỉ Hậu Xá I, Đồng Nà, Trảng Sỏi (phường Thanh Hà)…<br />
2<br />
Tại khu mộ chum An Bang, người ta đã phát hiện được 2 tầng văn hóa: từ độ sâu 100cm trở xuống là<br />
những mộ chum Sa Huỳnh có niên đại khoảng thế kỉ IV-III TCN; từ 100cm trở lên xuất hiện những hiện vật<br />
thuộc thời Sa Huỳnh, Chăm pa (gốm Sa Huỳnh, gốm Chăm, gạch Chăm, gốm Đường - Trung Quốc…) có<br />
niên đại trước thế kỉ X.<br />
3<br />
Như: bức tượng voi tại đình Xuân Mỹ, Cẩm Hà, Hội An; Bức tượng Vũ công thiên tiên Gandhara trong<br />
miếu ông Thần Hời thuộc thôn 5, Cẩm Hà, thành phố Hội An, Quảng Nam, Việt Nam; Tượng Nam thần tài<br />
lộc tại lăng Bà Lồi thuộc thôn 6, Cẩm Thanh (Hội An)…[8; 114-115]<br />
<br />
52<br />
<br />
DI SẢN VĂN HÓA THẾ GIỚI HỘI AN - TRƯỜNG HỢP ĐIỂN HÌNH...<br />
Trà Nhiêu, nơi đình bạc của các tàu ngoại quốc. Nhân dân đông đúc, cá tôm, rau quả tập<br />
họp buôn bán suốt ngày. Thuốc Bắc hay các món khác tìm mua ở Thuận Hoá không có thì<br />
người ta vào mua ở đây” [9]. Đây là giai đoạn chứng kiến quá trình giao thoa văn hóa<br />
mạnh mẽ nhất của Hội An giữa lớp văn hóa Việt - Chăm với những nét văn hóa mới của<br />
Nhật Bản, Trung Quốc, Đông Nam Á và văn minh phương Tây. Lớp trầm tích này hiện<br />
nay vẫn đang tiếp tục được gìn giữ và tạo nên diện mạo không thể thay thế được của Hội<br />
An trong bức tranh tổng thể đầy màu sắc của văn hóa Đông Nam Á.<br />
2.2. Đến sự giao thoa và hội tụ văn hóa<br />
<br />
Như đã đề cập đến ở phần trên, ngay từ những giai đoạn đầu tiên của lịch sử, nhiều<br />
hiện vật của các nền văn hóa khác nhau đã được tìm thấy ở Hội An. Trong giai đoạn Văn<br />
hóa Sa Huỳnh, tại các hố khai quật đã tìm thấy hai loại tiền đồng Ngũ Thù, Vương Mãn<br />
thời Hán, gốm và những hiện vật sắt kiểu Tây Hán, hiện vật đồng mang dáng dấp văn hóa<br />
Đông Sơn. Trong giai đoạn này, thương cảng Hội An đã được các nhà khoa học đánh giá<br />
là một “Tiền cảng thị” (Pre - Port town) hay là một “Cảng thị sơ khai” ( Embryonnary<br />
port town)1. Cảng thị này đã sớm có giao lưu kinh tế - văn hóa với các không gian văn hóa<br />
Đông Sơn, Xóm Cồn - Hàng Gòn - Dầu Giấy - Đồng Nai, Giồng Phệt - Giồng Cá Vồ Long An, Tiền Óc Eo,…Như vậy, lớp văn hóa bản địa đầu tiên này đã xác lập những nền<br />
tảng căn bản cho quá trình giao lưu văn hóa thời kỳ sau này với những đặc điểm mà như<br />
nhiều nhà nghiên cứu đã đúc rút:<br />
+ Hội An là địa bàn cư trú lý tưởng, liên tục của một bộ phận người Sa Huỳnh<br />
(Chăm cổ).<br />
+ Hội An có nhiều đóng góp trong quá trình phát triển từ Sa Huỳnh đến Chăm pa<br />
(về kinh tế, về văn hóa tinh thần, và nhất là về tư duy…).<br />
+ Hội An là nơi giao lưu, hội tụ và tiếp biến nhiều nền văn hóa (hội tụ, tiếp thu có<br />
chọn lọc, không đánh mất bản sắc riêng).<br />
+ Hội An còn là nơi bảo lưu những giá trị văn hóa truyền thống góp phần tái hiện<br />
lịch sử dân tộc.<br />
Cùng với sự ra đời của nhà nước Champa và quá trình di dân của người Việt, sự hòa<br />
trộn một cách tinh tế, nhuần nhuyễn giữa hai nền văn hóa vốn có nhiều khác biệt này lại<br />
một lần nữa chứng minh tính kết nối văn hóa liền mạch của Hội An. Cho đến hiện nay,<br />
vẫn còn nhiều lắm những minh chứng cho sự kết hợp này. Đó là những giếng Chăm<br />
“miệng tròn đáy vuông”2 [8; 115] hay chiếc ghe bầu - được nhiều nhà nghiên cứu cho<br />
rằng là kết quả trực tiếp của quá trình giao lưu kinh tế, văn hóa Việt - Chăm, của kỹ thuật<br />
<br />
1<br />
<br />
Nhận định này được hầu hết giới học giả đồng tình. Trích dẫn từ nguồn: Trung tâm Quản lý bảo tồn di<br />
sản văn hóa Hội An, cập nhật ngày 11/7/2012. http://hoianheritage.net/vi/di-san-van-hoa/Di-tich-khaoco/Di-tich-khao-co-5/<br />
2<br />
Các tác giả của "Hội An Khảo cổ - Lịch sử", (Trung tâm bảo tồn di sản - di tích Quảng Nam, 2003,<br />
tr.115) cho rằng hình thức giếng “miệng tròn, đáy vuông” phản ảnh rõ nét tâm thức của người Chăm xưa về<br />
tín ngưỡng phồn thực mà chúng ta vẫn thường bắt gặp thông qua việc thờ cúng ngẫu tượng Linga - Yoni<br />
(linga tròn, yoni vuông). Và trên hết, giữa người Chăm và người Việt dường như đã có sự tương đồng về tín<br />
ngưỡng tâm linh. Đó là quan niệm về vũ trụ, trời đất, âm dương “trời tròn đất vuông”, “dương tròn âm<br />
vuông”. Những giếng thuộc môtip này được phát hiện nhiều tại thành phố Hội An và huyện Núi Thành.<br />
<br />
53<br />
<br />
NGUYỄN THỊ VĨNH LINH<br />
đóng ghe cổ truyền Việt và kỹ thuật đóng thuyền Champa1. Và cho đến hôm nay, chiếc<br />
ghe bầu đã trở thành một hình ảnh quen thuộc đối với người dân Hội An, đó là những<br />
chiếc thuyền đánh cá hằng ngày trên biển Đông. Ngoài giá trị kinh tế, chiếc ghe bầu quan<br />
trọng hơn được xem như “gạch nối” giữa hai lớp văn hóa trên vùng đất Hội An. Không<br />
chỉ thể hiện qua những di sản văn hóa vật chất, dấu ấn giao lưu văn hóa Việt - Chăm còn<br />
được thể hiện trong các phong tục tập quán mà rõ nét nhất là lễ hội cầu ngư. Trải qua hàng<br />
nghìn năm tiếp biến, những nghi lễ của người Chăm xưa đã có những thay đổi để phù hợp<br />
với tình hình phát triển của xã hội, tuy nhiên, lễ hội cầu ngư tại Hội An trong quá trình tổ<br />
chức vẫn giữ nguyên những đặc điểm mang đậm dấu ấn Champa như phần hát múa Bả<br />
Trạo [5; 229-230]. Trong đó, trống cơm - một nhạc cụ có nguồn gốc từ Champa ngày nay<br />
vẫn tiếp tục được sử dụng.<br />
Trong dòng chảy văn hóa Việt - Chăm ấy, sự tiếp xúc với văn hóa Nhật, Hoa và<br />
phương Tây đã khiến bức tranh văn hóa tổng thể của Hội An càng thêm đặc biệt. Đến Hội<br />
An vào đầu thế kỷ XVII, các thương nhân Nhật Bản được xem là một trong những người<br />
ngoại quốc đầu tiên định cư lâu dài tại Hội An. Trong bức tranh “Giao chỉ quốc mậu dịch<br />
độ hải đồ” của thương nhân Chaya Shinrokuro vẽ năm 1624, khu phố người Nhật được<br />
thể hiện khá chi tiết. Dài tới 3 ô đường dọc bờ sông, bên cạnh những ngôi nhà trệt còn có<br />
những ngôi nhà hai tầng kiến trúc khá cầu kì. Đó là các dãy nhà dài nối nhau, được liên<br />
kết bằng các vì kèo, mặt quay ra đường phố. [2]. Theo kết quả của các nhà nghiên cứu kiến<br />
trúc, những ngôi nhà Nhật Bản này ở Hội An mang dáng dấp của những ngôi nhà thuộc<br />
dòng họ Chaya ở Owari và sau đó là ở Nagasaki. Theo Chihara Daigoro thì “dạng kiến<br />
trúc ở Nagasaki, nơi thuyền Chaya xuất bến, rất giống với kiến trúc của phố Nhật Bản ở<br />
Hội An - điểm thuyền cập bến” [2].<br />
Tiếp nối và gần như cùng thời kỳ với người Nhật Bản, người Trung Hoa đã hiện diện<br />
và góp phần quan trọng tạo dựng nên diện mạo văn hóa của một đô thị cổ Hội An như<br />
hiện nay. Trong ghi chép của một sứ giả người Anh có đoạn “Khu phố Faifo có hai dãy<br />
nhà nằm sát bờ sông, hai bên đường có khoảng 100 ngôi nhà xây dựng san sát nhau.<br />
Ngoại trừ khoảng bốn năm ngôi nhà là của người Nhật còn lại là toàn bộ của người<br />
Trung Hoa” [10]. Những công trình nổi bật như các hội quán Phúc Kiến, hội quán Quảng<br />
Đông, hội quán Trung Hoa, hội quán Quỳnh Phủ và hội quán Triều Châu, miếu Quan<br />
Công - di tích đặc trưng cho kiến trúc đền miếu của người Minh Hương ở Việt Nam, chùa<br />
Quan Âm, Tụy Tiên Đường của dân làng Minh Hương … thậm chí có những bộ phận kiến<br />
trúc được chở từ Trung Quốc sang, các đề tài trang trí điêu khắc như Thập Bát La Hán,<br />
Bát Tiên, cuốn thư, bát bửu, mặt hổ phù, dơi, chữ thọ...Ảnh hưởng của người Hoa ở Hội<br />
An còn đi sâu vào từng ngóc ngách của cuộc sống từ phong tục, lễ hội cho đến cách thức<br />
ăn uống.<br />
Một điều hết sức đặc biệt là trên nền tảng văn hóa bản địa của người Hội An, hai nền<br />
văn hóa Nhật - Hoa đã được hòa trộn đầy màu sắc. Ta có thể thấy những công trình theo<br />
kiến trúc Trung Hoa và Nhật Bản còn lưu lại khá nhiều tại Hội An như những chứng tích<br />
cho sự tồn tại của họ ở nơi đây. Đó chính là sự giao lưu một cách tự nguyện giữa cư dân<br />
bản địa với các nền văn hóa khác. Dù đứng ở góc độ nào, chúng ta vẫn có thể thấy rằng sự<br />
giao lưu văn hóa của những cư dân nước ngoài đã mang đến cho nền văn hóa Hội An một<br />
1<br />
<br />
Đây là ý kiến của nhà nghiên cứu Phan Bội Liên, đăng trong Hội thảo quốc tế tổ chức tại Đà Nẵng ngày<br />
22-23/3/1990, Đô thị cổ Hội An, NXB Khoa học - xã hội Hà Nội, tr.142.<br />
<br />
54<br />
<br />
DI SẢN VĂN HÓA THẾ GIỚI HỘI AN - TRƯỜNG HỢP ĐIỂN HÌNH...<br />
sắc màu mới. Đó là sự hòa trộn, thích nghi một cách có chọn lọc giữa các yếu tố nội sinh<br />
và ngoại sinh, tạo nên nét độc đáo, riêng có của thương cảng Hội An mà không có nơi nào<br />
có được. Đó là sự hòa điệu của các nghệ thuật Việt Nam, Trung Quốc, Nhật Bản, kết quả<br />
của sự hỗn dung những nền văn hóa Đông phương. Điều đó được thể hiện trong kiến trúc<br />
nhà ở, đặc biệt trong biểu tượng của Hội An - chùa Cầu1. Nhìn từ bên ngoài, chiếc cầu<br />
mang dáng dấp kiến trúc Nhật Bản thể hiện nổi bật ở hệ mái uốn cong mềm mại với độ<br />
dốc nhỏ gần như nằm ngang, mang sắc thái Phù Tang. Mặt cầu lát ván hình cong thoải mái<br />
cũng mang màu sắc kiến trúc Nhật Bản. Trong khi đó ngôi chùa gắn liền với cầu là một<br />
công trình của người Minh Hương để thờ một vị thần có nguồn gốc phương Bắc. Ngược<br />
lại, bộ vì kèo của cầu lại chứa đựng những nét độc đáo của kiến trúc người Việt. Các nghệ<br />
nhân làng mộc Kim Bồng đã kết hợp thành công về kiến trúc của những nền văn hóa khác<br />
nhau. Cả ba phần cấu trúc chính của cầu là các phong cách kiến trúc của nhiều quốc gia.<br />
Phong cách kiến trúc Việt Nam xuất hiện cả phần mái, bên trong và phần móng, khung gỗ<br />
của cầu cho thấy vai trò của kiến trúc Việt Nam trong việc thiết kế thi công cây cầu này.<br />
Người ta đã tổng hợp các phong cách kiến trúc trên nền tảng kiến trúc bản địa Việt Nam.<br />
Đây là cây cầu thể hiện được sự tổng hợp văn hóa phong phú, nhưng vẫn tôn lên được<br />
phong cách kiến trúc Việt. Phải chăng đây chính là sự gặp gỡ rất có duyên của ba nền văn<br />
hóa Hoa -Việt - Nhật.<br />
Thế nhưng, sự hòa trộn giữa những nét văn hóa phương Đông ấy vẫn chưa đủ để<br />
nhận diện một cách hoàn chỉnh về quá trình giao thoa và tiếp biến văn hóa tại Hội An.<br />
Việc xuất hiện người Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Hà Lan…tưởng như sẽ dẫn đến nhiều<br />
“xung đột văn hóa”, thế nhưng thật lạ, ở Hội An sự giao lưu, giao thoa và tiếp biến văn<br />
hóa diễn ra thật “mượt mà” và sự xuất hiện của Thiên chúa giáo cùng với quá trình sáng<br />
tạo chữ Quốc ngữ là minh chứng điển hình cho nhận định trên. Qua nhiều tài liệu nghiên<br />
cứu hiện nay, việc tạo ra chữ Quốc ngữ không chỉ ghi dấu công trạng của Alexandre de<br />
Rhodes mà thật ra là công trình mang tính chất tập thể với dấu ấn đậm nét của Francisco<br />
de Pina, một số thầy đồ Hán – Nôm, tín đồ Thiên chúa giáo, quan lại hưu trí, sĩ tử…là tầng<br />
lớp trí thức thời đó. Như vậy, Hội An - Thanh Chiêm là cái nôi đầu tiên ra đời chữ Quốc<br />
ngữ ở nước ta vào đầu thế kỷ XVII và trong đó không thể không nói đến vai trò của những<br />
người dân Hội An - Thanh Chiêm sống vào thời kỳ đó. Sự ra đời chữ Quốc ngữ không chỉ<br />
thể hiện vai trò và vị thế đặc biệt của Hội An mà còn là mốc son trong tiến trình giao lưu<br />
văn hóa Đông - Tây tại Việt Nam.<br />
2.3. Vài suy nghĩ về việc xây dựng bản sắc chung trong Cộng đồng Văn hóa - Xã<br />
hội ASEAN từ trường hợp của Di sản văn hóa thế giới Hội An<br />
<br />
Có thể nói, việc ra đời Cộng đồng ASEAN cuối năm 2015 là vấn đề đang thu hút sự<br />
quan tâm của mọi tầng lớp nhân dân ở hầu khắp các quốc gia thành viên ASEAN. Trong<br />
ba trụ cột của Cộng đồng ASEAN, việc tạo dựng Cộng đồng Văn hóa - Xã hội hiện đang<br />
có nhiều ưu thế nhất. Điều này không chỉ xuất phát từ cơ sở hình thành ASEAN mà quan<br />
trọng hơn mục tiêu: “góp phần xây dựng một Cộng đồng ASEAN lấy con người làm trung<br />
tâm; có trách nhiệm xã hội nhằm xây dựng tình đoàn kết và thống nhất bền lâu giữa các<br />
1<br />
<br />
Các nhà nghiên cứu vẫn chưa biết được chính xác năm xây cầu, nhưng có thể là cầu xây trước năm 1617<br />
do giới thương nhân Nhật Bản tại cảng thị Hội An là người đã đầu tư vốn và vẽ thiết kế và các nghệ nhân<br />
làng mộc Kim Bồng ở Hội An là người thi công thực hiện. Cầu dài mười tám thước và rộng ba thước, được<br />
xây theo kiểu “thượng gia hạ kiều”, tức trên là nhà dưới là cầu, một loại hình kiến trúc khá phổ biến ở những<br />
quốc gia châu Á nhiệt đới. [3]<br />
<br />
55<br />
<br />