intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Công Nghệ Đóng và Sửa Chữa Tàu Thủy, chương 7

Chia sẻ: Do Van Nga Te | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

217
lượt xem
41
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giới thiệu chung Việc lập quy trình chế tạo phân đoạn, tổng đoạn của người thiết kết với con tàu thiết kế là công việc cực kỳ quan trọng, không những yêu cầu người thiết kế phải nắm vững kiến thức chuyên ngành mà còn hiểu rõ các thiết bị phục vụ cho quá trình thi công cũng như đội ngũ lao động kĩ thuật của nhà máy. Người thiết kế phải lập quy trình chế tạo sao cho đem lại lợi ích kinh tế lớn nhất cho nhà máy. Tổng đoạn được lựa chọn làm chương trình mô phỏng...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Công Nghệ Đóng và Sửa Chữa Tàu Thủy, chương 7

  1. CHƯƠNG 7 XÂY DỰNG QUY TRÌNH CHẾ TẠO CÁC ĐỐI TƯỢNG CHO BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ 3.1. Giới thiệu chung Việc lập quy trình chế tạo phân đoạn, tổng đoạn của người thiết kết với con tàu thiết kế là công việc cực kỳ quan trọng, không những yêu cầu người thiết kế phải nắm vững kiến thức chuyên ngành mà còn hiểu rõ các thiết bị phục vụ cho quá trình thi công cũng như đội ngũ lao động kĩ thuật của nhà máy. Người thiết kế phải lập quy trình chế tạo sao cho đem lại lợi ích kinh tế lớn nhất cho nhà máy. Tổng đoạn được lựa chọn làm chương trình mô phỏng là tổng đoạn mũi tàu DAMEM, trong tổng đoạn được chia làm nhiều phân đoạn phẳng và phân đoạn khối. Việc phân chia thân tàu thành phân đoạn và tổng đoạn phụ thuộc trước hết vào tải trọng của thiết bị cẩu tại phân xưởng vỏ cũng như ở nơi lắp ráp trước khi hạ thuỷ. Tàu DAMEM được chế tạo theo phương pháp tổng đoạn nên số lượng phân đoạn phẳng và khối tăng lên rất nhiều. khi phân chia phân đoạn cần phải lưu ý các yếu tố sau:
  2.  Khối lượng của từng phân đoạn càng lớn càng tốt trong phạm vi cho phép của cần cẩu và vận chuyển từ phân xưởng đến nơi lắp ráp.  Chiều dài và chiều rộng của mỗi phân đoạn cố gắng là bội số của kích thước tôn tấm.  Đường bao phân đoạn cố gắng thẳng, liên tục không có chỗ gãy khúc hoặc thụt vào để thuận tiện cho việc lắp ráp.  Trình tự lắp ráp các phân đoạn phải đảm bảo ứng suất hàn là nhỏ nhất ở những chỗ kết cấu không liên tục nhằm tránh rạn nứt.  Vị trí các mép của phân đoạn dọc theo thân tàu có thể bố trí so le với nhau hoặc trùng trên cùng mặt phẳng hoặc cũng có thể hỗn hợp.  Ở mặt cắt ngang các mép của phân đoạn cần được để ở những nơi có các mã ví dụ ở vùng hông tàu, chỗ nối boong với mạn tàu…vv.  Đối với các phân đoạn quá lớn ví dụ phân đoạn đáy đôi ta cần phân nhỏ. Khi phân chia thân tàu thành tổng đoạn phải cố gắng sao cho chiều dài tổng đoạn tương ứng với khoảng cách giữa hai vách ngang, phải bố trí sao cho mỗi tổng đoạn phải có ít nhất một vách ngang để đảm bảo độ cứng và hình dáng tổng đoạn. Chiều dài của tổng đoạn nếu có thể cũng nên chia sao cho là bội số của chiều dài tôn tấm.
  3. Khoang chứa nhiều trang thiết bị ( như buồng máy) nên phân thành một tổng đoạn có cả hai vách để tạo điều kiện tiến hành lắp ráp một số thiết bị trước khi lắp ráp trên triền. Việc lắp ráp và hàn tổng đoạn mũi của tàu DAMEM bao gồm các công việc chính sau:  Chế tạo bệ lắp ráp tổng đoạn mũi.  Lắp ráp các cụm chi tiết: đà ngang đáy, sườn boong.  Lắp ráp và hàn các phân đoạn phẳng: + Lắp ráp và hàn vách ngang 60 và vách chống va 64. + Lắp ráp và hàn phân đoạn boong chính. + Lắp ráp và hàn phân đoạn vách dọc tâm. + Lắp ráp và hàn phân đoạn mặt sàn đáy đôi 2700. + Lắp ráp và hàn phân đoạn mặt sàn mũi 4100.  Lắp ráp và hàn phân đoạn khối: để thuận tiện cho quá trình lắp ráp tổng đoạn mũi được chia thành hai phân đoạn khối chính sau: + Lắp ráp và hàn phân đoạn khối từ vách 60 đến vách chống va 64. + Lắp ráp và hàn phân đoạn khối từ vách chống va 64 đến mút mũi.  Lắp ráp và hàn tổng đoạn mũi theo các dấu đã vạch sẵn trên các phân đoạn phẳng và phân đoạn khối.  Lắp ráp và hàn tôn vỏ.
  4.  Kiểm tra tổng thể và sử lý khuyết tật mối hàn. Yêu cầu chung về phương án công nghệ: 1. Kết cấu gia công phải có độ cong đúng tuyến hình, khi lắp ráp phải ăn khớp với tôn vỏ, khe hở giữa các kết cấu với tôn vỏ cho phép là  2mm. 2. Trước khi gia công các chi tiết kết cấu, cần lưu ý các điểm sau: Hình: bệ lắp ráp  Phải được KCS kiểm tra chất lượng tôn.  Nắn phẳng các tấm tôn bị cong vênh.  Sau đó mới tiến hành gia công hạ liệu các chi tiết kết cấu. 3. Chuẩn bị vật liệu hàn.
  5. 3.2. Xây dựng bệ lắp ráp. Tìm hiểu quy trình chế tạo bệ lắp ráp Chuẩn bị  Chuẩn bị mặt bằng thi công: có diện tích đủ rộng tập kết chi tiết kết cấu, lối đi lại cho công nhân  Chuẩn bị và kiểm tra các thiết bị phục vụ cho quá trình chế tạo bệ.  Chuẩn bị 48 cộc bê tông.  Chuẩn bị 6 cây thép chữ I có quy cách là 200x90x10x14 dài 11m.  Chuẩn bị 17 cây thép chữ I có quy cách là 125x75x7 dài 8m. Chế tạo bệ lắp ráp.  Xác định vị trí đặt các cọc bê tông theo sơ đồ bố trí trong bản vẽ thi công. khoảng cách giữa các cọc bê tông theo hàng ngang bằng hai lần khoảng sườn.  Di chuyển các cọc bê tông vào các vị trí bằng xà beng, hoặc cần cẩu.  Cẩu đặt các cây thép chữ I có quy cách 200x90x10x14 lên bệ bê tông, hàn cố định với bệ bê tông.  Tiếp tục cẩu các cây thép chữ I có quy cách 125x75x7 đặt vuông góc với các cây thép trước khoảng cách giữa các cây thép này bằng khoảng sườn 600 mm. Hàn với các cây thép I 200 tạo ra khung bệ vững chắc.
  6.  Hàn các cột bệ là các cây thép có chiều dày là 30mm khoảng cách các cột bệ này là 500mm.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2