intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Công nghiệp hoá là xu hướng mang tính quy luật của các nước đi từ nền sản xuất nhỏ đi lên một nền sản xuất lớn.

Chia sẻ: Thanh Thảo | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:24

73
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

thời kỳ phát triển tiếp theo. Bên cạnh những thành tựu đã đạt được chúng ta không tránh khỏi những sai lầm. Để giải quyết những nhiệm vụ mới đặt ra cùng khắc phục những thiếu xót khiếm khuyết, đẩy lùi nguy cơ tụt hậu về kinh tế đưa đất nước ra khỏi tình trạng đói nghèo, cải thiện đời sống nhân dân, tăng cường tiềm lực quốc phòng an ninh, củng cố vững chắc độc lập chủ quyền quốc gia thì không có con đường nào khác con đường đẩy mạnh CNH - HĐH đất...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Công nghiệp hoá là xu hướng mang tính quy luật của các nước đi từ nền sản xuất nhỏ đi lên một nền sản xuất lớn.

  1. LỜI NÓI ĐẦU Từ Đạ i hội Đả ng VIII đế n nay, Đả ng ta luôn xác định công nghiệp hoá là nhiệm vụ trọng tâm c ủa thời kỳ quá độ. Nhiệ m vụ CNH - HĐH đã được thực hiện ở nước ta trong những năm qua, nhất là thời kỳ đổi mới chúng ta đã thu được nhiều thành tựu quan trọng tạo thế và lực cho thời kỳ phát triển tiếp theo. Bên cạnh những thành tựu đã đạt đượ c chúng ta không tránh khỏi những sai lầm. Để giải quyết những nhiệm vụ mới đặt ra cùng khắc phục những thiếu xót khiế m khuyết, đẩ y lùi nguy cơ tụt hậu về kinh tế đưa đất nước ra khỏi tình trạng đói nghèo, cải thiện đờ i sống nhân dân, tăng c ườ ng tiềm lực quốc phòng an ninh, c ủng cố vững chắc độc lập chủ quyền quốc gia thì không có con đườ ng nào khác con đườ ng đẩ y mạnh CNH - HĐH đất nước. Vấn đề CNH - HĐH là một vấn đề rất rộng, trong phạm vi bài viết nà y em xin đề cập đế n: Nội dung CNH - HĐH ở nước ta hiện nay. Tiểu luận nà y hoàn thành theo yêu cầu c ủa Bộ môn Kinh tế chính trị, trườ ng Học viện Ngâ n hàng. Nội dung c ủa tiểu luận dựa trên tư tưở ng c ủa những bài viết về vấn đề CNH - HĐH c ủa các chuyên gia hoạt động trong các ngành kinh tế, do phạ m vi c ủa vấn đề rộng lớn cùng hạn chế về mặt trình độ nhận thức c ủa bản thâ n nên nội dung tiểu luận này khó tránh khỏi những sơ sài, hạn chế và thiếu xót. Em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp c ủa các thầy cô giáo. Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giảng viên bộ môn đã giúp đỡ em hoàn thành tiểu luận này. 1
  2. A. PHẦN MỞ ĐẦU Hiện nay trên thế giới đang diễn ra cuộc chạy đua phát triển kinh tế rất sôi động, các nước nhanh chóng thực hiện các chính sách kinh tế nhằm đưa kinh tế phát triển trong đó con ngườ i là vị trí trung tâm. Muốn vậy các nước không còn con đườ ng nào khác là phải thực hiện công nghiệp hoá - hiện đạ i hoá. Do vậy vấn đề công nghiệp hoá là vấn đề chung mang tính toàn cầu khiến mọi ngườ i đề u phải quan tâm nghiên cứu nó. Thực tế lịch sử đã chứng minh rằng, phát triển kinh tế là quy luật khách quan c ủa tồn tại và phát triển xã hội loài ngườ i và bất c ứ ở giai đoạn nào, ở bất kỳ đất nước nào không loại trừ các nước giàu mạnh về kinh tế suy đế n cùng đề u được bắt đầ u và quyết định phát triển kinh tế nghĩa là phải bắt đầ u từ phương thức sản xuất. Vấn đề khách nhau giữa các nước chỉ là ở mục tiêu, nội dung và cách thức phát triển, có sự khác nhau về tốc độ về hiệu quả và trên thực tế chỉ một số ít nước công nghiệp hoá thành công. Như ta đã biết mỗi phương thức sản xuất nhất định đề u có cơ sở vật chất kỹ thuật tương ứng. Cơ sở vật chất kỹ thuật c ủa một xã hội nhất định thườ ng được hiểu là toàn bộ vật chất c ủa lực lượ ng sản xuất cùng với kết cấu c ủa xã hội đã đạt được trình độ xã hội tương ứng. Cơ sở vật chất kỹ thuật c ủa một xã hội tồn tại trong phạm vi các quan hệ sản xuất nhất định nên nó mang dấu ấn và chịu s ự tác động c ủa các quan hệ sản xuất trong việc tổ chức quá trình công nghệ trong cơ cấu xã hội. Vì vậy khái niệm cơ sở vật chất kỹ thuật gắ n bó chặt chẽ với các hình thức xã hội c ủa nó. Đặc trưng cơ sở vật chất kỹ thuật của phương thức trước thời công nghiệp tư bản còn thủ công lạc hậu. Còn cơ sở vật chất kỹ thuật c ủa nền sản xuất lớn, hiện đạ i chỉ có thể là nền công nghiệp hiện đạ i cân đối phù hợp dựa trên trình độ khoa học kỹ thuật công nghệ ngày càng cao. Để có cơ sở vật chất và kỹ thuật như vậy các nước đang phát triển cần phải tiến hành công nghiệp hoá. 2
  3. Nước ta thuộc vào nhó m đang phát triển, là một trong những nước nghèo nhất thế giới, nông nghiệp lạc hậu còn chưa thoát khỏi xã hội truyền thống để sang "Xã hội văn mình công nghiệp". Do đó khách quan phải tiến hành công nghiệp hoá - hiện đạ i hoá là nội dung, phương thức là con đườ ng phát triển nhanh có hiệu quả. Đối với nước ta quá trình công nghiệp hoá còn gắn chặt với hiện đạ i hoá, nó làm cho xã hội chuyển từ xã hội truyền thống sang xã hội hiện đạ i làm biến đổi căn bản bộ mặt của xã hội trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, xã hội, chính trị... Hiện nay đất nước ta còn nghèo (thuộc nhóm thứ 3 thì việc công nghiệp hoá - hiện đạ i hoá là con đườ ng tất yếu. Từ Đạ i hội Đả ng VI c ủa Đảng xác định đây là thời kỳ phát triển mới - Thời kỳ "Đẩ y mạnh công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước" định hướ ng phát triển nhằ m mục tiêu "Xây dựng nước ta thành một nước công nghiệp có cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đạ i, cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất tiến bộ, phù hợp với trình độ phát triển của lực lượ ng sản xuất, đờ i sống vật chất và tinh thần cao, quốc phòng an ninh vững chắc, dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng văn minh. Để góp phần nghiên cứu về công nghiệp hoá - hiện đạ i hoá trong khuô n khổ bài viết này em xin đề cập đế n "Nội dung công nghiệp hoá - hiện đ ại hoá ở nước ta hiện nay. 3
  4. B. NỘI DUNG I. SỰ CẦN THIẾT PHẢI TIẾN HÀNH CÔNG NGHIỆP HOÁ - HIỆN ĐẠI HOÁ. 1. Công nghiệp hoá là xu hướng mang tính quy luật c ủa các nước đi từ nền sản xuất nhỏ đi lên một nền sản xuất lớn. Để có một xã hội như ngày nay không phải do tự nhiên mà có , nó do quá trình tính luỹ về lượ ng ngay từ khi loài ngườ i xuất hiện thì sản xuất thô sơ, đời sống không ổn định, cơ sở vật chất hầu như không có gì nhưng trả i qua sự nỗ lực c ủa con ngườ i tác động vào giới tự nhiên, cải biến nó thông qua lao động, trải qua nhiều thăng trầm c ủa lịch s ử giời đây con ngườ i đã tạo ra được những thành công đáng kể. Thành tựu đạ t được là do quy luật phát triể n do tự thân vận động c ủa con ngườ i trong toàn xã hội. Ngày nay công cuộc xâ y dựng các nước đã cố gắng rất nhiều trong cuộc cạnh tranh chay đua về kinh tế. Thể hiện là các chính sách, đườ ng lối về phát triển kinh tế ngày một toàn diện hơn, về các mặt quan hệ sản xuất, lực lượ ng sản xuất, nền văn hoá và con ngườ i c ủa xã hội đó. Công nghiệp hoá chính là con đườ ng và bước đi tất yế u để tạo ra cơ sở vật chất kỹ thuật cho nền sản xuất hiện đạ i. Xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho nền sản xuất lớn hiện đạ i c ũng là một quy luật chung, phổ biến đối với tất cả các nước, tuy nhiên tuỳ từng nướ c khác nhau, do điể m xuất phát tiến lên khác nhau, mục tiêu phát triển không giống nhau nên cách thức tiến hành cơ sở vật chất kỹ thuật cho nền sản xuất lớn, hiện đạ i không giống nhau. Đối với những nước có nền kinh tế kém phát triển như nước ta hiện nay (nền sản xuất nhỏ, kỹ thuật thủ công là chủ yếu...) công nghiệp hoá là quá trình mang tính quy luật, tất yếu để tồn tại và phát triển nhằm tạo ra cơ sở vật chất kỹ thuật cho nền sản xuất lớn hiện đạ i. Có tiến hành công nghiệp hoá chúng ta mới: - Xây dựng được cơ sở vật chất- kỹ thuật cho chủ nghĩa xã hội ở nước ta. 4
  5. - Mới tiến hành tái sản xuất mở rộng nâng cao đờ i sống vật chất và tinh thần c ủa nhân dân, mới tích luỹ về lượ ng mới để xây dựng thành công nền sả n xuất lớn xã hội chủ nghĩa. - Mới tăng cườ ng phát triển lực lượ ng giai cấp công nhân. - Mới c ủng cố quốc phòng giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. - Mới góp phần xây dựng và phát triển nền văn hoá dân tộc, xây dựng con ngườ i mới ở Việt Nam. Như vậy công nghiệp hoá là xu hướ ng mang tính quy luật cả các nước đ i từ một nền sản xuất nhỏ sang nền sản xuất lớn. 2. Tính tất yếu phải tiến hành đồng thời công nghiệp hoá - hiện đại hoá c ủa nước ta. Sau chiến tranh thế giới lần thứ hai, nhiều nước dù thắng hay bại đề u trở thành nước kiệt quệ đã trở thanh một trong những nguyên nhân cho bước khở i động c ủa cuộc khoa học công nghệ hiện đại. Có thể chia cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật hiện đạ i thành hai giai đoạn. - Giai đoạn thứ nhất bắt đầu từ những năm 40 đến giữa những nă m 70. Giai đoạn này s ử dụng khoa học kỹ thuật để hiện đạ i hoá các công c ụ sản xuất, phát triển kinh tế theo hướ ng mở rộng và tăng thêm các yếu tố sản xuất. Thực chất đây là giai đoạn bắt đầ u phát triển c ủa lực lượ ng sản xuất cả về con ngườ i và công c ụ sản xuất. Bình quân tăng trưở ng kinh tế hàng năm ở các nước kinh tế phát triển là 5,6%. Tốc độ tăng trưở ng này được giữ nguyên trong vòng 20 năm kể từ năm 1950 đến 1970. - Giai đoạn hai bắt đầ u vào những nă m 70 trở đi và cho đế n nay vẫ n đang tiếp tục rất mạnh mẽ. Giai đoạn này là thực hiện cuộc cách mạng với qui mô lớn và toàn diện trên lực lượ ng sản xuất trên cơ sở áp dụng các thành tựu 5
  6. khoa học - kỹ thuật, đổi mới toàn bộ bộ máy sản xuất hiện hành trên cơ sở s ử dụng những phương tiện kỹ thuật về công nghệ mới khác hẳn về nguyên tắc thay thế hàng loạt các thiết bị lạc hậu bằng các thiết bị hiện đạ i làm cho năng suất và chất lượ ng sản phẩm lên cao. Đây là giai đoạn biến đổi hẳn về chất c ủa lực lượ ng sản xuất ở các nướ c tư bản chủ nghĩa thì đây c ũng là thời kỳ mâu thuẫn giữa lực lượ ng sản xuất và quan hệ sản xuất lên cao tạo điều kiện cho sự ra đờ i c ủa phương thức sản xuất mới. Quá trình diễn ra không đồng đề u ở các nước do nhiều nguyên nhân dễ dẫn đế n sự chênh lệch về kinh tế. Trên thế giới hình thành 3 nhóm nước đó là các cường quốc về kinh tế, các nước phát triển và đang phát triển. Sự phân chia này cũng hình thành nên các mâu thuẫn cơ bản c ủa xã hội, vấn đề cơ bản c ủa các nước đang phát triể n là đườ ng lối đấ u tranh hoà bình giải quyết mâu thuẫn thông qua làm cuộc cách mạng về kinh tế. Việt Nam là một nước có nền kinh tế nhỏ, lạc hậu về khoa học kỹ thuật, lực lượ ng sản xuất còn non nớt chưa phù hợp với quan hệ sản xuất c ủa xã hội chủ nghĩa. Để có cơ sở kỹ thuật c ủa nền sản xuất lớn, không còn con đườ ng nào khác là công nghiệp hoá, cơ khí hoá cân đối và hiện đạ i trên trình độ khoa học kỹ thuật phát triển cao. Muốn vậy công nghiệp hoá, hiện đạ i hoá là phát triển tuần tự và phát triển nhẩy vọt, cùng một lúc thực hiện hai cuộc cách mạng đó là chuyển lao động thô xơ sang lao động bằng máy móc và chuyển lao động máy móc sang lao động tự động hoá có sự chỉ đạo c ủa Nhà nước theo định hướ ng XHCN. II. LÝ LUẬN CHUNG VỀ CNH VÀ KHÁI QUÁT LỊCH SỬ QUÁ TRÌNH CNH Ở VIỆT NAM 1. Những vấn đề lý luận chung về công nghiệp hoá - hiện đại hoá (CNH-HĐH) 6
