intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Công việc "tàn phá" sức khỏe của bạn như thế nào? Phần 1

Chia sẻ: Heo Meo | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

62
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bạn hay đau mỏi lưng, mỏi vai và nhiều khi bạn đau đến mức không thể cúi người xuống thấp, đó là một trong những chứng bệnh thời hiện đại khi bạn phải ngồi nhiều giờ liền khi làm việc. Công việc còn có thể gây ra cho cơ thể những rắc rối nào nữa? Cũng khá nhiều đấy bạn ạ.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Công việc "tàn phá" sức khỏe của bạn như thế nào? Phần 1

  1. Công việc "tàn phá" sức khỏe của bạn như thế nào? - Phần 1 "Công việc này sẽ giết chết tôi mất!" - Ảnh: Inmagine
  2. Bạn hay đau mỏi lưng, mỏi vai và nhiều khi bạn đau đến mức không thể cúi người xuống thấp, đó là một trong những chứng bệnh thời hiện đại khi bạn phải ngồi nhiều giờ liền khi làm việc. Công việc còn có thể gây ra cho cơ thể những rắc rối nào nữa? Cũng khá nhiều đấy bạn ạ. Thỉnh thoảng, tất cả chúng ta hay than vãn , “Ôi, công việc này giết tôi chết mất”. Nhưng khi nghe Lori Bizzoco nói về công việc của cô ấy, một nhân viên PR, bạn sẽ phải nghĩ về nó như là “một kẻ giết người điên cuồng”. Cô nói, “ Tôi không thể cúi xuống nhìn chiếc điện thoại của mình quá 5 phút. Tôi cảm giác thấy như có người cầm dao đâm vào cổ tôi. Cơn đau chạy dọc theo vai xuống cả lưng.” Lori không chỉ đau khi cúi xuống chiếc điện thoại của mình, nó đã trở thành bệnh kinh niên, có khi cả tuần cô phải nằm liệt giường. Cuối cùng cô cũng từ bỏ công việc PR đã gắn bó với mình suốt 15 năm và trở thành 1 nhà văn. Vậy lời khuyên nào cô ước ao nhận được sớm hơn? Nó chỉ đơn giản là cầm điện thoại ngang với tầm mắt, thay vì cúi gập người xuống để xem nó như chúng ta vẫn thường làm, bằng cách này có thể loại bỏ áp lực ra khỏi cổ và vai.
  3. Có rất nhiều thay đổi nhỏ như vậy có thể giải thoát phụ nữ khỏi những đau đớn bắt nguồn từ công việc. Chúng ta có thể sử dụng chúng ngay lập tức, bác sĩ Pamela Peeke cho biết, “Không hề phóng đại khi nói rằng phần lớn các bệnh nhân của tôi đều mắc bệnh nghề nghiệp như nhức đầu do nhìn chằm chằm vào máy tính cả ngày, đau do đứng quá lâu cho đến strees vì làm việc với những ông sếp khắt khe. Nhưng họ vẫn không nghĩ đến sự liên quan giữa môi trường làm việc và sức khỏe cho đến khi tôi phải chỉ ra”. Peeke chuyển sang công kích nền kinh tế không bền vững, “Người ta đang thay đổi nhanh chóng bằng cách bỏ qua bữa trưa và bữa phụ, đi sớm về muộn vì lo sợ mất việc”, cô cho biết,“ Tôi tin rằng tình trạng stress kinh niên là một bệnh dịch”. Dù cho bạn có ở cả ngày trên bàn làm việc, phía sau quầy thu ngân, vội vã dọc theo hành lang bệnh viện hay là phải đưa đón con đi học và tham gia các hoạt động xã hội khác thì đây cũng là những lời khuyên hữu ích trong từng công việc cụ thể mà bạn cần để bảo vệ sức khỏe của mình. Có phải bạn ngồi cả ngày không?
  4. Hiển nhiên là ngồi cả ngày thì không tốt cho sức khỏe. Nó không chỉ gây áp lực đối với phần hông và xương cụt, làm đau và gây ra 1 số vấn đề về dây thần kinh hông cho phụ nữ, mà 2 bài nghiên cứu mới đây còn phát hiện rằng càng ngồi lâu bao nhiêu thì người ta càng dễ chết vì bệnh ung thư và bệnh tim bấy nhiêu. Công trình nghiên cứu chủ yếu tập trung vào việc người ta thường làm sau giờ làm nhưng chúng ta, những người ngồi làm việc, cũng nên ghi chú. Theo Tiến Sĩ Alpa Patel, một trong những người chỉ đạo một cuộc nghiên cứu cho biết, “Bên cạnh nằm thì ngồi là việc thụ động nhất mà phụ nữ có thể làm”. Bà giải thích: “Càng nằm hay ngồi lâu thì bạn càng sử dụng ít năng lượng và điều đó có thể làm giảm tuổi thọ của phụ nữ”.
  5. Duỗi người và tập vài động tác nhẹ giữa giờ làm việc sẽ giúp giải tỏa áp lực lên cột sống và lưng - Ảnh: Inmagine Bí quyết để sống khỏe: cách phòng ngừa sự căng thẳng và những ảnh hưởng về sức khỏe của việc ngồi lâu khá đơn giản “Cứ mỗi một giờ đứng dậy và làm gì đó, khoảng 5 phút, tôi đã dặn bệnh nhân của mình chỉnh giờ hoặc ghi nó vào lịch của họ”, Peeke nói. Đi vệ sinh hay rửa mặt cũng rất tốt, càng vận động nhiều thì càng tốt: “Hãy nói với mọi người là bạn đi giải lao, sau đó thẳng tới cầu thang chạy lên chạy xuống vài lần hoặc chạy vài vòng quanh công ty. Nếu bạn bị đau lưng thì hãy tranh thủ duỗi người vài cái, ít nhất là vài giờ 1 lần. Bác sĩ Marni Hillinger nói bài tập đơn giản mà cô ấy thích là bắt chéo chân, chỉ cần đặt mắt cá của 1 chân lên đầu gối chân còn lại cúi người xuống và giữ vài giây, sau đó đổi chân. Ghi chú cuối cùng cho những người phải ngồi cả ngày bên bàn làm việc là nếu lỡ có phải ngồi cả ngày thì hãy nghỉ ngơi vào buổi tối. Patel cho rằng: “Việc xem tivi có liên quan đến mọi thứ từ ăn uống quá độ, mất ngủ cho tới bệnh tim”. Bạn càng năng động vào giờ nghỉ thì càng có lợi cho sức khỏe của bạn.
  6. Bạn có chăm sóc lũ trẻ không? Xin chúc mừng bạn vì lượng calo đã đốt cháy. Với tất cả công việc mang vác và đẩy xe đẩy, các bà mẹ có con nhỏ thường có đôi chân khỏe và cánh tay mạnh mẽ. Nhưng cuối cùng nhiều người trong số họ mắc chứng đau và căng cứng lưng, vai, được gọi là chứng “lưng mẹ”. Thời kì làm mẹ có thể quá sức đối với cơ thể bạn, thực tế là có 1 nhóm chuyên gia y tế chuyên về vật lý trị liệu thời kỳ tiền và hậu sản. Bí quyết để sống khỏe: đầu tiên là lời khuyên cho những phụ nữ có con nhỏ. Nhà vật lý trị liệu Marianne Ryan hướng dẫn khi bế con lên hãy dùng cả chân nữa đặc biệt là lúc trẻ nằm dưới đất, như là khi nâng một vật nặng khác bất kì. Và nếu như bạn cao thì hãy điều chỉnh xe đẩy căng thẳng ra. Cô ấy nói: “Khi sử dụng xe đẩy đúng cách thì cánh tay bạn phải mở ra 1 góc 90 hay 100 độ”. Những bà mẹ có con lớn hơn có lẽ phải lái xe thay vì đẩy xe đẩy, vì vậy khi chở con của bạn đi đâu đó thì hãy nhớ đặt 1 mảnh khăn đã gấp lại ra sau lưng. Nó sẽ giúp bạn ngồi thẳng lưng và sử dụng các cơ bắp chính, làm giảm áp lực lên lưng. Bạn có phải đánh máy liên tục không?
  7. Đau cổ tay là bệnh thường gặp ở phụ nữ công sở - Ảnh: Inmagine Ngồi trước máy tính hơn 20 giờ mỗi tuần có thể làm người ta bị tổn thương cổ tay. Livia Blackburne, cựu sinh viên Cambridge phải làm việc đó 14 giờ mỗi ngày. Cô nói “Tôi phải làm việc trên máy tính trong phòng thí nghiệm khoảng 40 giờ mỗi tuần và tôi cũng viết một cuốn sách. Vì vậy tôi phải làm việc với bàn phím cả ngày, và cả ban đêm nữa”. Mới chỉ 28 tuổi, Livia bị đau cổ tay và cẳng tay đã 7 năm. Cô nó, “Hiện tại tay tôi nóng ran và đau đớn ở khuỷu tay ”. Hiện tại cô ấy phải sử dụng phần mềm nhận dạng giọng nói để làm một số việc, “Bằng cách đó tôi chỉ cần nói vào micro của máy tính mà không phải đánh máy cả ngày”.
  8. Theo bác sĩ David Rempel, phương pháp vật lý trị liệu bằng cách mang miếng nẹp cổ tay hay tiêm hợp chất steroid có thể giúp giảm đau những vết thương gây ra bởi các hoạt động lặp đi lặp lại ở một số phụ nữ. Nhưng thường thì những thương tổn này nghiêm trọng đến nổi phải chữa trị bằng phẩu thuật, đó là lí do tại sao việc phòng bệnh lại mang tính cốt yếu. Bí quyết để sống khỏe: Tiến Sĩ John Lloyd ở South California khuyên,“Khi đánh máy hãy giữ cho cổ tay cân bằng”, đừng đặt sát xuống bàn, cũng đừng giữ chúng quá cao.Lý tưởng nhất là cẳng tay của bạn được đỡ bằng miếng gác tay”. Việc thường xuyên nghỉ giải lao trong khi đánh máy, ít nhất là vài phút một giờ cũng rất có ích. Ông cho biết, “Sự căng thẳng cũng bị tích tụ. Vì vậy nếu được lựa chọn thì bạn hãy gọi điện thay vì email cho ai đó. Phụ nữ đặc biệt cẩn thận trong việc nghỉ ngơi vào những lần hành kinh. Theo Lloyd “Trong những ngày đó cơ thể bạn tích trữ nước, bao gồm cả cánh tay và cổ tay, đều đó làm tăng áp lực lên các dây thần kinh”
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2