intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Công việc của bạn: Có ổn không?

Chia sẻ: Nguyen Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

111
lượt xem
12
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mỗi ngày, bạn đều phải giao tiếp với sếp và đồng nghiệp tại công ty. Bạn cần điều hòa những mối quan hệ đó trong khi vẫn phải giữ cân bằng giữa trách nhiệm và tác vụ cũng như đương đầu với những xung đột nơi công sở. Đồng nghiệp sẽ dễ ủng hộ một sáng kiến có sự đóng góp của họ và tác động tích cực tới họ. Công việc của bạn có suôn sẻ như bạn mong muốn không? Nếu bạn cảm thấy tình hình thực sự không ổn, hãy tham khảo những bí quyết sau để khắc...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Công việc của bạn: Có ổn không?

  1. Công việc của bạn: Có ổn không? Mỗi ngày, bạn đều phải giao tiếp với sếp và đồng nghiệp tại công ty. Bạn cần điều hòa những mối quan hệ đó trong khi vẫn phải giữ cân bằng giữa trách nhiệm và tác vụ cũng như đương đầu với những xung đột nơi công sở. Đồng nghiệp sẽ dễ ủng hộ một sáng kiến có sự đóng góp của họ và tác động tích cực tới họ. Công việc của bạn có suôn sẻ như bạn mong muốn không? Nếu bạn cảm thấy tình hình thực sự không ổn, hãy tham khảo những bí quyết sau để khắc phục một số trở ngại thường gặp. Biết nói “không” khi cần thiết Đối với một số người, khó khăn lớn nhất là nói “không” với sếp hay đồng nghiệp của họ. Suy cho cùng, tất cả chúng ta đều muốn là thành viên của một tập thể. Không ai muốn bị người khác nghĩ mình không chịu giúp đỡ họ hoặc là người khó ưa. Vì thế, chúng ta thường phải đồng ý một cách miễn cưỡng nhằm né tránh sự
  2. bất hòa, đụng độ ở công sở. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, biết cách nói “không” sẽ giúp bạn kiểm soát cảm xúc của mình. Leila Bulling Towne - chuyên gia huấn luyện các quản trị viên ở San Francisco khuyên rằng: bạn nên thẳng thắn, cương quyết khi nói lời từ chối và khéo léo đưa ra lý do. Marjorie Brody, Tổng giám đốc điều hành và người sáng lập của công ty Brody Professional Development ở Philadelphia, lại cho rằng bạn có thể từ chối mà không nhất thiết phải giải thích. Nếu nói “không” với sếp làm bạn bất an, Brody khuyên bạn cứ nói thẳng: Hãy nói với ông/bà ấy "Đây là những việc hiện tôi đang chịu trách nhiệm. Có phải ông muốn tôi ngưng những việc này lại để làm theo lời ông không?" Bạn phải biết nói "Không" với sếp khi cần thiết!
  3. Giành chiến thắng khi tranh luận Mọi người đều muốn có những đóng góp quan trọng cho công ty. Vì thế, không gì đáng thất vọng hơn việc ý kiến của bạn cứ phải “nhường bước” cho ý tưởng của người khác. Một bí quyết để giành chiến thắng trong các cuộc tranh luận tại công ty là nói ít hơn và lắng nghe nhiều hơn. Theo Vicky Oliver - chuyên gia tư vấn về nghề nghiệp ở New York, tác giả của cuốn sách nổi tiếng “Sếp tồi, đồng nghiệp điên khùng và những kẻ ngốc khác ở công ty” thì bạn nên lắng nghe chăm chú những điều người khác nói. Thật gay go nếu bạn cứ muốn chen ngang và bênh vực cho bản thân. Olivier nhấn mạnh rằng bạn cần biết thừa nhận sự đúng đắn của lý lẽ phía bên kia. “Hãy luôn cảm ơn người kia vì đã bày tỏ quan điểm của họ. Những câu nói như ‘Tôi nghe bạn’ và ‘Điều này rất thú vị’ sẽ làm người ta cảm thấy bạn là người khách quan”. Làm sao thuyết phục đồng nghiệp ủng hộ bạn? Ngay cả khi bạn không tranh cãi quyết liệt với sếp hay đồng nghiệp, bạn vẫn có thể phải đương đầu với sự phản kháng của những người bảo thủ không muốn đi theo một hướng mới, làm việc theo phương cách mới.
  4. Hãy thấu hiểu công ty của bạn, cách quản trị và những nguồn lực mà bạn có thể sử dụng khi suy ngẫm về một ý tưởng.
  5. Nếu bạn đang đứng đầu một dự án, bạn phải trình bày quan điểm của mình một cách thuyết phục. Oliver cho rằng tập trung vào những lợi ích tổng thể có thể là yếu tố quyết định để giành được sự ủng hộ của mọi người. “Hãy trình bày ý tưởng của bạn sao cho mọi người thấy nó có ích cho cả tập thể.” Hãy biết ơn những người đã giúp đỡ bạn Theo Lynne Waymon - Tổng giám đốc điều hành của Contacts Count, một công ty cung cấp dịch vụ đào tạo và tư vấn trên toàn nước Mỹ, bạn nên thể hiện lòng biết ơn của bạn. Người ta sẽ sẵn lòng thực hiện theo ý bạn khi bạn biết trân trọng những gì họ đã làm. Waymon, tác giả của cuốn “Hãy thu lợi từ những mối quan hệ của bạn”, khuyên bạn nên dành thời gian để thể hiện lòng biết ơn, đồng thời xây dựng một mạng lưới quan hệ có thể ủng hộ những nỗ lực của bạn trong tương lai. “Hãy tự hỏi: Ai đã hỗ trợ nguồn lực cho tôi? Ai đã nỗ lực để giúp tôi? Ai đã cố gắng cung cấp thông tin về một cơ hội cho tôi? Sau đó hãy tìm một cách thú vị để cảm ơn những người đó – một tấm thiệp vui nhộn, một e-mail ngắn, tấm vé xem phim hay giấy mời tham dự một sự kiện.” Dưới đây là số một ý tưởng cuối cùng để giúp công việc của bạn được “xuôi chèo mát mái”: Hãy thực tế. Đừng yêu cầu công ty những điều phi thực tế. Hãy thấu hiểu công ty của bạn, cách quản trị và những nguồn lực mà bạn có thể sử dụng khi suy ngẫm về một ý tưởng. Hãy lập kế hoạch. Dù bạn đề xuất ý tưởng cho một phần mềm mới, muốn xin kéo dài thời gian nghỉ phép hoặc làm việc ở nhà, bạn cũng nên soạn một kế hoạch chi tiết, lập dự toán chi phí để trình bày với sếp. Hãy để sếp biết tác động của những
  6. đề xuất này đối với nhóm làm việc của bạn, nhấn mạnh những lợi ích chúng mang lại đối với bạn, nhóm làm việc và công ty. Hãy xin ý kiến phản hồi từ đồng nghiệp. Nếu đang thực hiện một dự án có ảnh hưởng đến mọi người trong nhóm của bạn, bạn nhớ hỏi ý kiến phản hồi từ đồng nghiệp. Hãy nghiên cứu nhận xét của họ với thái độ khách quan. Đồng nghiệp sẽ dễ ủng hộ một sáng kiến có sự đóng góp của họ và tác động tích cực tới họ.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2