CÔNG TÁC CAN THIỆP SỚM TRẺ KHIẾM THÍNH TẠI GIA ĐÌNH
lượt xem 37
download
Công tác can thiệp sớm cho trẻ khiếm thính đóng vai trò quan trọng và mang nhiều ý nghĩa không chỉ đối với trẻ khiếm thính mà còn cả với gia đình và toàn xã hội. Đề tài này nghiên cứu thực trạng công tác can thiệp sớm trẻ khiếm thính tại gia đình trên địa bàn quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng và đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác can thiệp sớm cho trẻ khiếm thính tại gia đình....
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: CÔNG TÁC CAN THIỆP SỚM TRẺ KHIẾM THÍNH TẠI GIA ĐÌNH
- Tuyển tập Báo cáo “Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học” lần thứ 6 Đại học Đà Nẵng - 2008 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC CAN THIỆP SỚM TRẺ KHIẾM THÍNH TẠI GIA ĐÌNH TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN HẢI CHÂU, TP ĐÀ NẴNG THE REAL SITUATION OF OFICIAL BUSINESS INTERVENCES EARLY TO DEAF IN FAMILY, HAI CHAU DISTRICT AREA, DA NANG CITY SVTH: TRẦN THỊ TÚ NHI Lớp : 04DB, Trường Đại học Sư phạm GVHD: TS. HUỲNH THỊ THU HẰNG Khoa Tâm lý – Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm TÓM TẮT Công tác can thiệp sớm cho trẻ khiếm thính đóng vai trò quan trọng và mang nhiều ý nghĩa không chỉ đối với trẻ khiếm thính mà còn cả với gia đình và toàn xã hội. Đề tài này nghiên cứu thực trạng công tác can thiệp sớm trẻ khiếm thính tại gia đình trên địa bàn quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng và đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác can thiệp sớm cho trẻ khiếm thính tại gia đình. SUMMARY Official business intervences early to deaf to play an important role and brings many meanings. It is not only deaf but also their family and society. This topic reseachs the real situation of oficial business intervences early to deaf in family, Hai Cha u district area, Da Nang City and put forward some sollutions to this problem oder to raise the quality official business intervences early to deaf in family. MỞ ĐẦU 1. L ý do chọn đề tài Trẻ khiếm thính là những trẻ bị tổn hại cơ quan thính giác ở các mức độ khác nhau. Do cơ quan thính giác bị tổn thương nên trẻ không tri giác được thế giới âm thanh, không nghe được tiếng nói, do đó không hình thành được ngôn ngữ. Vì vậy, trẻ khiếm thính nếu được phát hiện và can thiệp kịp thời sẽ càng có cơ hội phát triển và phát huy hết khả năng mà trẻ có thể. Can thiệp sớm tốt nhất là giai đoạn trẻ từ 0 - 6 tuổi. Vì đây là giai đoạn mà sự phát triển của trẻ đạt tốc độ rất nhanh nhất về tất cả mọi mặt. Đây cũng là thời gian hình thành nền tảng cho cuộc sống tương lai của trẻ Tuy nhiên, ở các địa phương công tác can thiệp sớm cho trẻ khiếm thính tại gia đình vẫn chưa được triển khai rộng rãi và hiệu quả chưa cao. Nhiều trẻ khiếm thính của quận chưa được phát hiện sớm, nội dung chăm sóc-giáo dục trẻ tại gia đình chưa cao, cha mẹ trẻ chưa nhận thức được tầm quan trọng của công tác can thiệp sớm, chưa có kiến thức về tật điếc của con mình. Nhiều trẻ khiếm thính chưa được phát hiện sớm, các em gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống, sinh hoạt và học tập. Vì những lí do trên, chúng tôi chọn đề tài “Thực trạng can thiệp sớm trẻ khiếm thính tại gia đình trên địa bàn quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng” 2. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu thực công tác CTS cho TKT tại gia đình, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển công tác CTS cho TKT tại gia đình trên địa bàn quận Hải Châu, TP Đà Nẵng. 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu: - Khách thể nghiên cứu: Quá trình chăm sóc, giáo dục trẻ khiếm thính tại gia đình - Đối tượng nghiên cứu: Công tác CTS cho TKT tại gia đình trên địa bàn quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng. 200
- Tuyển tập Báo cáo “Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học” lần thứ 6 Đại học Đà Nẵng - 2008 4. Giả thuyết khoa học: Công tác CTS trên địa bàn quân Hải Châu, thành phố Đà Nẵng còn nhiều hạn chế và chưa được triển khai rộng rãi. Do cha mẹ không phát hiện sớm tật của con mình; do cha mẹ trẻ không quan tâm hoặc không hiểu biết gì về chương trình can thiệp sớm; do kinh tế của gia đình; do nhận thức của cha mẹ trẻ. Nếu công tác CTS trẻ khiếm thính được quan tâm, phát triển đúng mức sẽ đem lại nhiều lợi ích cho trẻ khiếm thính, chuẩn bị tiền đề cho trẻ khiếm thính được đi học và hoà nhập xã hội. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu: - Nghiên cứu những vấn đề lí luận về công tác CTS trẻ khiếm thính tại gia đình. - Khảo sát, đánh giá thực trạng CTS trẻ khiếm thính tại gia đình trên địa bàn quận Hải Châu thành phố Đà Nẵng. - Đề xuất một số biện pháp nhằm phát triển công tác CTS trẻ khiếm thính tại gia đình trên địa bàn quận Hải Châu thành phố Đà Nẵng. 6. Phạm vi nghiên cứu: - Thực trạng công tác CTS cho trẻ khiếm thính tại gia đình 7. Phương pháp nghiên cứu: - Nhóm các phương pháp nghiên cứu lý thuyết: thu thập tài liệu tiến hành đọc, phân tích tổng hợp hệ thống hoá, khái quát hoá, phân tích, nhận xét, tóm tắt và trích dẫn. - Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn: phương pháp quan sát, điều tra bằng ankét, phỏng vấn, thống kê toán học KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 1. Cơ sở lí luận 1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu 1.2. Một số vấn đề chung về trẻ khiếm thính 1.2.1. Khái niệm trẻ khiếm thính: TKT (Hearing impairment) là những trẻ bị mất hoặc suy giảm về sức nghe kéo theo những hạn chế về phát triển ngôn ngữ nói cũng như khả năng giao tiếp. 1.2.2. Nguyên nhân gây ra khiếm thính Trước khi sinh: Nhiễm độc: khi mang thai người mẹ bị nhiễm độc, dùng thuốc sai; Những bệnh do virus gây nên do quai bị, cúm, sởi; Bẩm sinh: mất hoặc giảm khả năng do khiếm khuyết về cấu trúc cơ quan thính giác, di truyền Sau khi sinh: Do di chứng của viêm não, viêm màng não, sởi, các bệnh khác như quai bị, cúm; do chấn thương: va đập, tiếng động quá lớn; sử dụng thuốc không đúng: nhiễm độc, thuốc kháng sinh; do bị còi xương nặng... 1.2.3. Đặc điểm tâm lí của trẻ khiếm thính - Cảm giác và tri giác: Qúa trình nhận thức thiếu sự tham gia của thính giác. Thị giác tinh nhạy do có sự bù trừ. Ngoài ra cảm giác vận động, cảm giác xúc giác trở nên quan trọng, là nền tảng cho trẻ học ngôn ngữ. - Ngôn ngữ: Ngôn ngữ của trẻ điếc nghèo nàn, đơn điệu. - Trí nhớ: Ghi nhớ máy móc, không bền vững - Tư duy: đơn giản, rập khuôn - Về tưởng tượng: Khả năng tưởng tượng hạn chế. Trẻ không hiểu được các ý ẩn dụ, nghĩa bóng của từ, những biểu thị tượng trưng. 1.2.4. Đặc điểm phát triển của thính giác trẻ khiếm thính từ 0 - 6 tuổi: gồm 4 giai đoạn: - Giai đoạn ý thức của thính giác: trẻ có thể nghe được những âm thanh đơn giản. - Giai đoạn tập trung của thính giác: trẻ nghe và biết được nơi xuất phát của âm thanh. - Giai đoạn phân biệt của thính giác: đối với những âm thanh rõ biệt 201
- Tuyển tập Báo cáo “Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học” lần thứ 6 Đại học Đà Nẵng - 2008 - Giai đoạn ghi nhớ của thính giác: trẻ có khả năng nhớ và nhắc lại được những gì trẻ nghe thấy. 1.3. Công tác can thiệp sớm cho trẻ khiếm thính 1.3.1. Khái niệm CTS: Can thiệp sớm cho trẻ khiếm thính là chương trình hướng dẫn phụ huynh có con bị khiếm thính, giúp họ biết cách trực tiếp giúp đỡ con mình phát triển khả năng giao tiếp, khả năng nghe và nói ngay từ khi còn nhỏ. 1.3.2. Ý nghĩa của CTS - Đối với bản thân trẻ : Có thể ngăn ngừa những nhân tố nguy hiểm tới đứa trẻ, thực hiên chức năng chữa bệnh; ngăn cản việc chậm phát triển cũng như những khuyết tật khác gia tăng. - Đối với cha mẹ trẻ: Giảm bớt căng thẳng về vấn đề tình cảm của mình, cải thiện mối quan hệ cha mẹ và trẻ - Đối với gia đình: Làm cho các thành viên trong gia đình ngày càng gắn bó, đoàn kết hơn, giảm nhẹ gánh nặng đối với vấn đề chăm sóc- giáo dục trẻ. - Đối với xã hội : Có quan điểm, thái độ đúng đắn đối với trẻ khiếm thính nói riền và trẻ khuyết tật nói chung. 1.3.3. Qui trình CTS Bước 1: Phát hiện, chẩn đoán và giới thiệu trẻ vào chương trình. Bước 2: Đánh giá ban đầu, xây dựng chương trình kế hoạch giáo dục cá nhân, thực hiện chương trình và đánh giá kết quả. Bước 3: Kết thúc, tập trung vào các hệ thống chuyển tiếp cho trẻ từ chương trình CTS tới những can thiệp tiếp theo. 1.4. Can thiệp sớm cho trẻ khiếm thính tại gia đình. 1.4.1. Vai trò và trách nhiêm của gia đình đối với TKT Vai trò: Phát hiện bệnh sớm để can thiệp, ngăn ngừa, điều trị kịp thời, hạn chế đến mức thấp nhất những tật khác nảy sinh; nuôi dưỡng và rèn luyện sức khoẻ, đảm bảo phát triển bình thường những cơ quan khác còn lại. Trách nhiệm: Chăm sóc giáo dục trẻ và dành nhiều điều kiện tốt nhất cho sự phát triển của trẻ. 1.4.2. Vai trò gia đình trong công tác CTS trẻ khiếm thính tại gia đình Gia đình đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của đứa trẻ. Đây là môi trường phù hợp với sự phát triển của trẻ., ở đó trẻ có được cảm giác an toàn, trẻ được lớn lên trong tình thương của những người ruột thịt; được nuôi dưỡng theo phương thức đặc biệt. Gia đình còn là môi trường phong phú tạo nhiều cơ hội để trẻ học tập được những kinh nghiệm sống cần thiết. 1.4.3. Nội dung can thiệp sớm Luyện nghe cho trẻ: Luyện cho trẻ có phản ứng với âm thanh;Tập đếm số lượng âm thanh nghe thấy; Phân biệt âm thanh-tìm vật phát ra âm thanh: Dạy phát âm cho trẻ: Khi phát âm mẫu cần để trẻ nhìn thấy mặt, dạy trẻ những từ ngữ cần thiết, dùng hàng ngày, dạy từ nào cần kết hợp với tranh ảnh, hình vẽ hay vật thật, không nên đánh vần khi dạy trẻ phát âm. Giao tiếp để hình thành tiếng nói: Hình thành từ ngữ mới; Cùng chơi cùng hoạt động với trẻ; Dạy từ ngữ kết hợp với hình ảnh hoặc hành động 1.4.4. Những yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng công tác can thiệp sóm cho trẻ khiếm thính tại gia đình: Công tác phát hiện sớm tật khiếm thính; Đội ngũ giáo viên làm công tác can thiệp sớm; Môi trường can thiệp sớm; Nhận thức của cha mẹ trẻ khiếm thính; Công tác chăm sóc thính học;Khả năng của trẻ khiếm thính Điều kiện kinh tế 202
- Tuyển tập Báo cáo “Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học” lần thứ 6 Đại học Đà Nẵng - 2008 2. Thực trạng can thiệp sớm cho trẻ khiếm thính tại gia đình trên địa bàn quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng 2.1. Một vài đặc điểm về kinh tế, xã hội, giáo dục quận Hải Châu 2.2. Khái quát về quá trình khảo sát 2.3. Kết quả quá trình khảo sát 2.3.1. Thực trạng công tác phát hiện sớm trẻ khiếm thính - Người phát hiện sớm về tật điếc của trẻ: Trẻ khiếm thính được phát hiện sớm do người cha là 20% và mẹ là 66,67% và 13,33% là ông bà, cô dì, chú bác... - Thời gian cha mẹ phát hiện trẻ bị khiếm thính: 60% cha mẹ phát hiện trẻ có vấn đề về thính giác trong độ tuổi từ 1 đến 2 tuổi; 26,67% từ 3 đến 5 tuổi; 13,33% dưới 1 tuổi. 2.3.2. Thực trạng nhận thức của cha mẹ trẻ khiếm thính đối với công tác CTS - Hiểu biết về nguyên nhân gây ra tật điếc: 66,67% cha mẹ không biết nguyên nhân gây ra tật điếc; 33,33% có biết nguyên nhân - Hiểu biết về tật điếc: 73,33% cha mẹ không biết gì về tật khiếm thính ở trẻ, 26,67% có chút hiểu biết về tật điếc của con mình - Hiểu biết về công tác can thiệp sớm cho trẻ khiếm thính: 53,33% cha mẹ cho biết đã từng nghe về công tác CTS nhưng chưa hiểu lắm, 33,33% đã tham gia vào các chương trình CTS, 3,33% chưa bao giờ nghe đến chương trình CTS. - Kỳ vọng của cha mẹ về công tác CTS: 60% cha mẹ hy vọng chương trình CTS có thể giúp trẻ phát triển bình thường. Đánh giá hiệu quả công tác can thiệp sớm mang lại cho trẻ có tới 90% cha mẹ cho biết chương trình đã giúp cho trẻ tiến bộ hơn về mọi mặt. - Quan điểm của cha mẹ về vấn đề chăm sóc-giáo dục trẻ khiếm thính: 53,33% cha mẹ cho rằng trẻ cần được chăm sóc hơn những trẻ khác trong gia đình, 26,67% gia đình chăm sóc trẻ như trẻ bình thường . - Sự hợp tác giữa giáo viên can thiệp sớm và gia đình trẻ: 66,67% cha mẹ hợp tác nhiệt tình với chương trình CTS của con mình, 33,33% không tích cực tham gia. 2.3.3. Thực trạng nội dung can thiệp sớm trẻ khiếm thính tại gia đình - Nội dung can thiệp sớm trẻ khiếm thính: 73,34% luyện nghe cho trẻ, 26,66% luyện nói và luyện phát âm. - Cách thức giao tiếp với trẻ: 66,67% cha mẹ dùng kí hiệu khi nói chuyện với trẻ. 33,33% giao tiếp với trẻ bằng ngôn ngữ nói - Cách thức hình thành tiếng nói cho trẻ: 80% cha mẹ cho trẻ tham gia vào nhiều hoạt động của gia đình và địa phương, nói chuyện nhiều với trẻ, 20% trẻ khiếm thính không nghe được nên không luyện nói cho trẻ. 2.3.4. Thực trạng công tác chăm sóc thính học trẻ khiếm thính - Về thời gian trẻ đeo máy trợ thính: 73,33% cha mẹ khẳng định con họ thường xuyên mang máy trợ thính, 26,68% trẻ đeo máy cả ngày (trừ khi ngủ và tắm), 46,65% trẻ đeo máy khi đi học. Số trẻ không mang máy trợ thính chiếm 20%. 13,34% trẻ khiếm thính đeo máy trợ thính bắt đầu từ 8 tháng tuổi; 47,78% trẻ khiếm thính đeo máy trợ thính bắt đầu từ 1 đến 3 tuổi. - Xử lý khi máy trợ thính bị hỏng: Khi máy trợ thính của trẻ hỏng 60% cha mẹ đem đến cho giáo viên CTS, 40% tự sửa. 2.3.5. Thực trạng môi trường can thiệp sớm trẻ khiếm thính - Hiểu biết về môi trường can thiệp sớm trẻ khiếm thính: 46,67% cha mẹ TKT cho rằng môi trường CTS tốt nhất cho trẻ là ở trung tâm CTS, 33,33% cho rằng môi trường ở nhà là tốt nhất 203
- Tuyển tập Báo cáo “Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học” lần thứ 6 Đại học Đà Nẵng - 2008 - Kỳ vọng của cha mẹ trẻ khiếm thính về quyền đi học của trẻ: 100% cha mẹ mong muốn TKT được đi học. Có 66,67% CM chọn môi trường giáo dục hoà nhập cho con mình, 33,33% chọn môi trường chuyên biệt. 2.4. Đề xuất một số biện pháp 2.4.1. Tăng cường công tác tuyên truyền để phát hiện sớm tật khiếm thính Bằng những phương tiện thông tin đại chúng như: phát tờ rôi, đài truyền hình, sách báo...chúng ta tuyên truyền cho cha m ẹ TKT và cộng đồng biết cách phát hiện sớm TKT. 2.4.2. Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên có chuyên môn về công tác can thiệp sớm Tăng cường công tác đào tạo đội ngũ giáo viên có chuyên môn về CTS. Đối với những giáo viên có chuyên môn thường xuyên mở các đợt tập huấn để nâng cao kiến thức cho họ để có biện pháp giáo dục trẻ tốt hơn. 2.4.3. Nâng cao nhận thức của các bậc cha mẹ về vấn đề chăm sóc - giáo dục trẻ khiếm thính Mở các đợt tập huấn, tư vấn về vấn đề chăm sóc-giáo dục trẻ khiếm thính để cho cha trẻ có thể tham gia. Tuyên truyền những kiến thức về công tác can thiệp sớm cho cha mẹ trẻ biết thông qua sách báo, phát tờ rơi, qua đài báo… KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận Trẻ khiếm thính là những trẻ chịu nhiều thiệt thòi nhất trong tất cả các trẻ. Các em gặp rất nhiều khó khăn trong cuộc sống nhất là vấn đề giao tiếp. Đa số các bậc cha mẹ trẻ khiếm thính đã có nhận thức đúng đắn về tật điếc của con mình và có tinh thần trách nhiệm cao về vấn đề chăm sóc và giáo dục trẻ tại gia đình. Phần lớn cha mẹ trẻ khiếm thính rất có kì vọng về chương trình can thiệp sớm. Qua một thời gian tham gia chương trình nhiều cha mẹ trẻ đã thấy được hiệu quả mà chương trình đem lại cho trẻ. Họ đã bắt đầu tin tưởng vào khả năng phát triển của trẻ. Hiệu quả công tác can thiệp sớm trẻ khiếm thính tại gia đình chưa cao. Do nhiều nguyên nhân: do cha mẹ trẻ chưa có kiến thức về chương trình này, chưa dành nhiều thời gian để hợp tác với giáo viên can thiệp sớm trong quá trình hướng dẫn trẻ tại gia đình; do sự hợp tác của trẻ,… Công tác can thiệp sớm ở quận Hải Châu thực sự chưa được triển khai rộng rãi. Nhiều trẻ khiếm thính của quận chưa được phát hiện sớm, nội dung CS-GD trẻ tại gia đình chưa cao, cha mẹ trẻ chưa nhận thức được tầm quan trọng của công tác can thiệp sớm, chưa có kiến thức về tật điếc của con mình. Vì vậy, để công tác CTS có hiệu quả thì các nhà giáo dục và chính quyền địa phương phải mở rộng các chương trình và có các biện pháp can thiệp hiệu quả đối với trẻ khiếm thính giúp cho trẻ có cơ hội phát triển tối đa khả năng các em có em có thể. 2. Khuyến nghị Đối với ngành giáo dục và đào tạo: Tăng cường công tác đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ giáo viên có chuyên môn về giáo dục trẻ khuyết tật nói chung và trẻ khiếm thính nói riêng.Thường xuyên tổ chức các đợt tập huấn về kiến thức, kỹ năng can thiệp sớm cho phụ huynh học sinh. Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho công tác can thiệp sớm tai các trung tâm, các trường chuyên biệt. Đối với ngành y tế: Chẩn đoán, phát hiện những trẻ có triệu chứng và nguyên nhân dẫn đến những khiếm khuyết ở trẻ ngay từ khi trẻ còn ở giai đoạn sơ sinh, để kịp thời tư vấn cho cha mẹ trẻ các biện pháp phục hồi chức năng cho trẻ. 204