  7. Công nghiệp hoá - hiện đạ i hoá là một khái niệm mà được nhiều chuyê n gia kinh tế đề cập đế n, nhiều nghiên c ứu định nghĩa về vấn đề này. Lôgic và lịch sử đề u khẳng định rằng từ sản xuất nhỏ lên sản xuất lớn hiện đạ i, CNH là bước đi tất yếu mà mỗi dân tộc sớm muộn đề u phải trải qua. Trong thời đạ i ngày nay công nghiệp hoá bao gồm cả hiện đạ i hóa làm xuất hiện c ụm từ kép "công nghiệp hoá, hiện đạ i hoá". Không nên chỉ hiểu CNH, HĐH theo nghĩa hẹp, theo nghĩa nó là một quá trình hình thành cách thức sản xuất chỉ tiêu kỹ thuật và công nghệ hiện đạ i riêng trong lĩnh vực tiểu công nghiệp mà nên hiể u theo nghĩa rộng: quá trình đó diễn ra trong tất cả các ngành c ủa nền kinh tế quốc dân. Kinh nghiệm CNH ở nhiều nước trên thế giới cho thấy "cốt lõi" c ủa CNH trong thời đạ i ngày nay là sự đổi mới trang bị kỹ thuật (phần c ứng: má y móc thiết bị...) và công nghệ (phần mềm: phương pháp, quy tắc, quy trình, phương thức, kinh nghiệm, kỹ năng...), chuyển từ kỹ thuật và công nghệ lạc hậu năng suất thấp lên trình độ kỹ thuật và công nghệ tiên tiến có năng suất và hiệu quả kinh tế xã hội cao trong tất cả các lĩnh vực, các ngành c ủa nền kinh tế quốc dân. Theo tư duy và quan điểm mới hiện nay có thể hiểu nội dung chủ yếu của CNH ở các nước c ũng như nước ta là: trang bị kỹ thuật công nghệ hiện đại và theo đó xây dựng một cơ cấu kinh tế hợp lý trong tất cả các ngành c ủa nền KTQD. Tóm lại có thể hiểu là: "Công nghiệp hoá, hiện đạ i hoá là quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ và quản lý kinh tế, xã hội từ s ử dụng lao động thủ công là chính sang s ử dụng một cách phổ biến sức lao động cùng với công nghệ, phương tiện và phương pháp tiên tiến, hiện đạ i, dựa trên sự phát triển c ủa công nghiệp và tiế n bộ khoa học công nghệ tạo ra năng suất lao động xã hội cao. Theo định nghĩa c ủa Liên hiệp quốc (1993) công nghiệp hoá là một quá trình phát triển nền kinh tế. Trong quá trình này nguồn c ủa cải quốc dân đượ c động viên để phát triển cơ cấu kinh tế nhiều ngành trong nước với kỹ thuật hiện đạ i. Đặc điểm c ủa cơ cấu kinh tế này là có một bộ phận luôn luôn thay đổi để sản xuất ra những tư liệu sản xuất và hàng hoá tiêu dùng có khả năng đả m bảo cho toàn bộ nền kinh tế phát triển với nhịp độ cao, đả m bảo đạ t tớ i 7
  8. sự tiến bộ kinh tế xã hội. Hiện đạ i hoá là quá trình chuyển đổi căn bản toà n diện các hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ và quản lý kinh tế xã hội từ chỗ theo những quy trình công nghệ thủ công là chính sang chỗ s ử dụng một cách phổ biến những quy trình công nghệ, phương tiện, phương pháp tiên tiế n hiện đạ i dựa trên sự phát triển khoa học kỹ thuật tạo ra năng suất lao động hiệu quả và trình độ văn minh kinh tế xã hội cao. Trong văn kiện hội nghị lần thứ VII Ban chấp hành trung ương khoá VII có viết "Quá trình CNH-HĐH là quá trình chuyển đổi căn bản toàn diện các hoạt động kinh tế - xã hội từ sử dụng lao động thủ công sang sử dụng một cách phổ biến s ức lao động cùng công nghệ và phương tiện hiện đạ i tạo ra năng suất lao động cao. Đối với nước ta đó là một quá trình thực hiện chiến lược phát triển kinh tế xã hội nhằ m cải tiến một xã hội nông nghiệp lạc hậu thành một xã hội công nghiệp gắn với việc hình thành từng bước quan hệ sản xuất tiến bộ. Ngày càng thể hiện đầ y đủ hơn bản chất ưu việt c ủa chế độ mới. Như vậy CNH-HĐH không chỉ là một quá trình tất yếu khách quan đối vớ i nước ta mà chúng ta có sẵn những cơ sở lý luận vững chắc để áp dụng vào thực tế nền kinh tế nước ta. 2. Khái quát lịch sử quá trình CNH-HĐH ở Việt Nam trong thời gian qua Có thể xem xét thực trạng CNH ở nước ta qua 2 khía cạnh trang bị k ỹ thuật, công nghệ và việc xây dựng cơ cấu kinh tế hợp lý. Trên thực tế công cuộc CNH được tiến hành ở nước ta từ Đạ i hội đạ i biểu toàn quốc lần thứ III (1960). Chủ trương CNH được tiến hành qua các kế hoạch dài hạn 5 năm song do nhiều điều kiện khách quan gây khó khăn như nền kinh tế vốn nghèo nà n lạc hậu chính sách cấ m vận gây thù địch c ủa M ỹ, trình độ dân trí, nguồn lao động chưa cao v.v.. Thực trạng c ủa quá trình CNH còn nhiều khó khăn. Trình độ trang bị kỹ thuật, trình độ kết c ấu hạ tầng và việc ứng dụng những thành tựu mới c ủa khoa học và công nghệ vào sản xuất và dịch vụ còn thấp kém, lạc hậu. Qua mấy thập niên CNH, chúng ta đã xây dựng được một số cơ sở vật chất - kỹ thuật nhất định. Cho đế n nay một số công trình lớn và trọng điể m 8
  9. sau nhiều năm xây dựng và bắt đầ u đưa vào hoạt động trong cả công nghiệp lẫn nông nghiệp, giao thông vận tải, bưu điện v.v.. Tất nhiên so với trình độ của thế giới vẫn ở trong tình trạng còn thấp kém và lạc hậu: Thành phần kinh tế nhà nước được trang bị nhiều nhất, cao nhất có tổng số 27,8 nghìn tỷ đồng tài sản cố định chỉ 26% giá trị thiết bị máy móc, phần lớn thiết bị thuộc hệ kỹ thuật những năm 1950-1960 chịu ảnh hưở ng lớn c ủa hao mòn vô hình. Việc tiếp cận thành tựu khoa học mới c ủa nước ta còn chậm trình độ tự động hoá các công cụ sản xuất còn thấp: Trung ương đạt tỷ lệ 3%, địa phương 1,7% về mức độ tự động hoá công c ụ. Kết cấu hạ tầng sản xuất và xã hội còn rất thấp kém cả về trình độ kỹ thuật, công nghệ lẫn mạng lướ i nhỏ hẹp. Sản phẩ m là m ra không có sức cạnh tranh, giá thành cao, mặt hàng không nhiều, chưa có khả năng vươn ra thị trườ ng quốc tế rộng lớn. - Gây khó khăn cho quá trình đầ u tư c ủa nước ngoài vào nước ta, cản trở nền kinh tế nước ta hội nhập kinh tế thế giới. Ngăn trở việc xây dựng thị trườ ng và sự hình thành chiến lược thị trườ ng hướ ng ngoại. - Khó tránh khỏi vòng luẩn quẩn kỹ thuật công nghệ và kết cấu hạ tầng thấp ké m, lạc hậu dẫn đế n năng suất lao động thấp và thu nhập quốc dân tính theo đầ u ngườ i thấp, từ đó khả năng tích luỹ hầu như không có và kết quả là không có vốn đầ u tư. Bên cạnh đó là sự chưa phù hợp c ủa cơ cấu kinh tế được hình thành trong thời gian qua mà việc điều chỉnh lại là không dễ dàng: Với xuất phát điể m từ 1 quốc gia nông nghiệp lạc hậu. Sau nhiều kế hoạch phát triển kinh tế lần lượt các mô hình cơ cấu kinh tế hình thành, s ự tập trung vốn thông qua nhiều hoạt động tích luỹ trong nước, vay vốn quốc tế, đã đưa nền kinh tế có t ỷ trọng công nghiệp tăng khá. Qua các thời kỳ kế hoạch 5 nă m nền kinh tế có sự tăng trưở ng nhất định song chưa có sự phát triển kinh tế - xã hội đáng kể, chưa có sự phát triển theo chiều sâu năng suất, chất lượ ng và hiệu quả. Nền kinh tế nghiêng về xây dựng nền công nghiệp nặng, muốn hiện đạ i hoá nhanh nhưng do nền kinh tế c ủa ta còn nhỏ bé, phân tán và lạc hậu, nguồn vốn tích luỹ không lớn trình độ khoa học công nghệ chưa cao không đủ điều kiện cần thiết để xây dựng một nền đạ i công nghiệp. Điều này dẫn đế n thực tế kinh tế 9
  10. nước ta mất cân đối, sản xuất phát triển chậm, thu nhập quốc dân và năng suất thấp, đờ i sống nhân dân vẫn chưa được cải thiện... trong một thời gian. Sớm nhận thức được những biểu hiện chưa phù hợp c ủa các chính sách kinh tế Đả ng và Nhà nước đã đưa ra những chủ trương mới nhằm khắc phục khiế m khuyết, tiếp tục thúc đẩ y sự nghiệp CNH, HĐH c ủa đất nước. Đại hội toàn quốc lần thứ VI c ủa Đả ng đánh dấu một mốc quan trọng trong lịch s ử quá trình CNH ở nước ta. Đại hội cũng là đại hội c ủa thời kỳ đổi mới c ủa đất nước. Đại hội nhận định đặc điểm c ủa thời kỳ quá độ lên CNXH ở nước ta là một thời kỳ lâu dài và gian khổ trải qua nhiều chặng đườ ng và chúng ta hiện đang ở chặng đườ ng đầ u tiên với nhiệm vụ đề ra là: "ổn định mọi mặt tình hình kinh tế - xã hội tiếp tục xây dựng những tiền đề cần thiết cho việc đẩ y mạnh CNH trong chặng đườ ng tiếp theo". Trong 5 nă m trước mắt (1986- 1990) cần tập trung sức ngườ i sức c ủa thực hiện bằng được những mục tiê u của 3 chương trình kinh tế: lương thực - thực phẩm, hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu. Nội dung c ủa chương trình kinh tế là sự c ụ thể hoá nội dung chính của CNH-HĐH trong chặng đườ ng đầ u tiên. Bước đầu ta đã đạt được thành tựu mới: xây dựng nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị trườ ng có sự quản lý c ủa nhà nước. Phát triển quan điểm kinh tế c ủa đại hội VI, Hội nghị ban chấp hành Trung ương đã khẳng định phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần là một chủ trương chiến lược lâu dài trong thờ i kỳ quá độ lên CNXH. Trong chính sách này chúng ta đã chuyển từ công tác kế hoạch pháp lệnh sang kế hoạch hoá định hướ ng là chủ yếu. Trong thời gian này đườ ng lối mới c ủa Đả ng đề ra từ Đạ i hội VI đã thu được những thành quả bước đầu rất quan trọng. Trước tiên trong kinh tế - xã hội đờ i sống nhân dâ n được cải thiện dần dần, ổn định sản lượ ng lương thực tăng nhanh đáp ứng nhu cầu trong nước hàng hoá đa dạng thị trườ ng mở rộng, các cơ sở sản xuất gắn liền với nhu cầu thị trườ ng. Phần bao cấp của nhà nước về vốn, giá, tiền lương giả m đáng kể, lạ m phát được kiể m chế một bước. Các cơ sở kinh tế có điề u kiện hạch toán kinh doanh, mọi mặt c ủa đờ i sống được nâng lên. Trên cơ sở phát huy những thành quả đạt được đại hội lần thứ VII (1991) của Đả ng đã kế thừa, phát huy và đề ra chủ trương mới khắc phục những khó khăn hạn chế thúc đẩ y, phát huy những ưu điể m đã đạt được, bổ sung phát triển đườ ng lối đổi mới đề ra trong đạ i hội 6. Phương hướ ng mục tiêu c ủa đạ i 10
  11. hội 7 "đẩy lùi và kiểm soát được lạm phát" ổn định phát triển nâng cao hiệ u quả sản xuất, từng bước cải thiện đờ i sống nhân dân bước đầ u tích luỹ nội bộ nền kinh tế. Đạ i hội đạ i biểu lần thứ VIII c ủa Đả ng c ũng đã đề ra những mục tiêu và giải pháp cơ bản cho quá trình công nghiệp hoá - hiện đạ i hoá đấ t nước trong đó đặc biệt nhấn mạnh quan điểm "lấy việc phát huy nguồn nhâ n lực con ngườ i là yếu tố cơ bản cho s ự phát triển nhanh và bền vững. Trong những năm qua Đả ng và Nhà nước đã làm được nhiều việc để thực hiện chiến lược con ngườ i trên tất cả các lĩnh vực c ủa đời sống xã hội. Một số văn bả n pháp luật quan trọng có liên quan đế n con ngườ i và các chính sách xã hội đã được ban hành và đang đi vào cuộc sống. Số lượ ng và chất lượ ng nguồn nhân lực đất nước có bước phát triển đáng kể. Tuy nhiên phát triển nguồn nhân lực lúc này được xem là một chiến lượ c cơ bản để đưa nước ta đạt tới mục tiêu một nước công nghiệp. Với s ự nỗ lực của toàn Đả ng, toàn dân ta đế n nay nền kinh tế nước ta đã chấm dứt được thờ i kỳ khủng hoảng và bước vào thời kỳ mới phát triển toàn diện. III. QUÁ TRÌNH CNH- HĐH Ở NƯỚC TA HIỆN NAY 1. Những quan điểm chỉ đạo c ủa Đảng trong quá trình CNH-HĐH Nghị quyết hội nghị lần thứ VII ban chấp hành Trung ương Đả ng đã c ụ thể hoá thành phần quan điể m chỉ đạo quá trình CNH-HĐH đất nước như sau: CNH-HĐH phải theo định hướ ng XHCN, định hướ ng XHCN c ủa quá trình này được xác định bởi 4 nhân tố sau: - M ục tiêu trước mắt c ũng như lâu dài CNH-HĐH là lợi ích vật chất và tinh thần c ủa nhân dân gắn tăng trưở ng kinh tế với tiến bộ và công bằng xã hội. Xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật ngày càng hiện đạ i cho một xã hội trong đó nhân dân làm chủ. Phát triển một nền kinh tế nhiều thành phần, trong đó kinh tế quốc doanh là chủ đạo cùng với kinh tế hợp tác dần trở thành nền tảng. 11
  12. CNH-HĐH được tiến hành dướ i sự lãnh đạ o của Đả ng, c ủa giai cấp công nhân, nhân dân lao động và c ủa cả dân tộc điều hành và quản lý quá trình đó là nhà nước c ủa dân, do dân và vì dân. Quan điể m thứ 2: Giữ vững độc lập tự chủ đi đối với mở rộng hợp tác quốc tế đa phương hoá, đa dạng hoá quan hệ với nước ngoài kết hợp kinh tế với quốc phòng an ninh, xây dựng nền kinh tế hướ ng mạnh sản xuất đồng thờ i thay thế nhập khẩu bằng những sản phẩm trong nước có hiệu quả. Quan điể m thứ 3: CNH-HĐH là sự nghiệp của toàn dân c ủa mọi thành phần kinh tế, nhà nước là chủ toạ được vận hành theo thị trườ ng có sự quản lý của nhà nước, mặt khác đây là một vấn đề mới so với quan niệ m CNH trước đây - cho rằng CNH chỉ là sự nghiệp c ủa nhà nước, của các tổ chức quốc doanh. Ngày nay chúng ta cho rằng đó là sự nghiệp c ủa toàn dân, của mọi thành phần kinh tế. Nếu toàn xã hội không nhất trí quan tâ m, không đề cao tinh thần tự chủ, tự cườ ng ra s ức làm việc có hiệu quả thực hành tiết kiệ m, chống lãng phí, tham ô, nếu mọi thành phần không coi đó là sự nghiệp c ủa chính mình thì CNH-HĐH không thể thành công được. Quan điểm thứ 4: Công nghiệp CNH- HĐH phải lồng việc phát huy nguồn lực con ngườ i là m yếu tố căn bản cho sự phát triển nhanh và bền vững, muốn vậy trong mọi chủ trương, chính sách phải nhằm giải phóng mọi tiề m năng c ủa con ngườ i, phải thườ ng xuyên quan tâ m bồi dưỡ ng trí lực, thể lực, có chính sách sử dụng nhân tài, tăng trưở ng kinh tế phải gắn với cải thiện đờ i sống nhân dân, phát triển văn hoá giáo dục, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội bảo vệ môi trườ ng. * M ục tiêu xây dựng nước ta thành một nước công nghiệp cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đạ i, cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp vớ i lực lượ ng sản xuất, đờ i sống vật chất và tinh thần cao, quốc phòng, an ninh vững chắc, dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng văn minh. Mục tiêu nà y cho thấy s ự nghiệp đó là một cuộc cách mạng toàn diện sâu sắc trong tất cả các lĩnh vực c ủa đờ i sống xã hội. Đó trước hết là vì con ngườ i, do con ngườ i. Trong bối cảnh hiện nay công nghiệp hoá- hiện đạ i hoá được coi là xu hướ ng phát triển chung c ủa cả nước đang phát triển. Đối với nước ta chưa thoát khỏi tình trạng nghèo nàn lạc hậu thì công nghiệp hoá - hiện đạ i hoá là 12
  13. "nhiệ m vụ trung tâm xuyên suốt từ thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội" là con đườ ng tất yếu để đưa ta thoát khỏi nghèo nàn lạc hậu thì trước tiên phả i chăm lo phát triển kinh tế, song sẽ là sai lầm nếu không quan tâ m giải quyết tốt những vấn đề xã hội, không tạo ra cân đối hài hoà giữa kinh tế và xã hội. Cho đế n nay Việt Nam sau 10 nă m đổi mới đã đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa quan trọng, tại Đạ i hội Đảng VIII Đả ng ta đã khẳng định "nước ta đã ra khỏi khủng hoảng kinh tế xã hội nhưng một số mặt còn chưa vững chắc. Nhiệ m vụ đề ra cho chặng đườ ng đầ u c ủa thời kỳ quá độ là chuẩn bị tiền cho công nghiệp hoá đã cơ bản hoàn thành cho phép nước ta chuyể n sang thời kỳ đẩ y mạnh công nghiệp hoá - hiện đạ i hoá đất nước. 2. Nội dung chính c ủa CNH-HĐH ở nước ta CNH về logic c ũng như về lịch sử là quá trình tất yếu mà mỗi dân tộc đều phải trải qua. CNH là một quá trình bao gồm cả thời kỳ chuẩn bị những tiền đề kinh tế vật chất mà thiếu nó thì không thể nào bước vào thời kỳ đẩ y mạnh và hoàn thành về cơ bản sự nghiệp CNH. a) Lương thực và thực phẩm - tiền đề cho CNH lôgic và lịch sử đề u khẳng định nông nghiệp là cơ sở quan trọng nhất cho công nghiệp hóa, do vậy việc xác định công nghiệp hóa trong mỗi thời kỳ không thể không tính đế n vai trò cơ sở cuả nông nghiệp, mà trước hết là vấn đề lương thực và thực phẩ m. Đảng ta vẫn luôn khẳng định nông nghiệp là mặt trận hàng đầ u, là khâu đột phá. Nhờ vậy cho đế n nay nông nghiệp và nông thôn nước ta đã đạt được những thành tựu đáng kể. Thắng lợi nổi bật nhất là đã giải quyết về cơ bản nhu cầu lương thực và thực phẩ m cho xã hội và hàng năm đã có thừa gạo để xuất khẩu với khối lượ ng không nhỏ. Đã có nhiều tiến bộ trong việc cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp hoá ở nước ta. b) Một số cơ sở vật chất kỹ thuật bước đầ u phát huy tác dụng. Sau nhiều năm tập trung xây dựng đất nước, chúng ta đã có một cơ sở vật chất kỹ thuật nhất định, một số công trình lớn và quan trọng đã được đưa vào s ử dụng như nhà máy thuỷ điện Sông Đà, nhà máy thuỷ điện Trị An, nhà máy xi măng Hoàng Thạch, nhà máy xi măng Bỉm Sơn, nhà máy giấy Bãi Bằng... 13
  14. Trong nông nghiệp cả nước đã có 654 hồ đập vừa và lớn, hàng vạn hồ chứa nước, hàng ngàn cống tướ i tiêu, hơn 2000 trạ m bơm... Tất cả những cơ sở vật chất đó, nếu được điều chỉnh và s ử dụng có hiệu quả, rõ ràng sẽ là tiề n đề đáng kể cho sự phát triển nông nghiệp và công nghiệp. c) Sự đổi mới tư duy kinh tế c ủa đả ng đã thúc đẩ y nền kinh tế phát triển khi chuyển sang cơ chế kinh tế mới c ũng là lúc chúng ta không còn được Liên Xô viện trợ, điều này lúc đầ u quả thật có gây cho ta nhiều khó khăn song nhờ có sự đổi mới tư duy nhất là đổi mới tư duy kinh tế c ủa Đả ng, nền kinh tế nước ta dần dần đi vào ổn định và ngày càng khởi sắc. Sự giúp đỡ quốc tế đối với nước ta ngày càng mở rộng. Như vậy tiền đề bên ngoài cần cho việc đẩ y mạnh CNH phải chăng c ũng đã có? Tất nhiên mọi việc đang còn ở phía trước, khó khăn còn nhiều, tất cả phụ thuộc vào sự ổn định và đổi mới hệ thống chính trị, đổi mới các điều kiện bên trong, để đủ s ức sử dụng có hiệu quả điề u kiện quốc tế đồng thời giữ được định hướ ng đã chọn. d) Thực tiễn nước ta có những vấn đề nổi cộm mà muốn giải quyết không thể không đẩ y mạnh công nghiệp hoá Mặc dù có bước phát triển nhất định nông nghiệp và nông thôn nước ta cho đế n nay vẫn chưa thoát khỏi tình trạng sản xuất nhỏ, cơ sở vật chất - kỹ thuật còn nhiều mặt yếu ké m, công nghệ c òn lạc hậu, năng suất lao động và năng suất cây trồng vật nuôi còn thấp. Nông nghiệp chưa thoát khỏi độc canh lúa. Còn giống và cây giống chưa đổi mới kịp nhu cầu c ủa thị trườ ng. Sản phẩ m làm ra khó bán trở thành nỗi lo c ủa nông dân. Đờ i sống nhân dân và bộ mặt nông thôn tuy có thay đổi nhưng chưa nhiều, năng suất lao động, vật nuôi, cây trồng và ngành nghề tăng chậm, thu nhập và sức mua c ủa nông thô n còn hạn hẹp, nông nghiệp chưa trở thành thị trườ ng rộng lớn cho s ự phát triển công nghiệp trong bối cảnh đó không thể dừng lại ở s ự đổi mới cơ chế kinh tế, mà phải thông qua CNH để biến đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp nước ta. Hệ thống kết cấu hạ tầng, dịch vụ sản xuất kinh doanh và dịch vụ xã hội, mấy nă m gần đây tuy có tiến bộ nhất định song về trình độ còn rất thấp ké m so với các nước trong khu vực, thực trạng này đã và đang cản trở việc hình thành và phát triển kinh tế thị trườ ng trong nước, cản trở việc mở rộng đầ u tư kinh doanh c ủa nước ngoài. Có thể nói, đã đến lúc không thể giữ mãi tình 14
  15. trạng này, cần thông qua CNH để giải toả nó, cónhư vậy chúng ta mới có thể phát triển mạnh mẽ kinh tế thị trườ ng. Thúc đẩy nhanh chóng sự nghiệp CNH bảo đả m hoàn thành về cơ bản sự cơ bản đó trong vài thập kỷ tới ở nước ta. Trong lĩnh vực công nghiệp, trình độ công nghệ còn lạc hậu, công nghệ truyền thống chậm được đổi mới, công nghệ mới hầu như chưa có hoặc chỉ mới bắt đầ u trong điều kiện đó, sản phẩ m sản xuất ra khó đứng vững ngay trên thương trườ ng quốc tế. Nền kinh tế vì vậy c ũng khó hội nhập với nền kinh tế các nước trong khu vực và trên thế giới, lối ra chỉ có thể là ở chỗ đổi mới công nghệ thông qua chuyển dịch cơ cấu công nghệ, cơ cấu ngành theo hướ ng CNH-HĐH. Nước ta khá thuận lợi so với một số nước về tài nguyên thiên nhiên, khí hậu và vị trí địa lý nhưng cho đế n nay tiềm năng đó mới được khai thác ở mức thấp để tiềm năng này được khai thác thoả đáng không thể không đẩ y mạnh CNH. Cuối cùng để thực hiện mục tiêu "dân giàu nước mạnh xã hội công bằng văn minh" theo định hướ ng đã chọn đưa nước ta nhanh chóng vượt qua "nghèo nàn kém phát triển" trở thành một nước phát triển, c ũng không thể không đẩ y mạnh và hoàn thành về cơ bản s ự nghiệp CNH. Tất cả những dấu hiệu vừa nêu cho ta thấy đã đế n lúc chúngta phả i chuyển trọng tâm sang đẩ y mạnh công nghiệp hoá. Có như vậy mới tiếp tục giữ vững và phát huy được những thành tựu làm cho mục tiêu và các quan điể m đổi mới của đả ng ta về kinh tế, chính trị và xã hội nhanh chóng trở thành hiện thực ở nước ta. e) Đẩy mạnh công nghiệp hoá theo mô hình công nghệ và cơ cấu kinh tế đã xác định cần quán triệt các quan điểm kết hợp hài hoà mục tiêu "dần giàu nước mạnh xã hội công bằng văn minh" với hiệu quả kinh tế - xã hội, đẩ y mạnh công nghiệp hoá gắn với quá trình hình thành và phát triển kinh tế thị trườ ng. Công nghiệp hoá gắn với hiện đạ i hoá và lợi thế của nước phát triể n sau về công nghiệp, đổi mới cơ chế kinh tế gắn với đổi mới xây dựng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướ ng CNH và HĐH. Để quán triệt các quan điểm trên cần tính đến vấn đề sau: 15
  16. * Nâng cao dân trí: đào tạo và bồi dưỡ ng cán bộ khoa học kĩ thuật, công nhân lành nghề và cán bộ quản lý có kiến thức về khoa học kĩ thuật và kinh tế thị trườ ng hiện đạ i. Như kinh nghiệ m các nước có nền kinh tế phát triển và các nước công nghiệp mới (NIC) cho thấy điều kiện cách mạng khoa học - kĩ thuật hiện nay, không thể đẩ y mạnh CNH nếu không thực hiện chiến lượ c phát triển đồng bộ cả tư liệu sản xuất hiện đại và con ngườ i hiện đạ i. Nói con ngườ i hiện đạ i theo tư duy ngày nay là nói con ngườ i có trí thức về khoa học kĩ thuật công nghệ và kinh tế thị trườ ng hiện đạ i. Song trí thức đó không thể tự nhiên mà có. Nó chỉ xuất hiện ở nơi nào có trình độ cao, sự nghiệp khoa học kĩ thuật và giáo dục đào tạo thực sự là "quốc sách hàng đầ u". Ở nước ta hiện nay, trong số 30 triệu ngườ i có sức lao động, chỉ có 12% đã qua đào tạo. Còn trong nông dân lao động chưa qua đào tạo (dù chỉ là dự các lớp bồi dưỡ ng nghiệp vụ ngắn ngày) chiếm tới 90%. Đã vậy số ngườ i được đào tạo trước đây thườ ng chịu ảnh hưở ng c ủa điều kiện chiến tranh và cơ chế kế hoạch hoá tập trung quan liêu bao cấp kéo dài. Vì vậy để thích nghi với nhịp độ phát triển nhanh c ủa khoa học kĩ thuật công nghệ và độ nhạy c ủa kinh tế thị trườ ng, trong chiến lược phát triển đồng bộ nói trên cần lưu tâ m. Thực hiện có hiệu quả việc đào tạo mới, đào tạo lại và bồi dưỡ ng thườ ng xuyên kiến thức mới cho ngườ i lao động. Thực hiện xã hội hoá giáo dục - đào tạo, thời kỳ đầ u khi dân chưa già u và tiền lương còn thấp thì việc nâng tỷ trọng chỉ là giáo dục đào tạo trong cơ cấu chi ngân sách là rất cần thiết. Nhà nước có chính sách khuyến khích và tạo mọi điều kiện thuận lợi để các nhà khoa học, các công nhân kĩ thuật và các nhà quản lý cống hiến hết sức mình cho sự nghiệp đẩ y mạnh công nghiệp hoá. * Tạo nguồn vốn: Thực hiện tái sản xuất mở rộng vốn trong tất cả các thành phần kinh tế, một điều kiện không thể thiếu được để đẩ y mạnh CNH ở nước ta. Cái khó và đang nổi cộm hiện nay là thiếu vốn và nhất là thiếu ngườ i biết sử dụng vốn có hiệu quả, lối ra của vấn đề này. Ngoài việc thực hiện nhất quán chính sách cơ cấu nhiều thành phần kinh tế nhà nước cần có chính thuế và lãi suất ưu đã i để khuyến khích các thành 16
  17. phần kinh tế dành vốn cho việc mua và ứng dụng thành tựu khoa học kĩ thuật, công nghệ và phương pháp quản lý hiện đạ i. Chỉ có thể tái sản xuất mở rộng vốn khi tuân thủ 2 nguyên tắc bồi hoà n và sinh lợi. C ũng chỉ có thể thực hiện hai nguyên tắc đó mới có khả năng tạo được nhiều vốn. Muốn vậy chúng ta không thể không có các nhà quản lý tà i ba và đức độ, không thể không nâng cao trình độ quản lý. Thực hiện hợp đồng thông qua đấ u thầu không thể không có cơ chế rõ ràng về quyền lợi và nghĩa vụ qua các hợp đồng ký kết. * Bác Hồ thườ ng gắn sản xuất với tiết kiệm "sản xuất mà không tiết kiệ m thì khác gì gió vào nhà trống". Ngày nay Đả ng ta coi "tiết kiệ m là quốc sách". Đồng chí Đỗ Mườ i - Tổng Bí thư Đả ng còn nói "tiết kiệm để đầ u tư" rõ ràng có thể thực hiện tích luỹ qua nhiều con đườ ng, trong đó có 2 con đườ ng chủ yếu: gia tăng sản xuất và thực hành tiết kiệm, không tham ô, lãng phí. Ở nước ta, tăng trưở ng kinh tế chưa nhiều, đã vậy tệ lãng phí, tham nhũng và buôn lậu làm thất thoát vốn c ủa các doanh nghiệp và nguồn thu c ủa nhà nướ c lại đang là "quốc nạn" chỉ cần giảm một nửa số vốn thất thoát do các tệ nạn nói trên, chúng ta sẽ có một lượ ng vốn không nhỏ cho CNH đất nước. * Phân phối và sử dụng đúng mức đúng chỗ lại có hiệu quả cao sức ngườ i s ức c ủa trong quá trình đẩ y mạnh công nghiệp hoá. Ngoài đầ u tư cho giáo dục và đào tạo cần tập trung đầ u tư cho các lĩnh vực sau. Trên cơ sở bảo đả m kết cấu hạ tầng đi trước một bước so với sản xuất trực tiếp, ưu tiên xây dựng các ngành giao thông vận tải, điện, nước, thuỷ lợ i và thông tin bưu điện theo hướ ng ngày một hiện đạ i. Hướ ng toàn bộ tiềm năng c ủa các thành phần kinh tế vào việc thực hiệ n nhiệ m vụ công nghiệp hoá nông nghiệp. Đối với sản phẩm nông, lâm và ngư nghiệp, hình thành và phát triển dịch vụ hệ thống đầ u vào và đầ u ra, nhất là đầu ra. Thông qua công nghiệp chế biến, bảo quản và xuất khẩu, bằng cách đó chúng ta sẽ làm cho nông nghiệp tự cấp tự túc trở thành nông nghiệp hàng hoá và nông thôn trở thành thị trườ ng rộng lớn tiêu thụ hàng hoá c ủa công nghiệp. Đặc biệt chú ý một số ngành công nghiệp tư liệu sản xuất và công nghiệp khai thác có thế mạnh (như dầu khí, than, một số kim loại quý hiế m...) có thể 17
  18. và cần phải đi thẳng vào một số ngành công nghệ mới mũi nhọn (điện tử, vi điện tử...) để có thể sớm đuổi kịp và hội nhập với các nước trong khu vực và trên thế giới. g) Công nghiệp hoá có nhiều con đườ ng, có con đườ ng cổ điển c ủa những nước tư bản phát triển như Anh, Pháp trải qua từ thế kỷ XIX đế n đầ u thế kỷ XX. Thườ ng đó là những nước có nền khoa học công nghệ tiên tiến do đó những bước tiến CNH-HĐH thườ ng gắn liền với những sáng chế phát minh c ủa chính nó hoặc c ủa thời đạ i. Vì vậy quá trình CNH thườ ng kéo dà i hàng tră m năm theo đà c ủa sự phát triển khoa học kĩ thuật. Ngày nay các nước đi sau tình hình đã đổi khác để giải quyết một vấn đề trong CNh có rất nhiều giải pháp hay công nghệ đã sẵn sàng đem s ử dụng. Vấn đề ở đây là phả i nắm bắt kịp thời những công nghệ hiện đại nhất phù hợp với hoàn cảnh c ủa đất nước. Do đó CNH gắn với HĐH là một khả năng, một nhu cầu c ủa các nước đi sau. Tuy nhiên để thực hiện CNH- HĐH đất nước cần phải nhận thức đánh giá vấn đề sau một cách đúng đắ n cụ thể. Cùng với việc tiếp cận công nghệ hiện đạ i cần phải chú ý đẩ y mạnh c ủa công nghệ thông thườ ng truyền thống không chỉ áp dụng các công nghệ tiên tiến mà còn phải biết tận dụng và hiện đạ i hoá công nghệ truyền thống. Đối với khu vực công nghệ truyền thống và cơ khí thông thườ ng còn về mặt đầ u tư c ủa nhà nước để phát triển tiềm lực khoa học và định hướ ng cho các hoạt động nghiên cứu triển khai chủ yếu là phải tập trung vào các lĩnh vực công nghệ cao như điện tử, tin học, công nghệ sinh học, vật liệu mới, cơ khí chính xác và tự động hoá... Để tạo điều kiện cần thiết cho việc đi thẳng, đi nhanh vào lĩnh vực công nghệ cao, không tự hạn chế trong các điều kiện tiền đề hiện có, công nghệ cao có nhiệm vụ. Hình thành một lĩnh vực công nghệ mới trên cơ sở các công nghệ cao nhằ m là m chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướ ng CNH. Thâm nhập vào công nghệ truyền thống và cơ khí thông thườ ng để hiệ n đại hoá và nâng cao hiệu quả công nghệ đó. Trong những năm trước mắt nhiệm vụ thứ 2 là rất quan trọng và cấp bách bởi vì trong điều kiện kinh tế thị trườ ng và mở cửa với bên ngoài. Những cơ sở sản xuất áp dụng công nghệ truyền thống và công nghệ cơ khí. 18
  19. Thông thườ ng không nâng được năng suất và chất lượ ng sản phẩ m không đả m bảo được khả năng cạnh tranh ngay cả trong trườ ng hợp có sự bảo hộ c ủa nhà nước. Những cơ sở đó không thể đứng vững, phải thu hẹp hoặc đóng c ửa, sự thật đã diễn ra tại một số nơi trong thời gian qua. Về mặt quản lý kinh tế - xã hội nếu không áp dụng rộng rãi các thành tựu của điện tử và tin học thì không thể nâng cao được trình độ quản lý lên ngang tầm thời đạ i, một đòi hỏi cấp bách hiện nay của giao lưu kinh tế, hiện nay một chính sách rất được quan tâm là "đòn đấm công nghệ cao" từ sau thế chiế n thứ 2 dựa vào chính sách này mà Nhật Bản tiếp theo là Cộng hoà Triều Tiê n và Đì Loan đã nhanh chóng đuổi kịp các nước đi trước vượt lên trong nhiều ngành công nghệ cao và đã tạo ra những kì tích kinh tế đáng kinh ngạc. Những biểu hiện c ủa nền kinh tế đã được HĐH được quy định bởi mức sống cao do cách mạng công nghệ, trình độ chuyên môn cao trong sản xuất và năng suất lao động cao. HĐH kinh tế còn được biểu hiện ở s ự gia tăng c ủa vốn với những quy mô tích luỹ và đầ u tư hiện đạ i, sự tham gia rộng rãi vào thị trườ ng trên cơ sở một kết cấu hạ tầng hiện đại về giao thông vận tải và thông tin liên lạc. HĐH nền kinh tế c ũng không tách rời một bộ máy hành chính quản lý hữu hiệu, một học vấn càng nâng cao của ngườ i lao động, một sự phổ cập rộng rãi các trí thức khoa học và đổi mới công nghệ. Bên cạnh HĐH nền kinh tế còn là quá trình HĐH xã hội và chính trị, đâ y là quá trình hoàn thiện cơ cấu xã hội, chuyên môn hoá các chức năng c ủa cơ chế xã hội. Thực hiện cuộc cách mạng trí thức thông qua việc phát triển các phương tiện thông tin, tăng chi phí cho giáo dục, đả m bảo s ự ổn định chính trị tập trung quyền lực thực hiện vào nhà nướ c để tiến hành cải cách và đổi mớ i một cách triệt để. 3. Những điều kiện thuận lợi và khó khăn trong quá trình thực hiệ n CNH-HĐH ở nước ta a) Thuận lợi: Nước ta tiến hành CNH- HĐH trong một tình hình chính trị xã hội ổn định, nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị trườ ng có sự quản lý c ủa nhà nướ c đã hình thành và bức đầ u có s ự phát triển nguồn lực - vật chất được tăng c ườ ng, mức sống c ủa nhân dân dầ n được ổn định, sản lượ ng lương thực thực phẩ m đã tăng đáng kể, nền kinh tế 19
  20. bắt đầu tích luỹ, vốn đầ u tư toàn xã hội năm 1990 chiế m 15,8% GDP, đế n năm 1995 lên 27,4% GDP, sự nghiệp giáo dục của đất nước có nhiều tiến bộ cải tiến, trình độ dân trí được tăng lên, sự lãnh đạo c ủa Đảng và Nhà nước có thê m kinh nghiệ m, tự do quan hệ với bên ngoài, sau khi M ỹ đã bãi bỏ lệnh cấm vận với nước ta lại nằm trong một khu vực đang phát triển mạnh lôi kéo sự đầu tư c ủa khắp thế giới. Nguồn nhan công c ủa nước ta dồi dào, phong phú, nhân dân ta có nhiều học hỏi kinh nghiệm và tiếp thu công nghệ tiên tiến. b) Những khó khăn thách thức: Nền kinh tế nước ta được xếp vào hạng chậm phát triển, lạm phát còn chưa được hạn chế, nguồn vốn hạn chế mà lại phải đương đầ u với cuộc cạnh tranh quyền lực về kinh tế và thương mại, tình hình quốc phòng và an ninh còn phức tạp, công tác giáo dục và đào tạo, nghiên cứu và triển khai chưa theo yêu cầu. Đội ngũ cán bộ còn yếu, bố trí s ử dụng chưa hợp lý. Bộ máy c ủa Đả ng và Nhà nước và các đoàn thể còn cồng kềnh, kém hiệu lực, tình trạng tham nhũng, quanliêu lãng phí nghiêm trọng. IV. Ý KIẾN CÁ NHÂN + Để công nghiệp hoá - Hiện đại hoá thành công: Không thể thiếu các hạt nhân c ủa nó, muốn phát huy được vai trò của nó ta phải phát triển nó. + Phát triển nguồn nhân lực: Để triển khai những ý tưở ng về công nghiệp hoá - hiện đạ i hoá trước mắt c ũng như lâu dài phải tính đế n yếu tố hàng đầ u c ủa nguồn nhân lực. Ở đây vấn đề là giáo dục là cái nền c ủa chất lượ ng nhân lực, không phải nhân lực chung chung mà ở đây nhân lực c ủa một nền sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa. Ngoài việc bồi dưỡ ng, đào tạo và phát triển nhân lực còn đòi hỏi phả i chú ý đế n chă m sóc sức khoẻ cho cộng đồng. Phát huy sức mạnh c ủa nă m thành phần kinh tế.Muốn vậy phải kiểm soát giảm những yếu tố tự phát trong cơ chế mới và đả m bảo nó phát triển theo định hướ ng xã hội chủ nghĩa. + Về thị trườ ng và vốn: Thị trườ ng c ũng là một nhân tố quan trọng, là nơi mà công nghiệp hoá có thể thành công, là môi trườ ng cạnh tranh tạo s ự phát triển về kinh tế nó là nơi giải quyết các mâu thuẫn tồn tại bên trong nề n kinh tế. Do vậy chúng ta cần chú ý đế n cả thị trườ ng trong nước và ngoài nước để tạo ra động lực. 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2