intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Công lý phục hồi – một chế định cần áp dụng vào luật hình sự Việt Nam trong giai đoạn cải cách tư pháp hiện nay

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:13

77
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Công lý phục hồi (restorative justice) là một chế định được áp dụng khá phổ biến trong hệ thống pháp luật thế giới, nhất là các quốc gia theo hệ thống thông luật (common law). Bài viết này phân tích mô hình công lý phục hồi ở một số quốc gia và vận dụng vào Việt Nam trong giai đoạn cải cách tư pháp hiện nay.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Công lý phục hồi – một chế định cần áp dụng vào luật hình sự Việt Nam trong giai đoạn cải cách tư pháp hiện nay

  1. CÔNG LÝ PHỤC HỒI – MỘT CHẾ ĐỊNH CẦN ÁP DỤNG VÀO LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN CẢI CÁCH TƯ PHÁP HIỆN NAY Nguyễn Văn Tròn Nguyễn Anh Thư TÓM TẮT: Công lý phục hồi (restorative justice) là một chế định được áp dụng khá phổ biến trong hệ thống pháp luật thế giới, nhất là các quốc gia theo hệ thống thông luật (common law). Đây là mô hình khá phù hợp áp dụng đối với tội phạm ít nghiêm trọng hoặc tội phạm chưa thành niên, vừa đảm bảo tính thượng tôn pháp luật vừa đảm bảo sự hài hòa giữa bị hại và người thực hiện hành vi phạm tội (mô hình tư tố). Bài viết này phân tích mô hình công lý phục hồi ở một số quốc gia và vận dụng vào Việt Nam trong giai đoạn cải cách tư pháp hiện nay. Từ khóa: Tư pháp phục hồi, cải cách tư pháp, Việt Nam ABSTRACT: Restorative justice is an institution that is popularly applied in the international legal system, especially in countries under the common law system. This is a fairly suitable model applied to less serious crimes or juvenile crimes, both ensuring respect for the law and ensuring the harmony between the victim and the offender. This article analyzes the restorative justice model in some countries and indicates its applications to Vietnam’s judicial reform currently Keywords: Restorative justice, judicial reform, Vietnam 1. Đặt vấn đề Công lý phục hồi (restorative justice) là một vấn đề còn rất xa lạ trong nền lập pháp hình sự ở nước ta, đây là vấn đề tương đối mới đối với các quốc gia áp dụng mô hình tư pháp hình sự truyền thống (công lý luân lý). Việt Nam sử dụng mô hình công lý luân lý (retributive justice), dựa trên lý thuyết về sự trừng phạt đối với một người nào đó khi họ thực hiện hành vi phạm tội, công lý bắt buộc họ phải gánh chịu hậu quả do hành vi phạm tội của mình gây ra, hình phạt tỉ lệ thuận với tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi người  ThS. Nguyễn Văn Tròn, lê v, email: nvtron@ctu.edu.vn  ThS. Nguyễn Anh Thư, Giảng viên Bộ môn Luật, Trường Đại học Tây Đô, email:nguyenanhthu@tdu.edu.vn 81
  2. phạm tội thực hiện. Tuy nhiên, hình phạt nó không phải là sự trả thù của Nhà nước mà nó là hậu quả pháp lý bất lợi mà người phạm tội phải gánh chịu do hành vi sai trái của người phạm tội đã gây ra đối với nạn nhân, hoặc xâm phạm đến những giới hạn do luật định, do đó hình phạt không nhắm đến một cá nhân hay tổ chức cụ thể mà chỉ nhắm vào hành vi sai trái. Công lý luân lý thiên về sự trừng phạt và tìm kiếm sự hài lòng, lợi ích vật chất, tinh thần cho nạn nhân và cộng đồng. Trong hệ thống tư pháp hình sự truyền thống không có sự tham gia của cộng đồng, không có diễn đàn hay sự thảo luận, đôi khi không cần sự tham gia của nạn nhân. Trong nền tư pháp luân lý hàm ý rằng người phạm tội đã chống lại nhà nước, người đặt ra giới hạn và duy trì trật tự xã hội và điều đó đồng nghĩa với việc họ đã vi phạm pháp luật do nhà nước đặt ra. Cho nên, họ phải bị trừng phạt và chịu một mức chế tài tương ứng với tội ác mà người phạm tội đã gây ra. Trái lại với nền tư pháp hình sự truyền thống, công lý phục hồi xem tội phạm không chỉ đơn thuần là hành vi vi phạm pháp luật, nó còn gây tổn hại cho con người, các mối quan hệ và cộng đồng. Do đó, công lý phục hồi là cách tiếp cận sự công bằng, phản ứng với tội phạm bằng cách tổ chức một cuộc họp giữa nạn nhân và người phạm tội, các bên điều phối và đôi khi có sự tham gia của cộng đồng rộng lớn. Mục đích là để người phạm tội và nạn nhân gặp gỡ nhau với sự chứng kiến của cộng đồng hoặc bên điều phối. Nhằm yêu cầu người phạm tội chịu trách nhiệm về hành động của họ, hiểu được tính nguy hiểm và hậu quả do hành vi họ gây ra, cho họ cơ hội chuộc lại lỗi lầm của mình và giáo dục họ không gây thêm những tổn hại cho xã hội. Đối với nạn nhân công lý phục hồi cung cấp cho họ vai trò chủ động tích cực trong quá trình xử lý1, giúp họ giảm bớt lo lắng và bất lực2. Cộng đồng với vai trò rất quan trọng họ sẽ chia sẻ kinh nghiệm của họ, thảo luận những vấn đề đã xảy ra xem ai phạm tội và mức độ xử lý như thế nào là phù hợp, đồng thời tạo sự đồng thuận trước những yêu cầu của nạn nhân và những gì người phạm tội có thể sửa chữa. Điều này thường bao gồm một khoản tiền bồi thường, lời xin lỗi, việc làm công ích, hoặc các khoản chi phí khác. 1 Rebecca Webber, "A New Kind of Criminal Justice", Parade, October 25, 2009: https://parade.com/38506/parade/091025-a-new-kind-of-criminal-justice/, [accessed 20 may 2021]. 2 Lawrence W Sherman & Heather Strang. (2007). Restorative justice: The evidence. Smith Institute. Retrieved from https://www.iirp.edu/pdf/RJ_full_report.pdf, [accessed: 20 may 2021]. 82
  3. Mô hình công lý phục hồi tập trung vào việc cải tạo người phạm tội, chữa lành vết thương cho nạn nhân và bồi thường thiệt hại gây ra với sự đồng thuận của cộng đồng hoặc bên điều phối. Đây là mô hình vừa có thể thay thế, vừa có thể bổ sung cho hệ thống tư pháp hình sự Việt Nam. 2. Định nghĩa công lý phục hồi Công lý phục hồi là một khái niệm rất phức tạp và cho đến nay vẫn chưa có sự thống nhất giữa các học giả. Theo tác giả Daniel W. Van Ness và Karen Heetderks Strong trong tác phẩm Phục hồi công lý – Giới thiệu về công lý phục hồi, cho rằng thuật ngữ công lý phục hồi có khả năng được được đặt ra bởi Albert Eglash vào năm 19583 khi ông phân biệt ba cách tiếp cận đối với mô hình công lý khác nhau: một là, “xét lại công lý” dựa trên sự trừng phạt; hai là, “công bằng phân phối” liên quan đến điều trị, trị liệu đối với người phạm tội; ba là, “công lý phục hồi", dựa trên sự bồi thường với đầu vào từ nạn nhân và người phạm tội 4. Nhà tội phạm học người Anh Tony Marshall đã đưa ra một định nghĩa rất hữu ích về công lý phục hồi vẫn được sử dụng rộng rãi đến ngày nay “Công lý phục hồi là một quá trình theo đó tất cả các bên có liên quan đến hành vi phạm tội cụ thể cùng nhau giải quyết hậu quả về hành vi đó và những tác động của nó đối với tương lai”. Định nghĩa này có ý nghĩa rất lớn trong quá trình nghiên cứu về công lý phục hồi. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra trong khái niệm này là các bên có liên quan đến hành vi phạm tội là ai? Làm thế nào để có được một giải pháp chung? Đối phó với hành vi phạm tội là đối phó với cái gì? Những tác động trong tương lai cần xem xét là những gì?5 Còn John Braithwaite cho rằng công lý phục hồi là “một quá trình mà tất cả các bên liên quan bị ảnh hưởng bởi sự bất công có cơ hội thảo luận về việc họ đã bị ảnh hưởng bởi sự bất công như thế nào và quyết định nên làm gì để khắc phục thiệt hại. Với tội phạm, công lý phục hồi là ý tưởng, cho rằng tội ác gây tổn thương, công lý sẽ được chữa lành. Theo đó, cuộc trò chuyện với những người đã bị tổn thương và với những người đã gây ra tổn hại 3 "See pages 13–18 in Gade, C. B. (2013). Restorative justice and the South African truth and reconciliation process. South African Journal of Philosophy, 32(1), 10-35. 4 Van Ness, Daniel W., Karen Heetderks Strong (2010). Restoring Justice – An Introduction to Restorative Justice. 4th ediction. New Province, N.J.: Matthew Bender & Co., Inc., p 21–22. 5 Daniel van Ness, Allison Morris and Gabrielle Maxwell. (2001). Introducing Restorative Justice, Restorative justice for juveniles: Conferencing, mediation and circles. Bloomsbury Publishing. P. 3- 16. 83
  4. phải là trọng tâm của quá trình”.6 Với khái niệm này cho chúng ta thấy những người trong cuộc (bao gồm nạn nhân và người phạm tội, cộng đồng) phải chịu trách nhiệm chính trong việc chữa lành nỗi đau do tội phạm gây ra, còn Tòa án hay các cơ quan áp dụng pháp luật có vai trò thứ yếu trong việc tạo điều kiện cho các bên hòa giải. Do đó, quá trình phục hồi công lý thay đổi vai trò của các bên trong việc giải quyết tội phạm. Năm 2014, tác giả Carolyn Boyes-Watson từ Đại học Suffolk đã đưa ra định nghĩa về công lý phục hồi như sau: một phong trào xã hội đang phát triển nhằm thể chế hóa các phương pháp tiếp cận hòa bình đối với tổn hại, giải quyết vấn đề và vi phạm pháp luật và quyền con người. Các lĩnh vực này bao gồm các tòa án quốc tế về xây dựng hòa bình như Ủy ban Sự thật và Hòa giải Nam Phi cho đến những đổi mới trong hệ thống tư pháp tội phạm và vị thành niên, trường học, dịch vụ xã hội và cộng đồng. Thay vì ưu tiên luật pháp, các chuyên gia và nhà nước, các nghị quyết phục hồi thu hút những người bị hại, những người làm sai và cộng đồng bị ảnh hưởng của họ để tìm kiếm các giải pháp thúc đẩy sửa chữa, hòa giải và xây dựng lại các mối quan hệ. Công lý phục hồi tìm cách xây dựng quan hệ đối tác để thiết lập lại trách nhiệm chung về các phản ứng mang tính xây dựng đối với hành vi sai trái trong cộng đồng của chúng ta. Các phương pháp phục hồi tìm kiếm một cách tiếp cận cân bằng đối với các nhu cầu của nạn nhân, người phạm tội và cộng đồng thông qua các quá trình bảo vệ sự an toàn và phẩm giá của tất cả mọi người”7. Nhìn chung các khái niệm trên đều đi đến một thống nhất tư pháp phục hồi là một quy trình có sự tham gia của tất cả những người bị ảnh hưởng bởi một tội phạm như nạn nhân, người phạm tội, cộng đồng và những người có liên quan cùng nhau giải quyết một tình huống sau khi tội phạm xảy ra có thể áp dụng trong rất nhiều lĩnh vực như trong nhà tù, trong các trường học, trong công tác xã hội, hay trong các vụ án hình sự. 3. Phạm vi áp dụng công lý phục hồi và một số chương trình công lý phục hồi hiện nay Công lý phục hồi là mô hình được áp dụng rộng rãi ở nhiều cộng đồng và nhiều quốc gia trên thế giới, nó dựa trên tập quán, truyền thống của một số quốc gia và vùng lãnh thổ. Mô hình thực hành phục hồi được áp dụng để giải quyết các xung đột đã được sử dụng trong các cộng đồng bản địa ở Úc, New Zealand, Samoa, Canada, Bắc Mỹ, Nhật Bản và Thái 6 Braithwaite, John (2004). Restorative justice and de-professionalization. The good society, 13(1), 28-31. 7 Boyes-Watson, C. (2014). Suffolk University, College of Arts & Sciences, Center for Restorative Justice. 84
  5. Lan8. Ở Nigeria, Philippines, hệ thống tư pháp ngoài nhà nước được áp dụng. Bangladesh và Uganda dựa vào cộng đồng đã được áp dụng thường xuyên9. Công lý phục hồi là hình thức đòi hỏi có sự tham gia giữa người phạm tội và nạn nhân thông qua hình thức đối thoại trực tiếp, ngoài ra hội nghị có thể bao gồm những người đại diện cho cộng đồng hoặc các bên điều phối. Mô hình này được đánh giá là hiệu quả bởi những lý do sau: một là, người phạm tội phải tìm hiểu về những tác hại, thiệt hại mà họ đã gây ra cho nạn nhân, khiến họ không thể biện minh cho hành vi phạm pháp của mình; hai là, nó mang lại cơ hội thảo luận và đặt ra vấn đề đạo đức cho những người phạm tội, có thể họ đã từng có nó trong đời; ba là, người phạm tội có nhiều cơ hội xem lại hình phạt của họ có chính đáng hay không; bốn là, tư pháp phục hồi là phục hồi cho các bên nên nó có xu hướng tránh làm xấu hổ người phạm tội10. Mô hình công lý phục hồi có thể áp dụng trong các tội phạm toàn hệ thống như mô hình Ủy ban Sự thật và Hòa giải Nam Phi, có thể áp dụng trong các vụ án hình sự, trong nhà tù, trường học hay trong công tác xã hội. Hiện nay có rất nhiều quy trình áp dụng công lý phục hồi áp dụng trên cộng đồng các quốc gia trên thế giới. Ở khuôn khổ bài báo này nhóm tác giả giới thiệu một số chương trình tư pháp phục hồi phổ biến: Đối thoại giữa nạn nhân và người phạm tội Đối thoại giữa nạn nhân và người phạm tội (Victim Offender dialogue) hay còn gọi là hòa giải giữa nạn nhân và người phạm tội, hòa giải giữa nạn nhân và phạm nhân. Trong thủ tục hòa giải hai bên hoặc nhiều bên xung đột với sự hướng dẫn của người hòa giải hay gọi là điều phối viên đã được đào tạo, để thảo luận về cuộc xung đột và tìm ra giải pháp phù hợp cho cả nạn nhân và người phạm tội. Nếu quá trình đối thoại thành công, một thỏa thuận sẽ được xác định, quy định rõ nghĩa vụ của các bên với đầy đủ chữ ký của hai bên tham gia. Yếu tố tạo nên sự thành công cho cuộc đối thoại là sự sẵn sàng tham gia của các bên và các 8 Lux, Edith (2007): Die Gerechtigkeitskonzepte Restorative und Retributive Justice im deutschen Jugendjustizsystem. Diplomarbeit, Otto- Friedrich- Universität Bamberg Rojanavongse, Wanchai (2005): Restorative Justice: Family and Community Group Conferencing (FCGC) in Thailand. Paper presented at the Seventh International Conference on Conferencing, Circles and other Restorative Practices, 9-11 Nov 2005, Manchester. http://www.iirp.edu/iirpWebsites/web/uploads/article_pdfs/ man05_roujanavong.pdf [accessed may 2021] 9 United Nations (2006): Handbook on Restorative Justice Programmes. Criminal Justice Handbook Series. http://www.unodc.org/pdf/ criminal_justice/06-56290_Ebook.pdf [accessed: 20 may 2021] 10 Restorative Justice – What Works. College of Policing, 27/8/2015 https://whatworks.college.police.uk/toolkit/Pages/Intervention.aspx?InterventionID=24 .[accessed 20 may 2020]. 85
  6. nhân tố để thiết lập cuộc đối thoại, mô hình này thường có ít người tham gia. Đây là mô hình bắt nguồn từ Canada như một phần của giải pháp thay thế sự trừng phạt từ Tòa án, điển hình là vụ án liên quan đến hai kẻ phá hoại đã bị cáo buộc, họ đã gặp mặt trực tiếp nhiều nạn nhân của họ vào năm 1974 tại thành phố Kitchener, thuộc tỉnh Ontario của Canada11. Hội nghị nhóm gia đình Hội nghị nhóm gia đình (Family Group Conference) đây là mô hình hòa giải có sự tham gia của nhiều người hơn so với mô hình đối thoại giữa nạn nhân và người phạm tội, ngoài nạn nhân, người phạm tội còn thêm các bên có liên quan như gia đình, bạn bè và các chuyên gia12. Mô hình hội nghị nhóm gia đình phù hợp đối tượng người phạm tội chưa thành niên, vì người chưa thành niên chịu ảnh hưởng rất lớn từ gia đình. Mô hình hòa giải này là cuộc hội nghị giữa các bên nạn nhân, người phạm tội, những người bị ảnh hưởng, gia đình hoặc người bảo hộ của người phạm tội nhằm tìm ra giải pháp phù hợp để chữa lành cho nạn nhân và phục hồi cho người phạm tội. Các loại nghĩa vụ như thanh toán các khoản bồi thường, các khoản làm vườn, các việc làm công ích trong các cuộc hòa giải gia đình luôn được đề cập đến. Mô hình này, được tiểu ban New South Wales bên bờ biển phía đông của Châu Úc phát triển với Đạo luật về những người phạm tội trẻ tuổi năm 1997 và ở New Zealand với đạo luật Trẻ em, Thanh niên và Gia đình năm 1989. Hội nghị phục hồi Hội nghị phục hồi (Restorative conference) là mô hình có sự tham gia của nhiều bên hơn so với hai mô hình nêu trên. Mô hình này lấy cảm hứng từ hệ thống tư pháp truyền thống của người Maori ở New Zealand. Mô hình hội nghị có sự tham gia mạnh mẽ của cộng đồng với số lượng lớn người tham gia bao gồm: nạn nhân, người phạm tội, gia đình của họ, người thân và gia đình của người phạm tội và bị hại cũng tham gia vào cùng các thành viên khác của hội đồng. Hội nghị diễn ra với sự hỗ trợ và hướng dẫn các thủ tục, nhưng người tổ chức cố gắng không can thiệp vào quá trình đi đến quyết định của nhóm13. Chương trình này có nhiều tên gọi khác nhau, thường nó được gọi là vòng kết nối phục hồi, hội nghị Tư pháp 11 Peachey, D. (1989) ‘The Kitchener experiment,’ min M. Wright and B. Galaway (eds.) Mediation and Criminal Justice; victims, offenders and community, London: Sage 12 Doolan, M. (August 7, 1999). "The family group conference – 10 years on. Paper presented at "Building Strong Partnerships for Restorative Practices Conference". Burlington, VT. 13 Pichler, Carina. "Các phương thức đạt được Hòa bình: Một nhận thức Phật giáo về Phục hồi Công lý." 86
  7. phục hồi, Ban phục hồi cộng đồng hoặc Hội nghị giải trình cộng đồng. Ở những chương trình cụ thể ở từng khu vực cụ thể cũng có tên riêng như Ủy ban Tư pháp Cộng đồng ở Canada và Bảng đơn vị đặt hàng giới thiệu ở Anh và xứ Wales. Mô hình này hơi nhạy cảm đối với nạn nhân, nhất là đối với các tội phạm xâm phạm tình dục, tội phạm xâm phạm đến trẻ em, bởi có sự tham gia của nhiều người, các thành viên của hội đồng sẽ thảo luận về bản chất và tác động của hành vi mà người phạm tội gây ra, cuộc thảo luận sẽ được thực hiện cho đến khi các bên đạt được sự thỏa thuận hoặc tìm ra giải pháp thay thế. Vòng kết nối hỗ trợ và trách nhiệm giải trình Vòng kết nối hỗ trợ và trách nhiệm giải trình (circles of Support and Accountability) là một mô hình tài hòa nhập dựa trên các nguyên tắc công lý phục hồi, nhằm hỗ trợ những cá nhân đã chấp hành án tù vì các tội tình dục trong hoạt động nổ lực tái hòa nhập cộng đồng. Những cá nhân này (những thành viên cốt lõi) tham gia vào chương trình một cách tự nguyện, nó không phải là hệ thống tư pháp bắt buộc. Mỗi vòng tròn bao gồm 4 đến 6 tình nguyện viên được đào tạo từ cộng đồng tạo thành một vòng tròn xung quanh phạm nhân (thành viên cốt lõi). Vòng tròn này nhận được sự hỗ trợ vào đào tạo từ các chuyên gia, tạm gọi là vòng tròn thứ hai hay vòng tròn bên ngoài. Những tình nguyện viên ở vòng trong sẽ gặp gỡ thường xuyên để tạo điều kiện thuận lợi từ vật chất cho đến tinh thần đối với thành viên cốt lõi, như tiếp cận y tế, hỗ trợ xã hội, hỗ trợ tâm lý, việc làm sau khi ra tù, nhà ở… những việc làm này giúp người phạm tội sớm tái hòa nhập cộng đồng và từ bỏ mặc cảm, từ bỏ hành vi không tốt trong quá khứ của anh ta.14 Các dự án vòng kết nối hỗ trợ và trách nhiệm giải trình tồn tại khắp nơi ở Canada, Vương quốc Anh và một số vùng của Hoa Kỳ15. Vòng tròn phục hồi Mô hình vòng tròn phục hồi (vòng tròn kết án) được sử dụng đầu tiên ở cộng đồng Canada. Mô hình này sử dụng nghi thức và cấu trúc vòng tròn với sự tham gia của các bên quan tâm. Với thủ tục chặt chẽ: phạm nhân nộp đơn xin can thiệp, một vòng tròn phục hồi 14 What is circles of support and accountability? CoSA — Ottawa: https://cosa-ottawa.ca, [accessed 20 may 2021]. 15 Nellis, M. (2009) "Các vòng hỗ trợ và trách nhiệm giải trình đối với tội phạm tình dục ở Anh và xứ Wales: Nguồn gốc và việc thực hiện chúng từ 1999-2005", Tạp chí Công lý Cộng đồng Anh, 7(1). ISSN 1475-0279 87
  8. được tổ chức cho phạm nhân, một vòng tròn phục hồi được tổ chức cho nạn nhân, một vòng kết án được tổ chức và các vòng tròn tiếp theo để theo dõi tiến trình.16 4. Vận dụng mô hình công lý phục hồi vào nền tư pháp hình sự Việt Nam 4.1. Nguyên tắc áp dụng công lý phục hồi Qua quá trình nghiên cứu cho thấy có rất nhiều mô hình công lý phục hồi trên thế giới, nên chúng ta cần phải dựa trên nguyên tắc cơ bản để phân loại các mô hình công lý phục hồi và lựa chọn áp dụng vào hệ thống pháp luật Việt Nam. Các nguyên tắc sẽ cung cấp khuôn khổ cho việc thiết lập một chương trình tư pháp phục hồi mới ở Việt Nam, khi được vận dụng. Nguyên tắc đảm bảo sự tự nguyện tham gia của các bên Như đã phân tích yếu tố cốt lõi của chương trình tư pháp phục hồi là sự tham gia của các bên thông qua mô hình hòa giải. Trước hết, công lý phục hồi mời gọi sự tham gia và đồng thuận đầy đủ giữa các bên có liên quan. Điều đó có nghĩa là giữa người phạm tội và nạn nhân, nhưng vẫn không loại trừ những người khác khi họ thấy quyền lợi của họ bị ảnh hưởng (những người gián tiếp bị ảnh hưởng bởi tội phạm gây ra). Ở đây việc mời các bên tham gia vào chương trình công lý phục hồi phải đảm bảo sự tự nguyện của các bên. Về phía người phạm tội dám đối mặt với tội lỗi của mình, thấy được tác hại của hành vi mình gây ra và nghĩa vụ, một cách thức chuộc lại lỗi lầm của họ đối với nạn nhân. Về phía nạn nhân dám đối mặt với người gây tổn hại cho mình, cách họ vượt qua nổi sợ hãi, mặc cảm và họ có quyền đòi hỏi sự bồi thường từ người phạm tội. Vì vậy, chỉ có sự tự nguyện, đồng thuận cao từ hai bên thì những xung đột xung quanh mới được giải quyết, vì trong mô hình này các bên tham gia đóng vai trò chính trong quá trình xử lý, chứ không phải trách nhiệm của nhà nước theo mô hình tư pháp hình sự truyền thống. Nguyên tắc tập trung vào việc cải thiện và khắc phục hệ quả Việc khắc phục thiệt hại và cải thiện mối quan hệ đó là trọng tâm trong quá trình tư pháp phục hồi, nó được xem là phương tiện, cũng như công cụ để giải quyết xung đột và xử lý tội phạm. Do đó, nạn nhân cần được chữa lành và hàn gắn những gì đã bị tội phạm phá vỡ, nên câu hỏi luôn được đưa ra trong quá trình khắc phục là nạn nhân cần làm gì để được chữa lành, làm sao để họ hồi phục và lấy lại trạng thái cân bằng như lúc đầu. Nạn nhân cần 16 Zehr, Howard (2002): The Little Book of Restorative Justice. Intercourse: Good Books 88
  9. có thông tin và cần bày tỏ sự tức giận đối với người làm tổn hại họ. Vì thế, họ có quyền đòi hỏi một giá trị tương ứng để khắc phục những thiệt hại đó, đồng thời việc tập trung vào việc khắc phục hậu quả, giúp người phạm tội giải thoát khỏi cảm giác tội lỗi, sợ hãi, tạo cơ hội cho họ sống đúng đắn hơn. Nguyên tắc trách nhiệm thực thi những cam kết Khác với công lý truyền thống, người phạm tội không có cơ hội trả giá với nhà nước về hình phạt mà họ bị Tòa án tuyên, họ phải tuyệt đối tuân thủ, chấp hành. Trong công lý phục hồi, những kẻ phạm tội phải chịu trách nhiệm cho hành động của mình thông qua phiên hội nghị hoặc đối thoại với nạn nhân mà người phạm tội trực tiếp tham gia để tìm ra giải pháp. Vì vậy, nếu văn bản thỏa thuật đạt được trong quá trình đối thoại, thì người phạm tội phải có nghĩa vụ thực thi những cam kết trong thỏa thuận đó. Công lý phục hồi có thể thay thế hình phạt Công lý phục hồi nhằm mục đích loại bỏ nguyên nhân và điều kiện phạm tội từ bên trong gốc rễ của nó. Nó không chỉ giải quyết được cốt lõi của cuộc xung đột mà còn có cái nhìn tổng quát về phương pháp giải quyết vấn đề. Khi công lý phục hồi được chấp nhận thì sự bồi thường, thỏa thuận nhằm thay đổi sự chuyển biến và mong muốn của các bên nên được thừa nhận và xem là giải pháp ngoài Tòa án. 4.2. Những lợi ích và sự phù hợp khi áp dụng công lý phục hồi vào hệ thống hình sự Việt Nam Mô hình tư pháp phục hồi bao gồm khôi phục nạn nhân, phục hồi người phạm tội và trách nhiệm giải trình, trao quyền cho nạn nhân, đối thoại, bồi thường, thực hiện các cam kết có sự tham gia chứng kiến của cộng động và giải quyết mâu thuẫn giữa các bên liên quan. Mô hình này đi theo quá trình liên quan đến quy trình đàm phán, theo nhóm nghiên cứu, quy trình này có thể áp dụng vào Luật hình sự Việt Nam, tồn tại song song với hệ thống hình phạt, với những lý do sau: Thứ nhất, nó phù hợp với một số nguyên tắc cơ bản của hệ thống tư pháp hình sự Việt Nam. Một trong những nguyên tắc cơ bản của luật hình sự Việt Nam là nguyên tắc nhân đạo, nguyên tắc có lợi cho người phạm tội. Việc áp dụng công lý phục hồi không mang tính trừng trị người giống như công lý truyền thống, công lý phục hồi coi tội ác là một hành động chống lại một cá nhân và cộng đồng, ngược lại công lý truyền thống coi tội phạm là hành 89
  10. động chống lại nhà nước và pháp luật. Nên khi áp dụng công lý phục hồi người phạm tội có thể lựa chọn giữa bồi thường thiệt hại gây ra, khắc phục những hậu quả hoặc chấp nhận những hình phạt có sẵn trong hệ thống. Thứ hai, việc áp dụng tư pháp phục hồi phù hợp với nguyên tắc xử lý, cũng như đường lối xử lý của Nhà nước ta được quy định ở Điều 3 BLHS năm 2015 “Mọi hành vi phạm tội do người thực hiện phải được phát hiện kịp thời, xử lý nhanh chóng, công minh theo đúng pháp luật; Khoan hồng đối với người tự thú, đầu thú, thành khẩn khai báo, tố giác đồng phạm, lập công chuộc tội, tích cực hợp tác với cơ quan có trách nhiệm trong việc phát hiện tội phạm hoặc trong quá trình giải quyết vụ án, ăn năn hối cải, tự nguyện sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại gây ra; Đối với người lần đầu phạm tội ít nghiêm trọng, thì có thể áp dụng hình phạt nhẹ hơn hình phạt tù, giao họ cho cơ quan, tổ chức hoặc gia đình giám sát, giáo dục; Đối với người bị phạt tù thì buộc họ phải chấp hành hình phạt tại các cơ sở giam giữ, phải lao động, học tập để trở thành người có ích cho xã hội; nếu họ có đủ điều kiện do Bộ luật này quy định, thì có thể được xét giảm thời hạn chấp hành hình phạt, tha tù trước thời hạn có điều kiện; Người đã chấp hành xong hình phạt được tạo điều kiện làm ăn, sinh sống lương thiện, hòa nhập với cộng đồng, khi có đủ điều kiện do luật định thì được xóa án tích”. Từ nguyên tắc này cho thấy, mô hình công lý phục hồi có thể là một giải pháp phù hợp bên cạnh việc áp dụng hình phạt do Tòa án tiến hành, để đảm bảo việc xử lý tội phạm nhanh chóng, kịp thời., góp phần làm giảm bớt áp lực cho các cơ quan tư pháp trong việc xử lý tội phạm. Công lý phục hội tập trung vào phục hồi người phạm tội, chữa bệnh cho nạn nhân và bồi thường thiệt hại gây ra, nên bản thân người phạm tội đã ăn năn hối cải, tự nguyện sửa chữa khắc phục những thiệt hại do họ gây ra và nạn nhân cũng được bồi thường, xin lỗi…. làm họ bớt mặc cảm và tự tin lấy lại trạng thái cân bằng trong cuộc sống. Nên việc không áp dụng hình phạt là hoàn toàn phù hợp với nguyên tắc áp dụng của pháp luật Việt Nam. Thứ ba, mô hình tư pháp phục hồi cũng phù hợp với một số quy định áp dụng đối với người chưa thành niên ở nước ta, cụ thể là áp dụng các biện pháp giám sát, giáo dục như khiển trách, hòa giải tại cộng đồng, giáo dục tại xã, phường, thị trấn được áp dụng đối với 90
  11. người dưới 18 tuổi phạm tội trong trường hợp được miễn trách nhiệm hình sự17. Theo Điều 92 BLHS “Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát hoặc Tòa án chỉ quyết định miễn trách nhiệm hình sự và áp dụng biện pháp khiển trách, hòa giải tại cộng đồng hoặc biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn, nếu người dưới 18 tuổi phạm tội hoặc người đại diện hợp pháp của họ đồng ý với việc áp dụng một trong các biện pháp này”. Theo đó, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát hoặc Tòa án chỉ được áp dụng các biện pháp nêu trên nếu người dưới 18 tuổi phạm tội hoặc người đại diện hợp pháp của họ đồng ý. Thứ tư, như đã phân tích ở trên đây là giải pháp có thể thay thế hình phạt, thay thế hệ thống nhà tù, đảm bảo tốt hơn quyền con người mà cụ thể là quyền của người phạm tội và nạn nhân trong hành vi phạm tội cụ thể. 5. Kết luận Mô hình công lý phục hồi là mô hình mới nhưng có thể nghiên cứu áp dụng vào hệ thống tư pháp hình sự Việt Nam trong thời gian tới, nhằm mục đích phục hồi người phạm tội, chữa lành vết thương cho nạn nhân với sự tham gia có trách nhiệm của cộng đồng và toàn xã hội. Đây là mô hình vừa có thể thay thế, vừa có thể áp dụng song song trong nền tư pháp hình sự quốc gia. Tuy nhiên, theo nhóm nghiên cứu ở giai đoạn đầu khi áp dụng và nghiên cứu mô hình, chúng ta chỉ nên hướng đến đối tượng là người chưa thành niên và nhóm tội phạm ít nghiêm trọng, nghiêm trọng. Khi sự thử nghiệm đã ổn về mặt hệ thống thì có thể mở rộng đến mọi đối tượng và tất cả các loại tội phạm. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Boyes-Watson, C. (2014). Suffolk University, College of Arts & Sciences, Center for Restorative Justice. 2. Braithwaite, John (2004). Restorative justice and de-professionalization. The good society, 13(1), 28-31. 3. Daniel van Ness, Allison Morris and Gabrielle Maxwell. (2001). Introducing Restorative Justice, Restorative justice for juveniles: Conferencing, mediation and circles. Bloomsbury Publishing. P. 3- 16. 17 Điều 92, 93, 94 Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung 2017. 91
  12. 4. Doolan, M. (August 7, 1999). "The family group conference – 10 years on. Paper presented at "Building Strong Partnerships for Restorative Practices Conference". Burlington, VT. 5. Gade, C. B. (2013). Restorative justice and the South African truth and reconciliation process. South African Journal of Philosophy, 32(1), 10-35. 6. Lawrence W Sherman & Heather Strang. (2007). Restorative justice: The evidence. Smith Institute. Retrieved from https://www.iirp.edu/pdf/RJ_full_report.pdf, [accessed: 20 may 2021]. 7. Lux, Edith (2007): Die Gerechtigkeitskonzepte Restorative und Retributive Justice im deutschen Jugendjustizsystem. Diplomarbeit, Otto- Friedrich- Universität Bamberg. 8. Nellis, M. (2009) "Các vòng hỗ trợ và trách nhiệm giải trình đối với tội phạm tình dục ở Anh và xứ Wales: Nguồn gốc và việc thực hiện chúng từ 1999-2005", Tạp chí Công lý Cộng đồng Anh, 7(1). ISSN 1475-0279. 9. Peachey, D. (1989) ‘The Kitchener experiment,’ min M. Wright and B. Galaway (eds.) Mediation and Criminal Justice; victims, offenders and community, London: Sage 10. Pichler, Carina. "Các phương thức đạt được Hòa bình: Một nhận thức Phật giáo về Phục hồi Công lý”. 11. Rebecca Webber, "A New Kind of Criminal Justice", Parade, October 25, 2009: https://parade.com/38506/parade/091025-a-new-kind-of-criminal-justice/, [accessed 20 may 2021]. 12. Restorative Justice– What Works. College of Policing, 27/8/2015 https://whatworks.college.police.uk/toolkit/Pages/Intervention.aspx?InterventionID=24 .[accessed 20 may 2020]. 13. Rojanavongse, Wanchai (2005): Restorative Justice: Family and Community Group Conferencing (FCGC) in Thailand. Paper presented at the Seventh International Conference on Conferencing, Circles and other Restorative Practices, 9-11 Nov 2005, Manchester. http://www.iirp.edu/iirpWebsites/web/uploads/article_pdfs/man05_roujanavong.pdf [accessed may 2021]. 92
  13. 14. United Nations (2006): Handbook on Restorative Justice Programmes. Criminal Justice Handbook Series. http://www.unodc.org/pdf/ criminal_justice/06-56290_Ebook.pdf [accessed: 20 may 2021]. 15. Van Ness, Daniel W., Karen Heetderks Strong (2010). Restoring Justice – An Introduction to Restorative Justice. 4th ediction. New Province, N.J.: Matthew Bender & Co., Inc., p 21–22. 16. What is circles of support and accountability? CoSA — Ottawa: https://cosa- ottawa.ca, [accessed 20 may 2021]. 17. Zehr, Howard (2002): The Little Book of Restorative Justice. Intercourse: Good Books. 93
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
32=>2