- Tuyển tập Báo cáo “Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học” lần thứ 6 Đại học Đà Nẵng - 2008 Phối hợp với các ban ngành liên quan (UBDS-GĐ-TE) tổ chức khám sàng lọc cho nhóm trẻ có nguy cơ bị tật thính giác thông qua việc đo mức độ điếc cho trẻ. Tăng cường công tác khám sức khoẻ định kỳ ở các trường chuyên biệt và các cơ sở giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật. Đối với chính quyền địa phương: Tăng cường công tác tuyên truyền cho cha mẹ trẻ khiếm và cộng đồng địa phương biết về tật khiếm thính. Từ đó có biện pháp chăm sóc và giáo dục trẻ phù hợp. Kêu gọi, vận động các tổ chức nhân đạo từ thiện tài trợ quĩ học bổng, quỉ khen thưởng, hỗ trợ các điều kiện phục vụ học văn hoá, học nghề, hỗ trợ các phương tiện phục vụ đời sống sinh hoạt của trẻ khiếm thính. Xây dựng trung tâm can thiệp sớm cho trẻ khuyết tật trong đó có trẻ khiếm thính với trang bị đầy đủ cơ sở vật chất và đội ngũ chuyên gia có kiến thức và kỹ năng chăm sóc và giáo dục trẻ. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Huỳnh Thị Thu Hằng (2005), Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục, Khoa Tâm lý – Giáo dục, ĐHSP, Đại học Đà Nẵng. [2] Lê Thị Hằng (2006), Tài liệu bài giảng can thiệp sớm cho trẻ khuyết tật, Khoa Tâm lý – Giáo dục, ĐHSP, Đại học Đà Nẵng. [3] Khoa giáo dục đặc biệt (2002), Kỷ yếu hội nghị khoa học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Hà Nội. [4] Trần Trọng Lễ (1998), Luận văn tốt nghiệp tìm hiểu cách thức chăm sóc và giáo dục của phụ huynh tại gia đình đối với trẻ bị khiếm thính tại TPHCM, Khoa GĐB, ĐHSPHN [5] Trung tâm giáo dục trẻ có tật (1993), Giáo dục cho trẻ có tật tại gia đình, NXB Hà Nội. [6] Trường ĐHSP Hà Nội (2001), Can thiệp sớm cho trẻ khiếm thính, Hà Nội [7] Một số trang wed về giáo dục: http://www.danang.gov.;http://www.niesac.edu.vn 205
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Công tác xã hội: Công tác xã hội trong việc phòng ngừa nguy cơ bị lạm dụng tình dục ở trẻ lao động sớm
39 p | 198 | 54
-
Báo cáo tổng kết đề tài: Một số biện pháp can thiệp sớm trẻ khiếm thị
99 p | 269 | 39
-
Luận văn Thạc sĩ Công tác xã hội: Đánh giá mô hình can thiệp cho trẻ tự kỷ tại Trường mầm non chuyên biệt Biển Dương – Tp Vinh – Nghệ An
34 p | 139 | 27
-
ĐỀ TÀI : BIÊN SOẠN TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN DÀNH CHO CHA MẸ TRẺ KHIẾM THÍNH TRONG QUÁ TRÌNH CAN THIỆP SỚM CHO TRẺ KHIẾM THÍNH TỪ 0 ĐẾN 3 TUỔI TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
6 p | 197 | 19
-
Luận văn Thạc sĩ Công tác xã hội: Công tác xã hội trong can thiệp sớm với trẻ tự kỉ (Nghiên cứu tại Trung tâm Nghiên cứu Giáo dục Đặc biệt, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam)
143 p | 73 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Công tác xã hội: Công tác xã hội trong can thiệp sớm với trẻ tự kỷ. (Nghiên cứu tại Trung tâm Nghiên cứu Giáo dục Ðặc biệt, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam)
143 p | 41 | 8
-
Luận án tiến sĩ Y tế công cộng: Đánh giá tác động của mô hình tăng cường phát hiện sớm khuyết tật đối với các bà mẹ có con dưới 6 tuổi tại huyện Hoài Đức - thành phố Hà Nội giai đoạn 2014-2016
180 p | 24 | 4
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Công tác xã hội: Công tác xã hội trong can thiệp sớm với trẻ tự kỉ (Nghiên cứu tại Trung tâm Nghiên cứu Giáo dục Đặc biệt, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam)
13 p | 43 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn