intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Công nghệ tài chính ở Việt Nam: Nghiên cứu phân tích mô tả chuyên sâu

Chia sẻ: Dạ Thiên Lăng | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

2
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết "Công nghệ tài chính ở Việt Nam: Nghiên cứu phân tích mô tả chuyên sâu" nhằm mục đích phân tích, đánh giá hiện trạng phát triển Fintech tại Việt Nam bằng cách sử dụng các phân tích mô tả chuyên sâu. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Công nghệ tài chính ở Việt Nam: Nghiên cứu phân tích mô tả chuyên sâu

  1. CÔNG NGHỆ TÀI CHÍNH Ở VIỆT NAM: NGHIÊN CỨU PHÂN TÍCH MÔ TẢ CHUYÊN SÂU ThS. Nguyễn Thanh Thắm 1 Tóm tắt: Công nghệ tài chính (sau đây gọi tắt là Fintech) là việc ứng dụng các công nghệ tiên tiến, sáng tạo, hiện đại trong lĩnh vực tài chính. Theo đó, các giải pháp/dịch vụ tài chính của Fintech có thể trở nên minh bạch, hiệu quả và thuận tiện hơn với chi phí thấp hơn so với các dịch vụ tài chính truyền thống (Mackenzie, 2015, Partrick, 2017). Ngành công nghiệp Fintech đang và đang thu hút sự quan tâm lớn từ các nhà đầu tư và chính phủ như một phương thức hiệu quả để thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội. Với hàng triệu người vẫn chưa có hoặc chưa được tiếp cận dịch vụ ngân hàng, Fintech ở Việt Nam đang trong quá trình cách mạng hóa toàn bộ nền kinh tế. Bài viết này nhằm mục đích phân tích, đánh giá hiện trạng phát triển Fintech tại Việt Nam bằng cách sử dụng các phân tích mô tả chuyên sâu. Từ khoá: Fintech, công nghệ tài chính, Việt Nam FINTECH IN VIETNAM: IN-DEPTH DESCRIPTIVE ANALYSIS Abstract: Financial technology (hereby as Fintech) is the application of innovative, creative and modern technologies in the financial sector. Acordingly, financial solutions/services under Fintech could become more transparent, effective and convenient at lower costs compared to traditional financial services (Mackenzie, 2015, Partrick, 2017). The Fintech industry has been attracting great attention from investors and governments as an effective way to promote socio-economic development. With millions of people still without or underbanked, Fintech in Vietnam is in the process of revolutionizing the entire economy. This article aims to analyze and evaluate the current status of Fintech development in Vietnam by using in-depth descriptive analyses. Key words: Fintech, Vietnam 1. KHÁI QUÁT VỀ CÔNG NGHỆ TÀI CHÍNH - FINTECH Ở VIỆT NAM Cùng với sự bùng nổ mạnh mẽ của cách mạng khoa học công nghệ, công nghệ tài chính ở Việt Nam ngày càng phát triển. Theo UOB, số lượng công ty Fintech tăng đáng kể từ 39 lên 263 công ty trong giai đoạn 2015-2022. Sự phát triển này bắt nguồn từ sự gia tăng xu hướng thanh toán, quản lý tài chính, sử dụng các dịch vụ cơ bản dựa trên các nền tảng kỹ thuật số. Sự phát triển của thương mại điện tử và khả năng kết nối rộng khắp thông qua các thiết bị di động và mạng internet truyền thông cũng là một động lực thúc đẩy Fintech VIệt Nam tăng trưởng. Tại thời điểm đầu năm 2023, Việt Nam ghi nhận 161,6 triệu kết nối di động đang hoạt động (khoảng 164% trên tổng dân số gần 100 triệu người), và hơn 77,9 triệu người dùng Internet (chiếm 79,1% dân số, đứng thứ 13 trên thế giới) (Data Reportal, 2023). Lĩnh vực hoạt động của các công ty Fintech khá đa dạng, bao gồm thanh toán kỹ thuật số, tài chính thay thế, tài chính cá nhân, công nghệ bảo hiểm (insurtech) và thị trường dịch vụ tài chính B2C.... Thanh toán kỹ thuật số (Payment) là lĩnh vực hoạt động chủ yếu của các công ty Fintech, chiếm 22.6% số lượng công ty Fintech tại Việt Nam, tiếp đến là Cho vay cá nhân (Personal Lend- ing) và Blockchain/Crypto (Hyperlead, 2023). Thời gian qua, hoạt động của Fintech ở Việt Nam không chỉ phát triển về số lượng mà còn về quy mô vốn với các hình thức huy động vốn đa dạng, chứng tỏ sự hấp dẫn của thị trường Fintech nước ta đối với các nhà đầu tư. 1 Viện Kinh tế, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Email: tham_nt@iuj.ac.jp
