Nghệ thuật Dựng phim - Các phần mềm làm phim 3D
lượt xem 135
download
Khi công nghệ làm 3D phát triển, thì các phần mềm phục vụ cho việc xử lý 3D cũng phát triển mạnh mẽ. Hiện nay, đã có rất nhiều phần mềm tuyệt vời để phục vụ cho công việc làm phim 3D. Chúng ta hãy điểm qua một số phần mềm nổi tiếng nhất để biết ưu khuyết điểm và mức độ phổ biến của mỗi phần mềm như thế nào, từ đó bạn cũng có thể có một quyết định xem mình nên đầu tư công sức và sự học hỏi vào đâu Lightwave 3D (Newtek) THỊ PHẦN: Lightwave là...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Nghệ thuật Dựng phim - Các phần mềm làm phim 3D
- Nghệ thuật Dựng phim Các phần mềm làm phim 3D Khi công nghệ làm 3D phát triển, thì các phần mềm phục vụ cho việc xử lý 3D cũng phát triển mạnh mẽ. Hiện nay, đã có rất nhiều phần mềm tuyệt vời để phục vụ cho công việc làm phim 3D. Chúng ta hãy điểm qua một số phần mềm nổi tiếng nhất để biết ưu khuyết điểm và mức độ phổ biến của mỗi phần mềm như thế nào, từ đó bạn cũng có thể có một quyết định xem mình nên đầu tư công sức và sự học hỏi vào đâu Lightwave 3D (Newtek) THỊ PHẦN: Lightwave là một chương trình khá phổ biến và dễ dùng trong công nghệ sản xuất phim truyền hình và video trên thế giới. ĐẶC ĐIỂM: Lightwave cũng có tính năng tạo mẫu (modelling) khá mạnh theo kiểu polygon nhưng không hỗ trợ NURB. Nói chung, Lightwave thuộc loại dễ học so với các công cụ làm đồ họa 3D khác. Với một người có kinh nghiệm, cũng có thể tạo ra các đoạn phim đẹp từ nó. Lightwave có thể đủ đáp ứng cho nhu cầu làm phim ở mức trung bình. LƯỢC SỬ:
- Lần đầu tiên ra mắt, Lightwave chỉ là một thành phần 3D trong Video Toaster chạy trên máy Amiga của hãng Newtek. Video Toaster là một sản phẩm tiên phong trong lĩnh vực video để bàn. Các phiên bản đầu tiên của Lightwave chỉ chạy trên các máy tính Amiga có cài Toaster mà thôi. Sau này, Lightwave mới được tách riêng khỏi Toaster và được thiết kế để chạy được trên PC và MAC 3D Studio Max (Discreet) THỊ PHẦN: Max là công cụ làm 3D chiếm lĩnh công nghệ làm game và là một chương trình 3D phổ biến nhất. Cũng có nhiều công ty sử dụng nó để làm phim. ĐẶC ĐIỂM: Max cung cấp những tính năng tạo mô hình, làm animation và diễn hoạt ảnh dễ dùng nhưng hầu hết những tính năng mạnh lại có được từ các plug-in kết nối vào. Max cũng là một chương trình 3D đầu tiên có thể xuất trực tiếp các diễn hoạt 3D sang Flash. Max cũng có thể được coi như một chuẩn công nghệ để phát triển multimedia, nhưng chi phí cho các plug-in thêm vào Max khiến cho nó cũng trở nên khá đắt. LƯỢC SỬ: 3D Studio Max là sản phẩm được tạo nên bởi hãng Autodesk. Còn Discreet Logic là một hiệp hội làm đồ họa chuyên nghiệp với các hệ sản phẩm đồ họa của riêng hiệp hội này. Sau một sự hợp nhất giữa Autodesk, Discreet Logic và
- Lightscape, tất cả các sản phẩm của họ được ghép lại thành dòng sản phẩm đồ họa 2D và 3D với một cái tên công ty ngắn gọn là Discreet. Maya (Alias|Wavefront, sở hữu bởi Silicon Graphics Inc.) THỊ PHẦN: Maya hiện thời được coi là chúa tể của các phần mềm làm phim 3D. Hơn 5 năm qua, nó đã trở thành kẻ dẫn đầu trong công nghệ diễn nhân vật cho điện ảnh. Gần đây hơn, do giá được hạ xuống thích hợp, nó cũng đã được sử dụng nhiều trong công nghệ làm game nhưng chưa phổ biến bằng Max. ĐẶC ĐIỂM: Maya có tính năng tạo mô hình (modelling), diễn nhân vật và làm các hiệu ứng rất linh hoạt và đáng kính nể. Nó cũng là một phần mềm đồ sộ và phức tạp. Tính năng render (diễn hoạt) của Maya cũng đem lại những kết quả tuyệt vời mặc dù không đáng kính nể bằng các tính năng còn lại của nó. Khi các nhà điện ảnh làm phim với Maya, họ lại thường làm công việc render bằng các phần mềm Renderman hoặc Mental Ray chứ không phải bằng Maya. LƯỢC SỬ: Trước Maya, Alias Research làm các phần mềm gọi là Alias Studio và Alias Power Animator. Alias Studio vẫn còn là một hệ thống rất phổ biến trong thiết kế xe hơi và công nghiệp. Còn Power Animator thì cũng là chương trình đó nhưng có bổ sung thêm các tính năng làm animation và cũng còn được một số công ty dùng trong công nghệ giải trí. Alias Research sau đó được hợp vào với Wavefront|TDI là một công ty cũng có dòng sản phẩm đa dạng của nó như Wavefront Advanced Visualizer, TDI Explore, Kinemation và Dynamation. Khi
- cả hai công ty này bị mua lại bởi SGI và được tập hợp thành Alias|Wavefront, tất cả những tính năng ưu việt của họ được tích hợp trong Maya. Softimage|XSI (Softimage, sở hữu bởi Avid) THỊ PHẦN: XSI là một phần mềm muộn mằn nhất trong thị trường phần mềm 3D và được phát triển bởi công ty đã từng chiếm lĩnh thị trường bằng sản phẩm Softimage 3D trước đây của họ. Softimage đã mất nhiều thị trường vì phải chia sẻ với Maya trong những năm họ bận phát triển XSI, nhưng gần đây đã bắt đầu lấy lại thị phần và đang định hình như một đối thủ đáng gờm của Maya. ĐẶC ĐIỂM: XSI rất mạnh trong việc model polygon cũng như subdivision surface, nhưng NURB vẫn còn hơi hạn chế. Nó cũng hỗ trợ nhiều tính năng rất mạnh để làm animation. XSI cũng có một sự tích hợp bộ render của Mental Ray tạo ra rất nhiều thuận lợi để giải quyết vấn đề render mà tất cả các công ty cần. Hệ thống render của XSI cũng có sự hỗ trợ hoàn hảo nhất cho việc render nhiều bước (render passes) mà tất cả phần mềm 3D đều phải giải quyết. LƯỢC SỬ: Trước XSI, sản phẩm Softimage được gọi là Softimage|3D là một chương trình làm 3D phổ biến dùng trong điện ảnh. Softimage Creative Environment (tên trước đây của Softimage|3D) là phần mềm đóng gói đầu tiên hỗ trợ chuyển động học nghịch đảo (Inverse Kinematics) và các động tác animation khác. Sotimage từng là một công ty độc lập ở Montreal nhưng được Microsoft mua lại vào năm
- 1994. Sau đó Microsoft lại bán Softimage cho Avid để trao đổi cổ phần với công ty này Houdini (Side Effects Software) THỊ PHẦN: Có công ty dùng Houdini cho toàn bộ công việc, nhưng nhiều công ty lớn có vài phiên bản của Houdini và chỉ dùng nó khi bắt gặp những vấn đề phức tạp mà khó giải quyết bằng các phần mềm khác mà thôi. Ở nhiều công ty lớn, Houdini được coi như một công cụ dành cho Đạo diễn Kỹ thuật (Technical Directors). ĐẶC ĐIỂM: Houdini là một phần mềm làm 3D rất phức tạp và linh hoạt, nó cũng là một công cụ lý tưởng cho các Đạo diễn Kỹ thuật. Houdini cũng bao gồm bộ raytrace của Side Effects, gọi là Mantra, mà có thể kết nối tốt với Renderman. Bộ tạo chất liệu của nó cũng tương thích với Renderman vì vậy cho phép có sự chuyển đổi dễ dàng giữa các bộ render này. LƯỢC SỬ: Trước Houdini, Side Effects đã tạo ra sản phẩm Prisms. Và trước tất cả các sản phẩm 3D khác, Prisms đã xây dựng kiến trúc tạo dựng khung cảnh 3D dựa trên cơ sở node (là cấu trúc mà Maya đang tận dụng) rồi. Photorealistic Renderman ( Pixar) THỊ PHẦN:
- Pixar's Renderman (viết tắt là PRMAN) được dùng rộng rãi trong việc render cho các phim điện ảnh cũng như hầu hết các sản phẩm của Pixar, Industrial Light and Magic, và các công ty hàng đầu. ĐẶC ĐIỂM: Renderman được dùng nhiều trong điện ảnh vì nó cho kết quả render sáng, đẹp, và có thể render ở độ phân giải cao rất nhanh. Renderman hỗ trợ render bằng cách lập trình với ngôn ngữ script rất mạnh, rất linh hoạt nhưng cũng dễ viết. Mental Ray (Mental Images) THỊ PHẦN: Mental Ray được bán như một bộ render chuẩn cùng với Softimage|XSI và hiện nay đang trở thành phổ biến như một bộ render chuẩn để dùng cho Maya và nhiều phần mềm 3D khác. ĐẶC ĐIỂM: Mental Ray là một bộ raytrace lập trình được rất tinh vi, hỗ trợ nhiều hiệu ứng làm ánh sáng. Các shader của Mental Ray là những đoạn mã chương trình chuyên nghiệp, thường dịch từ C++ giúp tăng tốc xử lý hơn là các ngôn ngữ script. Các tiến trình render của Mental Ray đều có thể điều khiển qua các plug-in lập trình được và cho phép điều khiển tất cả các chi tiết render trong khung ảnh.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tìm hiểu kỹ hơn về nghệ thuật quay phim
5 p | 1031 | 364
-
Ánh Sáng Và Một Số Kỹ Thuật Quay Phim
8 p | 965 | 352
-
ÁNH SÁNG TRONG QUAY PHIM
7 p | 795 | 266
-
Nghệ thuật dựng phim
5 p | 523 | 207
-
Thể hiện nội tâm trong ảnh chân dung nghệ thuật
6 p | 424 | 203
-
Thực hiện một cảnh quay trên đường phố
5 p | 472 | 181
-
Chụp ảnh chân dung - Phần 2
6 p | 320 | 161
-
Chụp ảnh chân dung - Phần 3
12 p | 284 | 145
-
Ánh sáng là bút vẽ của quay phim
6 p | 352 | 135
-
Sự khác nhau giữa bộ cảm biến hình ảnh CCD và CMOS trong máy ảnh kỹ thuật số
5 p | 546 | 125
-
Ảnh chân dung – những điều cơ bản
9 p | 265 | 125
-
Thuật ngữ chuyên dụng trong nhiếp ảnh
8 p | 201 | 84
-
Lời khuyên khi mua máy ảnh kỹ thuật số
5 p | 333 | 78
-
Nghệ thuật chụp ảnh mờ
12 p | 160 | 68
-
Nghệ thuật chụp chậm
11 p | 97 | 29
-
Phối hợp màu sắc trong nhiếp ảnh phần 3 - Lưa chọn và sử dụng
4 p | 135 | 22
-
Sử dụng màu trong tiếp thị phim và áp phích quảng cáo điện ảnh
4 p | 122 | 20
-
Ảnh của Muybridge: chuyển động và đứng yên
5 p | 68 | 8
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn