Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản<br />
<br />
Số 1/2015<br />
<br />
KEÁT QUAÛ NGHIEÂN CÖÙU ÑAØO TAÏO SAU ÑAÏI HOÏC<br />
<br />
CÔNG TÁC QUẢN LÝ THUẾ ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP<br />
KHAI THÁC KHOÁNG SẢN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KHÁNH HÒA<br />
TAX MANAGEMENT FOR MINERAL MINING ENTERPRISES<br />
IN KHANH HOA PROVINCE<br />
Bùi Thị Hồng Viễn1, Nguyễn Thị Hiển2, Mai Diễm Lan Hương3<br />
Ngày nhận bài: 31/7/2014; Ngày phản biện thông qua: 12/8/2014; Ngày duyệt đăng: 10/2/2015<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Mục đích của nghiên cứu này là phân tích thực trạng công tác quản lý thuế đối với các doanh nghiệp khai thác<br />
khoáng sản trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa, phát hiện ra những bất cập và nguyên nhân của chúng. Từ đó đó đưa ra một<br />
số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý thuế đối với các doanh nghiệp khai thác khoáng sản, góp phần bảo vệ môi<br />
trường, ổn định kinh tế xã hội và tăng nguồn thu ngân sách cho tỉnh nhà.<br />
Từ khóa: doanh nghiệp khai thác khoáng sản, thuế, hiệu quả quản lý<br />
<br />
ABSTRACT<br />
The purpose of this study was to analyze the current status, advantages, limitations and the causes of weaknesses<br />
in management of tax on mineral mining enterprises in Khanh Hoa province. A number of solutions was proposed in<br />
order to improve the effectiveness and efficiency in management of tax on mineral mining enterprises that contribute to<br />
environmental protection, socio-economic stability and increase revenues for the province’s budget.<br />
Keywords: mineral mining enterprises, tax, tax management efficiency<br />
I. ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Trong thời gian qua, các chính sách và cơ chế<br />
quản lý tài nguyên và môi trường nói chung ở Việt<br />
Nam đã có những đổi mới, hoàn thiện và đem lại<br />
những kết quả tích cực, đáng ghi nhận. Tuy vậy,<br />
cũng còn những vấn đề cần được tiếp tục đổi mới,<br />
hoàn thiện cả về tư duy, cách tiếp cận và hoạch định<br />
chính sách, cơ chế quản lý.<br />
Khánh Hòa là một tỉnh duyên hải miền Trung,<br />
với thế mạnh kinh tế là du lịch và dịch vụ. Tuy nhiên,<br />
không vì thế mà hoạt động khai thác khoáng sản ở<br />
địa bàn này không phát triển. Trái lại, trong những<br />
năm gần đây, tình trạng khai thác khoáng sản bừa<br />
bãi, thậm chí trái phép đã và đang diễn ra thường<br />
xuyên tại đây. Tình trạng này đã gây ra những ảnh<br />
hưởng nghiêm trọng đến tình hình kinh tế xã hội,<br />
ô nhiễm môi trường, gây thất thu thuế cho ngân<br />
sách… Vì thế, cần thiết phải có những giải pháp<br />
đồng bộ trong công tác quản lý khai thác khoáng sản,<br />
<br />
từng bước đưa hoạt động khai khoáng về đúng quỹ<br />
đạo phát triển.<br />
Quản lý thuế đối với các doanh nghiệp nhằm<br />
tạo nguồn thu ổn định cho ngân sách Nhà nước.<br />
Tỉnh Khánh Hòa hiện tại có 181 doanh nghiệp khai<br />
thác khoáng sản, trong đó chỉ có 27 doanh nghiệp<br />
phát sinh thuế tài nguyên (TN) và phí bảo vệ môi<br />
trường (BVMT). Trong thời gian qua, Cục thuế tỉnh<br />
Khánh Hòa cũng đã thanh kiểm tra một số doanh<br />
nghiệp khai khoáng, phát hiện một số trường hợp<br />
trốn thuế và truy thu thuế cho ngân sách tỉnh nhà.<br />
Chính vì vậy, để đánh giá đúng thực trạng công<br />
tác quản lý thuế, đồng thời đề ra phương hướng,<br />
giải pháp cụ thể phục vụ thiết thực, hiệu quả cho<br />
công tác quản lý thuế đối với doanh nghiệp khai<br />
thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa, việc<br />
nghiên cứu nội dung: “Công tác quản lý thuế đối với<br />
các doanh nghiệp khai thác khoáng sản trên địa bàn<br />
tỉnh Khánh Hòa” là cần thiết.<br />
<br />
Bùi Thị Hồng Viễn: Cao học Quản trị kinh doanh 2010 - Trường Đại học Nha Trang<br />
TS. Nguyễn Thị Hiển: Trường Đại học Nha Trang<br />
3<br />
ThS. Mai Diễm Lan Hương: Khoa Kế toán Tài chính - Trường Đại học Nha Trang<br />
1<br />
2<br />
<br />
214 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG<br />
<br />
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản<br />
<br />
Số 1/2015<br />
<br />
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu<br />
Đối tượng nghiên cứu: Công tác quản lý thuế<br />
đối với các doanh nghiệp khai thác khoáng sản trên<br />
địa bàn tỉnh Khánh Hòa.<br />
Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu thực trạng<br />
công tác quản lý thuế đối với các doanh nghiệp khai<br />
thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa giai<br />
đoạn từ năm 2008-2011 và đưa ra các giải pháp<br />
nhằm hoàn thiện công tác quản lý thuế đối với các<br />
doanh nghiệp khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh<br />
Khánh Hòa trong giai đoạn hiện nay.<br />
<br />
và đưa ra các nhóm giải pháp để giải quyết tốt bài<br />
toán quản lý đối với lĩnh vực này.<br />
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN<br />
1. Thực trạng quản lý thuế đối với các doanh<br />
nghiệp khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh<br />
Khánh Hòa<br />
1.1. Kết quả thu thuế đối với các doanh nghiệp khai<br />
thác khoáng sản tại Cục thuế tỉnh Khánh Hòa năm<br />
2008-2011<br />
Tính đến năm 2011, toàn tỉnh có 6360 doanh<br />
nghiệp, trong đó có 183 doanh nghiệp phát sinh thuế<br />
tài nguyên, chiếm tỷ lệ 2,88%. Trong đó, số doanh<br />
nghiệp ngoài quốc doanh có phát sinh thuế tài<br />
nguyên là 156 doanh nghiệp, còn DNNN có 27 doanh<br />
nghiệp. Tổng số thuế tài nguyên và phí BVMT thu<br />
được năm 2011 là 124 tỷ đồng, tăng gấp đôi so với<br />
năm 2010. Có thể nói, thuế tài nguyên và phí BVMT<br />
đã ngày càng đóng góp nhiều hơn cho ngân sách<br />
của rỉnh Khánh Hòa (bảng 1).<br />
<br />
2. Phương pháp nghiên cứu<br />
Sử dụng các phương pháp định tính như<br />
phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp… Thông<br />
qua thực trạng quản lý khai thác khoáng sản nói<br />
chung và quản lý thuế nói riêng đối với lĩnh vực khai<br />
thác khoáng sản, tác giả tiến hành phân tích, khái<br />
quát những nét chính của công tác quản lý hiện nay<br />
Bảng 1. Thống kê số lượng doanh nghiệp và tình hình thu thuế trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa<br />
từ năm 2008 đến năm 2011<br />
Chỉ tiêu<br />
<br />
STT<br />
<br />
Đơn vị tính<br />
<br />
2008<br />
<br />
2009<br />
<br />
2010<br />
<br />
2011<br />
<br />
Tốc độ tăng<br />
bình quân<br />
(%/năm)<br />
<br />
1<br />
<br />
Tổng số DN<br />
<br />
DN<br />
<br />
4.487<br />
<br />
4.883<br />
<br />
5.388<br />
<br />
6.360<br />
<br />
13,5%<br />
<br />
2<br />
<br />
Số DN phát sinh thuế TN, MT<br />
<br />
DN<br />
<br />
124<br />
<br />
127<br />
<br />
143<br />
<br />
183<br />
<br />
12,4%<br />
<br />
3<br />
<br />
Thuế TN<br />
<br />
21,58<br />
<br />
36,02<br />
<br />
56,24<br />
<br />
116,59<br />
<br />
72,1%<br />
<br />
Tỷ đồng<br />
<br />
4<br />
<br />
Phí BVMT<br />
<br />
Tỷ đồng<br />
<br />
0<br />
<br />
3,72<br />
<br />
5,51<br />
<br />
7,46<br />
<br />
68,1%<br />
<br />
5<br />
<br />
Thuế GTGT<br />
<br />
Tỷ đồng<br />
<br />
58,41<br />
<br />
72,35<br />
<br />
100,02<br />
<br />
455,34<br />
<br />
69,3%<br />
<br />
6<br />
<br />
Thuế TNDN<br />
<br />
Tỷ đồng<br />
<br />
30,79<br />
<br />
26,32<br />
<br />
41,81<br />
<br />
151,79<br />
<br />
121%<br />
<br />
(Nguồn: Cục thuế tỉnh Khánh Hòa)<br />
<br />
Số DN ngoài quốc doanh tham gia vào lĩnh vực<br />
khai thác khoáng sản rất lớn (156 DN), tuy nhiên<br />
số thuế tài nguyên và phí BVMT thu được thì lại rất<br />
nhỏ (17 tỷ đồng). Điều này chứng tỏ, ngoài một số<br />
<br />
ít DNNN có quy mô tương đối lớn, đa số các DN<br />
ngoài quốc doanh là những DN nhỏ, sản lượng khai<br />
thác thấp, đóng góp cho ngân sách không đáng kể<br />
(bảng 2).<br />
<br />
Bảng 2. Thống kê số lượng doanh nghiệp và tình hình thu thuế - khối doanh nghiệp ngoài quốc doanh<br />
tỉnh Khánh Hòa (2008 - 2011)<br />
STT<br />
<br />
Chỉ tiêu<br />
<br />
Đơn vị tính<br />
<br />
2008<br />
<br />
2009<br />
<br />
2010<br />
<br />
2011<br />
<br />
Tốc độ tăng<br />
bình quân<br />
(%/năm)<br />
<br />
1<br />
<br />
Tổng số DN<br />
<br />
DN<br />
<br />
4.059<br />
<br />
4.398<br />
<br />
4.828<br />
<br />
5.903<br />
<br />
3,5%<br />
<br />
2<br />
<br />
Số DN phát sinh thuế TN, MT<br />
<br />
DN<br />
<br />
111<br />
<br />
114<br />
<br />
125<br />
<br />
156<br />
<br />
29,5%<br />
<br />
3<br />
<br />
Thuế TN<br />
<br />
Tỷ đồng<br />
<br />
2,80<br />
<br />
5,93<br />
<br />
8,82<br />
<br />
13,75<br />
<br />
78,2%<br />
<br />
4<br />
<br />
Phí BVMT<br />
<br />
Tỷ đồng<br />
<br />
1,23<br />
<br />
2,33<br />
<br />
3,42<br />
<br />
27,4%<br />
<br />
5<br />
<br />
Thuế GTGT<br />
<br />
Tỷ đồng<br />
<br />
22,60<br />
<br />
34,17<br />
<br />
38,80<br />
<br />
94,40<br />
<br />
185,5%<br />
<br />
6<br />
<br />
Thuế TNDN<br />
<br />
Tỷ đồng<br />
<br />
10,42<br />
<br />
4,38<br />
<br />
13,88<br />
<br />
42,19<br />
<br />
109,1%<br />
<br />
(Nguồn: Cục thuế tỉnh Khánh Hòa)<br />
<br />
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 215<br />
<br />
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản<br />
<br />
Số 1/2015<br />
riêng Cục thuế tỉnh thu được 220,311 tỷ, chiếm 89%.<br />
Tỷ lệ thu giữa thuế tài nguyên và phí BVMT<br />
cũng có sự chênh lệch đáng kể. Đa số các đơn vị<br />
có mức thu thuế tài nguyên cao hơn nhiều so với<br />
phí BVMT. Tuy nhiên, riêng Chi cục thuế Cam Lâm<br />
lại có số thu phí BVMT cao gấp 4 lần so với thuế tài<br />
nguyên. Mặc dù có những đặc thù riêng (ví dụ như<br />
đây là Chi cục quản lý khu công nghiệp Suối Dầu),<br />
tuy nhiên đây cũng là vấn đề cần xem xét và phân<br />
tích kỹ trong công tác quản lý thuế (bảng 3).<br />
<br />
Các doanh nghiệp tham gia lĩnh vực khai thác<br />
khoáng sản chủ yếu tập trung tại các huyện. Trong<br />
đó, Cục thuế tỉnh quản lý thu thuế đối với các doanh<br />
nghiệp lớn (55 doanh nghiệp), còn lại tập trung chủ<br />
yếu ở 4 chi cục thuế Cam Lâm, Cam Ranh, Diên<br />
Khánh và Vạn Ninh.<br />
Tỷ lệ giữa thuế tài nguyên và phí BVMT thu<br />
được của từng đơn vị cũng không giống nhau.<br />
Trong năm 2011, số thuế tài nguyên và môi trường<br />
thu được của toàn tỉnh là 247,12 tỷ đồng, trong đó<br />
<br />
Bảng 3. Thống kê số lượng doanh nghiệp và tình hình thu thuế<br />
của các doanh nghiệp khai thác khoáng sản theo địa bàn trên tỉnh Khánh Hòa năm 2011<br />
<br />
(Đvt: triệu đồng)<br />
<br />
Đơn vị<br />
(CCT)<br />
<br />
TT<br />
<br />
Số DN kê<br />
khai thuế<br />
<br />
Phí BVMT<br />
<br />
Thuế Tài nguyên<br />
Giá trị<br />
<br />
%<br />
<br />
Giá trị<br />
<br />
%<br />
<br />
Thuế GTGT Thuế TNDN<br />
<br />
Tổng cộng<br />
Giá trị<br />
<br />
%<br />
<br />
1<br />
<br />
Cam Lâm<br />
<br />
25<br />
<br />
966<br />
<br />
0.42<br />
<br />
4.313<br />
<br />
25.84<br />
<br />
16.286<br />
<br />
1.143<br />
<br />
22.708<br />
<br />
1.92<br />
<br />
2<br />
<br />
Cam Ranh<br />
<br />
34<br />
<br />
2.478<br />
<br />
1.08<br />
<br />
1.045<br />
<br />
6.26<br />
<br />
18.064<br />
<br />
3.018<br />
<br />
24.605<br />
<br />
2.08<br />
<br />
3<br />
<br />
Diên Khánh<br />
<br />
32<br />
<br />
5.836<br />
<br />
2.53<br />
<br />
3.314<br />
<br />
19.86<br />
<br />
14.231<br />
<br />
2.609<br />
<br />
25.990<br />
<br />
2.20<br />
<br />
4<br />
<br />
Nha Trang<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
0.00<br />
<br />
0<br />
<br />
0.00<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
0.00<br />
<br />
5<br />
<br />
Ninh Hòa<br />
<br />
9<br />
<br />
344<br />
<br />
0.15<br />
<br />
331<br />
<br />
1.98<br />
<br />
5.991<br />
<br />
982<br />
<br />
7.648<br />
<br />
0.65<br />
<br />
6<br />
<br />
Vạn Ninh<br />
<br />
28<br />
<br />
5.409<br />
<br />
2.35<br />
<br />
2.773<br />
<br />
16.61<br />
<br />
83.877<br />
<br />
2.689<br />
<br />
94.748<br />
<br />
8.00<br />
<br />
7<br />
<br />
CT tỉnh<br />
<br />
55<br />
<br />
215.397<br />
<br />
93.48<br />
<br />
4.914<br />
<br />
29.44<br />
<br />
547.683<br />
<br />
240.268<br />
<br />
1.008.262<br />
<br />
85.16<br />
<br />
Tổng cộng<br />
<br />
183<br />
<br />
230.430<br />
<br />
686.132<br />
<br />
250.709<br />
<br />
1.183.961<br />
<br />
16.690<br />
<br />
(Nguồn: Cục thuế tỉnh Khánh Hòa)<br />
<br />
Bảng 4. Thống kê tình hình truy thu thuế tài nguyên và phí BVMT thông qua thanh kiểm tra thuế<br />
trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa năm 2011<br />
(Đvt: triệu đồng)<br />
STT<br />
<br />
Đơn vị<br />
<br />
Thuế TN truy<br />
thu<br />
<br />
Phí BVMT truy<br />
thu<br />
<br />
Các khoản thuế<br />
khác<br />
<br />
30<br />
<br />
22<br />
<br />
Tổng cộng<br />
Giá trị<br />
<br />
%<br />
<br />
0<br />
<br />
52<br />
<br />
0.69<br />
<br />
1<br />
<br />
CCT Cam Lâm<br />
<br />
2<br />
<br />
CCT Cam Ranh<br />
<br />
2<br />
<br />
1<br />
<br />
1.811<br />
<br />
1.814<br />
<br />
24.21<br />
<br />
3<br />
<br />
CCT Diên Khánh<br />
<br />
16<br />
<br />
3<br />
<br />
285<br />
<br />
304<br />
<br />
4.06<br />
<br />
4<br />
<br />
CCT Nha Trang<br />
<br />
37<br />
<br />
18<br />
<br />
851<br />
<br />
906<br />
<br />
12.09<br />
<br />
5<br />
<br />
CCT Ninh Hòa<br />
<br />
8<br />
<br />
8<br />
<br />
438<br />
<br />
454<br />
<br />
6.06<br />
<br />
6<br />
<br />
CCT Vạn Ninh<br />
<br />
118<br />
<br />
143<br />
<br />
341<br />
<br />
601<br />
<br />
8.02<br />
<br />
7<br />
<br />
Cục thuế tỉnh<br />
<br />
309<br />
<br />
1004<br />
<br />
2047<br />
<br />
3.361<br />
<br />
44.86<br />
<br />
520<br />
<br />
1.199<br />
<br />
5.773<br />
<br />
7.492<br />
<br />
100<br />
<br />
Tổng cộng<br />
(Nguồn: Cục thuế tỉnh Khánh Hòa)<br />
<br />
Từ bảng 4 cho thấy, trừ Chi cục thuế Ninh Hòa<br />
thì các Chi cục Cam Lâm, Cam Ranh, Diên Khánh,<br />
Vạn Ninh có số lượng doanh nghiệp hoạt động khai<br />
thác khoáng sản tương đương nhau nhưng số thuế<br />
thu được và truy thu qua kiểm tra không giống nhau.<br />
Riêng đối với Cục thuế tỉnh tỷ lệ truy thu thuế đạt<br />
cao hơn (gần 45%), trong đó tổng mức truy thu thuế<br />
<br />
216 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG<br />
<br />
tài nguyên và phí BVMT đạt hơn 1,3 tỷ đồng (chiếm<br />
hơn 70%). Tuy nhiên, công tác thanh kiểm tra và<br />
truy thu thuế đối với lĩnh vực khai thác khoáng sản<br />
chưa đáp ứng được yêu cầu. Trong cả năm 2011 chỉ<br />
truy thu được 1,7 tỷ đồng là quá thấp so với quy mô<br />
doanh nghiệp và tình hình hoạt động khai thác thực<br />
tế của các doanh nghiệp.<br />
<br />
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản<br />
<br />
Số 1/2015<br />
<br />
1.2. Những mặt đạt được về công tác quản lý thu thuế đối với các doanh nghiệp khai thác khoáng sản tại Cục<br />
thuế tỉnh Khánh Hòa<br />
Mặc dù còn nhiều khó khăn, trong những năm qua ngành thuế đã đạt được một số kết quả khả quan như sau:<br />
- Tổng số thuế thu được của các doanh nghiệp khai thác khoáng sản ngày càng tăng và chiếm tỷ trọng<br />
ngày càng cao trong tổng thu thuế toàn tỉnh. Đặc biệt, tỷ lệ này năm 2011 là 12,67%, cao gấp 3,5 lần năm 2010,<br />
khẳng định tỷ lệ đóng góp cho ngân sách tỉnh của các doanh nghiệp tham gia hoạt động khai thác khoáng sản<br />
là rất lớn (bảng 5).<br />
Bảng 5. Thống kê tỷ lệ số thu thuế các doanh nghiệp khai thác khoáng sản<br />
so với tổng thu toàn tỉnh Khánh Hòa<br />
Chỉ tiêu<br />
<br />
DN KTKS<br />
<br />
2008<br />
<br />
111<br />
<br />
2009<br />
<br />
138<br />
<br />
2010<br />
<br />
204<br />
<br />
(Đvt: tỷ đồng)<br />
2011<br />
<br />
731<br />
<br />
Toàn tỉnh<br />
<br />
3777<br />
<br />
4355<br />
<br />
5624<br />
<br />
5761<br />
<br />
Tỷ lệ (%)<br />
<br />
2,94%<br />
<br />
3,17%<br />
<br />
3,63%<br />
<br />
12,67%<br />
<br />
(Nguồn: Cục thuế tỉnh Khánh Hòa)<br />
<br />
- Thông qua công tác quản lý thuế, cơ quan<br />
thuế đã góp phần điều tiết, quản lý hoạt động khai<br />
thác khoáng sản theo đúng định hướng của Chính<br />
phủ và địa phương, góp phần hạn chế những ảnh<br />
hưởng tiêu cực đến an sinh xã hội và môi trường.<br />
1.3. Những tồn tại về công tác quản lý thu thuế đối<br />
với các doanh nghiệp khai thác khoáng sản tại Cục<br />
thuế tỉnh Khánh Hòa<br />
1.3.1. Tồn tại trong công tác quản lý thuế<br />
- Chính sách thuế: hệ thống văn bản pháp luật<br />
về thuế hiện nay quá nhiều và thay đổi liên tục, các<br />
doanh nghiệp không kịp nắm bắt để thực hiện, dẫn<br />
đến việc kê khai thuế còn rất nhiều sai sót không<br />
đúng theo quy định.<br />
- Lực lượng cán bộ làm công tác quản lý thuế:<br />
số lượng doanh nghiệp ngày càng tăng trong khi<br />
đó lực lượng công chức thuế làm công tác quản lý,<br />
thanh tra kiểm tra rất thiếu.<br />
- Công tác đào tạo, nâng cao nghiệp vụ công<br />
chức thuế: hàng năm cơ quan thuế thường xuyên<br />
tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng về nghiệp vụ kế<br />
toán, và một số chuyên ngành về thuế, tuy nhiên<br />
chưa có lớp đào đạo chuyên sâu trong lĩnh vực khai<br />
thác khoáng sản.<br />
- Công tác kiểm tra, thanh tra thuế: phần lớn<br />
cán bộ thuế chỉ có kiến thức về tài chính, kế toán nói<br />
chung; kiến thức về lĩnh vực khai khoáng chỉ dừng<br />
ở những khái niệm chung, cơ bản; kỹ năng kiểm<br />
tra chủ yếu từ kinh nghiệm thực tế và chuyển giao<br />
mang tính cá nhân, vụ việc cụ thể.<br />
- Thời gian tiến hành kiểm tra tại doanh nghiệp<br />
thông thường là sau thời gian kê khai thuế của<br />
doanh nghiệp rất lâu (từ 3 đến 5 năm), do đó cán bộ<br />
kiểm tra chỉ có thể kiểm tra căn cứ vào hồ sơ, số liệu<br />
<br />
sổ sách kế toán lưu tại doanh nghiệp không thể tiến<br />
hành đối chiếu với thực tế.<br />
- Việc phân công giám sát kê khai thuế tài<br />
nguyên và phí BVMT hiện tại chỉ tập trung đối<br />
với các doanh nghiệp được cấp phép khai thác<br />
khoáng sản.<br />
- Chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan<br />
thuế và các cơ quan có liên quan trong việc quản lý<br />
và thu thuế đối với các doanh nghiệp có hoạt động<br />
khai thác khoáng sản.<br />
1.3.2. Tồn tại trong việc kê khai thuế của doanh nghiệp<br />
a. Tồn tại trong cơ cấu tổ chức kế toán doanh nghiệp<br />
- Đa phần các doanh nghiệp được cấp phép<br />
khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa<br />
là doanh nghiệp nhỏ và vừa, lãnh đạo của các<br />
doanh nghiệp này vẫn chưa nhận thức đúng về<br />
trách nhiệm và nghĩa vụ thuế của doanh nghiệp, do<br />
đó chưa có sự quan tâm đúng mực đối với công tác<br />
kế toán.<br />
- Kế toán doanh nghiệp vừa làm công tác<br />
chuyên môn vừa kiêm nhiệm các công việc khác,<br />
không am hiểu quy trình khai thác do đó việc hạch<br />
toán kế toán chỉ căn cứ trên hóa đơn, chứng từ,<br />
không phản ánh theo thực tế.<br />
b. Tồn tại trong kê khai và nộp thuế<br />
- Doanh nghiệp không nắm bắt kịp sự thay đổi<br />
liên tục và quá nhiều của các văn bản quy phạm<br />
pháp luật về thuế do đó việc kê khai và nộp thuế<br />
không đúng theo quy định.<br />
- Ý thức chấp hành pháp luật của các doanh<br />
nghiệp rất yếu, hầu hết các doanh nghiệp đều có sai<br />
phạm qua kiểm tra, số thuế truy thu và xử phạt lớn<br />
do các hành vi vi phạm về thuế GTGT, TNDN, thuế<br />
tài nguyên và phí BVMT.<br />
<br />
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 217<br />
<br />
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản<br />
2. Giải pháp tăng cường quản lý và chống thất<br />
thu thuế đối với các doanh nghiệp khai thác<br />
khoáng sản trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa<br />
2.1. Tăng cường công tác thanh kiểm tra thuế<br />
2.1.1. Kiểm tra tại trụ sở cơ quan thuế<br />
- Công tác tổ chức phân công cán bộ thực<br />
hiện giám sát, theo dõi việc kê khai thuế của các<br />
doanh nghiệp<br />
+ Việc giám sát, theo dõi tình hình kê khai và<br />
nộp thuế của các doanh nghiệp thuộc trách nhiệm<br />
của Phòng Kiểm tra thuế, do đó tùy theo tình hình<br />
nhân lực của từng phòng và số lượng doanh nghiệp<br />
được phân công quản lý của Phòng mà lãnh đạo<br />
Phòng phân công cho từng cán bộ quản lý doanh<br />
nghiệp theo từng loại ngành nghề.<br />
+ Thiết lập bộ hồ sơ pháp lý liên quan đến<br />
doanh nghiệp được phân công quản lý và thường<br />
xuyên cập nhật nếu có sự thay đổi (giấy chứng nhận<br />
đăng ký kinh doanh, Giấy chứng nhận ưu đãi đầu<br />
tư, Giấy phép khai thác khoáng sản, hồ sơ thiết kế<br />
mỏ…) giúp cho việc kiểm tra, rà soát có hệ thống,<br />
chính xác hơn.<br />
+ Lập danh bạ doanh nghiệp quản lý của từng<br />
công chức trong phòng và tổng hợp cả phòng hàng<br />
năm để có cái nhìn tổng quát hơn về doanh nghiệp<br />
và dễ có sự so sánh đối chiếu.<br />
- Cần có quy định bắt buộc các doanh nghiệp<br />
khai thác khoáng sản lập định mức tiêu hao nguyên<br />
vật liệu (chi phí điện, nước, tài nguyên,…) đối với<br />
từng loại thành phẩm sản xuất ra. Doanh nghiệp<br />
phải nộp định mức này cho cơ quan thuế quản lý<br />
theo từng lần thay đổi (nếu có) để từ đó có cơ sở<br />
giám sát việc kê khai thuế của doanh nghiệp.<br />
- Thường xuyên kiểm tra rà soát hồ sơ khai thuế<br />
tại cơ quan thuế.<br />
2.1.2. Kiểm tra tại trụ sở doanh nghiệp<br />
- Công tác chuẩn bị tại cơ quan thuế<br />
+ Nghiên cứu hồ sơ khai thuế đã được phân<br />
tích; phân công thành viên tra cứu xác định chính<br />
xác các số liệu đã kê khai, quyết toán của doanh<br />
nghiệp thuộc các niên độ kiểm tra và hồ sơ đã kiểm<br />
tra, xử phạt của cơ quan Thuế;<br />
+ Kiểm tra và nắm bắt ban đầu về các sắc thuế,<br />
phí doanh nghiệp có phát sinh: GTGT, TNDN, Tài<br />
nguyên, phí BVMT…, các sản phẩm doanh nghiệp<br />
sản xuất, loại tài nguyên khai thác để từ đó chuẩn bị<br />
các tài liệu pháp luật có liên quan;<br />
+ Xác định thêm cơ bản thông tin mua, bán của<br />
doanh nghiệp có cần xác minh đối chiếu hay không;<br />
+ Phổ biến một số nội dung cơ bản cần lưu ý<br />
về doanh nghiệp trong các niên độ kiểm tra cho các<br />
thành viên kiểm tra.<br />
<br />
218 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG<br />
<br />
Số 1/2015<br />
- Thu thập, phân tích thông tin và xác định các<br />
nội dung trọng yếu phải tập trung kiểm tra.<br />
+ Thu thập thông tin, kiểm tra sơ bộ về hệ thống<br />
kế toán.<br />
+ Kiểm tra sơ bộ về hệ thống kế toán: kiểm tra<br />
sổ sách kế toán, việc tạo lập, luân chuyển và lưu<br />
chứng từ kế toán.<br />
- Phương pháp kiểm tra số liệu kê khai thuế của<br />
doanh nghiệp<br />
+ Xác định những vấn đề trọng yếu tập trung<br />
kiểm tra.<br />
+ Phương pháp kiểm tra: Phương pháp kiểm<br />
tra để xác định sản lượng tài nguyên khai thác,<br />
Kiểm tra đơn giá tính thuế, Kiểm tra chi phí thường<br />
xuyên của doanh nghiệp.<br />
2.2. Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao kiến thức cho cán<br />
bộ thuế<br />
- Đào tạo kiến thức chuyên sâu về thuế đối với<br />
lĩnh vực khai thác khoáng sản<br />
+ Tổng cục thuế, Cục thuế tổ chức các lớp học<br />
ngắn ngày (1 - 2 ngày) đề kịp thời phổ biến các<br />
thông tư, nghị định mới, cách áp dụng các thông<br />
tư, nghị định này trong thực tế thanh kiểm tra và có<br />
những ví dụ minh họa thật cụ thể.<br />
+ Bên cạnh việc mời các giảng viên chuyên<br />
nghiệp, Cục thuế cũng cần tận dụng kinh nghiệm<br />
của các cán bộ có khả năng và kinh nghiệm trong<br />
công tác thanh kiểm tra để tham gia giảng dạy. Việc<br />
truyền đạt kinh nghiệm giữa các đồng nghiệp sẽ gần<br />
gũi hơn, đồng thời sát với thực tế hơn.<br />
- Trang bị kiến thức chuyên môn về các<br />
lĩnh vực, ngành nghề liên quan đến khai thác<br />
khoáng sản.<br />
2.3. Phối hợp với chính quyền địa phương và các cơ<br />
quan ban ngành trong việc quản lý thu thuế<br />
- Thường xuyên phối hợp với chính quyền địa<br />
phương các xã, huyện khu vực có mỏ tài nguyên để<br />
nắm tình hình khai thác và vận chuyển khoáng sản<br />
của khu vực.<br />
- Phối hợp với Sở TNMT để nắm danh sách các<br />
doanh nghiệp được cấp phép khai thác khoáng sản<br />
nhằm có kế hoạch rà soát kiểm tra việc kê khai và<br />
nộp thuế của các doanh nghiệp này.<br />
- Phối hợp với cơ quan cấp phép (UBND Tỉnh,<br />
sở TNMT) tiến hành thanh tra đối với các doanh<br />
nghiệp bị nghi ngờ khai báo không đúng sản lượng<br />
khai thác; đối chiếu so sánh sản lượng khai thác<br />
doanh nghiệp báo cáo với sản lượng đăng ký khai<br />
thác khi xin cấp phép, tiến tới thu hồi giấy phép nếu<br />
sản lượng khai thác không tương xứng với sản<br />
lượng đăng ký.<br />
<br />