Công tác truyền thông marketing trong phát triển văn hóa đọc tại các thư viện trong công an nhân dân
lượt xem 7
download
Truyền thông marketing được xem như là công cụ để nâng cao chất lượng của hoạt động thông tin thư viện và thúc đẩy - phát triển văn hóa đọc. Bài viết đề cập đến công tác truyền thông marketing tại các thư viện trong CAND. Đưa ra giải pháp áp dụng truyền thông marketing có hiệu tại các thư viện trong CAND.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Công tác truyền thông marketing trong phát triển văn hóa đọc tại các thư viện trong công an nhân dân
- CÔNG TÁC TRUYỂN THÔNG MAKERTING TRONG PHÁT TRIỂN VĂN HÓA ĐỌC TẠI CÁC THƯ VIỆN TRONG CÔNG AN NHÂN DÂN ThS. Đỗ Thu Thơm Tóm tắt: Truyền thông marketing được xem như ỉà công cụ đểnâng cao chất lượng của hoạt động thông tin thư viện và thúc đẩy -phát triển văn hóa đọc. Bài viết đ ề cập đến công tác truyền thông marketing tại các thư viện trong CAND. Đưa ra giải pháp áp dụng truyền thông marketing có hiệu tại cácthư viện trong CAND. Thư viện đóng một vai trò quan trọng trong công tác phát triển văn hóa đọc, nhiệm vụ chủ yếu của thư viện là đáp ứng nhu cầu đọc và thỏa mãn nhu cầu tín của người dùng tin. Để hoàn thành tổt các nhiệm vụ trên, công táctruyền thông marketing thư viện là rất cần thiết để người dùng tin nhận thức đủ và hình thành thói quen trong việc khai thác và sử dụng các sản phẩm và dịch vụ tại các thư viện phục vụ nhu cầu đọc, thỏa mãn nhu cầu tin, đổng thời xây dựng "hình ảnh" thư viện như là một trung tâm tài nguyên cho việc giảng dạy và học tập. Để nâng cao hiệu quả khai thác sử dụng các nguồn lực thông tin của thư viện hoạt động truyền thông marketing cần được quan tâm và đầu tư đúng mức. 1. TRUYỀN THÔNG MARKETING TRONG HOẠT ĐỘNG THƯ VIỆN Hiện nay, mọi lĩnh vực của đời sống xã hội (trong đó có lĩnh vực thông tin thưviện) đều cần đến truyền thông marketing - như là một công cụ đạt được mục tiêu của tổ chức đề ra. Theo Philip Kotler và Sidney Levy thì: "truyền thông marketing được hiểu là chức năng của một tổ chức có thể giữ mối quan hệ thường xuyên với khách hàng của tổ chức đó, hiếu được nhu cầu của họ, phát triển sản phẩm hoặc dịch vụ nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng, và thiết lập các chương trình quảng bá thông tin nhằm thể hiện mục đích của tổ chức đó" [1]. Một trong những nhiệm vụ của truyền thông marketing trong hoạt động thông tin thư viện là nghiên cứu về sự vận động, thay đổi nhu cầu thông tin cũng như sự phân bố, phát triển lượng người dùng tin. Đây là yêu tố quan trọng nhất trong việc xây dựng chiến lược phát triển của mỗi cơ quan thông tin, thư viện. Bên cạnh đó, truyền thông marketing cũng quan tâm giải quyết các vân đề: sử dụng tôi ưu các nguồn lực hiện có của mỗi cơ quan thông tin, thư viện; tìm kiêím tạo lập và thu hút các nguồn lực bên ngoài; hỗ trợ,
- 218 Bộ VẢN HÓA, THẾTHAO VÀ DU LỊCH khuyến khích người dùng tin khai thác và sử dụng các sản phẩm và dịch vụ thông - tin thư viện; và cải thiện hình ảnh của hệ thông thông tin - thư viện. 2.TRUYỂNTHỒNG MARKETINGTẠICÁCTHƯ • VIỆN • TRONG PHÁTTRIỂN VĂN HÓA ĐỌC • Trước sự phát triển như vũ bão của các phương tiện truyền thông đại chúng và các tiện ích xã hội như báo điện tử, truyền hình, facebook, youtube... tưởng chừng như không còn chỗ cho việc đọc sách, người đọc không còn hứng thú với sự đọc.Sách in không "cạnh tranh" được với sách điện tử tiện ích, cập nhật thông tin. Mặt khác, trong . bôi cảnh toàn cầu hóa hiện nay, nhiều vâh đề câ'p bách như kinh tê' môi trường, chính trị, văn hóa đã mở ra nhiều cơ hội hợp tác, giao lưu giữa nhiều quốc gia. Đây là cơ hội thuận lợi để phát triên văn hóa nhưng cũng là khó khăn thách thức cho văn hóa đọc. Tại Việt Nam, trước sự phát triêh mạnh mẽ của kinh tế thị trường, khoa học kỹ thuật khiên người đọc có ít thời gian dành cho việc đọc sách. Quỹ thòi gian eo hẹp cùng vói sự xuất hiện của nhiều loại hình giải trí nghe - nhìn đã làm thay đổi thói quen đọc sách. Người Việt Nam đọc sách nhanh hơn, sách mỏng hon và "đọc lướt" hơn.Khi đọc họ có xu hướng đọc ữên mạng internet, điện thoại di động còn việc đọc ữên sách in ngày càng giảm. Như vậy, văn hóa đọc ở Việt Nam chịu tác động từ các phương tiện nghe nhìn như truyền hình, báo mạng, sách điện tử... Vì vậy, việc hình thành các kiêu đọc (hay là phê bình): phê bình báo chí và phê bình hàn lâm bên cạnh kiểu đọc đơn thuần là một sự tồn tại song hành và bổ trợ cho nhau. Bởi lẽ chúng ta không thể phủ nhận rằng: các phương tiện truyền thông đại chúng là con đường nhanh nhất đê’ phê bình chuyên nghiệp đên với đôi tượng độc giả là những ngưòi đọc đơn thuần. Như vậy, xu hướng đọc ngày nay đã thay đổi, xu hướng truyền thông marketing cũng cần phải thay đổi các kênh quảng bá trước đây của thư viện cần được bổ sung thêm để tiếp cận với người dùng tín trên các mạng xã hội. Ngày nay, Facebook được coi là một quốc gia đông dân thứ 3 trên thê'giới vói hơn 2 tỷ người (theo thôhg kê của facebook vào thàng 6/2017) trong đó Việt Nam có 35 triệu cư dân tham gia vào xã hội này. Đây chính là công cụ hữu hiệu để các thư viện thây được sự phản hồi, tương tác của người dùng tin đôi với hoạt động của thư viện như thếnào, từ đó kịp thời điều chỉnh các sản phẩm dịch vụ và đưa ra các chiến lược truyền thông marketing phù hợp theo vòng xoáy công nghệ và quan trọng là luôn bắt kịp các xu hướng để không trở thành kẻ "lỗi thời" trong kỷ nguyên cách mạng bùng nổ này. Chính vì lẽ đó truyền thông marketing là công cụ rất cần thiết để phát triển văn hóa đọc trong kỷ nguyên sô'bởi các lý do cơ bản sau đây: Thứ nhất, truyền thông marketing có thể lan toả tới một cộng đồng đông đảo người dùng nhờ sự phổ biên của Inrternet (Việt Nam có 35 triệu người dùng
- VĂN HÓA ĐỌC TRONG KỶ NGUYÊN SỐ-THựCTRẠNG VÀ GIẢI PHÁP 219 íacebook). Như vậy, rõ ràng là các thư viện hiện đại ngày nay không thể đứng ngoài dòng chảy của truyền thông marketing - phương tiện hiệu quả hàng đầu để tiếp cận với thế hệ người dùng mói. Thứ hai, truyền thông marketing trong kỷ nguyên số là phương tiện truyền thông chi phí thấp để truyền tải các thông tin nhanh trong một thời gian ngắn.Các thông điệp được truyền đi vói nhiều hình thức khác nhau như văn bản, hình ảnh, âm thanh, phim ảnh, trò choi hay là kết hợp cùng một lúc nhiều hình thức (đa phương tiện). Trong khi các thư viện hiện đại ngày nay đang phải đối mặt với vâh đề cạnh tranh và chi phí thì việc ứng dụng truyền thông marketing thực sự phù hợp và hiệu quả. Nhờ truyền thông marketing, các thư viện sẽ tiết kiệm được chi phí về nguồn nhân lực, chi phí tổ chức các hoạt động marketing trực tiếp, phát hành, in ấn... Thứ ba, với bản châ't tương tác của truyền thông marketữìg, người dùng tin có thể giao tiếp trực tuyên với người làm thư viện, từ đó thư viện nhanh chóng đánh giá được nhu cầu và sự quan tâm của người dừng đổỉ với các sản phẩm và dịch vụ của mình. Thứ tư, các hoạt động truyền thông marketing có thể dễ dàng theo dõi và đánh giá khác với các hoạt động marketing truyền thôíng mà hiệu quả phải được đo đếm trong một thời gian dài. Việc đánh giá kết quả, hiệu quả của truyền thông marketing đóng góp một phần quan trọng trong việc xây dựng và điều chỉnh chiên lược phát triển văn hóa đọc của thư viện.Truyền thông marketing giúp phát triển văn hóa đọc hiệu quả nhâìt, là nơi thúc đây sự phát triển của khoa học, công nghệ và những tiến bộ mới trong nền văn minh sô' của thê'kỷ thứ 21. Tuy vậy, các thư viện ở Việt Nam vẫn chưa thật sự khai thác có hiệu quả hoạt động này để các dịch vụ và sản phẩm của thư viện được phổ biến một cách rộng rãi và quảng bá "thương hiệu" của các thư viện trong thị trường thông tin sôi động như hiện nay. Đ ể truyền thông marketing thực sự trở thành phương thức chủ yếu trong thư viện cần có một sự thay đổi, trước hết là từ nhận thức của các nhà lãnh đạo thư viện và của cán bộ làm công tác truyền thông marketing thư viện để khai thác một cách hiệu quả công tác này trong hoạt động phát triển văn hóa đọc của thư viện. 3. CÔNG TẤCTRUYỂN THÔNG MARKETING ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN VÀN HÓA ĐỌC TẠI CÁC THƯ VIỆN TRONG CÔNG AN NHÂN DÂN Qua kê't quả báo cáo cho thấy: "76,7% thư viện trong CAND đã tổ chức các hoạt động tuyên truyền, quảng bá thúc đẩy phong trào đọc sách trong cán bộ chiên sĩ, 23,3 % thư viện tuy không trực tiếp tổ chức các hoạt động trên nhưng rất chú trọng hưởng ứng tham gia và thường xuyên cử cán bộ chiên sĩ (CBCS) tham gia các hoạt đ ộ n g trên do c á c đ ơ n vị tro n g C A N D tổ c h ứ c " [7].
- 220 B ộ VẪN HÓA, T H Ể T H A O VÀ DU LỊCH Các hình thức hoạt động tuyên truyền, phong trào đọc do các thư viện tố chức tại các đon vị đã được CBCS hưởng ứng. Đ ể nâng cao hiệu quả và chất lượng các hoạt động tuyên truyền, phong ữào đọc tại các thư viện, các thư viện đã tổ chức nhiều hình thức tuyên truyền khác nhau như: Một SỐđơn vị tổ chức "Hội nghị độc giả", nói chuyện chuyên đề, tọa đàm về sách kết hợp với hoạt động văn nghệ, hoạt động vui chơi giải trí có liên quan tới kiến thức về chuyên đề nào đó, hoặc bàn luận về một vấn đề thời sự nào đó mà mọi người đang rất quan tâm như một sô' học viện, nhà trường trong CAND, Học viện CAND, Học viện CSND, Học viện quốc tế.v..v. Đối vói Triểh lãm sách, Giới thiệu sách, hầu hết các đơn vị đều kết hợp giao lun giữa CBCS với tác giả tạo điều kiện cho CBCS gần với tác giả hơn. Một sô' đon vị tích cực tổ chức hoạt động giới thiệu sách ữên các phương tiện thông tin đại chúng như: Cục tham mưu Chính trị CAND đã xây dựng chuyên mục "Giới thiệu sách trên vvebsite Tổng cục"; biên soạn triển lãm sách: "60 năm Cục Tổ chức cán bộ một chặng đường vẻ vang", "Đ ề cương bài giảng về công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật Đảng trong CAND", "Khát vọng tuổi trẻ Vì an ninh Tổ quốc... TỔ chức Ngày hội đọc sách, triêh lãm Hội chợ sách quốc tế, tọa đàm gặp mặt báo chí giới thiệu hơn 100 cuôn sách "Những cuôh sách trí ân", giói thiệu sách viết về Bác H ồ... Ngoài các hoạt động trên một sô' thư viện còn tổ chức quyên góp sách; thi kể chuyện theo chuyên đề; tổ chức các cuộc thi đọc sách,...kèm theo các giải thưởng nhâ't định, nhằm cuôh hút CBCS tới thư viện. Cùng với hoạt động đó các thư viện còn tổ chức nhiều buổi huấn luyện về kỹ năng đọc, kỹ năng lĩnh hội các giá trị nội dung được chuyển tải trong cuôn sách đó, cách nhận biết và đúc rút những thông điệp chính của cuôn sách đó, cũng như áp dụng kiến thức thu được vào thực tiễn như Học viện Quốc tế đã "Tổ chức tuyên truyền triển lãm sách, mời báo cáo viên nói chuyện chuyên đề về tầm quan trọng của sách, phương pháp và kỹ năng đọc sách". Các thư viện cũng đã chú trọng đến công tác hướng dẫn đào tạo CBCS sử dụng thư viện, giúp cho mỗi cán bộ chiến sỹ dễ dàng tham gia các hoạt động cùng thư viện và tiếp cận gần gũi thư viện trong hoạt động đọc của họ. Như vậy, các thư viện trong CAND đã tích cực làm công tác truyền thông marketing để phát triển văn hóa đọc. Tuy nhiên công tác này cũng chi dừng lại ờ các hình thức truyền thông marketing truyền thông chưa phát triển mạnh mẽ truyển thông marketing dạng sô' như: Tạo một trang web thư viện, đây là con đường tốt để thúc đẩy các nguồn lực và dịch vụ thông tin thư viện; Ở mức độ đơn giản hơn thư viện có thể tạo lập một blog, vừa để giới thiệu các dịch vụ sản phẩm thông tin-thư
- VẢN HÓA ĐỌC TRONG KỶ NGUYÊN SỐ-THựC TRẠNG VÀ GIẢI PHẤP 221 viện, vừa là kênh trao đổi thông tin với bạn đọc; Sử dụng danh mục email. Email là phương tiện truyền thông thích hợp hơn với các bạn đọc trẻ ngày nay. Email bao gổm việc giới thiệu các dịch vụ thư viện, các nguồn lực thư viện và file các bài giảng điện tử về kiến thức thông tin,... Sử dụng khoảng trông trên tường thư viện để trưng bày ảnh, bản đổ, các loại tài liệu mới, các hình ảnh về hoạt động của thư viện. Tổ chức các lớp học về kiến thức thông tín. Cán bộ thư viện có điều kiện gặp gỡ bạn đọc đê’thảo luận và thu thập thông tín về nhu cầu tin của bạn đọc cũng như giới thiệu các dịch vụ thông tin mà thư viện cung cấp. Trong thời gian tới đây các thư viện trong CAND cần làm tốt công tác truyền thông marketing sô' để tiếp cận người dùng tin số, phát triển mạnh mẽ văn hóa đọc trong kỷ nguyên số. 4. GIẢI PHÁP ÁP DỤNG TRUYỂN THÔNG MARKETING TRONG PHÁT TRIỂN VĂN HÓA ĐỌC TẠI CÁC THƯ VIỆN TRONG CÔNG AN NHÂN DÂN Có thể nói truyền thông marketing là hoạt động cần thiết cho sự vận hành của thư viện trong việc phát triển ván hóa đọc. Đ ể thực hiện tốt công tác truyền thông marketing, các thư viện trong CAND cần quan tâm tới các vâh đề: nghiên cứu, phân loại và xác định người dùng tin, nhận biết được tiềm lực của bản thân, biết được các sản phẩm phù hợp với nhu cầu, thói quen của người dùng tin, phát triển có hiệu quả các phương thức hoạt động và quảng bá hình ảnh thư viện. Đặc biệt, trong thời gian tói đây cần phải mạnh mẽ thúc đẩy các hoạt động truyền thông marketing sô'như thiêí lập ivebsite đ ể quảng bá hình ảnh của thư viện; Tạo một trang web thư viện, đây là con đường tốt để thúc đây các nguồn lực và dịch vụ thông tm thư viện; Ở mức độ đơn giản hơn thư viện có thể tạo lập một blog, vừa đế giới thiệu các dịch vụ sản phẩm thông tin-thư viện, vừa là kênh trao đổi thông tin vói bạn đọc; Sử dụng danh mục email, email là phương tiện truyền thông thích hợp hơn với các bạn đọc trẻ ngày nay. Email bao gồm việc giói thiệu các dịch vụ thư viện, các nguồn lực thư viện và file các bài giảng điện tử về kiên thức thông tin; Tổ chức các lớp học về kiên thức thông tin. Cán bộ thư viện có điều kiện gặp gỡ bạn đọc để thảo luận và thu thập thông tin về nhu cầu tin của bạn đọc cũng như giới thiệu các dịch vụ thông tin mà thư viện cung cấp. Ngoài ra môi trường đọc cũng là một trong những giải pháp quan trọng tạo hứng thú cho người đọc và thúc đẩy văn hóa đọc phát triển. Do vậy, cần tăng cường đầu tư cơ sở vật châ't, ứng dụng trang thiết bị hiện đại, tăng cường khả năng trao đổi, hợp tác quản lý và khai thác sử dụng thông tin trong môi trường mạng, thực hiện sự phối hợp, chia sẻ nguổn lực thông tin cho các thư viện và hỗ trợ xây dựng thói quen đọc tại thư viện. Đồng thời đào tạo nâng cao trình độ cán bộ thư viện có trình độ và kỹ năng sử dụng thành thạo các phương tiện công nghệ thông tin hiện đại để làm tốt công tác truyền thông marketing số, bởi thông qua công tác này văn hóa đọc trong kỳ nguyên số mới được phát triển một cách toàn diện. Và thông qua vãn hóa đọc, mọi CBCS, tùy thuộc vào trình độ, vị trí công tác và điều kiện sống, có thể tiếp cận
- 222 Bộ VĂN HÓA, THỂTH AO VÀ DU LỊCH được với thông tín, tri thức phù hợp và hữu ích đối với công việc và cuộc sống của mình. Văn hóa đọc giúp cho mỗi CBCS có cuộc sông trí tuệ hơn, đẹp đẽ, ý nghĩa, hạnh phúc và hài hòa hơn. Chính vì vậy, truyền thông marketing để phát triển văn hóa đọc luôn là một vâín đề mang ý nghĩa chiến lược của các thư viện nói chung và các thư viện trong CAND nói riêng trong việc nâng cao trình độ, phát triển bền vững nguồn nhân lực đê’ góp phần xây dựng Ngành càng vững mạnh. KẾT LUẬN Truyền thông marketing thư viện đem lại nhiều giá trị lớn, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của thư viện trong phát triêh văn hóa đọc. Do đó, đã đêh lúc các thư viện, những người làm trực tiếp trong các thư viện nhìn nhận lại để có những thay đổi ữong thúc đẩy mạnh mẽ công tác này. Đặc biệt, trong thời đại công nghệ truyền thông phát ữiển nhanh, mạnh như hiện nay đã làm thay đổi thói quen và cách thức tiếp cận thông tín của từng cá nhân, tổ chức, các thư viện cần có chiến lược trong việc chủ động tạo ra "sức hút" riêng biệt, dựa trên những giá trị có tính giáo dục dài lâu, bền vững so với các phương tiện truyền thông khác, cũng như tạo sự khác biệt giữa các thư viện và truyền tải thông tín đến với xã hội. Do đó, công tác truyền thông marketíng đóng vai ữò vô cùng quan trọng, bởi nó chỉ ra phương hướng hành động, cách thức thực hiện đem lại sự thành công cho phát triển văn hóa đọc mà không lãng phí về thòi gian và nguồn lực. Đồng thời giúp cho các thư viện luôn luôn ở vị thế chủ động trước những thay đổi trong kỷ nguyên số, định hướng được sự phát triển trong tương lai và khẳng định được thương hiệu của mình trong lòng người dùng tín. t A i l iệ u t h a m k h ả o Philip Kotler, Sidney Levy (1969). Broadening the Concept ofMarketìng.Joumal oỷMarketing, (1), Tr. 10-15 Trần Mạnh Tuấn (2005). Marketing trong hoạt động thông tin thư viện: tập bài giảng dành cho sinh viên chuyên ngành thông tin thư viện Weibel, Kathleen (2008). "Giới thiệu vềMarketing trong thư viện ", bài giáng tại lớp tập huâh "Tiếp thị Dịch vụ Thư viện", Trung tâm Thông tin KH&CN Quôc gia Dinesh K. Gupta (2006). Marketing library and information services International perspectives. Munchen: K.G. Saur Bùi Thu Thúy (2009). Marketing hoạt động thiêì yêu của các thư viện đại học tại Việt Nam. http:// vietnamlib.net/hoc-lieu/chuyen-de-vieừìamlib/marketing-hoat-dong-thiet-yeu-cua-cac-thu- vien-dai-hoc-viet-nam Lệ Thị Hương, Bùi Thu Thủy (2017). Truyền thông, marketing thư viện trong kỷ nguyên so, Kỷ yêu hội thào khoa học, đại học Quốc Gia Hà Nội. Thư viện Công an nhân dân (2017) Báo cáo tổng kêỉ phong ừào đọc sách trong CAND, tháng 9 năm 2017.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Marketing 4.0 và những ứng dụng của mô hình 4Cs trong tiếp thị sản phẩm dịch vụ Thư viện hiện đại
8 p | 129 | 14
-
Slide - Tạo sự khác biệt cho sản phẩm theo chu kỳ
26 p | 110 | 13
-
Tăng cường khả năng tiếp cận của sinh viên với tài nguyên số hóa của trung tâm thông tin thư viện thông qua mạng xã hội facebook
11 p | 37 | 5
-
Marketing 4.0 và những ứng dụng mô hình 4Cs trong tiếp thị sản phẩm dịch vụ thư viện hiện đại
7 p | 41 | 4
-
Tăng cường khả năng tiếp cận của sinh viên với tài nguyên số hóa của trung tâm thông tin thư viện thông qua mạng xã hội Facebook
11 p | 28 | 4
-
Marketing 4.0 và những ứng dụng của mô hình 4SC trong tiếp thị sản phẩm dịch vụ thư viện hiện đại
8 p | 70 | 3
-
Marketing xã hội - giải pháp kinh tế cho các vấn đề xã hội: trường hợp công tác phòng chống HIV/AIDS và kế hoạch hóa gia đình
8 p | 79 | 2
-
Tác động của kênh Facebook trong việc xây dựng trang thông tin điện tử
7 p | 50 | 2
-
Bài viết và tương tác trên mạng xã hội tại các trường đại học: Vai trò của loại hình đào tạo giáo dục đại học
10 p | 5 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn