Công tác chỉ đạo xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu - Những vấn đề đặt ra và giải pháp thực hiện
lượt xem 12
download
Bài viết trình bày công tác chỉ đạo xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu và những vấn đề đặt ra và giải pháp thực hiện.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Công tác chỉ đạo xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu - Những vấn đề đặt ra và giải pháp thực hiện
- UBND THÀNH PHỐ HÀ NỘI CÔNG TÁC CHỈ ĐẠO XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI NÂNG CAO, NÔNG THÔN MỚI KIỂU MẪU - NHỮNG VẪN ĐỀ ĐẶT RA VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN Thành phố Hà Nội có 30 đơn vị hành chính cấp huyện, trong đó có 12 quận, 1 thị xã, và 17 huyện, và với 584 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 386 xã, 177 phường, 21 thị trấn. Thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 05/8/2008 Hội nghị lần thứ 7 Ban chấp hành Trung ương khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn; Thành ủy Hà Nội đã cụ thể hóa bằng Chương trình số 02-CTr/TU ngày 29/8/2011 về “Phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, từng bước nâng cao đời sống nông dân giai đoạn 2011-2015‟. UBND Thành phố ban hành Kế hoạch số 69/KH-UBND ngày 09/5/2012 thực hiện Chương trình 02/CTr-TU của Thành ủy. Sau 05 năm chỉ đạo và tổ chức triển khai thực hiện Chương trình, với sự nỗ lực và quyết tâm của cả hệ thống chính trị toàn Thành phố, đặc biệt là sự đồng thuận và hưởng ứng tích cực của nhân dân khu vực nông thôn; Chương trình 02 đã thực sự trở thành phong trào rộng lớn. Kết thúc giai đoạn 2011-2015, thành phố Hà Nội đã thu được những kết quả đáng khích lệ: Đã cơ bản hoàn thành công tác dồn điền đổi thửa đất sản xuất nông nghiệp với tổng diện tích 76.891 ha. Sau dồn điền, đổi thửa đã hình thành một số vùng sản xuất nông nghiệp chuyên canh tập trung ở một số huyện, góp phần đưa tăng trưởng giá trị sản xuất nông nghiệp bình quân 5 năm đạt 2,4%/năm, giá trị sản xuất nông nghiệp thực tế năm 2015 đạt 233 triệu đồng/ha/năm, vượt mục tiêu kế hoạch đề ra (231 triệu đồng/ha/năm); đời sống vật chất, tinh thần của nông dân khu vực nông thôn ngày càng được nâng cao, thu nhập bình quân đầu người năm 2015 đạt 33 triệu đồng/người/năm (tăng 13 triệu đồng/người/năm so với mục tiêu của Chương trình đến năm 2015). Tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 1,5% (theo tiêu chí cũ). Đến hết năm 2015, Thành phố có 201/386 xã đạt chuẩn nông thôn mới (bằng 52,07% số xã), vượt chỉ tiêu kế hoạch của Chương trình đề ra (12,07%); huyện Đan Phượng được Thủ tướng Chính phủ Quyết định công nhân huyện đạt chuẩn NTM, Thành phố Hà Nội là 1 trong 13 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương được Đảng và Nhà nước tặng thưởng Huân Chương Lao động hạng nhất. Phát huy những kết quả đạt được, khắc phục những tồn tại của giai đoạn 2011- 2015; bước vào giai đoạn 2016-2020, trên tinh thần Nghị quyết số 100/2015/QH13 ngày 12/11/2015 của Quốc hội phê duyệt chủ trương đầu tư các Chương trình MTQG giai đoạn 2016-2020; Thành ủy Hà Nội đã ban hành Chương trình số 02-CTr/TU ngày 26/4/2016 về “Phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, nâng cao đời sống nông dân giai đoạn 2016-2020” mà trọng tâm là xây dựng nông thôn mới; UBND thành phố đã ban hành kế hoạch số 188/KH-UBND ngày 6/10/2016 thực hiện Chương trình 02 của Thành ủy. Kết quả đến nay: * Về sản xuất nông nghiệp: Giá trị sản phẩm nông nghiệp thu hoạch trên 1ha đất nông nghiệp cuối năm 2018 đạt 245 triệu đồng/ha, tăng 4 triệu đồng so với Kế hoạch của UBND Thành phố (241 triệu đồng/ha). Tái cơ cấu ngành nông nghiệp và chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp đã có tiến bộ rõ rệt. Diện tích dồn điển đổi thửa được 79.454,3ha, diện tích đất dôi dư sau dồn điền, đổi thửa là 1.836,9ha; việc cấp giấy chứng nhận sau dồn điền đổi thửa cơ bản hoàn thành với số lượng 617.964/622.861 (đạt 99,21%). Cơ cấu sản xuất nông nghiệp chuyển dịch theo hướng 128
- tích cực, đã hình thành nhiều vùng sản xuất nông nghiệp chuyên canh tập trung, nhiều mô hình trồng trọt, chăn nuôi đem lại hiệu quả kinh tế cao với giá trị từ 1-2 tỷ/ha/năm. * Về xây dựng nông thôn mới: Hà Nội hiện có 4 huyện (Đan Phượng, Đông nh, Thanh Trì và Hoài Đức) được Thủ tướng Chính phủ công nhận đạt chuẩn nông thôn mới, 02 huyện Gia Lâm, Quốc Oai đã trình Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thẩm định đạt chuẩn nông thôn mới năm 2018. Hiện nay, Hà Nội đang chỉ đạo từ 2-3 huyện hoàn thiện hồ sơ đề nghị công nhận nông thôn mới năm 2019. Về xây dựng xã nông thôn mới, đến nay, có 325/386 xã (chiếm 84,2%) được UBND Thành phố công nhận đạt chuẩn nông thôn mới (vượt kế hoạch trước 02 năm so với mục tiêu đề ra) và 03 xã Đan Phượng, Song Phượng, Liên Trung của huyện Đan Phượng đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2018. Trong số 61 xã chưa được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới thì có 09 xã đạt và cơ bản đạt 19 tiêu chí, 43 đạt và cơ bản đạt từ 15-18 tiêu chí, còn 08 xã đạt và cơ bản đạt từ 11-14 tiêu chí. Xã Thạch Hòa, huyện Thạch Thất nằm trong quy hoạch khu công nghệ cao Hòa Lạc nên không tiến hành xây dựng NTM. * Về nâng cao đời sống nông dân: Đời sống nông dân không ngừng được cải thiện và nâng cao, thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn năm 2018 đạt 46,5 triệu đồng/người/năm, tỷ lệ hộ nghèo khu vực nông thôn còn 1,81%, Tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế trên địa bàn toàn Thành phố đạt 86,68%, trong đó; tỷ lệ số hộ dân nông thôn được sử dụng nước sinh hoạt đảm bảo vệ sinh là 100%, trong đó có trên 57% số hộ dân được sử dụng nước sạch theo tiêu chuẩn của Bộ Y tế. Về huy động nguồn lực xây dựng nông thôn mới: Tổng kinh phí đầu tư cho nông thôn mới toàn Thành phố đến 30/6/2019 là 76.462.948 triệu đồng, trong đó: + Nguồn vốn ngân sách nhà nước: 61.722.317 triệu đồng (Ngân sách Trung ương: 69.690 triệu đồng; Ngân sách Thành phố hỗ trợ trực tiếp: 10.311.998 triệu đồng; Ngân sách huyện: 32.223.513 triệu đồng; Ngân sách xã: 3.471.135 triệu đồng, Vốn lồng ghép: 15.645.981 triệu đồng). + Nguồn vốn huy động ngoài ngân sách: 14.740.631 triệu đồng (Doanh nghiệp, Hợp tác xã,...: 4.941.004 triệu đồng; Nhân dân đóng góp: 7.203.828 triệu đồng; các nguồn vốn khác: 2.595.799 triệu đồng). Trong đó có trên 100 Doanh nghiệp hỗ trợ từ 100 triệu đồng trở lên, tiêu biểu như Ngân hàng CP Công thương Việt Nam chi nhánh Mê Linh hỗ trợ 140,3 tỷ đồng xây dựng một số trường học và nhà Văn hóa ở huyện Mê Linh, Công ty CP Đầu tư Xây dựng và Thương mại Cường Thịnh huyện Đan Phượng hỗ trợ 2,9 tỷ đồng làm đường Giao thông nông thôn ở một số xã huyện Đan Phượng... Có trên 1.000 hộ gia đình hỗ trợ bằng tiền và các hình thức qui ra tiền từ 100 triệu đồng trở lên, tiêu biểu như gia đình bà Đinh Thị Bằng ở thôn Trần Phú xã Minh Cường, Thường Tín ủng hộ 23 tỷ đồng để xây dựng các công trình văn hóa, trụ sở UBND xã và các công trình phúc lợi khác của địa phương; ông Hoàng Văn Hùng ở quận Hai Bà Trưng đóng góp trên 10 tỷ đồng xây dựng các công trình của xã Mai Lâm, huyện Đông nh, ông Phạm Thế Vinh ở 362 phố Trần Khát Trân - Hai Bà Trưng hỗ trợ 6 tỷ đồng xây dựng một số công trình Văn hóa quê nhà ở xã Thanh Liệt - Thanh Trì,… có những hộ gia đình đóng góp tới cả 1.000m2 đất để xây dựng các công trình phúc lợi của địa phương như gia đình ông Phùng Mạnh Thực ở xã Hòa Thạch, huyện Quốc Oai, bà Đinh Thị Tình ở xã Tiến Xuân, huyện Thạch Thất, ông Nguyễn Văn Thơm xã Tiến Xuân, huyện Thạch Thất,... 129
- + Ngoài ra thực hiện chỉ đạo của Thường trực Thành ủy, các quận cũng đã tích cự hỗ trợ các huyện trong xây dựng NTM. Kết quả đến nay toàn bộ 12 quận thuộc Thành phố đã hỗ trợ các huyện xây dựng nông thôn mới với tổng kinh phí là 537,650 tỷ đồng. Song song với việc chỉ đạo hoàn thành các chỉ tiêu, mục tiêu đề ra theo chỉ đạo của Thành ủy, thực hiện chỉ đạo của Trung ương về duy trì, nâng cao chất lượng các tiêu chí xây dựng nông thôn mới đối với huyện, xã; thành phố Hà Nội đã chỉ đạo các huyện tiếp tục duy trì và nâng cao chất lượng các tiêu chí đối với huyện đã đạt chuẩn nông thôn mới theo tinh thần văn bản số 8283/BNN-VPĐP ngày 23/10/2018 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Với sự quyết tâm của Đảng bộ, chính quyền từ Thành phố đến cơ sở, đặc biệt là người dân, Hà Nội phấn đấu đến hết năm 2020 có từ 10 huyện trở lên đạt chuẩn nông thôn mới, các xã cơ bản đạt chuẩn nông thôn mới, có từ 60 xã trở lên đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, 20 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu. - Đối với xã nông thôn mới nâng cao: Thực hiện chỉ đạo của của Văn phòng Chính phủ tại văn bản số 521/VPCP-NN ngày 15/01/2018 về việc ban hành nội dung trọng tâm xây dựng xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, điều kiện, tiêu chí xét, công nhận xã nông thôn mới kiểu mẫu giai đoạn 2018-2020, định hướng chỉ đạo xây dựng tiêu chí huyện nông thôn mới kiểu mẫu; văn bản số 1345/BNN-VPĐP ngày 08/02/2018 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc hướng dẫn xây dựng và triển khai kế hoạch xét, công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2018-2020; UBND thành phố Hà Nội đã ban hành Quyết định số 4212/QĐ-UBND ngày 20/8/2018 về việc ban hành Bộ tiêu chí xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2016-2020 với 19 tiêu chí, 75 chỉ tiêu. Trên cơ sở đó, để thuận lợi cho các huyện, thị xã, các xã thuận lợi trong quá trình thực hiện, UBND Thành phố đã chỉ đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Cơ quan Thường trực Chương trình) tổng hợp hướng dẫn của các sở, ngành, đơn vị liên quan ban hành Văn bản số 434/HD-SNN ngày 21/12/2018 về Hướng dẫn phương pháp đánh giá, chấm điểm các tiêu chí công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao TP Hà Nội giai đoạn 2016-2020. Đến nay, Thành phố đã ban hành Quyết định số 2384/QĐ-UBND ngày 14/5/2019 về việc công nhận 3 xã (Song Phượng, Đan Phượng, Liên Trung) của huyện Đan Phượng đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao. - Đối với xã nông thôn mới kiểu mẫu: Thực hiện Quyết định số 691/QĐ-TTg ngày 05/6/2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Bộ tiêu chí xã nông thôn mới kiểu mẫu giai đoạn 2018-2020; văn bản số 521/VPCP-NN ngày 15/01/2018 của Văn phòng Chính phủ về việc ban hành nội dung trọng tâm xây dựng xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, điều kiện, tiêu chí xét, công nhận xã nông thôn mới kiểu mẫu giai đoạn 2018-2020, định hướng chỉ đạo xây dựng tiêu chí huyện nông thôn mới kiểu mẫu; văn bản số 9787/VPCP-KSTT ngày 09/10/2018 của Văn phòng Chính phủ về việc hướng dẫn thực hiện tiêu chí xã nông thôn mới kiểu mẫu giai đoạn 2018-2020. Thành phố Hà Nội đã chỉ đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với các sở, ngành Thành phố, UBND các huyện, thị xã xây dựng Bộ tiêu chí xã nông thôn mới kiểu mẫu với quan điểm chỉ đạo: Xã được công nhận nông thôn mới kiểu mẫu về lĩnh vực nào đó là xã đã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao theo quy định tại Quyết định số 4212/QĐ-UBND ngày 20/8/2018 của UBND Thành phố; phải đạt 04 nhóm tiêu chí xã nông thôn mới kiểu mẫu theo quy định tại Quyết định 691/QĐ-TTg ngày 05/6/2018 của Thủ tướng Chính phủ và đạt một trong các lĩnh vực cụ thể do UBND thành phố Hà Nội quy định (về sản xuất, về văn hóa, về giáo dục, về du lịch, về môi 130
- trường, về an ninh trật tự, về y tế) theo quyết định này. Theo đó, Tập thể lãnh đạo UBND Thành phố đã họp và thông qua Bộ tiêu chí xã nông thôn mới kiểu mẫu về 7 lĩnh vực (về sản xuất, về văn hóa, về giáo dục, về du lịch, về môi trường, về an ninh trật tự, về y tế). Trong tháng 7 năm 2019, Thành phố Hà Nội sẽ ban hành Quyết định để các địa phương, đơn vị có căn cứ tổ chức thực hiện. Ngoài ra, trong thời gian tới, thành phố Hà Nội cũng ban hành Bộ tiêu chí khu dân cư kiểu mẫu, vườn mẫu để các huyện, thị xã và các xã triển khai thực hiện đảm bảo theo đúng chỉ đạo của Trung ương. Trong thực tiễn xây dựng nông thôn mới ở Hà Nội hiện nay, có một số vấn đề đang đặt ra, đòi hỏi cần phải có những nghiên cứu, đánh giá để đề ra giải pháp cụ thể, đó là: Thứ nhất, việc triển khai xây dựng nông thôn mới đang được thực hiện dựa trên Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là, phải làm gì để khi xã đạt chuẩn nông thôn mới, ngoài việc đảm bảo tốt đời sống vật chất và tinh thần cho người dân, phải giữ được bản sắc của nông thôn truyền thống? Phải làm như thế nào để vùng nông thôn phát triển hài hòa và bền vững? Thứ hai, vấn đề ô nhiễm môi trường đang ngày càng trở nên cấp bách. Tình trạng rác thải, nước thải chưa được thu gom, xử lý còn phổ biến, làm cho không ít địa phương đang bị ô nhiễm, nhất là những vùng có làng nghề. Vậy, giải pháp nào để vùng nông thôn sáng - xanh - sạch - đẹp? Bên cạnh đó, môi trường xã hội ở nông thôn cũng cần phải được chú trọng quan tâm, nhất là vấn đề gắn kết cộng đồng, tình làng nghĩa xóm, sự gắn kết trong các gia đình, dòng tộc... Thứ ba, hiện nay sau đạt chuẩn nông thôn mới, các địa phương sẽ phải làm gì để hướng đến nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu? Để hướng đến là xã, huyện nông thôn mới kiểu mẫu, vấn đề gì là cốt lõi? Việc đạt xã, huyện nông thôn mới kiểu mẫu, phải chăng là đưa ra các tiêu chí, chỉ tiêu định lượng cao hơn hẳn so với chuẩn của Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới, tiêu chí huyện nông thôn mới, hay là còn hướng nào khác để phản ánh tốt hơn (như: tập trung vào việc nâng cao sự hưởng thụ của người dân về đời sống văn hóa, tinh thần, về an ninh trật tự và chất lượng các dịch vụ xã hội...)? Thứ tư, thực trạng hiện nay cho thấy, việc xây dựng nông thôn mới đối với các địa phương dân tộc, miềm núi, vùng sâu, vùng xa gặp rất nhiều khó khăn do địa bàn rộng, địa hình phức tạp, dân cư thưa thớt và sống rải rác. Vậy, đối với những vùng này, song song với xây dựng nông thôn mới cấp xã, cần có cơ chế, chính sách cụ thể nào cho phù hợp với thực tiễn địa phương? Để khắc phục những tồn tại hạn chế trong thời gian qua, nhằm phát huy hiệu quả thực hiện Chương trình giai đoạn tiếp theo, thành phố Hà Nội đề ra một số giải pháp sau: Một là, nâng cao hơn nữa vai trò, trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền các cấp và cả hệ thống chính trị trong xây dựng nông thôn mới, nhất là vai trò của người đứng đầu, phải xem xây dựng nông thôn mới là một cuộc cách mạng, một nhiệm vụ chính trị trọng tâm cần thực hiện kiên trì, kiên nhẫn, thường xuyên và liên tục, phải xác định xây dựng nông thôn mới "có điểm khởi đầu, nhưng không có điểm kết thúc". Các ngành, các cấp phải quán triệt quan điểm xây dựng nông thôn mới với 19 tiêu chí chính là thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn; vừa là mục tiêu, yêu cầu của phát triển bền vững, vừa là chủ trương có tầm chiến lược đặc biệt quan trọng trong sự nghiệp cách mạng và mang tính nhân văn sâu sắc của Đảng, Nhà nước. 131
- Hai là, tiếp tục triển khai sâu rộng và thiết thực Phong trào thi đua "Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới" từ Trung ương đến cơ sở với nội dung, hình thức phong phú, đa dạng, phù hợp thực tiễn, coi đây là nhiệm vụ trọng tâm trong triển khai phong trào thi đua giai đoạn 2016 - 2020; chú trọng phát huy sức sáng tạo của các tầng lớp nhân dân; tạo sự đồng thuận của toàn xã hội, gắn phong trào thi đua với tiếp tục đẩy mạnh việc "Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh", cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh" và các phong trào thi đua khác trên địa bàn Thành phố; phát huy vai trò của các tổ chức chính trị - xã hội, đoàn thể trong tuyên truyền, vận động các tầng lớp nhân dân chung sức xây dựng nông thôn mới thiết thực, hiệu quả hơn, tránh bệnh phô trương, chạy theo thành tích. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về Chương trình xây dựng nông thôn mới, mở thêm các chuyên trang, chuyên mục, thêm thời lượng để phổ biến, phát hiện và biểu dương các mô hình hay, cách làm mới, các điển hình tiên tiến. Ba là, Chính phủ, các Bộ, ngành, địa phương tập trung rà soát lại tất cả các cơ chế, chính sách để thực hiện Chương trình hiệu quả; có cơ chế, chính sách thích hợp và đủ mạnh để thực sự khuyến khích việc ứng dụng khoa học - công nghệ, thu hút doanh nghiệp đầu tư vào địa bàn nông thôn phát triển sản xuất, kinh doanh trong nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ; chú trọng công nghiệp chế biến nông sản và công nghiệp thu hút nhiều lao động nhằm chuyển dịch cơ cấu lao động và kinh tế nông thôn. Bốn là, tập trung chỉ đạo phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân nông thôn, nhất là việc ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, công nghệ cao vào sản xuất để nâng cao năng suất, chất lượng và đảm bảo vệ sinh an toàn sản phẩm đồng thời thích ứng với biến đổi khí hậu; tập trung hỗ trợ hình thành liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị bền vững với quy mô sản xuất hàng hoá lớn đối với các nhóm sản phẩm chủ lực (cấp xã - huyện, cấp tỉnh và cấp quốc gia); đẩy mạnh chuyển đổi sang mô hình hợp tác xã kiểu mới theo Luật Hợp tác xã năm 2012; triển khai đồng bộ, hiệu quả Chương trình mỗi xã một sản phẩm (Chương trình OCOP), nhằm tạo ra các sản phẩm chủ lực ở mỗi làng, xã có đánh giá, xếp hạng sản phẩm, gắn "sao" cho các sản phẩm để hỗ trợ xúc tiến thương mại hiệu quả hơn, nhưng phải đặc biệt chú trọng tạo dựng được "sao" trong lòng dân, tạo được niềm tin của người dân đối với chất lượng các sản phẩm. Năm là, các địa phương cần quan tâm chỉ đạo thực hiện chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới và quá trình đô thị hóa một cách hợp lý, phù hợp với tình hình thực tiễn từng vùng, miền, thích ứng với biến đổi khí hậu; khắc phục triệt để tình trạng ô nhiễm môi trường đang có chiều hướng gia tăng, ảnh hưởng nguy hại đến đời sống của người dân nông thôn, đặc biệt là việc xử lý rác thải sinh hoạt, chất thải chăn nuôi, thuốc bảo vệ thực vật, tình trạng ô nhiễm môi trường tại các làng nghề, vấn đề cung cấp nước sạch cho người dân nông thôn,… Sáu là, đối với việc thực hiện Bộ tiêu chí nông thôn mới, cần chú trọng các tiêu chí về đời sống người dân, an ninh, an toàn xã hội, văn hoá, môi trường và sự vững mạnh của hệ thống chính trị. Thực hiện nghiêm túc việc xem xét, công nhận xã, huyện đạt chuẩn nông thôn mới, đảm bảo thực chất, khách quan. Đối với các xã, huyện đã đạt chuẩn nông thôn mới, cần tập trung rà soát, xây dựng tiêu chí nông thôn mới ở mức cao hơn, nâng cao chất lượng các tiêu chí để tiếp tục xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Quyết định số 691/QĐ-TTg. Bảy là, tiếp tục tăng cường và đa dạng hóa các nguồn vốn huy động để thực hiện Chương trình. Trong đó huy động vốn đầu tư của doanh nghiệp đối với các công trình có khả năng thu hồi vốn trực tiếp; tăng cường các hình thức hợp tác công tư và xã 132
- hội hóa để thu hút đầu tư vào bảo vệ và xử lý môi trường, giao thông nông thôn, hạ tầng thương mại, cung cấp nước sạch, dịch vụ văn hóa - thể thao, dịch vụ y tế; có giải pháp khắc phục, hạn chế vấn đề nợ đọng xây dựng cơ bản sai quy định trên địa bàn nông thôn, công khai các khoản đóng góp của dân theo nguyên tắc tự nguyện. Tám là, kiện toàn Ban Chỉ đạo các Chương trình mục tiêu quốc gia ở các cấp, trong đó Trưởng Ban Chỉ đạo là Bí thư cấp ủy hoặc Chủ tịch UBND cùng cấp. Kiện toàn và nâng cao năng lực bộ máy giúp việc Ban Chỉ đạo các cấp về Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, triển khai thực hiện Chương trình OCOP theo hướng chuyên trách, chuyên nghiệp. Bố trí đội ngũ cán bộ, công chức chuyên trách về xây dựng nông thôn mới phải giỏi về chuyên môn, có tâm huyết để đáp ứng yêu cầu công việc, nhưng đảm bảo nguyên tắc không làm tăng phát sinh biên chế của từng cấp, từng ngành. Chín là, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát trong xây dựng nông thôn mới; tiếp tục phát huy vai trò phản biện, giám sát của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội và cộng đồng dân cư đối với xây dựng nông thôn mới. Định kỳ, MTTQ các cấp tổ chức điều tra, đánh giá sự hài lòng của người dân đối với tiến độ và kết quả xây dựng nông thôn mới trên địa bàn. Tóm lại, xây dựng nông thôn mới là một cuộc cách mạng to lớn, lâu dài, thể hiện sự quan tâm sâu sắc của Đảng, Nhà nước đối với nông nghiệp, nông dân, nông thôn, tạo tiền đề vững chắc cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, đòi hỏi sự ủng hộ, vào cuộc tích cực của toàn xã hội. Vì vậy, cấp ủy, chính quyền, các tổ chức chính trị - xã hội các cấp cần tiếp tục tuyên truyền, vận động và tổ chức nhân dân hăng hái tham gia, nhất là phát huy tốt những điểm mạnh, khắc phục triệt để những tồn tại, hạn chế. Xây dột cuộc cách mạng to lớn, lâu dài, thể hiện sự quan tâm sâu sắc của Đảng, Nhà nước đối với nông nghiệp, nông dân, nông thôn, tạo tiền đề vững chắc cho sự ntiến tới đảm bảo công bằng xã hội. Do đó, xây dựng nông thôn mới nhất thiết phải có cái mới, phải có kết quả mới, hiệu quả mới. Đời sống mới của người dân nông thôn được nâng lên cả về vật chất và tinh thần. Trách nhiệm đó không chỉ thuộc về Đảng, nhà nước, các tổ chức đoàn thể mà còn là nghĩa vụ của mọi người dân Việt Nam, mọi tổ chức và cá nhân, trong đó người nông dân phải đóng vai trò là người tiên phong, chủ thể của công cuộc xây dựng nông thôn mới hiện tại và tương lai./. 133
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
CHƯƠNG TRÌNH Hành động của Chi bộ thực hiện chuyên đề: Tư tưởng tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về xây dựng Đảng ta thật sự trong sạch, vững mạnh “Là đạo đức, là văn minh”
5 p | 518 | 103
-
CHUYÊN ĐỀ 4: QUẢN LÝ TIẾN ĐỘ CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH
38 p | 301 | 82
-
Công tác quản lý văn bản
14 p | 248 | 56
-
Thuyết minh và hướng dẫn áp dụng định mức dự toán xây dựng công trình - Phần Xây dựng (bổ sung)
126 p | 187 | 27
-
Một số giải pháp xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam hiện nay
4 p | 199 | 24
-
Ebook Kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, góp phần xây dựng Đảng và Nhà nước ta ngày càng trong sạch, vững mạnh: Phần 1
208 p | 30 | 21
-
Công tác chỉ đạo xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu
4 p | 93 | 9
-
Công tác chỉ đạo xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu - Những vấn đề đặt ra và giải pháp thực hiện của tỉnh Quảng Ninh
5 p | 70 | 8
-
Đánh giá 10 xây dựng nông thôn mới và những tồn tại, thách thức tại tỉnh An Giang
6 p | 48 | 7
-
Công tác chỉ đạo xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu - Những vấn đề đặt ra và giải pháp thực hiện
3 p | 57 | 7
-
Đảng bộ Phú Yên với công tác củng cố, xây dựng chính quyền trong sạch, vững mạnh - TS. Nguyễn Thành Quang
5 p | 85 | 6
-
Về công tác chỉ đạo xây dựng xã nông thôn mới kiểu mẫu, những vấn đề đặt ra và giải pháp thực hiện trên địa bàn tỉnh Hà Nam trong thời gian tới
8 p | 98 | 5
-
Công tác quản lý, chỉ đạo tư pháp: Phần 2
171 p | 14 | 5
-
Báo cáo kết quả thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới năm 2017 và kế hoạch thực hiện năm 2018
34 p | 68 | 4
-
Bản tin Cải cách hành chính Bản tin nội bộ của văn phòng Ban chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ - Số 11/2019
39 p | 46 | 3
-
Bản tin Cải cách hành chính Bản tin nội bộ của văn phòng Ban chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ - Số 5/2019
46 p | 40 | 2
-
Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức tỉnh Hải Dương
4 p | 12 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn