VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM<br />
<br />
CÔNG TÁC KHOA HỌC CÔNG NGHỆ, CHUYỂN GIAO TIẾN BỘ KỸ THUẬT<br />
VÀ HỢP TÁC QUỐC TẾ CỦA VIỆN CÂY ĂN QUẢ MIỀN NAM<br />
GIAI ĐOẠN 2011 - 2013<br />
TS. Nguyễn Minh Châu<br />
Viện trưởng<br />
I. KẾT QUẢ NỔI BẬT CỦA HOẠT ĐỘNG<br />
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC<br />
<br />
nhãn, kiến trên cây thanh long, bệnh xì mủ trên<br />
cây sầu riêng và cam, quýt, bưởi,...<br />
<br />
1.1. Về chọn tạo giống cây ăn quả, rau và hoa<br />
<br />
Tiếp tục áp dụng quy trình quản lý tổng hợp<br />
bệnh chổi rồng trên nhãn ở các tỉnh có dịch bệnh<br />
(Tiền Giang, Vĩnh Long, Đồng Tháp, Sóc Trăng, Trà<br />
Vinh, Hậu Giang, Cần Thơ) với diện tích 36.000ha<br />
(Tiền Giang: 5.200ha; Vĩnh Long: 7.396ha; Đồng<br />
Tháp: 3.819ha; Bến Tre: 2.056ha,...).<br />
<br />
Trong giai đoạn 2011 - 2013, Viện đã có 07<br />
giống quả, rau, hoa được Bộ Nông nghiệp và<br />
PTNT công nhận cho sản xuất thử: Giống bưởi<br />
Đường lá cam ít hạt LĐ4, giống thanh long ruột<br />
tím hồng LĐ5, giống cam sành không hạt LĐ6,<br />
giống dưa leo F1 LĐ7, giống đậu bắp F1 LĐ8,<br />
giống hoa cúc LĐ9, giống hoa đồng tiền LĐ10;<br />
01 dòng xoài cát Hoà Lộc và 01 xoài cát Chu<br />
được Sở Nông nghiệp và PTNT Tiền Giang công<br />
nhận cây đầu dòng năm 2011; 02 tổ hợp gốc<br />
ghép chịu phèn: Cam mật (không hạt)/Cam mật;<br />
Quýt đường/Chanh tàu được Hội đồng KHCN<br />
của Cục Trồng trọt đánh giá công nhận tiến bộ kỹ<br />
thuật vào ngày 27/6/2013.<br />
1.2. Về nghiên cứu bảo vệ thực vật<br />
Viện đã nghiên cứu và tạo ra các chế<br />
phẩm: Chế phẩm SOFRI-Protein phòng trừ ruồi<br />
đục quả trên rau quả được bán rộng rãi để<br />
người dân áp dụng ở các tỉnh phía Nam từ Bình<br />
Thuận trở vào với sản lượng 4.000 lít/tháng;<br />
chế phẩm SOFRI-Trừ kiến trên cây thanh long<br />
đang được triển khai và sản xuất đại trà; chế<br />
phẩm SOFRI-Trichoderma, SOFRI-Streptomyces<br />
dùng để ủ hoai phân hữu cơ, phòng trừ các loại<br />
nấm gây hại rễ trong đất như Phytophthora,<br />
Fusarium, Pythium, Rhizoctonia, Sclerotium,...<br />
trên cây ăn quả, rau và hoa; chế phẩm BTEC<br />
dùng để phân giải lân và cố định đạm trong đất.<br />
Đã có nhiều tiến bộ kỹ thuật về phòng trừ<br />
sâu bệnh hại chính trên các loại cây ăn quả như:<br />
Ruồi đục quả; rầy chổng cánh; quy trình quản lý<br />
tổng hợp bệnh thối rễ trên cây có múi, sầu riêng,<br />
ổi, vú sữa, thanh long và mãng cầu xiêm; quy<br />
trình quản lý tổng hợp bệnh xì mủ và chết nhanh<br />
do nấm Phytophthora palmivora và P. citricola.<br />
trên cây sầu riêng tại Lâm Đồng; quy trình IPM<br />
phòng trừ bệnh vàng lá greening trên cây cam<br />
quýt; quy trình phòng trừ bệnh chổi rồng trên<br />
76<br />
<br />
1.3. Về nghiên cứu kỹ thuật canh tác<br />
Đã có nhiều biện pháp kỹ thuật nâng cao<br />
năng suất, chất lượng, an toàn rau quả như:<br />
Quy trình sản xuất thanh long, nhãn Tiêu da<br />
bò, chôm chôm Java, bưởi Da Xanh, măng cụt,<br />
dứa, sơ ri, cam sành, xoài cát Hòa Lộc, khoai<br />
lang, dưa hấu,... theo tiêu chuẩn VietGAP; quy<br />
trình sản xuất xoài, thanh long, chôm chôm và<br />
khoai lang theo GlobalGAP; quy trình thâm<br />
canh tổng hợp cây mít, xoài, chuối và mãng<br />
cầu ta trên vùng khó khăn về nước tưới ở miền<br />
Đông Nam Bộ; giảm hàm lượng nitrate lưu tồn<br />
trên khóm; sử dụng đèn Compact tiết kiệm điện<br />
thay bóng đèn để chong đèn cho trái nghịch vụ<br />
trên cây thanh long; biện pháp kỹ thuật an toàn<br />
trong xử lý ra hoa rải vụ trên nhiều loại cây<br />
trồng như xoài, sầu riêng, cam, quýt, bưởi,<br />
thanh long, nhãn, chôm chôm, biện pháp bao<br />
trái tăng chất lượng, mẫu mã và giảm thiệt hại<br />
do sâu bệnh trên nhiều chủng loại cây ăn quả<br />
(ổi, xoài, khế, v.v.),...<br />
1.4. Về công nghệ sau thu hoạch<br />
Chuẩn hóa biện pháp xử lý hơi nóng<br />
(Vapour Heat Treatment) sau thu hoạch trên<br />
thanh long, xoài, măng cụt ở nhiệt độ tâm 46,5oC<br />
trong 20 phút với tốc độ gió là 2m/giây để diệt<br />
trứng ruồi đục quả; kéo dài thời gian bảo quản<br />
thanh long từ 40 ngày lên được 60 ngày; chỉ số<br />
thu hoạch cho nhiều loại trái cây; các thông số kỹ<br />
thuật cho việc bảo quản trái thanh long, xoài,<br />
chôm chôm, măng cụt, khóm,...; quy trình chế<br />
biến tối thiểu (minimal processing) cho một vài<br />
loại trái khóm, bưởi, xoài, mít,...<br />
<br />
Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ nhất<br />
<br />
II. CÁC MÔ HÌNH SẢN XUẤT RAU QUẢ<br />
DO VIỆN TƯ VẤN, HƯỚNG DẪN ĐẠT<br />
CHỨNG NHẬN GLOBALGAP/VIỆTGAP:<br />
25 MÔ HÌNH<br />
<br />
5/Mô hình sản xuất nhãn Tiêu da bò (15,03ha,<br />
27 hộ nông dân tham gia) thuộc Tổ hợp tác Nhị<br />
Quí, xã Nhị Quí, huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang<br />
(năm 2011).<br />
<br />
Các mô hình GAP do Viện tư vấn đã góp<br />
phần giúp Việt Nam tăng kim ngạch xuất khẩu<br />
liên tục trong các năm qua.<br />
<br />
6/Mô hình sản xuất măng cụt (19,2ha, 32 hộ<br />
nông dân tham gia) thuộc THT Long Thới, xã<br />
Long Thới, huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre (năm<br />
2011).<br />
<br />
2.1. Mô hình đạt chứng nhận GlobalGAP: 7<br />
1/Mô hình sản xuất bưởi (6,7ha, 5 hộ nông<br />
dân tham gia) thuộc Tổ hợp tác Nông nghiệp,<br />
dịch vụ, Tân Triều, Đồng Nai (năm 2011).<br />
2/Mô hình sản xuất xoài bưởi (9,6ha, 4 hộ<br />
nông dân tham gia) thuộc Tổ hợp tác Nông<br />
nghiệp, dịch vụ, thương mại và du lịch Suối Lớn,<br />
Đồng Nai (năm 2011).<br />
3/Mô hình sản xuất chôm chôm (24ha) ở Trà<br />
Ôn, Vĩnh Long (năm 2012).<br />
4/Mô hình sản xuất xoài (21,4ha) ở Đồng<br />
Tháp (năm 2012).<br />
5/Mô hình sản xuất chôm chôm Java (17,6ha,<br />
31 hộ nông dân tham gia) thuộc Hợp tác xã chôm<br />
chôm Bình Hòa Phước - huyện Long Hồ, tỉnh<br />
Vĩnh Long (năm 2013).<br />
6/Mô hình sản xuất khoai lang Tím Nhật<br />
(15,6ha, 10 hộ nông dân tham gia) thuộc Hợp tác<br />
xã Nông nghiệp Dịch vụ Thành Đông - ấp Thành<br />
An, xã Thành Đông, huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh<br />
Long (năm 2013).<br />
7/Mô hình sản xuất thanh long (3 ha, 37 hộ<br />
nông dân tham gia) thuộc Hợp tác xã Dương<br />
Xuân tại xã Dương Xuân Hội, huyện Châu<br />
Thành, tỉnh Long An (năm 2013).<br />
2.2. Mô hình đạt chứng nhận VietGAP: 18<br />
1/Mô hình sản xuất bưởi Da xanh (6,1ha, 12<br />
hộ nông dân tham gia) thuộc Tổ Hợp tác Phú<br />
Thành, xã Qưới Sơn, huyện Châu Thành, tỉnh<br />
Bến Tre (năm 2011).<br />
2/Mô hình sản xuất nhãn Tiêu da bò (28,29ha,<br />
26 hộ nông dân tham gia) thuộc THT Nhãn Long<br />
Hòa, xã Long Hòa, huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre<br />
(năm 2011).<br />
3/Mô hình sản xuất dưa hấu (12,3ha, 21 hộ<br />
nông dân tham gia) thuộc THT Rau màu Trường<br />
Long Hòa, xã Trường Long Hòa, huyện Duyên<br />
Hải, tỉnh Trà Vinh (năm 2011).<br />
4/Mô hình sản xuất chôm chôm (16,6ha, 34<br />
hộ nông dân tham gia) thuộc THT Sản xuất chôm<br />
chôm Tân Phong, xã Tân Phong, huyện Cai Lậy,<br />
tỉnh Tiền Giang (năm 2011).<br />
<br />
7/Mô hình sản xuất bưởi Da xanh (8,67ha,<br />
18 hộ nông dân tham gia) thuộc THT Hòa Nghĩa,<br />
xã Hòa Nghĩa, huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre<br />
(năm 2011).<br />
8/Mô hình sản xuất chôm chôm (28,88ha, 23<br />
hộ nông dân) thuộc THT Trái cây Tiên Phú, xã<br />
Tiên Long, huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre<br />
(năm 2011).<br />
9/Mô hình sản xuất sơ ri (8,18ha, 26 hộ nông<br />
dân tham gia) thuộc xã Long Thuận, thị xã Gò<br />
Công, tỉnh Tiền Giang (năm 2011);.<br />
10/Mô hình sản xuất khoai lang (5,4ha, 10<br />
hộ nông dân tham gia) ở xã Trường Long Hòa,<br />
huyện Duyên Hải, Trà Vinh (năm 2011).<br />
11/Mô hình sản xuất thanh long (19,74ha, 21<br />
hộ nông dân tham gia) thuộc THT Sản xuất thanh<br />
long Chợ Gạo - xã Quơn Long, huyện Chợ Gạo,<br />
tỉnh Tiền Giang (năm 2012).<br />
12/Mô hình sản xuất nhãn Tiêu da bò (trang<br />
trại 3 ha) tại ấp Trang Hoàng, xã Bông Trang,<br />
huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu (năm<br />
2012).<br />
13/Mô hình sản xuất bưởi (3,57ha) thuộc<br />
THT xã Bạch Đằng, huyện Tân Uyên, tỉnh Bình<br />
Dương (năm 2012).<br />
14/Mô hình sản xuất cam sành (6,55ha, 7 hộ<br />
nông dân tham gia) thuộc Nhóm Sản xuất cam<br />
sành VietGAP Lợi Nhơn) tại ấp Lợi Nhơn, xã<br />
Mỹ Lợi A, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang (năm<br />
2012).<br />
15/Mô hình sản xuất xoài (5,73ha, 7 hộ nông<br />
dân tham gia) thuộc HTX Xoài Mỹ Xương tại ấp<br />
Mỹ Thạnh, xã Mỹ Xương, huyện Cao Lãnh, tỉnh<br />
Đồng Tháp (năm 2012).<br />
16/Mô hình sản xuất rau các loại (cải ngọt,<br />
cải xanh, cải thìa, cải dún, mồng tơi, bông cải,<br />
đậu bắp...) (6,08ha, 28 hộ nông dân tham gia)<br />
thuộc THT Sản xuất Rau an toàn Thuận Hòa) tại<br />
ấp Thuận Hòa, xã Long Thuận, thị xã Gò Công,<br />
Tiền Giang (năm 2012).<br />
17/Mô hình sản xuất nhãn Tiêu da bò ở xã<br />
Long Hoà, huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre được tái<br />
77<br />
<br />
VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM<br />
<br />
chứng nhận với quy mô mở rộng 30,26ha (năm<br />
2012).<br />
18/Mô hình sản xuất chôm chôm (trang trại<br />
3,8ha) tại xã Xuân Bảo, huyện Cẩm Mỹ, tỉnh<br />
Đồng Nai (năm 2012).<br />
III. SỞ HỮU TRÍ TUỆ - SÁNG TẠO KHOA<br />
HỌC KỸ THUẬT<br />
- Sản phẩm “Giống thanh long ruột đỏ Long<br />
Định” đạt Giải thưởng Bông Lúa Vàng Việt Nam<br />
lần thứ nhất, năm 2012 (theo Quyết định số<br />
2752/QĐ-BNN).<br />
- Chế phẩm “SOFRI-Trừ kiến” đã được Cục<br />
Sở hữu trí tuệ - Bộ Khoa học và Công nghệ cấp<br />
Giấy Chứng nhận đăng ký nhãn hiệu (theo Quyết<br />
định số 51588/QĐ-SHTT, ngày 14/9/2012).<br />
- Giống thanh long ruột tím hồng LĐ5 đã<br />
được Văn phòng Bảo hộ Giống cây trồng - Cục<br />
Trồng trọt - Bộ Nông nghiệp và PTNT cấp Giấy<br />
Chứng nhận bảo hộ giống cây trồng. Đang xúc<br />
tiến việc cho phép New Zealand sử dụng giống<br />
thanh long ruột tím hồng LĐ5.<br />
IV. CÔNG TÁC THÔNG TIN KH & CN<br />
* In ấn, xuất bản: 02 tuyển tập kết quả<br />
nghiên cứu khoa học năm 2010, 2011; cùng tham<br />
gia biên soạn 01 Sổ tay hướng dẫn phòng trừ<br />
nhện lông nhung truyền bệnh chổi rồng hại nhãn<br />
(đã được Cục Bảo vệ thực vật in ấn và phát<br />
hành); 01 Cẩm nang Kỹ thuật trồng và chăm sóc<br />
cây cam sành (1.000 bản).<br />
<br />
* Bài đăng trên Tạp chí - Hội nghị - Hội thảo:<br />
- 17 bài đăng trên Tạp chí Khoa học và Công<br />
nghệ Nông nghiệp Việt Nam số 6(36)/2012; đăng<br />
trên Tạp chí Nông nghiệp và PTNT: 01 bài số<br />
194 tháng 11/2012; 01 bài số tháng 6/2012; 02<br />
bài số tháng 11/2012; 01 bài số 216 - tháng<br />
9/2013.<br />
- 01 bài Hội nghị khoa học - Viện Nghiên cứu<br />
Rau Quả năm 2013; 02 bài trong “Kết quả các dự<br />
án nghiên cứu 2004 - 2010” của CARD, Úc.<br />
- 07 bài trên Báo Nông nghiệp Việt Nam, 01<br />
bài trên Tạp chí KHCN - Sở KH và CN Tiền<br />
Giang; 13 bài đăng trên Báo Ấp Bắc.<br />
- 06 bài trong “Kỷ niệm 10 năm thành lập<br />
Hội Sinh học phân tử”, 15 bài đăng ở Hội thảo<br />
Quốc gia Bệnh hại thực vật Việt Nam lần thứ 11;<br />
78<br />
<br />
04 bài Hội thảo chuyên đề thực trạng và một số<br />
mô hình PTNT công nghệ cao ở các tỉnh phía<br />
Nam;<br />
- Diễn đàn Khuyến nông @ Nông nghiệp:<br />
Chuyên đề: Phát triển thanh long ruột đỏ tại các<br />
tỉnh phía Bắc: 01 bài; lần 4 - chuyên đề: Phát<br />
triển cây có múi bền vững: 07 bài; lần 7 - chuyên<br />
đề: Ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao trong<br />
sản xuất rau hoa: 05 bài; lần 2 - chuyên đề: Sản<br />
xuất rau theo VietGAP: 03 bài.<br />
- 03 bài Hội nghị “Sản xuất rải vụ một số<br />
loại cây ăn trái chủ lực ở Nam Bộ”; 07 bài Hội<br />
nghị “Hiện trạng sản xuất và tiêu thụ cây ăn trái ở<br />
Nam Bộ và giải pháp phát triển các vùng cây ăn<br />
trái tập trung theo VietGAP” lần II ; 07 bài ở Hội<br />
thảo “Triển khai sản xuất cây ăn trái rải vụ vùng<br />
Nam Bộ” của Cục Trồng trọt; 01 bài ở Hội thảo<br />
“KH và CN phục vụ phát triển sản xuất nông<br />
nghiệp công nghệ cao tỉnh Lâm Đồng”; 01 bài ở<br />
Hội nghị “Tổng kết dự án Hỗ trợ xuất khẩu trái<br />
cây tại các tỉnh ĐBSCL - mô hình thí điểm tại<br />
Tiền Giang;<br />
- 01 bài Hội nghị “5th International<br />
symposium on Tropical and Subtropical fruits”,<br />
(Trung Quốc, 18 - 20/6/2012); 02 bài “Workshop<br />
on Value chain enhancements to improve market<br />
access for minor tropical fruits in the Philippines<br />
3-4 October 2012”; đồng tác giả của 04 bài giới<br />
thiệu trái cây trên Tạp chí Asiafruit (tháng<br />
3/201); 09 bài trên Working Report JIRCAS (số<br />
72); 18 bài trong “International Symposium on<br />
Superfruits: Myth or Truth?”- TFNet - Tp.HCM,<br />
01-03/7/2013.<br />
* Đĩa CD về tài liệu kỹ thuật:<br />
- 01 đĩa CD về quy trình quản lý bệnh thối rễ<br />
khô cành chết nhánh vú sữa; 01 đĩa CD quy trình<br />
quản lý bệnh thối rễ mãng cầu xiêm; 01 CD quy<br />
trình quản lý bệnh rám cành thanh long; 01 đĩa<br />
CD về IPM trên cây có múi.<br />
- 04 đĩa CD (dự án JICA) về: Kỹ thuật canh<br />
tác cây có múi, Kỹ thuật canh tác cây cam sành Tập 1: Tổng quát về kỹ thuật canh tác - Tập 2:<br />
Kỹ thuật trồng, tỉa cành, tạo tán và bón phân Tập 3: Nhận dạng dịch hại và biện pháp quản lý<br />
(1.800 bản).<br />
Tên trang Web: www.sofri.org.vn. Trang<br />
web www.benhviencay.vn đã được đưa lên mạng<br />
và đang cập nhật thông tin, đã link với trang<br />
www.sofri.org.vn , www.plantwise.org và<br />
itfnet.org<br />
<br />
Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ nhất<br />
<br />
V. KẾT QUẢ CÔNG TÁC ĐÀO TẠO NHÂN SỰ<br />
Giai đoạn 2011 - 2013 Viện đã đào tạo tạo<br />
được 03 tiến sỹ và 04 thạc sỹ. Đến năm 2013,<br />
Viện có 01 PGS.TS; 09 tiến sĩ; 29 thạc sĩ.<br />
Hiện nay, Viện có: 04 cán bộ đang học tiến<br />
sĩ ngành Di truyền học và Bảo vệ thực vật và 01<br />
cán bộ đang học thạc sĩ ngành Bảo vệ thực vật<br />
trong nước tại Đại học Cần Thơ và Đại học<br />
Khoa học Tự nhiên Tp. Hồ Chí Minh và 05 cán<br />
bộ đang học tiến sĩ ngành Nông nghiệp, Kinh tế<br />
Nông nghiệp, Di truyền và Chọn giống tại Ấn<br />
Độ, Hoa Kỳ và Úc và 02 cán bộ đang học thạc sĩ<br />
ngành Di truyền và Chọn giống tại Ấn Độ.<br />
Trong năm 2013, 02 cán bộ của Viện đi học thạc<br />
sĩ tại Ấn Độ.<br />
VI. KẾT QUẢ CHUYỂN GIAO TIẾN BỘ KỸ<br />
THUẬT GIAI ĐOẠN 2011 - 2013<br />
6.1. Tập huấn - Hội thảo - Hội thi<br />
Viện đã thực hiện 93 khóa tập huấn, chuyển<br />
giao các tiến bộ kỹ thuật cho 3.227 học viên là<br />
cán bộ kỹ thuật, khuyến nông viên, nông dân,..<br />
các tỉnh phía Nam về: Kỹ năng Bác sĩ cây trồng<br />
và Bệnh viện Cây trồng, quy trình sản xuất<br />
khóm, nhãn Tiêu da bò, bưởi Da Xanh, chôm<br />
chôm dưa hấu, khoai lang theo VietGAP; kỹ<br />
thuật trồng xoài, khóm, chôm chôm theo<br />
GobalGAP; sâu bệnh hại quan trọng trên cây có<br />
múi; kỹ thuật canh tác cây có múi và cây ổi;<br />
phương pháp sử dụng thuốc BVTV, sơ cấp cứu<br />
và an toàn lao động; kỹ thuật bình tuyển và nhân<br />
giống vô tính cây ăn quả; quản lý hệ thống tiêu<br />
chuẩn GlobalGAP; bảo vệ thực vật trên cây ăn<br />
quả; ruồi đục quả; quy trình thâm canh tổng hợp<br />
cây mãng cầu ta, cây xoài và cây chuối; sử dụng<br />
an toàn thuốc bảo vệ thực vật; quy trình quản lý<br />
tổng hợp bệnh chổi rồng trên nhãn; quy trình sản<br />
xuất nông nghiệp tốt trên chanh; quy trình quản<br />
lý tổng hợp bệnh thán thư thối quả và rám cành<br />
thanh long; bệnh thối rễ, khô cành và hiện tượng<br />
rễ tre trái vú sữa; bệnh thối rễ trên cây có múi;<br />
bệnh xì mủ trên thân sầu riêng; an toàn trong sản<br />
xuất nông sản trình độ cơ bản và trung cấp;<br />
hướng dẫn vẽ sơ đồ và nhật ký sản xuất; xây<br />
dựng cơ sở hạ tầng, phân bón và thuốc bảo vệ<br />
thực vật trong GAP,....<br />
- Phối hợp với Trung tâm Khuyến nông<br />
Quốc gia tổ chức nhiều Hội thảo Khuyến nông @<br />
về Cây ăn trái như: Phát triển cây xoài, thanh<br />
long, cây có múi bền vững, bệnh chổi rồng trên<br />
<br />
nhãn, sản xuất rau hoa theo hướng ứng dụng<br />
công nghệ cao, sử dụng vi sinh vật trong sản xuất<br />
nông nghiệp, sản xuất rau quả theo VietGAP, sản<br />
xuất khóm an toàn,.....<br />
- Viện phối hợp với các tỉnh/thành tổ chức<br />
11 Hội thi Trái ngon và an toàn thực phẩm tại<br />
TP. Hồ Chí Minh, Vĩnh Long, Bến Tre, Trà<br />
Vinh, Tiền Giang,....<br />
6.2. Các mô hình áp dụng các tiến bộ kỹ thuật<br />
Viện đã xây dựng nhiều loại mô hình khác<br />
nhau, có hiệu quả kinh tế, đã góp phần tăng xuất<br />
khẩu, mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho<br />
người nông dân. Theo đánh giá của địa phương<br />
thì các mô hình có khả năng nhân rộng rất cao vì<br />
các kỹ thuật chuyển giao phù hợp với điều kiện<br />
thực tiễn của địa phương. Các tiến bộ kỹ thuật<br />
được chuyển giao là rất cần thiết và kịp thời giúp<br />
địa phương cũng như người nông dân quản lý tốt<br />
vườn cây ăn quả,.... cụ thể như sau:<br />
- 25 mô hình sản xuất rau, quả được chứng<br />
nhận VietGAP/EurepGAP/GlobalGAP.<br />
- Mô hình mãng cầu ta (21ha trên 50 hộ<br />
dân), mô hình xoài (42ha trên 95 hộ dân), mô<br />
hình chuối (11ha trên 25 hộ dân) ở vùng thiếu<br />
nước tưới tỉnh Đồng Nai và Bà Rịa - Vũng Tàu.<br />
- Mô hình quản lý tổng hợp bệnh chổi rồng<br />
trên nhãn ở các tỉnh có dịch bệnh (Tiền Giang,<br />
Vĩnh Long, Đồng Tháp, Sóc Trăng, Trà Vinh,<br />
Hậu Giang, Cần Thơ) với diện tích 36.000 ha,...<br />
các mô hình triển khai đều có mật số nhện lông<br />
nhung thấp, tỷ lệ nhiễm bệnh chổi rồng thấp hơn<br />
so với đối chứng.<br />
- Mô hình Tổ hợp tác liên kết sản xuất nhãn<br />
Tiêu da bò theo VietGAP (62 hộ tham gia với<br />
diện tích 56,9ha).<br />
- Ứng dụng chế phẩm sinh học SOFRIPaecilomyces trên diện rộng trong phòng trừ<br />
tuyến trùng (cây có múi), rệp sáp (dứa) (quy mô<br />
20ha); chế phẩm SOFRI-Trichoderma và SOFRIStreptomyces trên diện rộng phòng trừ bệnh thối<br />
rễ cây ăn quả.....<br />
- Xây dựng 06 mô hình quản lý tổng hợp<br />
hiệu quả bệnh xì mủ thân và chết nhanh trên cây<br />
sầu riêng ở Đa Hoai, Bảo Lâm và Di Linh thuộc<br />
tỉnh Lâm Đồng.<br />
- Mô hình trong dự án JICA - SOFRI có kết<br />
quả tốt, đến nay đã có 134 mô hình cam sành<br />
trồng xen ổi phòng trừ bệnh vàng lá greening với<br />
diện tích 80,49ha ở 5 tỉnh Tiền Giang, Bến Tre,<br />
79<br />
<br />
VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM<br />
<br />
Trà Vinh, Vĩnh Long và Sóc Trăng. Hiện nay,<br />
tỉnh Sóc Trăng, Vĩnh Long đã có chủ trương<br />
nhân rộng mô hình này bằng ngân sách của tỉnh,<br />
các tỉnh khác đã xin kinh phí tập huấn mở rộng<br />
mô hình.<br />
<br />
sản xuất tiêu thụ nông sản của nông dân; hướng<br />
dẫn khắc phục các sự cố xảy ra trên vườn, cùng<br />
nhà vườn áp dụng và giải quyết vấn đề trên vườn<br />
cây; xây dựng mô hình trồng cây ổi không hạt,<br />
măng cụt và chôm chôm.<br />
<br />
6.3. Hoạt động của Bệnh viện Cây ăn quả<br />
ĐBSCL<br />
<br />
3/Tăng cường hệ thống khuyến nông để áp dụng hệ<br />
thống canh tác và kỹ thuật trồng trọt hiệu quả hơn<br />
cho nông dân nghèo ở đồng bằng sông Cửu Long JICA - Nhật Bản (2009 - 2014)<br />
<br />
Bệnh viện Cây ăn quả ĐBSCL thuộc Viện đã<br />
tư vấn tại chỗ cho 9.467 lượt nông dân và thực<br />
hiện được 53 chuyến bệnh viện lưu động từ các<br />
tỉnh ĐBSCL đến Lâm Đồng nhằm tư vấn cho bà<br />
con nông dân ở các tỉnh nói trên về các biện pháp<br />
phòng trừ sâu bệnh hại trên cây ăn quả, bệnh trên<br />
rau, hoa kiểng,.... Viện đã cùng với JICA xây<br />
dựng và đưa vào vận hành 07 Bệnh viện Cây<br />
trồng ở 05 tỉnh Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh,<br />
Vĩnh Long và Sóc Trăng.<br />
VII. KẾT QUẢ HỢP TÁC QUỐC TẾ GIAI<br />
ĐOẠN 2011 - 2013<br />
7.1. Đề tài/dự án Hợp tác Quốc tế về KH & CN<br />
Trong giai đoạn 2011 - 2013, Viện hợp tác<br />
với các Viện nghiên cứu và các tổ chức quốc tế<br />
như: ADB, Chinfon (Đài Loan - Trung Quốc),<br />
JICA (Nhật Bản), ACIAR, CARD (Úc), GPCCABI (Anh), New Zealand, AFACI - Hàn<br />
Quốc,... thực hiện 09 đề tài/dự án HTQT:<br />
1/Dự án Khoa học Công nghệ Nông nghiệp ADB (2007 - 2011)<br />
Kết quả đạt được: 12 cán bộ tham gia các<br />
khóa đào tạo trong nước về sử dụng thiết bị và<br />
quản lý nghiên cứu; có 04 đề tài thuộc Chương<br />
trình nghiên cứu hướng tới khách hàng và 03 mô<br />
hình nhân rộng kết quả đề tài nghiên cứu khoa<br />
học thuộc dự án ADB.<br />
<br />
Kết quả đạt được:<br />
- Mô hình trong dự án JICA - SOFRI có kết<br />
quả tốt, đến nay đã có 134 mô hình cam sành<br />
trồng xen ổi phòng trừ bệnh vàng lá greening<br />
với diện tích 80,49ha ở 5 tỉnh Tiền Giang, Bến<br />
Tre, Trà Vinh, Vĩnh Long và Sóc Trăng. Hiện<br />
nay, tỉnh Sóc Trăng, Vĩnh Long đã có chủ<br />
trương nhân rộng mô hình này bằng ngân sách<br />
của tỉnh, các tỉnh khác đã xin kinh phí tập huấn<br />
mở rộng mô hình.<br />
- Tập huấn hướng dẫn nông dân kỹ thuật<br />
trồng cây có múi, bệnh viện cây trồng trong<br />
vùng dự án đạt được những kiến thức và kỹ<br />
năng, kỹ thuật cần thiết trồng cây có múi; giúp<br />
cán bộ nông nghiệp liên quan trong vùng dự án<br />
được tăng cường năng lực hướng dẫn nông dân<br />
về hệ thống canh tác, kỹ thuật canh tác và bảo<br />
vệ thực vật trên cây có múi; thành lập được 07<br />
Bệnh xá Cây trồng ở các tỉnh: Bến Tre (1),<br />
Tiền Giang (1), Vĩnh Long (3), Trà Vinh (1) và<br />
Sóc Trăng (1); tổ chức 02 đợt đi học tập và trao<br />
đổi kinh nghiệm cho các Bác sỹ cây trồng tại<br />
Tiền Giang vào tháng 6; tổ chức 03 đợt học tập<br />
giữa nông dân các tỉnh trong vùng dự án; 02<br />
cán bộ của Viện tham gia khóa tập huấn về<br />
“Khuyến nông và kỹ thuật trồng cây có múi”<br />
tại Nhật.<br />
<br />
2/Phát triển nông thôn mới tại huyện Củ Chi, Tp.<br />
Hồ Chí Minh - Tập đoàn Chinfon Đài Loan<br />
(2007 - 2013)<br />
<br />
4/Phân tích chuỗi giá trị cho hệ thống nông<br />
nghiệp bền vững và có hiệu quả kinh tế ở vùng<br />
duyên hải Nam Trung Bộ - SMCN/2007/109/1 ACIAR, Úc (2009 - 2012)<br />
<br />
Kết quả đạt được: Đào tạo dài hạn cán bộ<br />
nông nghiệp chuyên ngành tại Đài Loan; tổ chức<br />
một số lớp tập huấn ngắn hạn tại Đài Loan; tổ<br />
chức một số chuyến tham quan học tập kinh<br />
nghiệm tại Đài Loan; xây dựng tại huyện Củ Chi,<br />
Tp. HCM một mô hình trình diễn cải tiến kỹ<br />
thuật canh tác nông nghiệp; tư vấn xây dựng mô<br />
hình tổ chức nông dân mới và xây dựng hệ thống<br />
<br />
Kết quả đạt được: Báo cáo phân tích cơ hội<br />
và một số vấn đề sản xuất và tiêu thụ xoài ở<br />
duyên hải Nam Trung Bộ; báo cáo thực trạng hệ<br />
thống sản xuất nông nghiệp của 3 tỉnh Bình Định,<br />
Phú Yên và Ninh Thuận; phân tích hiệu quả kinh<br />
tế sản xuất xoài của 3 tỉnh Bình Định, Phú Yên<br />
và Ninh Thuận; kết quả sơ bộ chuỗi giá trị xoài<br />
của 3 tỉnh Bình Định, Phú Yên và Ninh Thuận.<br />
<br />
80<br />
<br />