intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Cổng làng Mỏ Thổ - nét kiến trúc văn hoá làng Việt

Chia sẻ: Nguyễn Hồ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

141
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tồn tại đã hơn 100 năm, mang nét kiến trúc cổ kính, đứng trầm mặc tĩnh tại ở đầu làng, đó là di sản văn hoá cổng làng Mỏ Thổ, thuộc xã Minh Đức, huyện Việt Yên. .Cổng làng Mỏ Thổ. Cổng làng Mỏ Thổ mang đầy đủ nét văn hoá của làng quê Việt Nam. "Hoàng triều Thành Thái thập tam" là dòng chữ Hán ghi trên mái sau cổng làng cho biết nó được xây dựng vào năm Thành Thái thứ mười ba (1901)....

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Cổng làng Mỏ Thổ - nét kiến trúc văn hoá làng Việt

  1. Cổng làng Mỏ Thổ - nét kiến trúc văn hoá làng Việt Tồn tại đã hơn 100 năm, mang nét kiến trúc cổ kính, đứng trầm mặc tĩnh tại ở đầu làng, đó là di sản văn hoá cổng làng Mỏ Thổ, thuộc xã Minh Đức, huyện Việt Yên.
  2. Cổng làng Mỏ Thổ. Cổng làng Mỏ Thổ mang đầy đủ nét văn hoá của làng quê Việt Nam. "Hoàng triều Thành Thái thập tam" là dòng chữ Hán ghi trên mái sau cổng làng cho biết nó được xây dựng vào năm Thành Thái thứ mười ba (1901). Đã hơn 100 năm tuổi, cổng làng Mỏ Thổ vẫn hãnh diện "thi gan cùng tuế nguyệt", tồn tại đến ngày nay và trên đó còn chứa đựng những giá trị văn hoá, nền văn hoá của một thời kỳ lịch sử. Về mặt kiến trúc, cổng làng Mỏ Thổ được xây dựng quy chuẩn, rêu phong cổ kính. Thuở ban đầu, cổng được xây dựng theo lối tam môn gồm một cổng chính cuốn mái vòm và hai cổng phụ xây tạo giả kín tạo thành hai cánh gà. Ngăn cách giữa cổng chính và cổng phụ là các cột trụ biểu, thân các trụ biểu đắp câu đối chữ Hán. Trên gần đỉnh trụ biểu được các nghệ nhân xưa đắp đôi nghê du hí và đôi lân ngộ nghĩnh đang ngoảnh mặt ra đường như kiểm soát khách hành hương, những người lạ mặt trước khi vào làng. Do sự phát triển thay đổi bộ mặt làng quê, người ta vô tình đã phá bỏ đi một vế cổng phụ bên phải của cổng làng. Thật tiếc cho một nét đẹp cổ kính đã không được gìn giữ. Hiện nay, cổng làng Mỏ Thổ còn giữ được cổng chính và một cổng phụ bên trái. Bờ mái mặt phía trước cổng làng xây theo kiểu giật cấp gồm hai phần, phần trên cùng xây giật cấp tạo bờ mái, trên đó có đắp đôi rồng chầu nguyệt, phần dưới tiếp giáp với mái vòm của cổng chính, tạo ô hình chữ nhật, trong đó có đắp chữ Hán: "Đại cao môn": Cửa to lớn. Mặt phía sau cổng làng phần tiếp giáp với mái vòm của cổng chính cũng tạo ô hình chữ nhật, bên trong đắp đại tự chữ Hán nhưng đã mờ mòn chỉ còn dòng niên đại ghi năm xây dựng cổng làng. Cổng làng Mỏ Thổ có chiều cao: 6,5m, rộng lòng cổng chính: 2,8m, chiều sâu: 3,4m. Thân trụ biểu xây hình vuông có cạnh 58 cm. Hai cổng phụ xây giật cấp thấp hơn cổng chính. Cổng phụ cao 4,4m, chiều rộng giữa hai cột trụ biểu của cổng phụ: 1,4m. Thân trụ biểu xây hình vuông có cạnh 45 cm. Toàn bộ được xây bằng gạch chỉ, còn chắc chắn và
  3. cổ kính. Cùng với nét đẹp giá trị văn hoá vật thể, cổng làng Mỏ Thổ còn là nơi ghi dấu nhiều giá trị văn hoá phi vật thể gắn liền với làng quê. Tuổi thơ của lớp trẻ trong làng còn in dấu ấn trên thân cổng làng bây giờ. Chỗ đất ấy là nơi chơi bi, đánh đáo, đánh ô ăn quan, nơi ngồi hóng mát cho bao lớp người. Cổng làng Mỏ Thổ còn là nơi chờ đợi, đưa tiễn người thân. Đó còn là nơi định vị ranh giới hành chính, thông báo cho mọi người biết dấu mốc địa giới của làng quê, là tín hiệu giúp người làng nhận ra làng mình, nhận ra nơi mình đã ở và sinh sống. Xét ở một góc cạnh khác, cổng làng Mỏ Thổ còn là bộ mặt của dân làng. Trên cổng làng bây giờ còn đại tự ghi rõ: "đại cao môn" - Cổng to lớn. Trong lịch sử, cổng làng Mỏ Thổ còn bao bọc che trở cho dân làng khi có giặc giã ngoại xâm. Nhờ cái cổng làng mà giặc cướp khó có thể tấn công vào làng được. Cụ Thạch, người cao tuổi làng Mỏ Thổ tâm sự: "Nhờ cái cổng làng mà chúng tôi thấy được tình cảm, lòng yêu thương, sự gắn bó và trách nhiệm của mình với làng với xã, với quê hương đất nước mình". Đằng sau, bên trong cổng làng là phong tục tập quán, lệ làng, hương ước của làng, là tất cả giá trị văn hoá vật thể và phi vật thể. Và chính giá trị văn hoá ấy nó giúp hoàn thiện mỗi người dân Mỏ Thổ từ khi sinh ra và trưởng thành nên người. Cổng làng Mỏ Thổ là một biểu trưng đặc biệt của làng quê, vì thế mà những người tồn tại trong cái không gian ấy, trong cộng đồng có cái cổng làng ấy không bao giờ quên được nó. Từ bao giờ không hay, cổng làng Mỏ Thổ đã gắn bó với từng thành viên trong làng. Dù có đi đâu xa, người dân Mỏ Thổ cũng không bao giờ quên được hình ảnh đó. Nó như một dư vị ngọt ngào của tình quê hương, nếu mất nó thì tình cảm quê hương đã bị thiếu đi một cái gì đó vô cùng sâu nặng, đậm đà.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2