  2. Phần 3: Khai thác tiềm năng và khơi thông động lực phát triển của Fintech tại Việt Nam 873 Công ty/dự án Fintech Vốn huy động Timo 20 triệu vốn từ Square Peg Sky Mavis 150 triệu USD cho series B mảng Blockchain in Financial Services. Doanh nghiệp Fintech đầu tiên trong lĩnh vực đầu tư cá nhân sở hữu giấy phép kinh doanh trong Finhay lĩnh vực chứng khoán sau thương vụ mua lại Công ty Chứng khoán Vina (VNSC). Vốn góp đầu tư lên tới 25 triệu USD trong vòng gọi vốn Series B bở Openspace Ventures MFast nhận đầu tư cho series A 2,5 triệu USD mảng InsurTech vào tháng 7/2022 Tititada nhận 1,5 triệu USD vòng Seed trong tháng 9/2022 Infina - Ứng dụng đầu tư bán lẻ của 6 triệu USD vốn hạt giống từ Sequoia Capital India’s Surge, Y Combinator, Saison Capital, Starling Việt Nam Ventures, Alpha JWC và AppWorks. mua 49% cổ phần của công ty chứng khoán trong nước Chứng khoán Tín Việt (CVS). MoMo mua lại Nhanh.vn – công ty cung cấp dịch vụ quản lý bán hàng đa kênh trên nền tảng đám mây, để mở rộng thị trường. Bảng 1: Một số thương vụ huy động vốn của các công ty/dự án Fintech ở Việt Nam năm 2022 Nguồn: Hyperlead (2023) 2. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN MỘT SỐ CÔNG NGHỆ TÀI CHÍNH NỔI BẬT Ở VIỆT NAM Công nghệ tài chính Fintech ở Việt Nam hoạt động khá đa dạng ở nhiều lĩnh vực ở nhiều phân khúc khách hàng khác nhau. Nội dung dưới đây sẽ trình bày tình hình phát triển của một số lĩnh vực hoạt động chủ yếu của Fintech Việt Nam, bao gồm thanh toán kỹ thuật số, Neon ngân hàng kỹ thuật số, bảo hiểm số… 2.1. Thanh toán kỹ thuật số Thanh toán kỹ thuật số (hay thanh toán không dùng tiền mặt) là cách thức để thực hiện các giao dịch hoặc thanh toán cho hàng hoá và dịch vụ thông qua một phương tiện kỹ thuật số, mà không sử dụng séc hoặc tiền mặt, giúp khách hàng được trải nghiệm dịch vụ thanh toán tiện dụng, chủ động và nhanh chóng hơn. Thanh toán kỹ thuật số là một trong những phân khúc, lĩnh vực hoạt động chính của phần lớn các công ty khởi nghiệp Fintech ở Việt Nam. Các loại hình và xu hướng nổi bật trong thanh toán kỹ thuật số hiện nay ở nước ta bao gồm ví điện tử, thẻ trực tuyến, ngân hàng di động, ngân hàng hợp kênh không chi nhánh Neobank, công nghệ thẻ chíp thông minh, công nghệ cảm biến sinh trắc học. Thanh toán kỹ thuật số ngày càng phổ biến ở Việt Nam trong những năm gần đây. Tính đến tháng 11/2022, hơn 6,6 tỉ giao dịch số giao dịch bằng thanh toán không tiền mặt, đạt giá trị khoảng 192,4 triệu tỉ đồng (tăng 31,4% so với cùng kì năm 2021). Ngoài ra, khoảng 120 triệu ví điện tử với hơn 3.300 tỉ đồng được duy trì trên thị trường (HyperLead, 2023). Theo Nghiên cứu về Thái độ thanh toán của người tiêu dùng Việt Nam1 năm 2022 công bố bởi công ty công nghệ thanh toán điện tử Visa, tỷ lệ người dùng giao dịch thanh toán không tiền mặt tăng từ 77% năm 2021 lên mức 90% năm 2022 (VISA, 2023). Trong đó, có khoảng 66% người dùng thanh toán thẻ trực tuyến. Đối với hình thức ví điện tử, 70% thanh toán qua ví điện tử trên 1 Khảo sát của Visa về Thái độ thanh toán của người tiêu dùng Việt Nam năm 2022 thực hiện bởi CLEAR từ tháng 9-10/2022, tiến hành thông qua các cuộc phỏng vấn trực tuyến 1.000 người tiêu dùng trên cả nước đang làm việc bán thời gian, toàn thời gian với sự tổng hợp nhân khẩu học kết hợp tiêu biểu các độ tuổi và giới tính.
  3. 874 KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC TẾ HOÀN THIỆN HỆ SINH THÁI PHÁT TRIỂN FINTECH TẠI VIỆT NAM ứng dụng điện thoại (tăng gần gấp đôi so với năm 2021) và 61% thanh toán bằng mã QR so với mức 35% năm 2021 (VISA, 2023). Giao dịch thanh toán kỹ thuật số phần lớn dành cho thanh toán hoá đơn với tỷ lệ 60%, mua sắm siêu thị (53%) (VISA, 2023). Một trong những yếu tố thúc đẩy tăng trưởng thanh toán kỹ thuật số ở Việt Nam thời gian qua là sự phát triển mạnh mẽ của thương mại điện tử (đặc biệt trong bối cảnh đại dịch Covid19) cùng với sự kết nối rộng thiết bị di động, điện tử và mạng truyền thông. Biểu đồ 1: Tỷ lệ người mua hàng trực truyến qua các kênh mua sắm giai đoạn 2020-2021 (%) Nguồn: VCCI (2022), Sách trắng Thương mại điện tử Việt Nam 2022 Biểu đồ 1 thể hiện tỷ lệ người mua hàng trực truyến qua các kênh mua sắm giai đoạn 2020- 2021 (%). Theo đó, năm 2022, người tiêu dùng trực tuyến qua website thương mại điện tử chiếm tỷ lệ cao nhất 78% so với qua diễn đàn, mạng xã hội hay qua ứng dụng mua hàng trên thiết bị di động. Số liệu cũng chứng tỏ tiêu dùng trực tuyến tăng ở hầu hết các kênh mua hàng trực tuyến, trong đó tăng đáng kể tiêu dùng qua ứng dụng mua hàng trên thiết bị di động từ 31% năm 2020 lên 47% năm 2021. Điều này cũng tạo nên nhiều dư địa phát triển cho thanh toán kỹ thuật số nói riêng và Fintech nói chung. Biểu đồ 2: Tỷ lệ người dùng tham gia nền tảng thương mại điện tử ở Việt Nam giai đoạn Q1/2022-Q1/2023 (%) Nguồn: Acclime và Decision Lab, Báo cáo người tiêu dùng kết nối (2023)
  4. Phần 3: Khai thác tiềm năng và khơi thông động lực phát triển của Fintech tại Việt Nam 875 Theo Báo cáo Khảo sát về Người tiêu dùng kết nối Việt Nam từ Quý I/2022 đến Quý I/2023 do và Acclime & Decision Lab thực hiện, thương mại điện tử Việt Nam tiếp tục chứng kiến sự tăng trưởng với nhiều nền tảng lớn như Shopee, Lazada, Facebook, Tiki, Sendo, Tiktok, Zalo. Tính đến quý I/2023, Shopee vẫn là nền tảng thương mại điện tử nổi bật nhất vào năm 2022, dẫn đầu với tỷ lệ người dùng là 79%, tiếp sau đó là Lazada (59%), Facebook (38%). Đáng chú ý, TikTok đang dần chiếm lĩnh thị trường ở mức 25% từ những đối thủ lâu đời trong nước như Zalo và Tiki, tận dụng sản phẩm thương mại điện tử mới TikTok shop. Quý 4 năm 2022 chứng kiến ​​ trỗi dậy liên tục của TikTok, tăng 5% theo quý (Decision Lab, 2023). sự Xu hướng ví kỹ thuật số đã tạo nên cơn bão trong hệ sinh thái thương mại điện tử và vô số nền tảng khác, mang lại lợi ích tuyệt vời cho cả người bán và người mua. Tận dụng mối quan hệ cộng sinh của cả hai lĩnh vực, sự gia tăng tỷ lệ thâm nhập của thương mại điện tử ảnh hưởng tích cực đến sự tăng trưởng của thanh toán kỹ thuật số, chiếm 37% tổng giao dịch vào năm 2022 (Acclime và Decision Lab, 2023). Biểu đồ 3: Tỷ lệ các hình thức thanh toán được ưu tiên lựa chọn trên kênh thương mại điện tử Việt Nam giai đoạn 2020-2021 (%) Nguồn: VCCI (2022), Sách trắng Thương mại điện tử Việt Nam 2022 Các hình thức thanh toán kỹ thuật số qua website, ứng dụng thương mại điện tử bán hàng khá đa dạng, gồm tiền mặt, ví điện tử, thẻ ngân hàng… Trong năm 2021 thanh toán tiền mặt khi nhận hàng vẫn chiếm ưu thế với tỷ lệ 73%, thanh toán bằng thẻ ATM nội địa (27%), thẻ tín dụng/ghi nợ (24%) và ví điện tử 37% (VCCI, 2022). Đáng chú ý là có sự biến động tăng trong tỷ lệ người tiêu dùng thanh toán qua ví điện tử từ 23% năm 2020 lên 37% năm 2021) và thẻ tín dụng (từ 20% lên 24% giai đoạn 2020-2021). Trong khi đó, thanh toán tiền mặt và thẻ ATM có xu hướng giảm. Điều này chứng tỏ xu hướng ngày càng ưa chuộng hình thức thanh toán không tiền mặt/kỹ thuật số của người tiêu dùng. Đồng thời tỷ lệ người dùng thanh toán tiền mặt khi mua sắm thương mại điện tử còn khá cao (>70%) cũng cho thấy dư địa phát triển cho thanh toán kỹ thuật số khá tiềm năng. Một trong những nền tảng lớn trong mảng thanh toán kỹ thuật số là MoMo, đã vượt qua VN- Pay và các đối thủ khác (ViettelPay, ZaloPay, ShopeePay, Moca,...) ví tại Việt Nam vào năm 2022, chiếm hơn 53% thị phần. Với mục tiêu IPO, công ty đã có nhiều hoạt động nổi bật nhằm mở rộng
  5. 876 KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC TẾ HOÀN THIỆN HỆ SINH THÁI PHÁT TRIỂN FINTECH TẠI VIỆT NAM quy mô vốn và thị phần. Cụ thể, MoMo đã mua 49% cổ phần của công ty chứng khoán trong nước Chứng khoán Tín Việt (CVS) năm 2022 và mua lại nhanh.vn1. Chiến lược của Momo thể hiện nỗ lực lớn trong việc thiết lập, cung cấp và phát triển một hệ sinh thái tài chính hướng tới đối tượng người dùng, doanh nghiệp nhỏ và nhà cung cấp dịch vụ tài chính khác, từng bước chiếm lĩnh thị phần lớn hơn và thu nạp thêm đối tác bán hàng mới. 2.2. Neobank- Ngân hàng kỹ thuật số Neobank là ngân hàng kỹ thuật số duy nhất hoạt động mà không có chi nhánh thực tế và cung cấp dịch vụ cho khách hàng thông qua các ứng dụng di động hoặc nền tảng trực tuyến. Tất cả các quy trình đều được số hóa hoàn toàn. Biểu đồ 4: Giá trị giao dịch ngân hàng số ở Việt Nam giai đoạn 2017-2022 (tỷ đôla Mỹ) Nguồn: Statista Năm 2022, giá trị giao dịch của thị trường Neobank Việt Nam đạt mức cao kỷ lục 4,35 tỷ USD (Acclime và Decision Lab, 2023). Thị trường được dự đoán sẽ tăng trưởng với tốc độ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) là 17,30% từ năm 2023 đến năm 2027, đạt tổng giá trị giao dịch là 13 tỷ USD (Acclime và Decision Lab, 2023). Mặc dù sự tăng trưởng ấn tượng nhưng phân khúc Neobanking tại Việt Nam vẫn đang ở giai đoạn đầu và khung pháp lý liên quan cần được phát triển hơn nữa. Timo và Tnex là những nền tảng ngân hàng số tiên phong tại Việt Nam, đặt ra các tiêu chuẩn mới cho ngân hàng trong nước và toàn cầu. Những công ty đáng chú ý khác trên thị trường bao gồm TPBank, YOLO và Weedigital, TNEX, Cake by VPBank. 2.3. Mua trước trả sau (BNPL - Buy Now Pay Later) Hệ sinh thái Fintech của Việt Nam đang nhanh chóng mở rộng, với ngành Mua ngay trả tiền sau (BNPL) có mức tăng trưởng đáng kể trong những năm gần đây. Theo thông tin chi tiết từ Yahoo Finance, việc áp dụng dịch vụ thanh toán BNPL tại Việt Nam được dự đoán sẽ tăng trưởng với tốc độ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) là 31,9% từ năm 2022 đến năm 2028 (Acclime và Decision Lab, 2023). Sự tăng trưởng này là do sự gia tăng mua sắm trực tuyến trong thời kỳ đại dịch Covid19 toàn cầu, khi hàng triệu người tiêu dùng mới chuyển sang các kênh bán hàng kỹ thuật số. 1 Công ty cung cấp dịch vụ quản lý bán hàng đa kênh trên nền tảng đám mây, để mở rộng thị trường thông qua giải pháp của mình.
  6. Phần 3: Khai thác tiềm năng và khơi thông động lực phát triển của Fintech tại Việt Nam 877 Phần lớn các mô hình kinh doanh BNPL ở Việt Nam thường được thành lập dưới dạng các tổ chức riêng biệt trong mạng lưới tài chính-ngân hàng. Ví dụ, Home Credit, GRAB Finance Vietnam (GFG) và Lotte Finance Vietnam đã lần lượt ra mắt các dịch vụ thanh toán Home Pay Later, Grab Pay Later và Way4. Một số công ty khởi nghiệp và thanh toán kỹ thuật số tại Việt Nam đã tham gia phân khúc BNPL Fintech bao gồm Ree-Pay, Fundiin, Credivo, LitNow, Movi và Atome. Biều đồ 5: Tỷ lệ vay ngắn hạn ở năm 2022 ở một số quốc gia Châu Á Nguồn: Acclime Decision Lab (2023), Sách trắng tài chính toàn cầu (2023) Mặc dù khoản vay ngắn hạn ở Việt Nam vẫn chưa đạt mức trung bình toàn cầu (16%) nhưng tỷ lệ sử dụng BNPL của Việt Nam ở mức 13% hiện thuộc hàng cao nhất trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương, chỉ sau Trung Quốc (17%) và Indonesia (16%). Đây là một trong nhiều ví dụ cho thấy các sản phẩm Fintech như BNPL giành được thị phần từ hệ sinh thái tài chính truyền thống bằng cách cung cấp dịch vụ tiện ích tới người dùng. So với các nền kinh tế châu Á khác, niềm tin vào dịch vụ tài chính của người tiêu dùng Việt Nam còn tương đối thấp (Acclime Decision Lab, (2023). Ngược lại, Ấn Độ và Indonesia đã thể hiện mức độ tin cậy cao đối với các dịch vụ tài chính đổi mới như ví kỹ thuật số, ngân hàng chỉ kỹ thuật số và doanh nghiệp Mua ngay trả tiền sau (BNPL). 2.4. Tình hình phát triển Fintech Việt Nam ở một số lĩnh vực khác Vay tài chính Tại Việt Nam, tài chính vay bao gồm các phân khúc nhỏ như cho vay P2P, cho vay SME và huy động vốn từ cộng đồng. Cho vay P2P là hoạt động được thiết kế và xây dựng trên nền tảng ứng dụng công nghệ số nhằm kết nối trực tiếp người vay với người cho vay mà không thông qua trung gian tài chính. Tại Việt Nam, cho vay P2P vẫn là một khái niệm kinh doanh tương đối mới và hiện chưa có quy định rõ ràng nào điều chỉnh nó. Hiện tại, khoảng 40 doanh nghiệp P2P trong nước đã phát triển các nền tảng cho vay người dùng với các quỹ như Tima, SHA, Vaymuon.vn. Cho vay SME và huy động vốn từ cộng đồng tạo ra cầu nối giữa các công ty khởi nghiệp và công ty nhỏ với các nhà đầu tư vốn đầu tư, hỗ trợ khả năng mở rộng kinh doanh với các thủ tục đơn giản và tiết kiệm thời gian. Các hiệp hội quỹ như Validus là ví dụ về các doanh nghiệp cho vay SME đang đầu tư vào nhiều lĩnh vực trong nền kinh tế nội địa Việt Nam.
  7. 878 KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC TẾ HOÀN THIỆN HỆ SINH THÁI PHÁT TRIỂN FINTECH TẠI VIỆT NAM Mặc dù huy động vốn từ cộng đồng là một mô hình tương đối thành công, nơi các nền tảng như Kickstarter có thể mở rộng quy mô trên toàn cầu, nhưng nó vẫn chưa nhận được phản hồi vững chắc từ thị trường Việt Nam. Funding Vietnam được thành lập vào năm 2015 là nền tảng gây quỹ cộng đồng uy tín và duy nhất tại Việt Nam hiện nay. Nó được thiết kế dành cho các dự án khởi nghiệp sáng tạo với mong muốn mang sản phẩm đến với khách hàng giúp kết nối dự án với doanh nghiệp, nhà đầu tư. Công nghệ bảo hiểm Thị trường Insurtech Việt Nam đã có sự tăng trưởng đáng kể trong những năm gần đây với nhiều công ty trong và ngoài nước tham gia vào ngành. Đại dịch COVID-19 càng đẩy nhanh xu hướng này khi người tiêu dùng ngày càng thích mua bảo hiểm và truy cập các dịch vụ liên quan đến bảo hiểm trực tuyến. Theo báo cáo năm 2022 của Google và Bain & Company, thị trường Insurtech Việt Nam đang tăng trưởng ở mức 41%/năm, ngang bằng với Indonesia và Philippines (Acclime và Decision Lab, 2023). Mặc dù thị trường hiện nay còn nhỏ về mặt tuyệt đối so với các nước khác trong khu vực, nếu quỹ đạo tăng trưởng này tiếp tục, nó dự kiến ​​ đạt quy mô của thị sẽ trường Insurtech của Thái Lan và Singapore trong vòng sáu năm. Trong hơn 2 năm qua, phân khúc công nghệ tài chính Việt Nam chứng kiến nhiều thương vụ đầu tư, hợp tác lớn từ các công ty Fintech bảo hiểm với đối tác ngoài. Một số thương vụ điển hình dưới đây: - Hợp tác giữa Viettel Telecom với Insurtech kỳ lân Bolttech cho ra mắt các dịch vụ bảo hiểm, được cung cấp bởi nền tảng trao đổi bảo hiểm của Bolttech, trên ứng dụng khách hàng MyViettel của Viettel - Tháng 10/2022, Công ty Insurtech Igloo đã hợp tác với nền tảng thương mại điện tử Shopee để triển khai dịch vụ bảo hiểm. Được bảo lãnh bởi Bảo hiểm Bảo Việt, việc cung cấp là một giải pháp bảo vệ toàn diện cho các tài sản trong nhà chống lại các sự kiện bất ngờ như thiên tai và hỏa hoạn. - Mfast nhận đầu tư cho series A 2,5 triệu USD mảng InsurTech vào tháng 7/2022 Chuỗi khối, tiền điện tử và Metaverse Theo Ascend Vietnam Ventures, Việt Nam là quốc gia dẫn đầu thế giới về việc áp dụng tiền điện tử trên cơ sở dân số. Xu hướng này được thúc đẩy bởi một lượng lớn dân số không sử dụng dịch vụ ngân hàng, sự mất lòng tin còn sót lại vào các tổ chức tài chính và tầng lớp trung lưu đang gia tăng với thu nhập khả dụng. Sky Mavis, kỳ lân blockchain, đã biến Việt Nam thành điểm nóng khởi nghiệp tiền điện tử với nhiều tiềm năng phát triển. Ngoài ra, với việc Việt Nam đào tạo được số lượng lớn kỹ sư phần mềm hàng năm, tích hợp AI trong các giải pháp fintech mang lại triển vọng đầy hứa hẹn về khả năng mở rộng trong tương lai. Theo báo cáo gần đây của Meta và Bain & Company, Việt Nam nằm trong số 3 quốc gia hàng đầu khu vực (cùng với Indonesia và Philippines) về tỷ lệ người dùng áp dụng các công nghệ mới như Fintech và metaverse. 70% người tiêu dùng kỹ thuật số ở Việt Nam đã sử dụng công nghệ metaverse, bao gồm tiền điện tử, thực tế tăng cường/thực tế ảo, thế giới ảo và NFT (Acclime và Decision Lab, 2023). Việt Nam dẫn đầu các nước Đông Nam Á về áp dụng VR với tỷ lệ 29% (Acclime và Decision Lab, 2023). Những người tham gia Metaverse yêu cầu một phương thức thanh toán để giao dịch vật phẩm hoặc tài sản ảo như NFT. Do đó, các công nghệ Fintech như tiền điện tử mang đến một giải pháp thay thế khả thi cho các giao dịch này.
  8. Phần 3: Khai thác tiềm năng và khơi thông động lực phát triển của Fintech tại Việt Nam 879 Tuy nhiên, việc thiếu khung pháp lý đã dẫn đến một số vấn đề, bao gồm việc cơ quan thuế không đủ năng lực thu thuế từ các hoạt động liên quan đến tiền điện tử, khó khăn trong việc theo dõi các hoạt động gian lận và tội phạm, như rửa tiền, có liên quan đến tiền điện tử. Công nghệ quản lý tài chính cá nhân (PFM) Công nghệ quản lý tài chính cá nhân (PFM) đề cập đến các chương trình hỗ trợ lập ngân sách cá nhân. Khách hàng có thể theo dõi cả tài sản của người dùng đã gửi với nhiều tổ chức tài chính khác nhau và các khoản vay họ đã thực hiện trên một giao diện nhờ PFM. Nền tảng Quản lý tài chính cá nhân (PFM) mang đến cơ hội đầu tư tiềm năng nhờ khả năng cung cấp lãi suất cao hơn so với các tổ chức ngân hàng truyền thống. Finhay, Money Lover và Tikop là một số ví dụ về ứng dụng công nghệ liên quan đến PFM. Finhay, ứng dụng đầu tư cá nhân của người Việt với hơn 2,7 triệu người dùng, đã nhận được lên tới 25 triệu USD trong vòng tài trợ Series B do Openspace Ventures (OSV) dẫn đầu (Acclime và Decision Lab, 2023). 3. MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐẶT RA ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN FINTECH Ở VIỆT NAM Fintech Việt Nam đã và đang chứng kiến sự tăng trưởng khá ấn tượng, nổi bật ở một số lĩnh vực như thanh toán kỹ thuật, bảo hiểm, blockchain…Tuy nhiên, Fintech ở nước ta vẫn còn là một phân khúc mới mẻ trong thị trường tài chính nói chung với nhiều vấn đề đặt ra như tính an ninh bảo mật, hệ thống pháp luật, hạ tầng công nghệ thông tin, nhân lực chất lượng cao… Trước hết, hệ thống pháp luật, chính sách về Fintech còn hạn chế. Fintech ngày càng tác động sâu rộng tới khu vực tài chính và xóa mờ ranh giới giữa các công ty tài chính và khu vực ngân hàng truyền thống. Đặc biệt, trong vài năm gần đây, bối cảnh đại dịch Covid19 khiến người tiêu dùng phải sử dụng nhiều tài sản và công cụ tài chính kỹ thuật số hơn. Điều này đặt ra yêu cầu một cơ chế giám sát chặt chẽ để bảo đảm tính minh bạch, tuân thủ, hiệu quả của các giai dịch tài chính. Tuy nhiên, hệ thống pháp luật còn khá lỏng lẻo với Fintech từ góc độ pháp lý và đầu tư. Việt Nam chưa có quy định rõ ràng và điều kiện tiên quyết về mặt pháp lý để xử lý một số mô hình kinh doanh tài chính mới, chẳng hạn như Cho vay P2P và ví điện tử (Acclime và Decision Lab, 2023). Theo UOB, vào đầu năm 2022, Việt Nam là thành viên ASEAN-6 duy nhất chưa có khung thử nghiệm quản lý và là một trong số ít thành viên thiếu các tiêu chuẩn và khung pháp lý chính thức của Fintech. Để ứng phó, các cơ quan chính phủ và các bên liên quan chính từ các tổ chức lớn, như Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, cần nỗ lực tăng cường khuôn khổ pháp lý và quy định trong lĩnh vực này. Ngân hàng Nhà nước một mặt cần thúc đẩy đổi mới tài chính và hỗ trợ số hóa nền kinh tế thông qua các chính sách hỗ trợ được thiết kế để thu hút đầu tư có chất lượng, đồng thời ban hành các chính sách nghiêm ngặt để quản lý lĩnh vực Fintech và duy trì sự ổn định và an toàn. Mục đích cuối cùng là bảo vệ người tiêu dùng khỏi nhiều rủi ro khác nhau bao gồm rửa tiền, tài trợ khủng bố, bảo mật thông tin và sử dụng thông tin cá nhân trái phép. Tình trạng thiếu nguồn nhân lực có tay nghề cao trong lĩnh vực Fintech là một thách thức vừa phải đối với Việt Nam. Mặc dù có dân số đông, có kiến ​​ thức và kinh nghiệm về cả tài chính, công nghệ thông tin nhưng khảo sát của Viện Nhân lực Ngân hàng cho thấy hầu hết những người
  9. 880 KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC TẾ HOÀN THIỆN HỆ SINH THÁI PHÁT TRIỂN FINTECH TẠI VIỆT NAM có chuyên môn về tài chính, ngân hàng đều thiếu trình độ về công nghệ thông tin và ngoại ngữ. Ngược lại, kỹ sư công nghệ thường có trình độ công nghệ thông tin vững nhưng lại thiếu kiến ​​ thức chuyên sâu về tài chính (Acclime và Decision Lab, 2023). Tận dụng các cơ hội mà ngành Fintech mang lại, các cơ sở giáo dục đào tạo cùng với các công ty nên đầu tư vào các chương trình giáo dục Fintech và nâng cao tay nghề cho lực lượng lao động công nghệ, số hóa các kỹ năng và kinh nghiệm của nguồn nhân lực đáng kể sẵn có trong nước. Hạ tầng công nghệ còn hạn chế Là một quốc gia đang phát triển, cơ sở hạ tầng tài chính của Việt Nam cần được nâng cấp để hỗ trợ việc áp dụng các sản phẩm và dịch vụ kỹ thuật số. Đặc biệt, cần đáp ứng nhu cầu phát triển công nghệ hiện đại, trong đó có công nghệ bảo mật. Cơ sở hạ tầng viễn thông và công nghệ thông tin ở Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều thách thức. Ví dụ, tốc độ và chất lượng của cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin phải được cải thiện để hỗ trợ các công nghệ mới nổi như Internet vạn vật, thành phố thông minh, phương tiện tự động và sản xuất đổi mới. Ngoài ra, vùng phủ sóng băng thông rộng di động ở vùng sâu, vùng xa vẫn còn hạn chế và tốc độ kết nối thực tế thường không phù hợp với yêu cầu của môi trường kỹ thuật số. Mạng 5G vẫn đang trong giai đoạn thử nghiệm và chưa đạt được mức triển khai rộng rãi./ DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Acclime và Decision Lab (2023), An Industry Report by Acclime Vietnam, Supported by Decision Lab 2. Data Reportal (2023). Digital Vietnam 2023 3. HyperLead (2023). Báo cáo thị trường Fintech Việt Nam 2022. Ho Chi Minh: HyperLead 4. Mackenzie, A. (2015), “The Fintech Revolution”, London Business School Review, 28 September 2015, https://doi. org/10.1111/2057-1615.12059. 5. Nextrans (2022). Vietnam Startup Industry Report 2022, Nextrans, https://www.nextrans.vn/resources 6. Patrick, S. (2017), “Taming the Beast: A Scientific Definition of Fintech”, Journal of Innovation Management, 4 (4): 32–54. ISSN 2183-0606. 7. Văn Phong (2022). An ninh mạng 2022 tại Việt Nam vẫn còn những điểm đáng quan ngại, Quân đội nhân dân: https://www.qdnd.vn/giao-duc-khoa-hoc/cac-van-de/an-ninh-mang-2022-tai-viet-nam- van-con-nhung-diem-dang-quan-ngai-713907 8. VISA (2023), Nghiên cứu của Visa cho thấy thanh toán điện tử và các xu hướng kỹ thuật số tiếp tục phát triển hậu COVID-19 9. VCCI (2022), Sách trắng Thương mại điện tử Việt Nam 2022
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2