intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Công nghệ làm phim 3D

Chia sẻ: Tu Khuyen Tu | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:10

125
lượt xem
20
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Phim 3D được chiếu như thế nào Kính xem hiện gồm hai màu đỏ và lục-lam (cyan) để khi kết hợp lại có thể có đủ cả 3 màu cơ bản, cho người xem tiếp nhận màu sắc của hình ảnh 3 chiều thật hơn. Trước đây, khi xem phim 3 chiều, bạn phải đeo một cặp kính mắt màu đỏ, mắt màu lục. Ảnh: Wired. Với sự ra mắt đình đám của bộ phim 3D Avatar, tạp chí Wired.com đã đến tận trụ sở của Dolby Laboratories tìm hiểu về lịch sử công nghệ chiếu phim 3D từ xưa...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Công nghệ làm phim 3D

  1. Công nghệ phim 3D 1. Phim 3D được chiếu như thế nào Kính xem hiện gồm hai màu đỏ và lục-lam (cyan) để khi kết hợp lại có thể có đủ cả 3 màu cơ bản, cho người xem tiếp nhận màu sắc của hình ảnh 3 chiều thật hơn. Trước đây, khi xem phim 3 chiều, bạn phải đeo một cặp kính mắt màu đỏ, mắt màu lục. Ảnh: Wired. Với sự ra mắt đình đám của bộ phim 3D Avatar, tạp chí Wired.com đã đến tận trụ sở của Dolby Laboratories tìm hiểu về lịch sử công nghệ chiếu phim 3D từ xưa cho tới thời điểm hiện tại. Trước đây thông thường, để xem phim 3D, người ta thường phải mang một cặp kính với một mắt màu đỏ và một mắt màu lục. Phương pháp này vốn dựa trên một công nghệ hình nổi 3D cổ điển có từ những năm 1950. Ở hệ thống này, hình ảnh trên màn hình được chiếu bằng hai lớp màu khác nhau nhưng được chiếu sao cho hình ảnh chồng khít lên nhau. Khi người xem đeo kính vào, mỗi mắt sẽ nhìn thấy một hình ảnh riêng biệt, hình màu đỏ sẽ tới một mắt và hình màu lục sẽ tới mắt kia. Vỏ não phụ trách hình ảnh sẽ kết hợp hai khung nhìn này lại và tái hiện lại đối tượng thành 3 chiều. Dù tạo được tiếng vang không nhỏ thời bấy giờ, cách tạo hình nổi này vẫn còn khá nhiều nhược điểm, như màu sắc trên phim rất hạn chế và lại rất khó nhận biết chi tiết trong các cảnh 3D. Thêm vào đó, hiện tượng bóng ma xảy ra do có những hình ảnh đáng lẽ phải xuất hiện ở mắt trái lại hiển thị sang mắt phải. Kể cả màn hình cũng có vấn đề. Các rạp trình chiếu phim 3D bằng công nghệ hình nổi phải lắp đặt một màn bạc (silver screen) để đạt được khung cảnh lý tưởng bởi lẽ các màn có tính phản xạ sẽ giúp cho hai tín hiệu ánh sáng khác nhau tách biệt tốt hơn. Nhưng rồi công nghệ phim 3D đã tiến được những bước dài. Hình ảnh nổi 3 chiều giờ đã được cải thiện: kính xem hiện tại thường gồm hai màu đỏ và lục-lam (cyan) sao cho khi kết hợp lại có thể có đủ cả 3 màu cơ bản, làm cho người xem tiếp nhận màu sắc của hình ảnh 3 chiều được thật hơn. Các rạp theo công nghệ RealD, vốn là hệ thống chiếu phim 3D thông dụng nhất hiện giờ, sử dụng một bộ lọc phía trước máy chiếu để tạo ánh sáng phân cực tròn (circular polarization light) khi chiếu lên màn bạc. Về cơ bản, bộ lọc này sẽ lọc các ánh sáng phân cực tuyến tính thành ánh sáng phân cực tròn bằng quy trình làm chậm lại một thành phần (component) của điện trường.
  2. Khi các phần phương thẳng đứng và phương ngang của hình ảnh được chiếu lên màn bạc, bộ lọc sẽ làm chậm lại thành phần thẳng đứng khoảng một phần tư nhịp. Do bị chậm pha so với phương ngang nên hiệu ứng này sẽ tạo nên ánh sáng phân cực xoay tròn. Công nghệ này giúp não người tái hiện những hình ảnh 3D được tự nhiên và thật hơn. Ánh sáng phân cực tròn cũng loại bỏ được việc phải dùng tới hai máy chiếu để chiếu hai hình ảnh màu sắc tách biệt như công nghệ truyền thống. Màn bạc lúc này giữ vai trò duy trì sự phân cực của hình ảnh. Hệ thống 3D của Dolby được sử dụng để chiếu phim Avatar lại khác biệt đôi chút. Hệ thống này sử dụng một bánh xe kính lọc đặt bên trong máy chiếu với một bóng có công suất cỡ 6,5 kW ở phía sau. Bánh xe gồm hai phần, mỗi phần sẽ lọc ánh sáng (cả ba màu đỏ, lục và lam) từ máy chiếu thành các bước sóng khác nhau. Để hình ảnh không bị hiệu ứng ngừng hình, bánh xe này quay với tốc độ khá nhanh, khoảng 3 vòng mỗi khung hình. Một kính chuyên dụng dùng để xem sẽ có các thấu kính thụ động, chỉ cho phép các sóng ánh sáng đi theo một hướng nhất định nào đó đi qua, từ đó tách riêng được các bước sóng đỏ, lục, lam cho mỗi mắt. Lợi thế của hệ thống 3D Dolby nằm ở chỗ, công nghệ này không còn cần tới một màn bạc nữa do bánh xe tích hợp đã đủ khả năng tách màu và bóng đèn đủ cung cấp độ sáng cần thiết cho hình ảnh. Cơ chế này còn cho phép điều chỉnh máy chiếu để chuyển đổi cách thức chiếu phim từ 2D thông thường sang phim 3D và ngược lại dễ dàng hơn nhiều. Duy chỉ có nhược điểm của phương pháp này là vẫn còn khá đắt đỏ. Một hệ thống chiếu phim 3D chuẩn Dolby sẽ mất tổng cộng khoảng 26.500 USD chưa bao gồm kính mắt. Còn riêng các cặp kính dùng để xem cũng có giá tới khoảng 27 USD một chiếc. 2. Tìm hiểu công nghệ trình chiếu phim 3D Các đạo diễn dùng loại camera đặc biệt với hai ống kính song song với nhau để lấy hình. Một máy phát có bánh xe quay sẽ gửi tín hiệu đến 2 mắt của người xem với cặp kính đặc biệt để họ hưởng thụ được không gian 3 chiều sống động.
  3. Tất cả các hình ảnh 3D nhân tạo đều dựa trên một thiết kế cơ bản: gửi 2 ảnh hơi khác nhau tới từng mắt. Não người sẽ tái tạo lại chiều sâu của hình ảnh như trong thế giới thực. Hệ thống 3D của hãng Dolby dùng một bộ lọc dạng bánh xe quay tròn để thay đổi nhanh giữa 2 bộ màu cơ bản hơi khác nhau. Các bộ lọc tương ứng trên kính 3D chỉ để ánh sáng thích hợp đi vào mắt trái hoặc mắt phải sau khi tia sáng này khúc xạ khỏi màn hình. Bánh xe được đồng bộ hóa với máy chiếu kỹ thuật số làm nhiệm vụ chuyển tới/lui giữa các hình ảnh cho hai mắt 6 lần/khung hình (144 lần/giây). Giá: 26.000 USD.
  4. Thiết bị của hãng Real D và Dolby 3D đều yêu cầu người sử dụng đeo kính để đảm bảo các hình ảnh rời được chiếu trên từng mắt. Một số hy vọng công nghệ tương lai sẽ không cần đến cặp kính đặc biệt này nữa, số khác mong đợi chúng trở nên đơn giản giống như kính râm bình thường. Camera kỹ thuật số 3D của Pace Fusion được đạo diễn James Cameron dùng cho phim Avatar dự định trình chiếu vào năm 2009. Thiết bị có hai ống kính song song với nhau, tín hiệu từ đó phát ra được truyền bằng dây cáp đến hệ thống lưu trữ ở xa. Các ống kính này có thể đặt ở khoảng cách khác nhau để thích hợp với từng điều kiện quay.
  5. Công ty Masterimage (Hàn Quốc) dùng một bánh xe quay với tốc độ cao đưa luồng ánh sáng theo một hướng để các ảnh riêng gửi từ máy chiếu đến từng mắt có thể kết hợp tương ứng với kính. Thiết bị trong hình có mã hiệu MI-2100.
  6. Beowulf, một tác phẩm điện ảnh của hãng Paramount, hứa hẹn sẽ mang lại khoảnh khắc đẹp trong rạp 3D với hệ thống của Real D và Dolby 3D. Kính dùng một lần của Real D khá rẻ (0,5 USD).
  7. Còn kính của Dolby 3D dùng nhiều lớp phủ trên từng mắt. Giá: 50 USD. Hệ thống của Dolby 3D dùng một bánh xe quay 4.800 vòng/phút, đủ nhanh để chuyển đổi giữa 2 mắt 6 cảnh/khung hình. Bánh xe được chia làm 2, mỗi nửa có một bộ lọc chỉ cho qua ánh sáng nhất định, một cho mắt trái, một cho mắt phải. Bộ lọc có thể điều khiển bằng module này với các nút di chuyển bánh vào trong hay ra khỏi luồng sáng.
  8. 3. Các công nghệ chiếu phim 3D hiện nay: - Công nghệ 3D dùng tại rạp: 3D Dolby (cụm rạp Megastar, Galaxy...) sử dụng bộ lọc gồm 3 màu chính: red, green, blue để tái tạo hình ảnh 3D. Do tận dụng lại màn chiếu và máy chiếu sẵn có nên chi phí rẻ là lựa chọn phần lớn của các rạp 3D hiện nay. - Công nghệ 3D phân cực (có ở Đầm Sen, Suối Tiên, Côn Sơn ...): Sử dụng 2 máy phóng kết hợp với màn bạc và kính phân cực. - Công nghệ 3D ở nhà: Xem với tivi 3D có kính hoặc không cần kính. Tivi 3D thường sử dụng tần số quét cao 120 Hz-240 Hz, kích cỡ màn hình nhỏ chỉ từ 40 đến hơn 60 inch. - Công nghệ 3D DLP: Sử dụng một máy chiếu tạo ra hình ảnh 3D sống động, vừa có tính năng như máy chiếu 2D vừa có tính năng chiếu 3D (tái tạo hình ảnh lên đến 120 Hz). Không chỉ với gia đình, loại hình này còn phù hợp với phòng chiếu dành cho dạy học, hội thảo khoảng 50 người. 4. Đem cả rạp chiếu phim 3D về nhà Trước đây, xem phim 3 chiều có hai lựa chọn: ra rạp hoặc mua tivi 50-60 inch về nhà. Kết hợp hai điều này, các tay chơi tại Sài Gòn vừa tích hợp được hệ thống máy chiếu phát ra màn hình lớn 100-300 inch để xem tại gia. Nếu từng một lần vào xem phim 3D trong rạp, hẳn mọi người đều nghĩ một ngày nào đó những thước phim với các cảnh tượng diễn ra như ngay trước mặt sẽ được thưởng thức tại nhà. Nắm bắt được xu thế đó, hàng loạt hãng điện tử đã cho ra đời các loại tivi 3D để đáp ứng nhu cầu người dùng, thậm chí những loại tivi 3D không cần kính cũng đã có mặt. "Kích cỡ tivi 3D tối đa hiện nay chỉ khoảng 63 inch, thường thì mọi người chọn loại 40-50 inch", anh Vũ Phạm Anh Tuấn, thành viên quản trị mạng thuộc một diễn đàn HD, 3D, chia sẻ. Lần đầu tiên có thể xem 3D tại nhà với máy chiếu trên màn hình lớn.
  9. Mọi người đang thưởng thức phim 3D với máy chiếu Optoma HD 66, cũng có thể xem dạng này với các dòng khác như GT 7OO... Ảnh: Kiên Cường. Vì vậy, với mong muốn đem cả rạp chiếu phim 3D về nhà, các tay chơi tại Sài Gòn vừa tích hợp được hệ thống 3D DLP cho phép một máy chiếu đưa các đoạn phim 3D lên một màn chiếu cỡ từ 100 đến 300 inch, tạo thành một màn ảnh rộng. "Các máy chiếu phát được 3D cũng đã có mặt ở Việt Nam từ khoảng một năm nay nhưng hầu như rất ít người tận dụng mà chỉ dùng để xem 2D. Việc tích hợp được hệ thống để máy chiếu phát 3D tại gia với màn chiếu lớn là một thành công", anh Tuấn nói. Cuối tuần qua, hội những người chơi HD, 3D, tại Sài Gòn đã tổ chức buổi offline trình chiếu công nghệ mới này và chia sẻ kinh nghiệm với nhau. "Rạp" chiếu phim 3D tại gia bao gồm: một máy tính với card đồ họa mạnh cùng phần mềm để chiếu phim 3D, máy chiếu có công nghệ DLP Link, kính 3D, màn chiếu bạc chuyên dụng để chiếu 3D, dây HDMI 1.4 (hỗ trợ đến độ nét 1080 pixel). "Nhìn đơn giản vậy chứ phức tạp lắm, để trình chiếu 3D bằng máy chiếu lên màn hình lớn là cả một vấn đề. Khoảng cách để trải nghiệm được các hiệu ứng một cách tốt nhất là 16m từ máy chiếu, rất thích hợp xem ở nhà", anh Phúc, người đã cài đặt và lắp ráp thành công hệ thống, trình chiếu ngay tại nhà mình, nói.
  10. Anh Phúc đã phải mua phần mềm ở nước ngoài, hy sinh nhiều dây cáp HDMI để đồng bộ hóa được hệ thống. "Một dây HDMI 1.4 có giá khoảng 250 đến 300 USD, tôi đã thử khá nhiều loại vì thực tế dây mua về không đúng chuẩn của nhà sản xuất nên không thể kết nối để trình chiếu 3D", anh Phúc phân tích. Xem 3D tại gia với màn hình từ 100 đến 300 inch như tại các rạp chiếu phim. Ảnh: Kiên Cường. Ngoài việc thưởng thức chất lượng phim 3D tương đương với rạp chiếu phim với màn ảnh rộng, hệ thống mới này còn giúp người dùng tiết kiệm rất nhiều chi phí. Giá máy chiếu khoảng 1.000 USD, màn bạc tự làm chỉ khoảng bằng chi phí đó, một dàn âm thanh nữa là có thể xem 3D ngay tại nhà. Chi phí cho máy chiếu chỉ bằng việc mua tivi 3D nhưng lại cho hình ảnh với màn hình lớn, coi đã mắt. Ngoài ra, không phải tốn chi phí cho đầu Bluray (khoảng hơn 10 triệu đồng), cộng thêm đĩa dạng này mất khoảng từ 30 đến 40 USD. Thay vì phải ra rạp xem 3D hoặc dán mắt vào các màn hình tivi 3D khoảng 50- 60 inch thì với khoảng trên dưới 20 phim 3D đã có mặt ở Việt Nam, việc xem ở nhà với màn hình 100-300 inch sẽ khiến mọi người thích thú hơn rất nhiều. Đem cả rạp chiếu phim 3D về nhà giờ đã là điều có thể thực hiện được. 5.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2