JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE<br />
Educational Sci., 2016, Vol. 61, No. 3, pp. 105-113<br />
This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn<br />
<br />
DOI: 10.18173/2354-1075.2016-0033<br />
<br />
CÔNG TÁC NGHIÊN CỨU VÀ HOẠT ĐỘNG GIẢNG DẠY, HỌC TẬP LÍ LUẬN<br />
CHÍNH TRỊ Ở CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC CAO ĐẲNG HIỆN NAY<br />
Nguyễn Hồng Quý<br />
Trường Đại học Kinh tế - Luật, Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh<br />
Tóm tắt. Công tác lí luận nói chung, công tác nghiên cứu, giảng dạy và đào tạo lí luận<br />
chính trị nói riêng đóng vai trò to lớn trong đời sống xã hội, góp phần vào quá trình ổn<br />
định xã hội, đồng thuận về tư tưởng, đấu tranh chống các quan điểm sai trái, bảo vệ chế<br />
độ, tham mưu, hiến kế cho Đảng và Nhà nước trong việc hoạch định đường lối phát triển<br />
đất nước. Đội ngũ làm công tác lí luận chính trị là những người tiên phong trong việc phổ<br />
biến thế giới quan khoa học và lí tưởng dân chủ, nhân văn, sáng tạo nên nhiều sản phẩm có<br />
giá trị được xã hội thừa nhận, đánh giá tích cực. Bài viết đề cập đến công tác nghiên cứu<br />
và hoạt động giảng dạy học tập các môn lí luận chính trị ở các trường đại học và cao đẳng<br />
hiện nay, đồng thời đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao công tác này.<br />
Từ khóa: Chủ nghĩa Mác – Lênin; Đổi mới ; Đội ngũ giảng viên; Giảng viên; Lí luận chính<br />
trị; Tư tưởng Hồ Chí Minh.<br />
<br />
1.<br />
<br />
Mở đầu<br />
<br />
Lí luận chính trị ở nước ta hiện nay được hiểu là hệ thống những nguyên lí cơ bản của chủ<br />
nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam,<br />
chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước, cùng với những tinh hoa tư tưởng chính trị của<br />
dân tộc và nhân loại. Lí luận chính trị là sản phẩm của hoạt động nghiên cứu về lí luận và thực<br />
tiễn chính trị của giai cấp trong công cuộc đấu tranh giành, giữ và xây dựng chính quyền nhà nước,<br />
nó phản ánh tính quy luật của các quan hệ kinh tế - chính trị - xã hội, thể hiện lợi ích và thái độ<br />
của giai cấp công nhân và nhân dân lao động đối với việc xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội<br />
chủ nghĩa, là công cụ quan trọng cho việc bảo vệ và xây dựng tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.<br />
Chính vì vậy, việc nghiên cứu, giảng dạy và học tập các môn lí luận chính trị trong các trường đại<br />
học và cao đẳng ở nước ta hiện nay là một thể thống nhất, không thể tách rời.<br />
<br />
2.<br />
<br />
Nội dung nghiên cứu<br />
<br />
Giáo dục đại học nằm trong hệ thống nền giáo dục quốc dân, có “vị trí đặc biệt” và “tính<br />
đặc thù riêng” của nó. Sở dĩ nói là vị trí đặc biệt bởi đại học là đỉnh tháp của hệ thống cấp bậc đào<br />
tạo, với sứ mệnh là đào tạo chuyên gia, cung cấp cho xã hội nguồn nhân lực chất lượng cao. Tính<br />
đặc thù riêng của giáo dục đại học là giảng dạy, học tập ở bậc đại học gắn liền với việc nghiên cứu<br />
khoa học. Giảng viên đại học chỉ đúng nghĩa nếu họ đứng trên bục giảng với tư cách “nhà khoa<br />
Ngày nhận bài: 10/10/2015. Ngày nhận đăng: 10/2/2016.<br />
Liên hệ: Nguyễn Hồng Quý, e-mail: hongquyvnuhcm@gmail.com<br />
<br />
105<br />
<br />
Nguyễn Hồng Quý<br />
<br />
học” nếu họ tiến hành hoạt động dạy học như công việc nghiên cứu khoa học thực sự, đồng nhất<br />
và thống nhất. Môi trường giáo dục đại học phải là môi trường của tư tưởng học thuật, văn hóa,<br />
phản ánh và thể hiện đươc tinh hoa trí tuệ của đất nước, của quốc gia dân tộc. Việt Nam đang ngày<br />
càng hội nhập sâu rộng vào đời sống quốc tế, trong đó có cả hội nhập về khoa học - công nghệ giáo dục đào tạo. . . bởi đây là những lĩnh vực then chốt, được coi là nền tảng để thúc đẩy kinh tế<br />
phát phát triển đã được không chỉ Việt Nam mà nhiều quốc gia trên thế giới hiện nay coi là quốc<br />
sách quan trọng hàng đầu. Giáo dục đại học (gồm cả sau đại học) phải nỗ lực vượt bậc, tiến kịp<br />
mặt bằng chung của khu vực, quốc tế và thế giới, xứng đáng là diện mạo trí tuệ, tinh thần của dân<br />
tộc có truyền thống văn hóa và văn hiến ngàn năm.<br />
Trong những năm vừa qua, dưới ánh sáng của lí luận Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh<br />
và đường lối chính sách đúng đắn của Đảng, nhân dân ta đã làm nên những thành tựu to lớn có<br />
ý nghĩa lịch sử. Tuy nhiên, hiện nay “nước ta vẫn đang đứng trước nhiều thách thức to lớn, đan<br />
xen nhau, tác động tổng hợp và diễn biến phức tạp. Nguy cơ tụt hậu xa hơn về kinh tế với nhiều<br />
nước trong khu vực và thế giới vẫn tồn tại. Tình trạng suy thoái về chính trị, tư tưởng, đạo đức lối<br />
sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, tệ quan liêu tham nhũng, lãng phí còn nghiêm<br />
trọng. Những biểu hiện xa rời mục tiêu xã hội chủ nghĩa, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” có diễn<br />
biến phức tạp. Các thế lực thù địch tiếp tục thực hiện âm mưu “diễn biến hòa bình”, gây bạo loạn<br />
lật đổ, sử dụng các chiêu bài “dân chủ”, “nhân quyền” hòng làm thay đổi chế độ chính trị ở nước<br />
ta” [1; 29].<br />
Tình trạng trên có nhiều nguyên nhân, song một trong những nguyên nhân quan trọng là:<br />
“công tác nghiên cứu lí luận, tổng kết thực tiễn chưa làm sáng tỏ được một số vấn đề về đảng cầm<br />
quyền, về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Tính chiến lược, tính<br />
thuyết phục, hiệu quả của công tác tư tưởng còn hạn chế, thiếu sắc bén trong đấu tranh chống âm<br />
mưu, thủ đoạn “diễn biến hòa bình”. . . cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức<br />
Hồ Chí Minh” chưa thực sự đi vào chiều sâu ở một số nơi còn mang tính hình thức, hiệu quả chưa<br />
cao. . . ” [2; 172-173].<br />
Trong khi khẳng định những kết quả tích cực của công tác lí luận trong những năm đổi mới<br />
vừa qua, Nghị quyết 37-NQ/TW của Bộ Chính trị về công tác lí luận đã chỉ rõ “công tác lí luận<br />
còn những hạn chế, khuyết điểm. Nhìn chung, lí luận còn lạc hậu, tính dự báo thấp, kết quả nghiên<br />
cứu lí luận chưa đáp ứng tốt yêu cầu của thực tiễn. Nghiên cứu về tình hình thế giới, khu vực và<br />
vấn đề thời đại chưa sâu sắc, toàn diện. Kết quả nghiên cứu về chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng<br />
Hồ Chí Minh còn dàn trải, tính hệ thống chưa cao, chưa gắn kết chặt chẽ với những vấn đề thực<br />
tiễn đang đặt ra. . . đội ngũ cán bộ lí luận đông, nhưng không mạnh. . . công tác tuyên truyền, giáo<br />
dục, bồi dưỡng lí luận chính trị còn hạn chế về chất lượng, trùng lắp về nội dung, chương trình<br />
giáo trình; chậm đổi mới về phương pháp. . . ” [3; 2].<br />
Như vậy, thực tiễn đổi mới và hội nhập quốc tế đang đặt ra những vấn đề cấp bách, đòi<br />
hỏi công tác lí luận (nhất là hoạt động nghiên cứu, giảng dạy và học tập lí luận chính trị) trong<br />
các trường đại học, cao đẳng hiện nay phải có bước chuyển mình để đáp ứng thực tiễn. Kết luận<br />
94-KL/TW của Ban Bí thư về tiếp tục đổi mới việc học tập lí luận chính trị trong hệ thống giáo<br />
dục quốc dân đã nhấn mạnh: “Đổi mới việc học tập lí luận chính trị trong hệ thống giáo dục quốc<br />
dân nhằm tạo bước tiến mới, có kết quả, chất lượng cao hơn, góp phần làm cho chủ nghĩa Mác<br />
– Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối, quan điểm của Đảng giữ vai trò chủ đạo trong đời<br />
sống xã hội” [4; 1]. Muốn vậy, trước hết phải “xây dựng cho được đội ngũ giáo viên lí luận chính<br />
trị tâm huyết, yêu nghề, tuyệt đối trung thành, có niềm tin, có kiến thức mới gắn với thực tiễn. Đây<br />
là nhân tố quyết định sự thành công của việc tiếp tục đổi mới học tập lí luận chính trị trong nhà<br />
trường” [5; 2].<br />
<br />
106<br />
<br />
Công tác nghiên cứu và hoạt động giảng dạy, học tập lí luận chính trị ở các trường đại học...<br />
<br />
Lịch sử phát triển của khoa học và thực tiễn cách mạng đã xác định tính quy luật của quá<br />
trình lí luận tác động đến thực tiễn để hiện thực hóa lí luận: Lí luận phải phản ánh đúng quy luật<br />
phát triển khách quan của xã hội và nhu cầu, lợi ích của quần chúng; Lí luận phải được thâm nhập<br />
vào quần chúng để trở thành tư tưởng, tình cảm, niềm tin, ý chí cải tạo hiện thực của quần chúng;<br />
Lí luận phải thể hiện mình trong mục đích, nội dung, chương trình, kế hoạch và phương pháp hoạt<br />
động của quần chúng; Tổ chức hoạt động thực tiễn của quần chúng để thực hiện hóa lí luận [6,<br />
tr.289] . Tương ứng với 4 tính quy luật của quá trình tác động nói trên, công tác lí luận chính trị ở<br />
các trường đại học, cao đẳng bao gồm 3 hình thức hoạt động cơ bản: Hoạt động nghiên cứu lí luận<br />
chính trị; Hoạt động giảng dạy lí luận chính trị; Hoạt động giáo dục chính trị tư tưởng.<br />
<br />
2.1.<br />
<br />
Hoạt động nghiên cứu lí luận chính trị<br />
<br />
Hiện nay, chủ nghĩa tư bản vẫn tiếp tục tồn tại và có những bước phát triển mới nhờ quá<br />
trình “tự điều chỉnh” trong quá trình vận động và phát triển. Trong khi đó, chủ nghĩa xã hội vẫn<br />
chưa ra khỏi cuộc khủng hoảng; toàn cầu hóa vừa mang yếu tố tích cực, vừa mang yếu tố tiêu cực<br />
đang tác động mạnh mẽ đến mọi lĩnh vực của đời sống xã hội trên phạm vi toàn cầu; cuộc cách<br />
mạng khoa học công nghệ đang phát triển như vũ bão làm cho tri thức khoa học trở thành lực lượng<br />
sản xuất trực tiếp và trở thành động lực của kinh tế tri thức; công cuộc đổi mới và hội nhập quốc tế<br />
ở nước ta đã và đang đạt được những thành tựu to lớn. . . Tuy nhiên, nước ta vẫn đang đứng trước<br />
nhiều nguy cơ và thách thức lớn, trong đó “nguy cơ tụt hậu xa hơn về kinh tế so với các nước trong<br />
khu vực và thế giới vẫn tồn tại. Tình trạng suy thoái về chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống của<br />
một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên gắn với tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí là nghiêm<br />
trọng. Các thế lực thù địch vẫn tiếp tục thực hiện âm mưu diễn biến hòa bình” [7, tr.184-185]<br />
Trong bối cảnh nói trên, cần phải đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu lí luận chính trị ở các<br />
trường đại học, cao đẳng nhằm tìm ra những bước đi mới, những hình thức mới cho phù hợp với<br />
xu thế hội nhập phát triển của đất nước, đảm bảo theo đúng định hướng xã hội chủ nghĩa. Để phù<br />
hợp với tình hình mới hiện nay, hoạt động nghiên cứu lí luận chính trị ở các trường đại học, cao<br />
đẳng cần tập trung vào những vấn đề sau:<br />
Một là, nghiên cứu và đúc kết những giá trị cơ bản, bền vững của chủ nghĩa Mác – Lênin,<br />
tư tưởng Hồ Chí Minh.<br />
Giá trị cơ bản, bền vững của chủ nghĩa Mác - Lênin chính là ở sự chân thực về khoa học,<br />
tính cách mạng của nó với mục đích giải phóng người lao động, giải phóng xã hội khỏi mọi áp<br />
bức, bóc lột, mọi sự tha hóa, thực hiện một xã hội công bằng, nhân văn và nhân đạo. Bất chấp<br />
thăng trầm của lịch sử, từ khi ra đời đến nay, chủ nghĩa Mác - Lênin luôn luôn tỏ rõ sức sống mãnh<br />
liệt của mình; với “linh hồn sống” là phép biện chứng duy vật, với “hòn đá tảng kinh tế” là học<br />
thuyết giá trị thặng dư, với những phát kiến vĩ đại duy vật về lịch sử mà nội dung cơ bản là lí thuyết<br />
hình thái kinh tế - xã hội, vai trò lịch sử của giai cấp công nhân... Một nguyên lí này hay một quan<br />
điểm nào đó,. . . của chủ nghĩa Mác - Lênin có thể bị thực tiễn vượt qua, nhưng về tổng thể, với tư<br />
cách là học thuyết cách mạng và khoa học thì nó không mất đi, mà ngược lại, nó còn sống mãi với<br />
thời gian.<br />
Đặc biệt, khi nền kinh tế thế giới lâm vào suy thoái nặng nề, không ít nhà xã hội học, nhà<br />
tư tưởng, trong đó có cả những học giả tư sản và đại diện của giới tư sản, đã trở lại với chủ nghĩa<br />
Mác - Lênin, mà thực chất là trở lại với những nguyên lí căn bản trong quản lí kinh tế - xã hội của<br />
học thuyết về chủ nghĩa xã hội. Điều đó càng chứng tỏ, chủ nghĩa Mác - Lênin cho đến nay vẫn là<br />
đỉnh cao của trí tuệ loài người. Cho dù có phải bổ sung, phát triển, hoàn thiện (đây là điều tất yếu)<br />
thì những nội dung cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin trong điều kiện hiện nay vẫn giữ nguyên giá<br />
trị. Chủ nghĩa Mác - Lênin vẫn là vũ khí lí luận sắc bén của giai cấp công nhân và nhân dân lao<br />
động bị áp bức trên toàn thế giới trong cuộc đấu tranh để tự giải phóng mình. Việc các thế lực thù<br />
107<br />
<br />
Nguyễn Hồng Quý<br />
<br />
địch càng ra sức bài bác chủ nghĩa Mác - Lênin thì càng chứng tỏ tính đúng đắn, tính khoa học và<br />
tính cách mạng của chủ nghĩa Mác - Lênin.<br />
Từ khi ra đời cho đến nay, nhờ nắm vững và vận dụng sáng tạo bản chất khoa học và cách<br />
mạng của chủ nghĩa Mác - Lênin, Đảng ta đã dẫn dắt cách mạng Việt Nam đi từ thắng lợi này<br />
đến thắng lợi khác. Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng (năm 1991) đã thông qua<br />
Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội, trong đó khẳng định:<br />
Đảng lấy chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho<br />
hành động. . . . Và qua các kì đại hội, Đảng ta vẫn nhấn mạnh: Đảng và nhân dân ta quyết tâm xây<br />
dựng đất nước Việt Nam theo con đường xã hội chủ nghĩa, trên nền tảng chủ nghĩa Mác - Lênin,<br />
tư tưởng Hồ Chí Minh. Đây là những kết luận rút ra từ kết quả tổng kết sâu sắc thực tiễn lịch sử<br />
của Đảng và cách mạng Việt Nam, trong suốt quá trình cách mạng từ khi thành lập Đảng đến nay.<br />
Đó là quyết định có tầm lịch sử quan trọng, thể hiện bước tiến trong tư duy lí luận của Đảng ta.<br />
Đương nhiên, nói kiên định chủ nghĩa Mác - Lênin không có nghĩa là rập khuôn, giáo điều,<br />
áp dụng một cách máy móc mà phải vận dụng linh hoạt, sáng tạo vào điều kiện cụ thể; Kiên định<br />
chủ nghĩa Mác - Lênin là kiên định những nguyên tắc lí luận và phương pháp luận của chủ nghĩa<br />
Mác - Lênin, nắm vững bản chất khoa học và cách mạng của học thuyết; đồng thời phải biết vận<br />
dụng và phát triển sáng tạo nó. Chính C.Mác và Ph.Ăngghen đã từng tuyên bố: Học thuyết của các<br />
ông không phải là học thuyết nhất thành bất biến mà là học thuyết về sự phát triển, học thuyết của<br />
sự phát triển. Và, V.I.Lênin cũng đã từng nhắc nhở: “Chúng ta không hề coi lí luận của Mác như<br />
là một cái gì đã xong xuôi hẳn và bất khả xâm phạm; trái lại, chúng ta tin rằng, lí luận đó chỉ đặt<br />
nền móng cho môn khoa học mà những người xã hội chủ nghĩa cần phải phát triển hơn nữa về mọi<br />
mặt, nếu như họ không muốn trở thành lạc hậu đối với cuộc sống”.<br />
Hai là, nghiên cứu về chủ nghĩa tư bản hiện đại và chủ nghĩa xã hội hiện thực, đồng thời<br />
nghiên cứu làm sáng tỏ mô hình, đặc trưng của chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã<br />
hội của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.<br />
Đứng trước những thay đổi của chủ nghĩa tư bản, nhiều người cho rằng xã hội tư bản hiện<br />
nay không còn giống xã hội tư bản thế kỉ XIX và đầu thế kỉ XX như C. Mác – Ph.Ăngghen và<br />
V.I.Lênin mô tả nữa. Người ta tuyên bố học thuyết giá trị thặng dư của C. Mác đã cáo chung và<br />
rằng, chủ nghĩa tư bản đã phát triển lên một bước mới và không còn là nó nữa.<br />
Một điều nữa chúng ta cũng cần lưu ý là chúng ta chưa đánh giá hết khả năng co giãn của<br />
cơ cấu kinh tế tư bản chủ nghĩa, cũng như tính linh hoạt của chủ nghĩa tư bản. Chủ nghĩa tư bản<br />
hiện đại đã đi rất xa trong quá trình toàn cầu hoá sản xuất xã hội và nhất thể hoá kinh tế. Sự điều<br />
tiết của tư bản tư nhân đối với các quá trình kinh tế quyện chặt với sự điều tiết của nhà nước tư<br />
sản thông qua công cụ luật pháp - hành chính - kinh tế - xã hội hết sức đa dạng. Vì vậy, khi đánh<br />
giá chủ nghĩa tư bản hiện đại, cần cân nhắc cả hai mặt. Một mặt, đúng là những khuyết tật của nó,<br />
những mâu thuẫn của nó, những cặn bã của nó, vẫn chưa mất đi. Nhưng mặt khác, năng lực phát<br />
triển và tự cải tạo của nó, khả năng thích ứng của nó với điều kiện mới, rõ ràng không nhỏ.<br />
Nghiên cứu chủ nghĩa xã hội hiện thực với quá trình ra đời, tồn tại, phát triển và khủng<br />
hoảng, suy thoái cũng như sự xuất hiện mới những mô hình xã hội xã hội chủ nghĩa trên thế giới<br />
hiện nay đòi hỏi phải xem xét, đánh giá về tính chất của thời đại ngày nay. Triển vọng của chủ<br />
nghĩa xã hội được biểu hiện là khả năng phục hồi của chế độ xã hội chủ nghĩa trên thế giới sau<br />
thời kì khủng hoảng, suy thoái. . . Cơ sở khoa học của các dự báo về chủ nghĩa xã hội bắt đầu từ<br />
bản chất ưu việt, tiến bộ của chủ nghĩa xã hội so với chủ nghĩa xã tư bản. Sự tồn tại của chủ nghĩa<br />
tư bản là một thực tế nhưng bản thân của chủ nghĩa tư bản hiện đại cũng đang khủng hoảng. Mặt<br />
khác, các trào lưu, xu hướng mới của chủ nghĩa xã hội thế giới đã và đang chứng minh sức sống<br />
của chủ nghĩa xã hội trong điều kiện mới.<br />
<br />
108<br />
<br />
Công tác nghiên cứu và hoạt động giảng dạy, học tập lí luận chính trị ở các trường đại học...<br />
<br />
Chủ nghĩa xã hội hiện thực phải được nhìn nhận trong tính đa dạng, phong phú, sinh động<br />
của thực tiễn mà quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin đã từng chỉ dẫn. Ngày nay quan niệm đúng<br />
đắn phù hợp về chủ nghĩa xã hội phải là sự kết hợp những nguyên lí của chủ nghĩa Mác - Lênin<br />
với những giá trị tư tưởng, văn hóa truyền thống vốn có của từng quốc gia dân tộc đặt trong bối<br />
cảnh của xã hội đương đại. Sự khôi phục phát triển đa dạng của mô hình xã hội xã hội chủ nghĩa<br />
phụ thuộc rất lớn vào sự vận dụng đúng đắn, sáng tạo lí luận Mác - Lênin về chủ nghĩa xã hội và<br />
về xây dựng chủ nghĩa xã hội của đảng cộng sản, của đảng công nhân, đảng cánh tả trên thế giới<br />
trong điều kiện hiện nay. Nghiên cứu, đánh giá về chủ nghĩa xã hội hiện thực và về những mô hình<br />
xã hội xã hội chủ nghĩa trên thế giới hiện nay là vấn đề lớn. Nó đòi hỏi vừa phải có nhãn quan khoa<br />
học, tầm nhìn thực tiễn sâu rộng.<br />
Ba là, nghiên cứu một cách có hệ thống đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam.<br />
Trong đó, đặc biệt chú trọng đường lối đổi mới và hội nhập quốc tế; đẩy mạnh công nghiệp hóa –<br />
hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức; phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội<br />
chủ nghĩa; xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa; xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm<br />
đà bản sắc dân tộc.<br />
Bốn là, nghiên cứu về con người Việt Nam, hệ thống giá trị truyền thống dân tộc để “chăm<br />
lo xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện, trọng tâm là bồi dưỡng tinh thần yêu nước,<br />
lòng tự hào dân tộc, đạo đức, lối sống và nhân cách. Tạo bước chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức,<br />
ý thức tôn trọng pháp luật, mọi người Việt Nam đều hiểu biết sâu sắc, tự hào, tôn vinh lịch sử, văn<br />
hóa dân tộc” [8, tr.4].<br />
Năm là, nghiên cứu đổi mới chương trình, nội dung, hình thức và phương pháp giảng dạy,<br />
học tập lí luận chính trị ở các trường đại học, cao đẳng phù hợp với đối tượng học tập và đáp ứng<br />
yêu cầu, nhiệm vụ của cách mạng trong điều kiện mới. Đồng thời nghiên cứu đổi mới phương thức<br />
trong cuộc đấu tranh về tư tưởng, lí luận chính trị hiện nay để bảo vệ chủ nghĩa Mác – Lênin, tư<br />
tưởng Hồ Chí Minh, Cương lĩnh, đường lối, chính sách của Đảng và chống “diễn biến hòa bình”,<br />
“tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”. Để công tác nghiên cứu lí luận chính trị có hiệu quả, các trường<br />
đại học, cao đẳng cần phải có kế hoạch, có lộ trình cụ thể để xây dựng chương trình nghiên cứu lí<br />
luận chính trị với các đề tài khoa học cụ thể và bố trí nguồn kinh phí tương ứng.<br />
<br />
2.2.<br />
<br />
Hoạt động giảng dạy và học tập lí luận chính trị<br />
<br />
Giảng dạy và học tập lí luận chính trị ở các trường đại học, cao đẳng là hoạt động đưa tri<br />
thức lí luận chính trị “thâm nhập vào quần chúng”, góp phần hình thành tư tưởng, niềm tin, ý chí<br />
cách mạng của quần chúng để chuyển hóa lí luận thành lực lượng vật chất cải tạo hiện thực. Do đó,<br />
đội ngũ giảng viên giảng dạy lí luận chính trị là những người tiên phong trong việc phổ biến thế<br />
giới quan khoa học và lí tưởng dân chủ, nhân văn, sáng tạo nên nhiều sản phẩm có giá trị, được xã<br />
hội thừa nhận, được đánh giá tích cực.<br />
Bên cạnh những thành quả đáng khích lệ, chúng ta phải thừa nhận một cách thẳng thắn rằng<br />
công tác giảng dạy học tập lí luận chính trị còn nhiều bất cập, chất lượng dạy và học các môn lí<br />
luận chính trị hiện nay ở các trường đại học, cao đẳng đang có dấu hiệu suy giảm, công tác định<br />
hướng, tổ chức, quản lí chưa đáp ứng tốt những đòi hỏi của sự nghiệp đổi mới chất lượng và mục<br />
tiêu giáo dục, chưa tạo được sự kết nối giữa người dạy và người học, giữa những nội dung trong<br />
sách với thực tiễn cuộc sống. Những mâu thuẫn và bất cập trong chương trình, giáo trình, chất<br />
lượng đội ngũ giảng viên dạy các môn lí luận chính trị. . . ngày càng trở nên gay gắt.<br />
Hiểu một cách tổng thể, trong bối cảnh hiện nay, tri thức lí luận chính trị cần được giảng<br />
dạy và học tập ở các trường đại học, cao đẳng bao gồm: Chủ nghĩa Mác – Lênin; Tư tưởng Hồ Chí<br />
Minh; Cương lĩnh, đường lối chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước; Giá trị truyền thống<br />
dân tộc và tinh hoa văn hóa nhân loại.<br />
109<br />
<br />