intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Báo cáo Kế hoạch quản lý môi trường và xã hội: Dự án khắc phục khẩn cấp hậu quả thiên tai tại một số tỉnh miền Trung (ENDR)

Chia sẻ: ViChaelisa ViChaelisa | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:105

35
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu tổng quát của Dự án là tái thiết và khôi phục các công trình hạ tầng tại các tỉnh dự án, bao gồm 03 Hợp phần: (1): Xây dựng tái thiết các công trình bị hư hỏng cấp tỉnh, (2): Nâng cao năng lực về phục hồi tái thiết; (3): Hỗ trợ Quản lý dự án. Thời gian thực hiện dự án ENDR ước tính là 4 năm, từ năm 2017 đến năm 2020. Tổng chi phí dự án là 135,83 triệu USD.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Báo cáo Kế hoạch quản lý môi trường và xã hội: Dự án khắc phục khẩn cấp hậu quả thiên tai tại một số tỉnh miền Trung (ENDR)

  1. Public Disclosure Authorized SFG3446 V3 ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NINH THUẬN BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN NGÀNH NÔNG NGHIỆP ----------------o0oo--------------- Public Disclosure Authorized KẾ HOẠCH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG VÀ XÃ HỘI Public Disclosure Authorized DỰ ÁN KHẮC PHỤC KHẨN CẤP HẬU QUẢ THIÊN TAI TẠI MỘT SỐ TỈNH MIỀN TRUNG (ENDR) Tiểu dự án tỉnh Ninh Thuận (Giai đoạn 18 tháng đầu) Public Disclosure Authorized Tháng 7/2017 cáo:
  2. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NINH THUẬN BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN NGÀNH NÔNG NGHIỆP ----------------o0oo--------------- KẾ HOẠCH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG VÀ XÃ HỘI DỰ ÁN KHẮC PHỤC KHẨN CẤP HẬU QUẢ THIÊN TAI TẠI MỘT SỐ TỈNH MIỀN TRUNG (ENDR) Tiểu dự án tỉnh Ninh Thuận (Giai đoạn 18 tháng đầu) ĐẠI DIỆN CHỦ ĐẦU TƯ ĐƠN VỊ TƯ VẤN Ban QLDA Ngành Nông nghiệp Công ty TNHH Đầu tư và Tư vấn Phát triển Việt Nam NINH THUẬN, THÁNG 7/ 2017
  3. Kế hoạch Quản lý Môi trường và Xã hội Dự án Khắc phục Khẩn cấp Hậu quả Tai tại một số Tỉnh Miền Trung – Tiểu dự án Ninh Thuận NỘI DUNG DANH MỤC HÌNH 5 DANH MỤC BẢNG 6 DANH MỤC VIẾT TẮT 7 TÓM TẮT DỰ ÁN 8 CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU 11 CHƯƠNG 2. KHUNG THỂ CHẾ, PHÁP LÝ VÀ QUẢN LÝ 13 2.1. Quy định pháp lý của Việt Nam .......................................................................................................... 13 2.2. Chính sách an toàn của Ngân hàng Thế giới (WB) ............................................................................. 16 CHƯƠNG 3. MÔ TẢ TÓM TẮT TIỂU DỰ ÁN 18 3.1. Giới thiệu chung .................................................................................................................................. 18 3.2. Mục tiêu của TDA ............................................................................................................................... 18 3.3. Mô tả tiểu dự án .................................................................................................................................. 18 4.1. Điều kiện tự nhiên ............................................................................................................................... 26 4.2. Điều kiện kinh tế xã hội ...................................................................................................................... 27 4.3. Tình hình thiên tai ............................................................................................................................... 29 4.4. Hiện trạng môi trường ......................................................................................................................... 30 CHƯƠNG 5. TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG XÃ HỘI 32 5.1. Tác động tích cực ................................................................................................................................ 32 5.2. Tác động tiêu cực tiềm tàng ................................................................................................................ 32 5.2.1. Tác động của Công tác Xây dựng trong Quá trình Chuẩn bị Dự án 33 5.2.3. Tác động chung trong quá trình thi công 36 5.2.4 Tác động đặc thù trong quá trình xây dựng 40 5.2.5. Các tác động tiêu cực trong quá trình vận hành 43 CHƯƠNG 6. BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC TIỀM TÀNG 44 6.1. Biện pháp Giảm thiểu tác động do Thu hồi đất................................................................................... 44 6.2. Biên pháp Giảm thiếu đối với các tác động của công tác xây dựng trong giai đoạn chuẩn bị và xây dựng............................................................................................................................................................ 44 6.3. Biện pháp Giảm thiểu các tác động đặc thù trong quá trình Thi công ................................................ 75 6.4. Biện pháp Giảm thiểu tích hợp vào thiết kế kỹ thuật để giảm thiểu các Tác động Môi trường trong Giai đoạn Vận hành .................................................................................................................................... 81 CHƯƠNG 7. TỔ CHỨC THỰC HIỆN 82 7.1. Tổ chức thực hiện ................................................................................................................................ 82 7.2. Khung Tuân thủ Môi trường ............................................................................................................... 85 7.3. Cơ chế giải quyết khiếu nại 88 7.4. Kế hoạch thực hiện ESMP 90 7.5. Tăng cường năng lực và đào tạo 91 7.6. Kế hoạch giám sát môi trường 91 3
  4. Kế hoạch Quản lý Môi trường và Xã hội Dự án Khắc phục Khẩn cấp Hậu quả Tai tại một số Tỉnh Miền Trung – Tiểu dự án Ninh Thuận 7.7. Chi phí ước tính 94 CHƯƠNG 8. THAM VẤN CÔNG VÀ PHỔ BIẾN THÔNG TIN 95 8.1. Tham vấn cộng đồng ........................................................................................................................... 95 8.2. Phổ biến thông tin ............................................................................................................................... 97 THAM KHẢO: 99 PHỤ LỤC 100 PHỤ LỤC 1: Bảng chi phí thực hiện KHQLMT & XH............................................................................. 100 PHỤ LỤC 2: Bảng chi phí thực hiện đào tạo tăng cường năng lực ........................................................... 101 PHỤ LỤC 3. Lượng mưa (mm) đo được tại Trạm Phan Rang (từ 2011-2015) ......................................... 102 PHỤ LỤC 4: Hiện trạng Chất lượng Nước mặt ......................................................................................... 103 PHỤ LỤC 5: Hiện trạng Chất lượng Không khí ........................................................................................ 104 4
  5. Kế hoạch Quản lý Môi trường và Xã hội Dự án Khắc phục Khẩn cấp Hậu quả Tai tại một số Tỉnh Miền Trung – Tiểu dự án Ninh Thuận DANH MỤC HÌNH HÌNH 1:VỊ TRÍ DỰ ÁN TỈNH NINH THUẬN ................................................................................................... 18 HÌNH 2: VỊ TRÍ TIỂU DỰ ÁN............................................................................................................................. 20 HÌNH 3: VỊ TRÍ CÔNG TRÌNH TRÊN ẢNH VỆ TINH ..................................................................................... 21 HÌNH 4: HIỆN TRẠNG KHU VỰC DỰ ÁN ....................................................................................................... 21 HÌNH 5: MẶT CẮT KÈ SÔNG DINH ................................................................................................................. 21 HÌNH 6: VỊ TRÍ CÔNG TRÌNH TRÊN HÌNH ẢNH VỆ TINH ......................................................................... 22 HÌNH 7: HIỆN TRẠNG BỜ SUỐI BỜ RÂU ....................................................................................................... 22 HÌNH 8: MẶT CẮT NGANG KÈ SÔNG BÀ RÂU ............................................................................................. 23 HÌNH 9 :ĐOẠN BỜ KÈ........................................................................................................................................ 23 HÌNH 10: HIỆN TRẠNG BỜ SÔNG LU ............................................................................................................. 23 HÌNH 11: MẶT CẮT NGANG KÈ SÔNG LU ................................................................................................... 24 HÌNH 12: BÃI ĐỔ THẢI CỦA KÈ SÔNG LU ................................................................................................... 25 HÌNH 13: BẢN ĐỒ VỊ TRÍ ĐỊA LÝ TỈNH NINH THUẬN................................................................................ 26 HÌNH 14: SƠ ĐỒ TỔ CHỨC THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH ESMP .............................................................. 82 HÌNH 15: HÌNH ẢNH VỀ THAM VẤN CỘNG ĐỒNG VỚI NGƯỜI DÂN VÀ CƠ QUAN ĐỊA PHƯƠNG Ở CÁC XÃ DỰ ÁN ........................................................................................................................................ 97 5
  6. Kế hoạch Quản lý Môi trường và Xã hội Dự án Khắc phục Khẩn cấp Hậu quả Tai tại một số Tỉnh Miền Trung – Tiểu dự án Ninh Thuận DANH MỤC BẢNG BẢNG 1: TÓM TẮT DANH MỤC CÔNG TRÌNH ............................................................................................. 19 BẢNG 2: LƯỢNG ĐÀO ĐẮP .............................................................................................................................. 24 BẢNG 3: THÔNG TIN KINH TẾ XÃ HỘI HUYỆN NINH PHƯỚC VÀ XÃ PHƯỚC SƠN ............................ 28 BẢNG 4: QUY MÔ TÁC ĐỘNG THU HỒI ĐẤT ............................................................................................... 33 BẢNG 5: SỐ HỘ BỊ ẢNH HƯỞNG BỞI HẠNG MỤC CỦA TIỂU DỰ ÁN ..................................................... 33 BẢNG 6: MỨC ĐỘ ẢNH HƯỞNG CỦA TIỂU DỰ ÁN .................................................................................... 34 BẢNG 7: BỤI PHÁT TÁN TỪ VIỆC VẬN CHUYỂN NGUYÊN VẬT LIỆU ĐỂ SAN LẤP MẶT BẰNG..... 36 BẢNG 8: MỨC ĐỘ ỒN TỪ CÁC PHƯƠNG TIỆN PHỤC VỤ XÂY DỰNG .................................................... 37 BẢNG 9: TÁC ĐỘNG ĐẶC THÙ TRONG QUÁ TRÌNH XÃ HỘI ................................................................... 40 BẢNG 10: CHI PHÍ ƯỚC TÍNH ĐỀN BÙ THU HỒI ĐẤT .................................................................................. 44 BẢNG 11: NGUYÊN TẮC MÔI TRƯỜNG THỰC TIỄN (ECOP) .................................................................... 46 BẢNG 12: BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG ĐẶC THÙ ĐỐI VỚI CÔNG TRÌNH NHẠY CẢM ........ 75 BẢNG 13: VAI TRÒ VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC BÊN LIÊN QUAN ....................................................... 82 BẢNG 14: KẾ HOẠCH GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG TRONG QUÁ TRÌNH THI CÔNG ................................ 93 BẢNG 15: CHI PHÍ ƯỚC TÍNH CHO GIÁM SÁT THỰC HIỆN ESMP VÀ TĂNG CƯỜNG NĂNG LỰC ... 94 BẢNG 16: KẾ HOẠCH PHỔ BIẾN THÔNG TIN .............................................................................................. 98 6
  7. Kế hoạch Quản lý Môi trường và Xã hội Dự án Khắc phục Khẩn cấp Hậu quả Tai tại một số Tỉnh Miền Trung – Tiểu dự án Ninh Thuận DANH MỤC VIẾT TẮT BAH Bị ảnh hưởng BOD5 Nhu cầu ôxy sinh học 5 ngày BQL Ban quản lý BQLDA Ban quản lý dự án BTCT Bê tông cốt thép BTNMT/MONRE Bộ Tài nguyên và Môi trường CMC Tư vấn quản lý thi công COD Nhu cầu ôxy hoá học CSHT Cơ sở hạ tầng CTR Chất thải rắn DO Ôxy hòa tan STNMT/DONRE Sở Tài nguyên và Môi trường ĐTM/EIA Đánh giá tác động môi trường ESMP Kế hoạch quản lý môi trường và xã hội EMC Tư vấn giám sát Môi trường FS/NCKT Nghiên cứu khả thi GPMB Giải phóng mặt bằng GSXD Giám sát xây dựng HC Hydrocacbon WB/NHTG Ngân hàng thế giới ODA Hỗ trợ phát triển chính thức PTNT Phát triển nông thôn QCVN Quy chuẩn kỹ thuộc Quốc gia QL Quốc lộ TĐC Tái định cư TDS Tổng chất rắn hòa tan TSS Tổng chất rắn lơ lửng TSP Tổng số hạt lơ lửng UBMTTQ Uỷ ban mặt trận Tổ quốc UBND Ủy ban nhân dân USD Đô la Mỹ USEPA Cơ quan Bảo vệ Môi trường Mỹ VNĐ Đồng tiền Việt Nam 7
  8. Kế hoạch Quản lý Môi trường và Xã hội Dự án Khắc phục Khẩn cấp Hậu quả Tai tại một số Tỉnh Miền Trung – Tiểu dự án Ninh Thuận TÓM TẮT DỰ ÁN Bối cảnh: Chính phủ Việt Nam đã nhận được khoản tài trợ từ Ngân hàng Thế giới cho Dự án Khắc phục khẩn cấp hậu quả thiên tai một số tỉnh Miền Trung bao gồm các tỉnh Bình Định, Phú Yên, Ninh Thuận, Quảng Ngãi và Hà Tĩnh (sau đây gọi tắt là Dự án ENDR). Mục tiêu tổng quát của Dự án là tái thiết và khôi phục các công trình hạ tầng tại các tỉnh dự án, bao gồm 03 Hợp phần: (1): Xây dựng tái thiết các công trình bị hư hỏng cấp tỉnh, (2): Nâng cao năng lực về phục hồi tái thiết; (3): Hỗ trợ Quản lý dự án. Thời gian thực hiện dự án ENDR ước tính là 4 năm, từ năm 2017 đến năm 2020. Tổng chi phí dự án là 135,83 triệu USD. Tiểu dự án tỉnh Ninh Thuận gồm có 3 hạng mục công trình (i) Xây dựng công trình kè bảo vệ bờ sông Dinh khu vực xã Phước Sơn, dài 1.373m; (ii) Xây dựng công trình kè chống sạt lở bờ suối Bà Râu bảo vệ khu dân cư Bà Râu, xã Lợi Hải, dài 1.500m; (iii) Xây dựng công trình kè chống sát lở bờ Sông Lu bảo vệ khu dân cư thị trấn Phước Dân, dài 3.139,88m. ESMP của tiểu dự án được thiết kế và thực hiện phù hợp với Khung quản lý môi trường và xã hội (ESMF) của WB, đồng thời đảm bảo tuân thủ các quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam. Các hoạt động trong quá trình chuẩn bị, thi công và vận hành Tiểu dự án được phân tích, đánh giá và dự báo tác động tiêu cực để đưa ra các biện pháp giảm thiểu tối đa mức độ ảnh hưởng đến môi trường và sức khỏe của cư dân. Tác động môi trường và các biện pháp giảm thiểu: Các tác động của TDA bao gồm cả tác động tích cực, tiêu cực. (a) Tác động tích cực: Xây dựng 3 hạng mục kè bảo vệ bờ sông tại khu vực xã Xã Lợi Hải, huyện Thuận Bắc và xã Phước Sơn, thị trấn Phước Dân, huyện Ninh Phước sẽ có tác dụng ngặn chặn hiện tượng xói lở bờ sông, bảo vệ đất đai và các công trình trên đất, qua đó, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do thiên tai gây ra, bảo vệ các khu dân cư, tính mạng, tài sản và đất canh tác hàng năm của nhân dân đang sinh sống ven sông, góp phần bảo vệ các công trình hạ tầng cơ sở trong khu vực. Đồng thời, toàn bộ hệ thống công trình kè sẽ góp phần cải thiện cảnh quan môi trường, cơ sở hạ tầng giao thông và hệ thống đê kè trên địa bàn. (b) Tác động tiêu cực trong quá trình chuẩn bị và thi công: Tác động tiêu cực tiềm tàng bao gồm việc thu hồi đất. Kết quả khảo sát chỉ ra rằng việc thực hiện các hạng mục tiểu dự án sẽ ảnh hưởng 165 hộ gia đình, trong đó có 163 hộ gia đình bị ảnh hưởng trực tiếp do bị lấy đất và 02 hộ gia đình ở Xã Phước Sơn bị ảnh hưởng gián tiếp do thiệt hại kinh tế về canh tác. Đồng thời cũng phát sinh các tác động liên quan đến các hoạt động xây dựng như tiếng ồn, rung động, ô nhiễm không khí do bụi và khí thải, ô nhiễm nước và đất do chất thải, sạt lở và bồi lắng, xung đột xã hội do dòng công nhân, phá bỏ thảm thực vật, xáo trộn giao thông, thiệt hại kinh tế, rủi ro tai nạn, v.v... Tiểu dự án này dự kiến sẽ không gây tác động bất lợi do vị trí, loại và quy mô công trình. Các tác động này được đánh giá ở mức thấp và trung bình. (c) Tác động tiêu cực trong quá trình vận hành: tiểu dự án này dự kiến sẽ không gây ra các tác động tiêu cực do phát sinh rác thải. Tiểu dự án chủ yếu sẽ mang lại các tác động tích cực như đề ra trong mục tiêu. Tác động tiêu cực (nếu có) chỉ liên quan đến sạt lở do thay đổi chế độ dòng chảy. (d) Các biện pháp giảm thiểu đề xuất cho các tác động tiêu cực trong quá trình chuẩn bị và xây dựng: các tác động do thu hồi đất sẽ được giảm thiểu thông qua Kế hoạch TĐC trong khi đó tác động liên quan đến thi công sẽ được giảm thiểu thông qua việc áp dụng ECOP và các biện pháp giảm thiểu tác động đặc thù. 8
  9. Kế hoạch Quản lý Môi trường và Xã hội Dự án Khắc phục Khẩn cấp Hậu quả Tai tại một số Tỉnh Miền Trung – Tiểu dự án Ninh Thuận (e) Các biện pháp giảm thiểu đề xuất đối với các tác động tiêu cực trong quá trình vận hành: Cần tiến hành phân tích chi tiết chế độ dòng chảy, sạt lở và tỷ lệ bồi lắng trước và sau khi xây dựng ở giai đoạn thiết kế kỹ thuật nhằm đảm bảo tiểu dự án sẽ không làm gia tăng tình trạng sạt lở hoặc bồi lắng do thay đổi chế độ dòng chảy. Ban quản lý dự án cần phải quan trắc và giám sát thường xuyên để đảm bảo các thiệt hại đối với công trình kiến trúc sẽ được phục hồi kịp thời. Tổ chức Thể chế: Ban QLDA tỉnh Ninh Thuận trực thuộc Sở NN&PTNT chịu trách nhiệm triển khai và giám sát Kế hoạch Quản lý Môi trường Xã hội (ESMP). Ban QLDA tỉnh đảm bảo rằng hồ sơ đấu thầu và hợp đồng bao gồm các thỏa thuận môi trường về việc tuân thủ của nhà thầu. Nhà thầu sẽ triển khai các hoạt động thi công và tuân thủ các thỏa thuận môi trường đã được thống nhất trong hợp đồng. Đặc biệt, nhà thầu sẽ chuẩn bị hợp đồng ESMP, đệ trình lên BLDA Tỉnh để xem xét và phê duyệt trước khi bắt đầu xây dựng. BQLDA và các tư vấn của mình sẽ giám sát chặt chẽ việc tuân thủ các biện pháp giảm thiểu đã được thỏa thuận. Ngoài ra, việc tuân thủ của nhà thầu sẽ được Sở TN&MT tỉnh Ninh Thuận, chính quân địa phương và người dân giám sát chặt chẽ. Nâng cao năng lực: Ban QLDA tỉnh đã triển khai các dự án do Ngân hàng và đã quen với các yêu cầu về chính sách an toàn của Ngân hàng Thế giới. Tuy nhiên, cần bồi dưỡng và nâng cao năng lực cho BQLDA tỉnh nhằm hỗ trợ giám sát thực hiện ESMP một cách hiệu quả. Các chuyên gia an toàn của Ngân hàng Thế giới sẽ tổ chức một khóa đào tạo hai ngày cho nhân viên của Ban QLDA chịu trách nhiệm về các vấn đề về an toàn môi trường của dự án nhằm đưa ra các yêu cầu của các chính sách vận hành của Ngân hàng liên quan đến việc thực hiện tiểu dự án, bao gồm OP4.01 (Đánh giá Môi trường), Hướng dẫn chung Môi trường, Sức khỏe và An toàn (EHS) của IFC. OP4.11 (Tài nguyên Văn hóa Vật thể), OP 4.04 (Môi trường Tự nhiên), OP 4.10 (Người dân tộc Bản địa) và OP4.12 (Tái định cư Không tự nguyện). Thực hiện đào tạo Tư vấn Giám sát Xây dựng (CSC) và nhân viên EHS của nhà thầu và được hiện thường xuyên để cập nhật những thông tin mới nhất. Dự toán cho việc thực hiện ESMP: Dự toán thực hiện ESMP bao gồm chi phí giám sát ESMP, triển khai thực hiện biện pháp giảm thiểu và nâng cao năng lực. Chi phí thực hiện biện pháp giảm thiểu sẽ được tính trong chi phí thi công. Bảng dưới đây chỉ trình bày dự doán chi phí giám sát và nâng cao năng lực. TT Hoạt động Chi phí (VNĐ) USD 1 Giám sát ESMP 532.440.000 24.357 2 Nâng cao năng lực 22.000.000 1.006 Tổng 554.440.000 25.363 Cơ chế Giải quyết Khiếu nại (GRM): Các khiếu nại liên quan đến các vấn đề liên quan đến tiểu dự án sẽ được giải quyết bằng cách đàm phán để nhận được sự đồng thuận với người dân. Khiếu nại sẽ được giải quyết thông qua ba giai đoạn trước khi trình lên tòa án. Đơn vị thi hành sẽ thanh toán toàn bộ chi phí hành chính và pháp lý liên quan đến việc tiếp nhận khiếu nại vì chi phí này được bao gồm trong ngân sách tiểu dự án. Tham vấn Cộng đồng: Áp dụng các phương pháp và kỹ thuật khác nhau để tiến hành các cuộc tham vấn cộng đồng, tham vấn với người bị ảnh hưởng bởi TDA, bao gồm a) các cuộc họp cộng đồng, b) các khảo sát hộ gia đình, c) thảo luận nhóm tập trung, giám sát hiện trường và phỏng vấn người cung cấp thông tin chính. Việc sử dụng các phương pháp và kỹ thuật này nhằm tăng cường tính tin cậy và hiệu lực của các phản hồi từ các bên liên quan của TDA, đặc biệt là người dân địa phương bị ảnh hưởng và đảm bảo rằng (i) người BAH nhận được đầy đủ thông tin về TDA; và (ii) toàn bộ người BAH liên quan đến quá trình tham vấn tự do, thông báo trước và cung cấp thông tin đầy đủ trong quá trình chuẩn bị và triển khai. Các cuộc họp tham vấn và phỏng vấn trực tiếp sẽ được tiến hành từ 03-18 tháng 04 năm 9
  10. Kế hoạch Quản lý Môi trường và Xã hội Dự án Khắc phục Khẩn cấp Hậu quả Tai tại một số Tỉnh Miền Trung – Tiểu dự án Ninh Thuận 2017, với sự tham gia của 13-34 người BAH mỗi cuộc họp. Các cuộc tham vấn sẽ được tiến hành trong suốt quá trình thi công nhằm kịp thời giải quyết các vấn đề liên quan đến đánh giá môi trường . Phổ biến Thông tin: Tuân thủ chính sách OP 4.01 và chính sách của Ngân hàng Thế giới về tiếp cận thông tin, chủ dự án đã gửi thông tin, mục tiêu và các tác động của TDA cho các nhóm BAH và các tổ chức phi chính phủ địa phương trước khi tiến hành tham vấn cộng đồng. Bản ESMP dự thảo bằng tiếng Việt đã được công bố vào ngày 07 tháng 06 tại các văn phòng xã và trang web của TDA và bản tiếng Anh ở trên trang web riêng của Ngân hàng vào ngày 20 tháng 06. Bản ESMP cuối cùng sẽ được công bố ở địa phương vào ngày 25 tháng 6 và trên website riêng của Ngân hàng Thế giới vào ngày 30 tháng 6. 10
  11. Kế hoạch Quản lý Môi trường và Xã hội Dự án Khắc phục Khẩn cấp Hậu quả Tai tại một số Tỉnh Miền Trung – Tiểu dự án Ninh Thuận CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU Chính phủ Việt Nam đã nhận được khoản tài trợ từ Ngân hàng Thế giới cho Dự án Khắc phục khẩn cấp hậu quả thiên tai một số tỉnh Miền Trung bao gồm các tỉnh Bình Định, Phú Yên, Ninh Thuận, Quảng Ngãi và Hà Tĩnh (sau đây gọi tắt là Dự án ENDR). Mục tiêu tổng quát của Dự án là tái thiết và khôi phục các công trình hạ tầng tại các tỉnh dự án, bao gồm 03 Hợp phần: (1) Xây dựng tái thiết các công trình bị hư hỏng cấp tỉnh, (2) Nâng cao năng lực về phục hồi tái thiết; (3) Hỗ trợ Quản lý dự án. Hợp phần 1: Xây dựng tái thiết các công trình cấp tỉnh bị hư hỏng do lũ lụt cấp tỉnh (121,08 triệu USD, bao gồm 110,69 triệu USD vốn IDA và 10,39 triệu USD vốn đối ứng) Mục tiêu của Hợp phần 1 là tăng cường khả năng phục hồi của các cộng đồng bị ảnh hưởng bởi lũ lụt ở năm tỉnh được lựa chọn thông qua việc tái thiết và phục hồi cơ sở hạ tầng quy mô lớn của tỉnh, đặc biệt là hệ thống thủy lợi, kiểm soát lụt và cơ sở hạ tầng đường bộ. Hợp phần này sẽ được thực hiện bởi các tỉnh được lựa chọn. Các khu vực bị ảnh hưởng sẽ được hưởng lợi từ việc phục hồi các dịch vụ/cơ sở công cộng, qua đó tăng sự tăng trưởng kinh tế và tiếp cận các dịch vụ xã hội. Các công trình phòng chống lũ lụt quan trọng được xây dựng lại và các tuyến đường và cầu phục hồi cũng sẽ làm tăng sự an toàn của người và tài sản và phục vụ như là đường cung cấp và cứu hộ trong trường hợp thiên tai. Hợp phần này có năm tiểu hợp phần, mỗi tiểu dự án sẽ được thực hiện bởi các tỉnh tương ứng: (a) Tiểu hợp phần 1: Tái thiết khả năng phục hồi ở tỉnh Bình Định (IDA là 49,75 triệu USD, vốn đối ứng là 4,07 triệu USD). Tiểu hợp phần này sẽ tài trợ cho công tác tái thiết các đường và cầu bị hư hỏng, hệ thống thủy lợi bị hư hỏng; và các công trình phòng chống lũ lụt tại tỉnh Bình Định. (b) Tiểu hợp phần 2: Tái thiết khả năng phục hồi ở Phú Yên (IDA là 15,05 triệu USD, vốn đối ứng là 1,26 triệu USD). Tiểu hợp phần này sẽ tài trợ cho công tác tái thiết các đường và cầu bị hư hỏng, hệ thống thủy lợi bị hư hỏng; và các công trình phòng chống lũ lụt tại tỉnh Phú Yên. (c) Tiểu hợp phần 3: Tái thiết khả năng phục hồi ở tỉnh Quảng Ngãi (IDA là 14,58 triệu USD, vốn đối ứng là 2,21 USD). Tiểu hợp phần này sẽ hỗ trợ xây dựng lại các tuyến đường, cầu cống, hệ thống thủy lợi và các công trình phòng chống lụt tại tỉnh Quảng Ngãi. (d) Tiểu hợp phần 4: Tái thiết khả năng phục hồi ở tỉnh Ninh Thuận (IDA là 14,84 triệu USD, vốn đối ứng 1,67 triệu USD). Tiểu hợp phần này sẽ tài trợ xây dựng lại các tuyến đường, cầu cống, hệ thống thủy lợi, hệ thống cấp nước nông thôn và các công trình phòng chống lụt tại tỉnh Ninh Thuận. (e) Tiểu hợp phần 5: Tái thiết khả năng phục hồi ở tỉnh Hà Tĩnh (IDA là 16,47 triệu USD, vốn đối ứng 1,18 triệu USD). Tiểu hợp phần này sẽ hỗ trợ xây dựng lại các tuyến đường, cầu cống, hệ thống thủy lợi, và công trình phòng chống lụt tại tỉnh Hà Tĩnh. Hợp phần 2: Nâng cao năng lực ứng phó với thiên tai (2,43 triệu đô la Mỹ, trong đó khoản viện trợ 2 triệu đô la Mỹ và vốn đối ứng trị giá 0,43 triệu đô la Mỹ). Mục tiêu của Hợp phần 2 là nâng cao năng lực thể chế của Chính phủ ở cấp Trung ương và cấp Tỉnh để đối phó với các thảm họa trong tương lai. Bộ NN & PTNT sẽ thực hiện hợp phần này. Hợp phần 2 sẽ tài trợ (a) đánh giá hiệu quả của các nỗ lực giảm thiểu lũ lụt hiện tại ở khu vực miền Trung, sử dụng các trận lụt năm 2016 như một nghiên cứu điển hình; (b) nâng cao năng 11
  12. Kế hoạch Quản lý Môi trường và Xã hội Dự án Khắc phục Khẩn cấp Hậu quả Tai tại một số Tỉnh Miền Trung – Tiểu dự án Ninh Thuận lực của các cơ quan DRM về thiệt hại và phương pháp đánh giá thiệt hại; và xây dựng các quy trình chuẩn bị nhanh cho việc ứng phó, ưu tiên, tài trợ cho việc huy động nguồn lực, thực hiện tái thiết và phục hồi khẩn cấp. Nguồn vốn đối ứng sẽ hỗ trợ một phần cho sự tham gia của cán bộ Tỉnh đối với việc đào tạo và hội thảo được tổ chức trong Hợp phần 2. Hợp phần 3: Hỗ trợ Quản lý dự án (12,32 triệu USD, trong đó IDA là 7,31 triệu đô la Mỹ và vốn đối ứng trị giá 5,01 triệu đô la Mỹ) Mục tiêu của Hợp phần 3 là hỗ trợ quản lý dự án, các biện pháp bảo vệ, giám sát và đánh giá (M&E). Dự án sẽ được UBND tỉnh Ninh Thuận thực hiện. Hợp phần này sẽ tài trợ cho các hoạt động liên quan đến hỗ trợ thực hiện dự án như báo cáo tổng thể, kiểm toán liên quan đến dự án, bảo vệ, giám sát và đánh giá, giám sát dự án, đánh giá giữa kỳ và đánh giá tác động cuối cùng của dự án. Hợp phần 3 cũng sẽ tài trợ trang thiết bị và đào tạo để tăng cường các Ban quản lý dự án các Tỉnh (UBND Tỉnh), cũng như các tư vấn cá nhân và chi phí hoạt động. Hợp phần này cũng sẽ hỗ trợ điều phối và báo cáo các thành phần khác nhau của dự án. Tiểu dự án Ninh thuận bao gồm các công trình kè chống sạt lở: (i) Công trình kè bảo vệ bờ sông Dinh khu vực xã Phước Sơn, dài 1.373m; (ii) Công trình kè dọc Sông Lu tại Huyện Ninh Phước dài 3.149m; và (iii) Công trình kè dọc suối Bà Râu tại huyện Thuận Bắc dài 1.500m. Hiện tại, các kè này gần đầy đều bị ảnh hưởng do thiên tai, và một bản Kế hoạch quản lý Môi trường và Xã hội (ESMP, tài liệu này) đã được chuẩn bị cho các công trình được đề xuất trong 18 tháng đầu cho tiểu dự án Ninh Thuận tuân thủ theo Khung Quản lý Môi trường và Xã hội của Tiểu dự án. 12
  13. Kế hoạch Quản lý Môi trường và Xã hội Dự án Khắc phục Khẩn cấp Hậu quả Tai tại một số Tỉnh Miền Trung – Tiểu dự án Ninh Thuận CHƯƠNG 2. KHUNG THỂ CHẾ, PHÁP LÝ VÀ QUẢN LÝ 2.1. Quy định pháp lý của Việt Nam Đối với tiểu dự án này, các luật và quy định quốc gia dưới đây sẽ được áp dụng: - Luật Bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13 ngày 23 tháng 06 năm 2014 của Quốc hội quy định về hoạt động bảo vệ môi trường; chính sách, biện pháp và nguồn lực để bảo vệ môi trường; quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân trong việc bảo vệ môi trường; quyền và nghĩa vụ của các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân trong việc quản lý môi trường. Điều 7, Chương 1 quy định các hoạt động bị ngăn cấm như phá hủy và khai thác tài nguyên thiên nhiên bất hợp pháp; vận chuyển và xả thải các chất độc hại, chất phóng xạ, rác thải và rác thải nguy hại không tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường; chôn lấp chất thải chưa qua xử lý, các chất độc hại, chất thải nguy hại, chất phóng xạ và các vật liệu nguy hại đến đất, nguồn nước và không khí; tạo ra tiếng ồn, độ rung và khí chứa chất hóa học đọc hại và mùi khó chịu trong không khí; thải ra chất phóng xạ và các chất i-ôn hóa vượt mức quy định của quốc gia trong Điều 8, Chương 2 quy định trong ĐTM đối với các dự án đầu tư. - Luật đất đai 45/2013/QH13 ngày 29 tháng 11 năm 2013 của Quốc hội quy định về chế độ sở hữu đất đai, quyền hạn và trách nhiệm của Nhà nước đại diện chủ sở hữu toàn dân về đất đai và thống nhất quản lý về đất đai, chế độ quản lý và sử dụng đất đai, quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất đối với đất đai thuộc lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Điều 12 Chương 1 quy định các hoạt động bị ngăn cấm như xâm lấn và phá hủy đất; vi phạm quy hoạch đất được phổ biến; sử dụng đất bất hợp lý; không quy định hoặc quy định không đúng về thông tin đất theo luật. Điều 6 Chương 2 quy định về thu hồi đất. Chương 5 quy định về thu hồi đất, đền bù, hỗ trợ và tái định cư. - Luật Phòng, chống thiên tai số 33/2013/QH13 ngày 19 tháng 06 năm 2013 của Quốc hội quy định về hoạt động phòng, chống thiên tai, quyền và nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân tham gia hoạt động phòng, chống thiên tai, quản lý nhà nước và nguồn lực bảo đảm việc thực hiện phòng, chống thiên tai. Điều 12 Chương 1 quy định về các hoạt động bị ngăn cấm như thực hiện các hoạt động ảnh hưởng đến các rủi ro về thiên tai nếu không có biện pháp giảm thiểu, ví dụ như phá hủy rừng phòng hộ, xâm lấn bãi bồi ven sông, lòng sông, gây cản trở dòng chảy, khai thác trái phép cát, đá và khoáng sản gây sạt lở bờ sông, biển. Điều 30, Chương 2 quy định các hoạt động tái thiết sau thiên tai. - Luật Tài nguyên nước số 17/2012/QH13 ngày 21 tháng 06 năm 2012 của Quốc hội quy định về quản lý, bảo vệ, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra thuộc lãnh thổ Việt Nam. Chương 3 của luật này quy định Bảo vệ Tài nguyên nước. Khai thác và sử dụng tài nguyên nước phải tuân thủ quy hoạch về tài nguyên nước. Điều 9 Chương 1 quy định các hoạt động bị ngăn cấm như xả rác và khai thác cát, sỏi ở sông suối, kênh, hồ bất hợp pháp. - Luật Đa dạng sinh học số 20/2008/QH12 ngày 13 tháng 11 năm 2008 của Quốc hội quy định về bảo tồn và phát triển bền vững đa dạng sinh học; quyền và nghĩa vụ của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong bảo tồn và phát triển bền vững đa dạng sinh học. Điều 7, Chương 1 quy dịnh các hoạt động bị ngăn cấm như săn bắt, khai thác động vật hoang dã ở tiểu vùng được bảo vệ ở khu bảo tồn, ngoại trừ phục vụ cho mục đích nghiên cứu; xâm lấn đất, phá hủy cảnh quan, làm giảm hệ sinh thái tự nhiên và và nuôi và phát triển các loài mới trong khu bảo tồn; xây dựng các công trình và nhà cửa trong các tiểu vùng được bảo vệ nghiêm ngặt thuộc các khu bảo tồn, trừ các 13
  14. Kế hoạch Quản lý Môi trường và Xã hội Dự án Khắc phục Khẩn cấp Hậu quả Tai tại một số Tỉnh Miền Trung – Tiểu dự án Ninh Thuận công trình để bảo vệ và an ninh; xây dựng các công trình và nhà cửa bất hợp pháp trong khu phục hồi sinh thái của các khu bảo tồn. - Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 đã được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá VIII phê duyệt ngày 18 tháng 6 năm 2014; Điều 12 Chương 1 quy định các hoạt động bị ngăn cấm như sử dụng các vật liệu gây hại đến sức khỏe cộng đồng và đến môi trường. Điều 16, Chương 2 quy định bảo vệ môi trường trong thi công. Trong quá trình thi công, nhà thầu chịu trách nhiệm (i) thiết lập và thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường, bao gồm môi trường không khí và nước, chất thải rắn, tiếng ồn và các quy định khác theo Luật Bảo vệ Môi trường, và (ii) đền bù các thiệt hại do các nhà thầu gây ra. - Luật Giao thông đường bộ số 23/2008/QH12 ngày 13/11/2008; Điều 8, Chương 1 quy định các hoạt động bị ngăn cấm như điều khiển phương tiện mà không có bằng lái; chạy xe quá tốc độ; bấm còi từ 10 giờ tối đến 5 giờ sáng; lái xe sau khi uống bia rượu. Điều 55, Chương 4 quy định về đảm bảo chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với các phương tiện di chuyển trên đường. - Luật Khiếu nại 02/2011/QH13 ngày 11 tháng 11 năm 2011; Luật này quy định về các khiếu nại và giải quyết khiếu nại; quản lý và giám sát công tác giải quyết khiếu nại. Chương 6, Điều 1 quy định về hoạt động bị ngăn cấm như các trách nhiệm hạn chế để giải quyết khiếu nại; tạo thông tin và tài liệu về các khiếu nại; cố tình giải quyết khiếu nại trái quy định; Cản trở người thực hiện giải quyết khiếu nại; đe dọa, trả thù và gây hại đến người khiếu nại. Điều 7 Chương 2 quy định về quy trình khiếu nại; Điều 8 Chương 2 quy định về biên bản khiếu nại; Chương 9 Điều 2 quy định về cơ chế giải quyết khiếu nại. - Luật Lao động số 10/2012/QH13. Luật này quy định về quy chuẩn lao động; quyền và nghĩa vụ của người lao động, người sử dụng lao động, các tổ chức đại diện của người lao động, tổ chức đại diện của người sử dụng lao động. Điều 8 Chương 1 quy định các hoạt động bị cấm như phân biệt giới, dân tộc, màu da, tình trạng xã hội, tôn giáo, tín ngưỡng, khuyết tật; lực lượng lao động; sử dụng lao động phổ thông; sử dụng lao động có độ tuổi được quy định theo pháp luật; - Luật Di sản Văn hóa số 28/2001/QH10. Luật này (i) củng cố hiệu quả quản lý nhà nước và (ii) nâng cao trách nhiệm của người tham gia, bảo vệ và tăng giá trị di sản văn hóa. Điều 13 Chương 1 quy định các hoạt động bị ngăn cấm như phá hủy hoặc gây phá hủy tiềm tàng của di sản văn hóa; khai thác bất hợp pháp các địa điểm khảo cổ học; xây dựng trái phép và lấn chiếm đất của các khu di tích lịch sử, các địa điểm nổi tiếng; chiếm đoạt các di sản văn hóa và tạo ra các di sản giả. Điều 37, Chương 4 quy định về quy trình tìm thấy hiện vật. - Luật An toàn, Vệ sinh lao động số 84/2015/QH13 ngày 25 tháng 6 năm 2015; Luật này quy định đảm bảo an toàn và vệ sinh lao động; chính sách và quy định về tai nạn lao động và bệnh dịch nghề nghiệp; quyền và trách nhiệm của các tổ chức và cá nhân về an toàn và vệ sinh lao động và quản lý nhà nước về an toàn và vệ sinh lao động, Điều 12 Chương 1 quy định về các hoạt động bị ngăn cấm như gian lận trong xác minh, đào tạo an toàn, vệ sinh lao động, giám sát môi trường lao động; phân biệt giới trong việc đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động; che giấu hoặc báo cáo các trường hợp tai nạn lao động không chính xác; không thực hiện các quy định và biện pháp đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động gây hại đến người, tài sản và môi trường; sử dụng thiết bị và máy móc yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn và vệ sinh lao động nhưng không xác minh về kết quả không đảm bảo yêu cầu. Điều 14 Chương 2 quy định đào tạo về an toàn và vệ sinh lao động đối với nhân viên. Điều 16 Chương 2 quy định các nghĩa vụ của người sử dụng lao động trong việc đảm bảo an toàn và an toàn lao động tại nơi làm việc. 14
  15. Kế hoạch Quản lý Môi trường và Xã hội Dự án Khắc phục Khẩn cấp Hậu quả Tai tại một số Tỉnh Miền Trung – Tiểu dự án Ninh Thuận - Luật Phòng cháy chữa cháy số 27/2001/QH10 ngày 29/06/2001. Luật này quy định về phòng cháy chữa cháy; tạo lập nguồn nhân lực, thiết bị và máy móc, các chính sách về phòng cháy chữa cháy. Điều 13 Chương 1 quy định về hoạt động bị cấm như xây dựng công trình được thiết kế để phòng cháy chữa cháy vẫn chưa được đánh giá và phê duyệt; phê duyệt và vận hành các công trình chưa đáp ứng các điều kiện về phòng cháy chữa cháy. Điều 4 Chương 1 quy định về nguyên tắc phòng cháy chữa cháy. - Luật Phòng cháy chữa cháy số 27/2001/QH10 ngày 29/06/2001. Luật này quy định về phòng cháy chữa cháy; tạo lập nguồn nhân lực, thiết bị và máy móc, các chính sách về phòng cháy chữa cháy. Điều 13 Chương 1 quy định về hoạt động bị cấm như xây dựng công trình được thiết kế để phòng cháy chữa cháy vẫn chưa được đánh giá và phê duyệt; phê duyệt và vận hành các công trình chưa đáp ứng các điều kiện về phòng cháy chữa cháy. Điều 4 Chương 1 quy định về nguyên tắc phòng cháy chữa cháy. - Luật Điện số 28/2004/QH11 ngày 14/12/2004. Luật này quy định về quy hoạch và đầu tư điện; tiết kiệm điện, thị trường điện; quyền và nghĩa vụ của các tổ chức, cá nhân về sử dụng điện; bảo vệ thiết bị và công trình điện; an toàn điện. Điều 7 Chương 1 quy định hoạt động bị cấm như phá hoại các thiết bị và công trình điện; vi phạm quy định về an toàn sản xuất, truyền tải và phân phối điện; vi phạm quy định về bảo vệ hành lang an toàn mạng lưới, và khoảng cách an toàn giữa đường truyền và trạm biến áp. - Nghị định Số 14/2014/NĐ-CP về an toàn điện này 26 tháng 2 năm 2014. - Nghị định Số 117/2009/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2009 về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. - Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 9 tháng 4 năm 2008 về quản lý rác thải rắn. - Nghị định số 174/2007/NĐ-CP ngày 29 tháng 11 năm 2007 của Chính phủ Việt Nam về chi phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn. - Nghị định số 155/2016/NĐ-CP ngày 18 tháng 11 năm 2016 về phạt hành chính về vi phạm môi trường. - Nghị định Số 98/2010/NĐ-CP của Chính phủ ngày 21 tháng 09 năm 2010 quy định chi tiết về việc thi hành một số điều của Luật Di sản Văn hóa và Luật bổ sung và sửa đổi một số điều khoản của Luật Di sản Văn hóa. - Nghị định số 59/2015/NĐ-CP của Chính phủ Việt Nam ban hành ngày 18 tháng 06 năm 2015 về quản lý dự án đầu tư xây dựng. - Nghị định số 46/2015/NĐ-CP của Chính phủ Việt Nam ban hành ngày 12 tháng 5 năm 2015 về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng. - Nghị định số 18/2015/NĐ-CP của Chính phủ Việt Nam ban hành ngày 14 tháng 02 năm 2015 về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường. - Nghị định số 19/2015/NĐ-CP của Chính phủ Việt Nam ban hành ngày 14 tháng 02 năm 2015 quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ Môi trường. - Thông tư số 27/2015/TT-BTNMT ngày 29 tháng 05 năm 2015 về Đánh giá Chiến lược Môi trường, Đánh giá Tác động Môi trường, Kế hoạch Bảo vệ Môi trường. - Thông tư Số 36/2015/TT-BTNMT ngày 30 tháng 06 năm 2015 về Quản lý Chất thải Nguy hại. Các Quy chuẩn Kỹ thuật Quốc gia được áp dụng bao gồm: 15
  16. Kế hoạch Quản lý Môi trường và Xã hội Dự án Khắc phục Khẩn cấp Hậu quả Tai tại một số Tỉnh Miền Trung – Tiểu dự án Ninh Thuận - QCVN 14:2008/BTNMT- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước. - QCVN 01:2009/BYT- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước uống. - QCVN 02:2009/BYT- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước sinh hoạt. - QCVN 06:2009/BTNMT- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về một số chất độc hại trong không khí xung quanh.. - QCVN 07:2009/BTNMT - Quy chuẩn Kỹ thuật Quốc gia về Ngưỡng Chất thải Nguy hại - QCVN26:2010/BTNMT- Quy chuẩn Kỹ thuật Quốc gia về tiếng ồn và rung động. - QCVN 27:2010/BTNMT- Quy chuẩn Kỹ thuật Quốc gia về rung động. - QCVN 40:2011/BTNMT- Quy chuẩn Kỹ thuật Quốc gia về nước thải công nghiệp. - QCVN 05:2013/BTNMT- Quy chuẩn Kỹ thuật Quốc gia về chất lượng không khí xung quanh. - QCVN 08-MT: 2015/BTNMT - Quy chuẩn Kỹ thuật Quốc gia về nước mặt. - QCVN 09-MT: 2015/BTNMT - Quy chuẩn Kỹ thuật Quốc gia về nước ngầm. - QCVN 03-MT: 2015/BTNMT - Quy chuẩn Kỹ thuật Quốc gia về giới hạn cho phép của một số kim loại nặng trong đất. - QCVN 43:2012/BTNMT - Quy chuẩn Kỹ thuật Quốc gia về chất lượng trầm tích. - TCVN 7222:2002 - Yêu cầu chung về môi trường đối với các trạm xử lý nước thải sinh hoạt tập trung. - QCVN 18:2014/BXD - Quy chuẩn Kỹ thuật Quốc gia về An toàn trong Xây dựng. - TCVN 9902:2016 Công trình thủy lợi - Yêu cầu thiết kế đê sông - TCVN 4118 - 2012 Công trình thủy lợi - Hệ thống tưới tiêu - Quyết định số 3733/2002/QD-BYT ngày 10 tháng 10 năm 2002 của Bộ Y tế về 21 tiêu chuẩn vệ sinh lao động, 05 nguyên tắc và 07 thông số vệ sinh lao động. - Các tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật liên quan khác. 2.2. Chính sách an toàn của Ngân hàng Thế giới (WB) 2.2.1. Mức độ dự án Sàng lọc môi trường và xã hội của Dự án được thực hiện phù hợp với OP 4.01 và chỉ ra rằng các chính sách an toàn của NHTG về Đánh giá Môi trường (OP/BP 4.01), Tài nguyên Văn hóa Vật thể (OP/BP 4.11), Môi trường sống tự nhiên (OP/BP 4.04), Người bản địa (OP/BOP 4.10), Tái Định cư Không bắt buộc (OP/BP 4.12), và Quản lý sâu bệnh (OP 4.09) sẽ được áp dụng cho Dự án này. Theo như sàng lọc này, dự án được đánh giá thuộc nhóm B. Ngoài ra, cần tuân thủ theo các yêu cầu của Ngân hàng về tham vấn cộng đồng và phổ biến thông tin. 2.2.2. Mức độ tiểu dự án Đánh giá môi trường (OP / BP 4.01) Đánh giá môi trường (EA) là một chính sách bảo trợ cho các chính sách an toàn của Ngân hàng. Mục tiêu đánh giá môi trường nhằm đảm bảo rằng các dự án do Ngân hàng tài trợ phải đảm bảo về vấn đề môi trường và bền vững, và quyết định được cải thiện thông qua phân tích thích hợp của các hành động và tác động môi trường tiềm ẩn có thể xảy ra. Quá trình EA nhằm xác định, tránh và giảm thiểu tác động tiềm ẩn. Quá trình EA cũng tính đến các yếu tố môi trường tự nhiên (không khí, nước và đất); sức khỏe và sự an toàn của con người; các khía cạnh xã hội (tái định cư bắt buộc, người dân bản địa, và các nguồn tài nguyên văn hóa vật 16
  17. Kế hoạch Quản lý Môi trường và Xã hội Dự án Khắc phục Khẩn cấp Hậu quả Tai tại một số Tỉnh Miền Trung – Tiểu dự án Ninh Thuận thể); và xuyên biên giới và các khía cạnh môi trường toàn cầu. EA sẽ kết hợp đánh giá các khía cạnh tự nhiên và xã hội. OP 4.01 được áp dụng trong tiểu dự án này vì dự án liên quan đến công tác xây dựng kè song, suối, do đó sẽ có tác động tiêu cực tiềm tang đối với môi trường và xã hội. Theo quy định trong OP 4.01, tiểu dự án đã chuẩn bị một Kế hoạch Quản lý Môi trường và Xã hội (ESMP) đáp ứng các quy định của Chính phủ và các yêu cầu về chính sách an toàn của Ngân hàng Thế giới. Sau khi thẩm định, Bản dự thảo ESMP của tiểu dự án này sẽ được thông báo công khai tại khu vực dự án và thông qua hệ thống thông tin của Ngân hàng theo yêu cầu của OP 4.01 và chính sách của Ngân hàng về tiếp cận thông tin. ESMP cuối cùng của tiểu dự án sẽ được công bố đến địa phương tại khu vực tiểu dự án và thông qua hệ thống thông tin của Ngân hàng. Tài nguyên Văn hóa Vật thể (OP/BP 4.11) Chính sách này được áp dụng do các hoạt động xây dựng của tiểu dự án có thể ảnh hưởng đến chùa do hoạt động chuyên chở nguyên vật liệu. Ngoài ra, do tiểu dự án bao gồm hoạt động đào lấp có thể phát hiện thấy Tài nguyên Văn hóa Vật thể. Các biện pháp giảm thiểu đối với các tác động đến chùa được đề xuất trong mục các biện pháp giảm thiểu tác động đặc thù và ECOP sẽ bao gồm các biện pháp giải quyết trường hợp phát hiện hiện vật. Tái định cư không Tự nguyện (OP/BP 4.12) Chính sách TĐC không tự nguyện nhằm giải quyết những khó khăn lâu dài, nghèo đối và những tác động môi trường đến người bị ảnh hưởng trong quá trình TĐC không tự nguyện. Chính sách OP 4.12 sẽ được áp dụng cho dù người bị ảnh hưởng có phải di dời hay không. Ngân hàng mô tả tất cả quy trình và kết quả “tái định cư không tự nguyện”, hoặc đơn thuần là tái định cư, thậm chí khi người bị ảnh hưởng không bắt buộc phải di dời. Tái định cư không tự nguyện khi chính phủ có quyền trưng dụng đất hoặc các tài sản khác, và khi người bị ảnh hưởng không còn lựa chọn nào khác để duy trì sinh kế mình đang có. Chính sách này được áp dụng do tiểu dự án này gây ra các ảnh hưởng liên quan đến thu hồi đất không tự nguyện tạm thời hoặc vĩnh viễn, và mất các kiến trúc và tài sản liên quan đến đất để xây dựng trường đại học. Sau khi thẩm định, tiểu dự án đã chuẩn bị và phổ biến Khung Chính sách TĐC và Kế hoạch TĐC. Khung Chính sách TĐC và Kế hoạch TĐC bao gồm các biện pháp đảm bảo người bị di dời: (i) được thông báo các lựa chọn liên quan đến TĐC; (ii) được tham vấn và được chọn các phương án TĐC thay thế; và (iii) được đền bù và phục hồi sinh kế. Hướng dẫn chung về Môi trường, Sức khỏe và An toàn (EHS) Các dự án do Ngân hàng Thế giới cân nhắc đến Hướng dẫn Môi trường, Sức khỏe và An toàn của Ngân hàng1 (“Hướng dẫn EHS”). Hướng dẫn EHS là các tài liệu tham khảo kỹ thuật với các ví dụ chung và đặc thù ngành của Thông lệ Ngành Quốc tế Tốt (Good International Industry Practice) Hướng dẫn EHS bao gồm các mức độ và các biện pháp thực hiện mà Nhóm Ngân hàng Thế giới có thể chấp nhận được và thường được coi là có thể đạt được ở các cơ sở mới với chi phí hợp lý bằng kỹ thuật hiện hành. Quy trình đánh giá môi trường có thể đề xuất các mức độ (cao hoặc thấp) hoặc các biện pháp thay thế, nếu có thể được Ngân hàng chấp nhận, sẽ có thể là các yêu cầu cụ thể cho từng dự án và từng khu vực. Tiểu dự án này phải tuân thủ theo Hướng dẫn Chung về Môi trường, Sức khỏe và An toàn. 1 Tham khảo Hướng dẫn chung về Môi trường, Sức khỏe và An toàn tại website của IFC www.ifc.org/ifcext/enviro.nsf/Content/EnvironmentalGuidelines. 17
  18. Kế hoạch Quản lý Môi trường và Xã hội Dự án Khắc phục Khẩn cấp Hậu quả Tai tại một số Tỉnh Miền Trung – Tiểu dự án Ninh Thuận CHƯƠNG 3. MÔ TẢ TÓM TẮT TIỂU DỰ ÁN 3.1. Giới thiệu chung Tên TDA: Khắc phục khẩn cấp hậu quả thiên tai tại một số tỉnh miền Trung – Tỉnh Ninh Thuận Chủ đầu tư: UBND tỉnh Ninh Thuận Đơn vị thực hiện: Ban Quản lý dự án ngành Nông nghiệp 3.2. Mục tiêu của TDA Mục tiêu dài hạn  Khắc phục những thiệt hại do thiên tai, khôi phục sản xuất, đảm bảo an toàn và ổn định đời sống người dân bị thiệt hại do thiên tai, bão, lũ, hạn hán;  Tăng cường khả năng chống bão và lũ cho những khu vực dễ bị tổn thương trong tương lai. Mục tiêu ngắn hạn - Xây dựng kè chống sạt lở bờ sông Dinh, sông Lu và suối Bà Râu; bảo vệ diện tích đất canh tác nông nghiệp, bảo vệ an toàn tính mạng, tài sản của nhân dân, giảm các rủi ro do thiên tai gây ra. - Tạo cảnh quan môi trường và điều kiện thuận lợi cho giao thông trong khu vực, đáp ứng yêu cầu vận chuyển nguyên vật liệu, vật tư và trang thiết bị phục vụ công tác cứu hộ, cứu nạn khẩn cấp cho người dân vùng lũ, hạn hán khi có thiên tai, lụt bão xảy ra. - Tăng cường năng lực của chủ đầu tư trong việc thực hiện và quản lý dự án 3.3. Mô tả tiểu dự án 3.3.1. Vị trí dự án Tiểu dự án được triển khai tại xã Phước Sơn, thị trấn Phước Dân, huyện Ninh Phước và xã Lợi Hải, huyện Thuận Bắc, Tỉnh Ninh Thuận. Cả ba hạng mục kè đều được thực hiện tại các khu vực bị ảnh hưởng tại các khu vực vị trí bị ảnh hưởng bởi thiên tai những năm gần đây; Hình 1:Vị trí dự án tỉnh Ninh Thuận 18
  19. Kế hoạch Quản lý Môi trường và Xã hội Dự án Khắc phục Khẩn cấp Hậu quả Tai tại một số Tỉnh Miền Trung – Tiểu dự án Ninh Thuận 3.3.2 Phạm vi Công trình Phạm vi công trình đề xuất được tóm tắt trong bảng 1 dưới đây Bảng 1: Tóm tắt danh mục công trình Danh mục công Mục tiêu bảo Tổng vốn TT Địa điểm Quy mô trình vệ (tỷ đồng) HM1: Kè bảo vệ Xã Phước Xây dựng công trình kè Trên 100 ha bờ sông Dinh Sơn, mái bờ sông với tổng sản xuất trồng 1 huyện chiều dài 1.373 m/chiều nho, táo và trụ 48,02 khu vực xã Phước Sơn Ninh rộng đỉnh kè 4m, dày điện cao thế Phước 20cm; 500KV 741 hộ gia HM2: Kè chống Xã Lợi Xây dựng công trình kè đình đồng bào sạt lở bờ suối Bà Hải, huyện mái bờ suối với tổng dân tộc Raglai 2 20,53 Râu, bảo vệ khu Thuận Bắc chiều dài 1.500m, đỉnh kè và Chăm tại dân cư Bà Râu rộng 3m, dày 20cm; thôn Bà Râu 1 và Bà Râu 2 HM3: Kè chống Thị trấn Xây dựng kè lát mái 6.850 hộ sát lở bờ Sông Phước chống xói lở bảo vệ bờ dân/28.549 3 Lu bảo vệ khu Dân, sông Lu 2 đoạn chảy qua nhân khẩu của 33,08 dân cư thị trấn huyện thị trấn Phước Dân với thị trấn Phước Phước Dân Ninh chiều dài 2.139,88m, đỉnh Dân trong mùa Phước kè rộng 5m, dày 18 cm; mưa lũ 19
  20. Kế hoạch Quản lý Môi trường và Xã hội Dự án Khắc phục Khẩn cấp Hậu quả Tai tại một số Tỉnh Miền Trung – Tiểu dự án Ninh Thuận Tỉnh Lâm Đồng Tỉnh Khánh Hòa Vị trí Hạng mục 2 Vị trí Hạng mục 1 và 3 Tỉnh Bình Thuận Hình 2: Vị trí Tiểu dự án Phạm vi Công trình được mô tả như sau. 3.3.2.1. Hạng mục 1: Xây dựng kè chống sạt lở bảo vệ bờ sông Dinh, xã Phước Sơn, huyện Ninh Phước A. Hiện trạng kè Sông Dinh, hay còn gọi là Sông Cái Phan Rang, là con sông lớn nhất của tỉnh Ninh Thuận, tổng diện tích lưu vực là 3.043 km². Vào mùa mưa lũ năm 2016, bở sông đoạn xã Phước Sơn bị sạt lở nghiêm trọng, ảnh hưởng đến tính mạng và tài sản của người dân dọc bờ sông. Đoạn sạt lở 660m trên bờ hữu sông Dinh ở Xã Phước Sơn, chiều rộng sạt lở từ mép bờ sông cũ lấn vào đất sản xuất của người dân trung bình khoảng 30m. Cao độ khu đất canh tác của người dân bị sạt lở biến đổi từ cao trình +18,50m đến +14,5m. Cao trình lòng sông biến đổi từ +9,5 xuồng +8,50m. Tại vị trí đỉnh cong của đoạn sông có lạch tiêu đổ ra hình hố xói sâu, cao trình đáy hồ xói khoảng + 5.00m; cao độ từ 17 đến 19m so với mực nước biển. 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2