Nguyễn Thu Huyền và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
120(06): 147 – 152<br />
<br />
CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN Y TẾ<br />
TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TRUNG ƢƠNG THÁI NGUYÊN<br />
Nguyễn Thu Huyền*, Nguyễn Thị Nhâm Tuất<br />
Trường Đại học Khoa học - ĐH Thái Nguyên<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Bài báo đã đƣa ra công tác quản lý chất thải rắn y tế tại bệnh viện Đa khoa Trung ƣơng Thái<br />
Nguyên, đặc biệt là việc quản lý chất thải rắn y tế nguy hại. Trên cơ sở đó, đề xuất một số giải<br />
pháp mang tính nguyên tắc nhằm khắc phục những tồn tại của bệnh viện trong việc quản lý chất<br />
thải rắn y tế. Nghiêm ngặt thực hiện phân loại tại nơi phát sinh, thu gom, vận chuyển, lƣu giữ và<br />
xử lý chất thải rắn y tế theo Quy chế quản lý chất thải y tế - Quyết định số 43/2007/QĐ-BYT. Đề<br />
xuất áp dụng công nghệ khử khuẩn bằng thiết bị vi sóng trong điều kiện áp suất thƣờng nhằm giảm<br />
thiểu lƣợng chất thải lây nhiễm phải thiêu hủy đem lại lợi ích kinh tế và góp phần bảo vệ môi<br />
trƣờng cho bệnh viện.<br />
Từ khóa: Chất thải rắn y tế nguy hại, chất thải y tế phóng xạ, nhiễm khuẩn, khử khuẩn, môi trường<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ*<br />
<br />
NỘI DUNG, PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
<br />
Hiện nay, sự phát triển của các cơ sở y tế đã<br />
và đang góp phần làm tăng hiệu quả trong<br />
việc chăm sóc, bảo vệ sức khỏe của nhân dân.<br />
Đây là những tín hiệu đáng mừng song nếu<br />
nhìn từ góc độ môi trƣờng thì sự phát triển<br />
của các cơ sở y tế lại đang tồn tại nhiều lo<br />
ngại đó là vấn đề quản lý chất thải y tế<br />
(CTYT). Những ảnh hƣởng từ CTYT nói<br />
chung và chất thải rắn y tế (CTRYT) nói<br />
riêng đến con ngƣời và môi trƣờng là rất khó<br />
lƣờng trƣớc.<br />
<br />
Nội dung nghiên cứu<br />
- Nghiên cứu hiện trạng CTRYT tại bệnh viện<br />
Đa khoa Trung ƣơng Thái Nguyên (thành<br />
phần, số lƣợng phát sinh).<br />
<br />
Đƣợc thành lập từ năm 1951, Bệnh viện Đa<br />
khoa Trung ƣơng Thái Nguyên là bệnh viện<br />
hạng I trực thuộc Bộ Y Tế, có nhiệm vụ khám<br />
chữa bệnh và bảo vệ sức khoẻ cho nhân dân<br />
các dân tộc khu vực miền núi phía Đông Bắc.<br />
Bệnh viện đóng trên địa bàn trung tâm tỉnh<br />
Thái Nguyên, là trung tâm đào tạo cán bộ y tế<br />
cho các tỉnh miền núi phía Bắc, là cơ sở thực<br />
hành chính của các trƣờng Y dƣợc trong tỉnh.<br />
Nhận thức đƣợc mức độ nguy hiểm từ các<br />
CTYT, Bệnh viện không thể không quan tâm<br />
đến vấn đề này. Chính vì vậy, đề tài nghiên<br />
cứu “Công tác quản lý CTRYT tại bệnh viện<br />
Đa khoa Trung ương Thái Nguyên” tạo cơ<br />
sở cho những đề xuất để cải thiện điều kiện<br />
vệ sinh môi trƣờng bệnh viện.<br />
*<br />
<br />
Tel: 0914 569251, Email: huyennt.dhkh@gmail.com<br />
<br />
- Tìm hiểu công tác quản lý CTRYT, đặc biệt<br />
là các CTRYT nguy hại tại bệnh viện Đa<br />
khoa Trung ƣơng Thái Nguyên (phân loại,<br />
vận chuyển, lƣu giữ và xử lý chất thải).<br />
- Đề xuất một số giải pháp trong quản lý<br />
CTRYT tại bệnh viện.<br />
Phƣơng pháp nghiên cứu<br />
- Phƣơng pháp thu thập, tổng hợp tài liệu<br />
- Phƣơng pháp khảo sát thực địa<br />
- Phƣơng pháp phỏng vấn<br />
- Phƣơng pháp thống kê toán học<br />
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU<br />
Thực trạng quản lý CTRYT tại bệnh viện<br />
Hệ thống quản lý CTRYT<br />
Hệ thống kiểm soát nhiễm khuẩn (KSNK) nói<br />
chung và hệ thống quản lý CTRYT (đặc biệt<br />
là quản lý CTRYT nguy hại) của bệnh viện<br />
nói riêng đƣợc thiết lập tạo cơ sở cho việc<br />
quản lý các chất thải rắn của bệnh viện (đƣợc<br />
thể hiện ở hình 1).<br />
Nguồn phát sinh CTRYT<br />
CTR của bệnh viện gồm: CTRYT nguy hại,<br />
CTR sinh hoạt, CTR tái chế.<br />
147<br />
<br />
Nguyễn Thu Huyền và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
Các CTRYT nguy hại của bệnh viện phát sinh<br />
trong các hoạt động khám và điều trị cho<br />
ngƣời bệnh nhƣ: bơm kim tiêm, bông băng…<br />
Tuy nhiên, có những loại chất thải nguy hại<br />
mang đặc thù của khoa. CTRYT thông<br />
thƣờng và chất thải tái chế phát sinh trong các<br />
hoạt động chuyên môn, sinh hoạt và từ nhiều<br />
nguồn khác nhau. Tỷ lệ CTRYT đƣợc thể<br />
hiện qua bảng 1.<br />
Bảng 1: Tỷ lệ các chất thải rắn trong bệnh viện<br />
T<br />
T<br />
<br />
Chất thải<br />
<br />
1<br />
<br />
CTR thông<br />
thƣờng<br />
CTRYT<br />
nguy hại<br />
Chất thải tái<br />
chế<br />
Tổng<br />
<br />
2<br />
3<br />
<br />
Công ty Cổ<br />
phần môi<br />
trƣờng &<br />
Công trình<br />
đô thị Thái<br />
Nguyên<br />
<br />
Khối<br />
lƣợng<br />
(Kg/tháng)<br />
<br />
Tỷ lệ (%)<br />
<br />
95.300<br />
<br />
95,20<br />
<br />
3.750<br />
<br />
3,75<br />
<br />
1.050<br />
<br />
1,05<br />
<br />
100.100<br />
<br />
100<br />
<br />
Bệnh viện<br />
Đa khoa<br />
Trung<br />
ƣơng Thái<br />
Nguyên<br />
<br />
Công ty<br />
kỹ thuật<br />
làm sach<br />
& thƣơng<br />
mại quốc<br />
tế (ICT)<br />
<br />
Công<br />
nhân thu<br />
gom –<br />
vận<br />
chuyển và<br />
xử lý<br />
<br />
Khoa<br />
KSNK<br />
<br />
Các khoa,<br />
phòng<br />
<br />
Nhân<br />
viên<br />
giám<br />
sát<br />
<br />
Nhân<br />
viên y<br />
tế… các<br />
khoa,<br />
phòng<br />
<br />
Tổ thu<br />
gom,<br />
vận<br />
chuyển<br />
<br />
Công nhân<br />
(Thu gom,<br />
vận<br />
chuyển)<br />
<br />
chất thải<br />
Hình 1. Sơ đồ hệ thống quản lý CTRYT tại Bệnh<br />
viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên<br />
<br />
148<br />
<br />
Quản lý CTRYT nguy hại<br />
CTRYT nguy hại là một phần trong toàn bộ<br />
lƣợng CTR của bệnh viện. Thành phần và số<br />
lƣợng CTRYT nguy hại đƣợc thể hiện ở bảng<br />
2 Công tác phân loại, thu gom, lƣu giữ và xử<br />
lý CTRYT đƣợc thực hiện nghiêm túc, đúng<br />
quy định và có sự kiểm tra thƣờng xuyên.<br />
Phân loại, thu gom tại các khoa, phòng<br />
- Đối với chất thải lây nhiễm thuộc các dạng:<br />
+ Chất thải sắc nhọn nhƣ kim tiêm, mảnh thuỷ<br />
tinh vỡ đƣợc cho vào chai nhựa có dung dịch<br />
khử khuẩn Presept 1% hoặc Cloramin B 2%.<br />
+ Các chất thải nhƣ bông băng, gạc, các bệnh<br />
phẩm, bơm tiêm (đã bỏ kim)… đƣợc cho vào<br />
túi màu vàng.<br />
- Đối với các chất hoá học nguy hại, chất<br />
phóng xạ:<br />
+ Các chất thải rắn có liên quan đến phóng xạ<br />
sẽ đƣợc nhân viên tại Khoa cho vào túi màu<br />
đen rồi mang ra bể chứa chất thải phóng xạ.<br />
+ Các vỏ chai, lọ thuốc chứa các chất độc hoá<br />
học tại các khoa nhƣ Khoa U bƣớu, Khoa<br />
Tâm thần… cũng sẽ đƣợc nhân viên thu gom<br />
vào túi màu đen…<br />
Thu gom, vận chuyển<br />
<br />
Hội đồng<br />
KSNK<br />
bệnh viện<br />
<br />
Tổ thu<br />
gom, vận<br />
chuyển<br />
<br />
120(06): 147 – 152<br />
<br />
Các chất thải sau khi đƣợc phân loại, thu gom<br />
sẽ đƣợc để trong các thùng đặt ở đầu các khoa,<br />
phòng. Các thùng màu vàng từ 120 – 140 lít, có<br />
ghi “THÙNG BỎ RÁC Y TẾ” và biểu tƣợng.<br />
Thùng màu đen 140 lít, bên ngoài có ghi<br />
“THÙNG ĐỰNG RÁC NGUY HẠI” đặt chủ<br />
yếu tại khoa U bƣớu, khoa Y học hạt nhân. Các<br />
thùng đựng chất thải sẽ đƣợc công nhân thu<br />
gom của Công ty ICT vận chuyển về nhà để rác<br />
của bệnh viện. Thời gian thực hiện 2 lần/ngày;<br />
buổi sáng từ 10h00 – 10h30 và buổi chiều từ<br />
15h30 – 16h00.<br />
Lưu giữ<br />
Do khối lƣợng chất thải có tính phóng xạ<br />
không nhiều nên đƣợc lƣu giữ 3 tháng tại bể<br />
chứa chất thải phóng xạ sau đó mang đi xử lý<br />
nhƣ chất thải nguy hại khác (trong đó có chất<br />
hoá học nguy hại).<br />
<br />
Nguyễn Thu Huyền và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
120(06): 147 – 152<br />
<br />
Bảng 2: Thành phần và số lượng CTRYT nguy hại của bệnh viện<br />
trung bình trong 6 tháng đầu năm 2013 (kg/tháng)<br />
TT<br />
Chất thải<br />
1<br />
Chất thải sắc nhọn<br />
2<br />
Chất thải nguy cơ lây nhiễm<br />
3<br />
Chất thải giải phẫu<br />
4<br />
Dƣợc phẩm kém chất lƣợng<br />
5<br />
Các sản phẩm gây độc tế bào<br />
6<br />
Pin<br />
7<br />
Bóng đèn huỳnh quang<br />
Tổng khối lƣợng<br />
<br />
Đơn vị<br />
Kg<br />
Kg<br />
Kg<br />
Kg<br />
Kg<br />
Đôi<br />
Chiếc<br />
Kg<br />
<br />
Bệnh viện xây dựng nhà để rác từ năm 1990 để<br />
chứa CTR thông thƣờng và CTRYT nguy hại.<br />
Hàng ngày, công nhân Công ty ICT vận chuyển<br />
các chất thải đến nhà để rác. Chất thải đƣợc lƣu<br />
giữ tại đây cho đến cuối ngày sẽ đƣợc công<br />
nhân Công ty CPMT & CT đô thị Thái Nguyên<br />
đến bao gói và mang đi xử lý.<br />
- Xử lý ban đầu: CTR đƣợc xử lý ban đầu<br />
ngay tại các khoa, phòng. Đối với chất thải<br />
nhƣ: lam kính vỡ, ống lấy mẫu bệnh phẩm…<br />
đƣợc hấp ƣớt ở 310C trong 15 phút.<br />
Các CTR có liên quan đến phóng xạ sẽ đƣợc<br />
thu gom vào túi đen ngay tại khoa.<br />
Các chai nhựa đựng dịch truyền và dây truyền<br />
có dính máu đƣợc ngâm trong dung dịch<br />
Javen 10% ít nhất 30 phút<br />
- Xử lý, tiêu hủy: Lƣợng CTRYT nguy hại sẽ<br />
đƣợc Công ty CPMT & CT đô thị Thái<br />
Nguyên vận chuyển từ nhà để rác bệnh viện<br />
đi xử lý tại bãi rác Đá Mài của tỉnh.<br />
Quản lý chất thải thông thường và chất thải<br />
tái chế<br />
Đối với chất thải rắn thông thƣờng trong bệnh<br />
viện bao gồm chất thải rắn từ sinh hoạt của bệnh<br />
nhân, ngƣời nhà, nhân viên của bệnh viện; chất<br />
thải ngoại cảnh… sẽ đƣợc phân loại và thu gom<br />
riêng biệt với CTRYT nguy hại.<br />
Từ năm 2010 bệnh viện chỉ đạo khoa Dƣợc<br />
và khoa KSNK cùng kết hợp thực hiện thu<br />
hồi các chai nhựa đựng dịch truyền, chai lọ<br />
thủy tinh không chứa các thành phần nguy<br />
hại; giấy báo; bìa, thùng catton… với khối<br />
lƣợng khoảng 500kg/tháng. Các chất thải này<br />
đƣợc các khoa mang lên khoa KSNK và phải<br />
kí xác nhận số lƣợng trả.<br />
<br />
Số lƣợng<br />
28,7<br />
3.691,9<br />
28,1<br />
0,3<br />
1<br />
20<br />
50<br />
3.750<br />
<br />
Nguồn<br />
Các khoa<br />
Các khoa<br />
Khoa giải phẫu bệnh, khoa vi sinh<br />
Khoa Dƣợc<br />
Các khoa<br />
Các khoa<br />
Các khoa<br />
<br />
Những tồn tại trong quản lý CTRYT tại<br />
bệnh viện<br />
Bệnh viện đã thực hiện khá đầy đủ các quy<br />
định về quản lý CTRYT theo quy chế, đặc<br />
biệt là CTRYT nguy hại. Tuy nhiên, còn tồn<br />
tại một số hạn chế sau:<br />
- Các khoa, phòng hầu hết đều có bảng hƣớng<br />
dẫn cách phân loại, thu gom chất thải rắn.<br />
Tuy nhiên, bảng này thƣờng đặt ở phòng hành<br />
chính của các khoa hoặc lƣu trong cặp tài<br />
liệu. [2]<br />
- Bệnh viện có nhà lƣu giữ CTRYT nguy hại<br />
và CTR sinh hoạt chung. Chất thải rắn còn<br />
đựng đầy trong các túi ni long và thùng chứa<br />
đầy trƣớc khi vận chuyển. [2]<br />
- Bệnh viện chƣa quan tâm trang bị cho các<br />
khoa hộp đựng chất thải sắc nhọn theo quy<br />
định. Hiện tại, hộp đựng chất thải sắc nhọn<br />
đƣợc thống nhất làm bằng Inox và có dãn<br />
nhãn. [2]<br />
- CTRYT đƣợc phân loại tƣơng đối tốt từ các<br />
khoa. Những vẫn có hiện tƣợng ngƣời nhà<br />
bệnh nhân trong quá trình chăm sóc đã tự<br />
tháo bông, băng để vào thùng chứa chất thải<br />
rắn sinh hoạt.<br />
Các tồn tại nói trên xuất phát từ nguyên nhân do<br />
thiếu phƣơng tiện thu gom, vận chuyển chất thải<br />
và kiến thức phân loại cũng nhƣ ý thức của<br />
những ngƣời thực hiện.<br />
Một số giải pháp quản lý CTRYT<br />
Để có thể quản lý tốt CTRYT hệ thống quản<br />
lý CTRYT tại Bệnh viện Đa khoa Trung ƣơng<br />
Thái Nguyên cần đƣợc thực hiện nghiêm ngặt<br />
theo quy trình tại hình 2.<br />
149<br />
<br />
Nguyễn Thu Huyền và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
CTRYT bệnh viện đƣợc phân loại tại khoa<br />
thành ba loại CTR không nguy hại, CTRYT<br />
nguy hại và CTR tái chế. Sau đó, CTR không<br />
nguy hại đƣợc đựng trong túi màu xanh đem<br />
đi chôn lấp. CTR nguy hại đựng trong túi màu<br />
vàng mang đi thiêu đốt và tro cũng đƣợc chôn<br />
lấp. Còn CTR tái chế đƣợc thu gom và bán<br />
cho các cơ sở.<br />
Với việc thiết lập hệ thống trên sẽ góp phần<br />
vạch rõ hƣớng quản lý CTRYT của bệnh<br />
viện. Hiện nay, công tác quản lý CTRYT của<br />
bệnh viện vẫn tồn tại một số hạn chế, khó<br />
khăn. Vì vậy hoạt động của hệ thống quản lý<br />
đƣa ra sẽ góp phần mang lại hiệu quả sau:<br />
Giữ gìn vệ sinh môi trƣờng bệnh viện, nâng<br />
cao chất lƣợng chăm sóc bệnh nhân, góp phần<br />
giảm thiểu những rủi ro trong nghề nghiệp;<br />
Hệ thống đi vào hoạt động tạo ra những<br />
hƣớng rõ ràng và tạo cơ sở trong việc quản lý<br />
triệt để và an toàn lƣợng CRTYT của bệnh<br />
viện; Giảm chi phí trong quản lý CRTYT<br />
thông qua việc bán tái chế và giảm thiểu rác<br />
phát sinh từ đó giảm lƣợng rác đem thiêu hủy.<br />
Đây là mô hình phù hợp để các bệnh viện<br />
khác trong tỉnh nói chung và trên địa bàn<br />
thành phố Thái Nguyên nói riêng thực hiện,<br />
góp phần giữ gìn vệ sinh môi trƣờng và cải<br />
thiện sức khỏe ngƣời dân trong tỉnh.<br />
Hiện nay, Bệnh viện Đa khoa Trung ƣơng<br />
Thái Nguyên đang xử lý chất thải rắn y tế<br />
theo phƣơng pháp thiêu đốt bằng lò đốt Hoval<br />
MZ4. Bộ Khoa học và Công nghệ cũng đã<br />
ban hành các tiêu chuẩn có liên quan đến lò<br />
đốt nhƣ: TCVN 6560 - 2005: "Khí thải lò đốt<br />
chất thải rắn y tế - Giới hạn cho phép và một<br />
số tiêu chuẩn khác về các phƣơng pháp xác<br />
định các chất ô nhiễm trong khí thải, thay thế<br />
cho các tiêu chuẩn ban hành năm 2004". Tuy<br />
vậy, việc kiểm soát khí thải lò đốt và nhiệt độ<br />
buồng đốt còn gặp nhiều khó khăn do có một<br />
số chỉ tiêu hiện nay nhƣ đo nồng độ dioxin<br />
phải gửi mẫu ra nƣớc ngoài với chi phí rất cao<br />
(khoảng 2 nghìn USD/mẫu xét nghiệm<br />
dioxin). Lò đốt chất thải y tế cũng phát sinh ra<br />
dioxin và thủy ngân.<br />
150<br />
<br />
120(06): 147 – 152<br />
<br />
Nguồn phát sinh CTRYT<br />
<br />
Phân loại tại chỗ<br />
(khoa, phòng…)<br />
<br />
CTR không<br />
nguy hại<br />
(túi màu xanh)<br />
<br />
Thu gom<br />
(hộ lý, công<br />
nhân)<br />
<br />
CTRYT nguy<br />
hại<br />
(túi màu vàng)<br />
<br />
Thu gom<br />
(hộ lý,<br />
công nhân )<br />
Thiêu huỷ<br />
(lò đốt)<br />
<br />
Bãi rác<br />
Đá Mài<br />
<br />
Tro đốt<br />
<br />
CTRYT<br />
tái chế<br />
<br />
Thu gom<br />
(hộ lý, công<br />
nhân)<br />
<br />
Xử lý sơ bộ,<br />
khử khuẩn<br />
<br />
Tái chế, tái<br />
sử dụng<br />
<br />
Hình 2. Hệ thống quản lý CTRYT tại Bệnh viện<br />
Đa khoa Trung ương Thái Nguyên<br />
<br />
Việc áp dụng các công nghệ thay thế cho<br />
công nghệ đốt là rất cần thiết, phù hợp với xu<br />
hƣớng chung của thế giới, thực hiện các cam<br />
kết giảm phát thải các chất ô nhiễm hữu cơ<br />
khó phân hủy để bảo vệ môi trƣờng và sức<br />
khỏe con ngƣời.<br />
Hiện nay, Bệnh viện Đa khoa Trung ƣơng<br />
Thái Nguyên đang tiến hành dự án xử lý<br />
CTRYT nguy hại bằng công nghệ khử<br />
khuẩn sẽ mang lại nhiều lợi ích về kinh tế,<br />
môi trƣờng và quản lý vì chi phí đầu tƣ và<br />
vận hành rẻ hơn phƣơng pháp thiêu đốt. Công<br />
nghệ khử khuẩn không phát sinh khí thải độc<br />
hại (đặc biệt là dioxin và furan), không phát<br />
sinh tro xỉ độc hại chứa kim loại nặng và chất<br />
thải sau khi khử khuẩn đƣợc chôn lấp nhƣ<br />
chất thải thông thƣờng. Bệnh viện có thể kiểm<br />
soát chất lƣợng khử khuẩn vì có khoa vi sinh<br />
sẽ thuận tiện và khả thi hơn so với việc kiểm<br />
soát khí thải lò đốt chất thải rắn y tế.<br />
Công nghệ không đốt sẽ tiêu diệt vi khuẩn<br />
mầm bệnh trong chất thải y tế lây nhiễm.<br />
<br />
Nguyễn Thu Huyền và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
Chất thải lây nhiễm + khử/tiệt khuẩn = chất<br />
thải không còn khả năng lây nhiễm<br />
Công nghệ không đốt hiện nay có nhiều loại:<br />
Công nghệ hóa học, công nghệ vi sinh, công<br />
nghệ nhiệt khô và công nghệ nhiệt ẩm (công<br />
nghệ hấp ƣớt, công nghệ vi sóng kết hợp hơi<br />
nƣớc bão hòa ở áp suất thƣờng, công nghệ vi<br />
sóng kết hợp hơi nƣớc bão hòa ở áp suất cao).<br />
Từ năm 2010, tại Việt Nam có khoảng 18 hệ<br />
thống xử lý chất thải y tế bằng công nghệ<br />
không đốt đƣợc đầu tƣ và vận hành. Trong<br />
đó, chỉ có 2 hệ thống đƣợc đầu tƣ công nghệ<br />
hấp ƣớt nhƣng đến nay vẫn hoạt động cầm<br />
chừng. Còn lại 16 hệ thống đều dùng công<br />
nghệ vi sóng và đã chứng minh đƣợc hiệu quả<br />
nhất định.<br />
Loại thiết bị công nghệ vi sóng kết hợp hơi<br />
nƣớc bão hòa áp suất cao không có loại công<br />
suất phù hợp với bệnh viện đa khoa TW Thái<br />
Nguyên. Công suất loại này chỉ ở mức tối đa<br />
20 kg/giờ vận hành. Nhƣ vậy, để xử lý hết<br />
lƣợng chất thải y tế của bệnh viện thì 1 thiết<br />
bị phải vận hành 10 giờ (tƣơng lai có thể là 13<br />
giờ). Sẽ cần 2 thiết bị loại này (vận hành 5 – 6<br />
giờ mỗi ngày) để vận hành hợp lý. Tuy nhiên,<br />
rất khó do mức đầu tƣ rất lớn.<br />
Công nghệ áp suất ở điều kiện áp suất thƣờng<br />
có nhiều lựa chọn hơn về công suất xử lý (10<br />
– 35 kg/mẻ) và đƣợc sử dụng ở nhiều nƣớc<br />
trên thế giới nhƣ Mỹ, Canada, một số nƣớc<br />
châu Âu và châu Á khác. Chi phí đầu tƣ thiết<br />
bị công nghệ khử khuẩn bằng vi sóng áp suất<br />
thƣờng thấp hơn loại áp suất cao. Chính vì<br />
vậy, Bệnh viện Đa khoa Trung ƣơng Thái<br />
Nguyên đã lựa chọn trang bị hệ thống xử lý<br />
CTRYT lây nhiễm bằng công nghệ vi sóng áp<br />
suất thƣờng.<br />
Bên cạnh đó bệnh viện cần thực hiện một số<br />
giải pháp sau:<br />
- Trang bị đầy đủ phƣơng tiện, trang thiết bị<br />
phục vụ công tác quản lý CRTYT.<br />
- Tiến hành thƣờng xuyên công tác kiểm tra,<br />
giám sát từ khâu phân loại, thu gom đến xử lý<br />
CTRYT, đặc biệt là các CTRYT nguy hại.<br />
<br />
120(06): 147 – 152<br />
<br />
- Xây dựng kế hoạch tập huấn, nâng cao nhận<br />
thức về ý nghĩa của việc quản lý CTRYT cho<br />
toàn thể nhân viên y tế, nhân viên vệ sinh, sinh<br />
viên… Đặc biệt, cần tuân thủ chặt chẽ các quy<br />
định trong Quyết định 43/2007/QĐBYT về<br />
quy chế Quản lý chất thải y tế.<br />
- Có kế hoạch điều chỉnh số lƣợng túi, loại túi,<br />
kích cỡ túi và thùng cho phù hợp với lƣợng chất<br />
thải phát sinh ở các khoa khác nhau.<br />
- Quản lý chặt chẽ các nguồn phóng xạ, hóa<br />
chất, dƣợc phẩm không để phát tán ra môi<br />
trƣờng bên ngoài.<br />
KẾT LUẬN<br />
Công tác quản lý CTRYT tại Bệnh viện Đa<br />
khoa Trung ƣơng Thái Nguyên đƣợc thực<br />
hiện khá tốt về phân loại và xử lý các chất<br />
thải rắn, đặc biệt là CTRYT nguy hại. Tuy<br />
nhiên, trong quá trình quản lý vẫn còn có<br />
những sai sót mang tính chủ quan (ý thức của<br />
những ngƣời trực tiếp thực hiện việc phân<br />
loại, thu gom…) và cả tính khách quan (công<br />
nghệ xử lý CRTYT, sự thiếu hiểu biết của<br />
những ngƣời không liên quan trực tiếp nhƣ:<br />
bệnh nhân, ngƣời chăm sóc…).<br />
Để có đƣợc kết quả tốt cần phải kể đến sự<br />
quan tâm của Ban lãnh đạo bệnh viện, các<br />
Công ty liên quan cũng nhƣ việc tuân thủ các<br />
quy định, quy chế của toàn bộ nhân viên y tế,<br />
công nhân vệ sinh….<br />
Hiện nay, Bệnh viên đã lựa chọn trang bị hệ<br />
thống xử lý CTRYT lây nhiễm bằng công<br />
nghệ vi sóng áp suất thƣờng.<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
1. Bộ Y tế, Quyết định 43/2007/QĐBYT – Quy<br />
chế quản lý chất thải y tế ngày 30/11/2007<br />
2. Bộ Y tế, Báo cáo kết quả quan trắc và môi<br />
trường bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái<br />
Nguyên, 2012<br />
3. Bộ Y tế, (2013) Báo cáo kinh tế kỹ thuật nhiệm vụ<br />
bảo vệ môi trường, Dự án hỗ trợ trang bị hệ thống<br />
xử lý chất thải rắn y tế lây nhiễm bằng công nghệ<br />
không đốt tại đa khoa trung ương Thái Nguyên.<br />
4. Bộ Y tế, (2013) Hướng dẫn công nghệ không<br />
đốt xử lý chất thải rắn y tế, Dự án hỗ trợ xử lý<br />
chất thải bệnh viện.<br />
<br />
151<br />
<br />