intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Công việc và thị trường lao động - Việc làm tại Đan Mạch

Chia sẻ: Nguyen Hoang | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

139
lượt xem
13
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Công việc và thị trường lao động Việc làm tại Đan Mạch Có một việc làm là rất quan trọng Có một việc làm mang đến cho bạn cả lòng tự trọng lẫn sự tôn trọng của những người khác bởi vì nó cho phép bạn hỗ trợ chính bản thân và gia đình mình và đóng góp cho xã hội. Hầu hết người trưởng thành đều có việc làm Tại Đan Mạch, hầu hết người trong độ tuổi lao động, nam giới cũng như nữ giới, đều tham gia vào thị trường lao động. Đa phần đều làm cho những...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Công việc và thị trường lao động - Việc làm tại Đan Mạch

  1. Công việc và thị trường lao động Việc làm tại Đan Mạch Có một việc làm là rất quan trọng Có một việc làm mang đến cho bạn cả lòng tự trọng lẫn sự tôn trọng của những người khác bởi vì nó cho phép bạn hỗ trợ chính bản thân và gia đình mình và đóng góp cho xã hội. Hầu hết người trưởng thành đều có việc làm Tại Đan Mạch, hầu hết người trong độ tuổi lao động, nam giới cũng như nữ giới, đều tham gia vào thị trường lao động. Đa phần đều làm cho những người khác - trong các doanh nghiệp tư nhân hoặc nhà nước – để lấy tiền công hoặc l ương tháng, nhưng cũng có nhiều người tự mở doanh nghiệp của riêng mình trong các lĩnh vực bán lẻ, cung cấp thực phẩm, công nghiệp và nông nghiệp. Tỉ lệ việc làm ở Đan Mạch Tình trạng thị trường lao động đối với những người tuổi từ 16 đến 66 tính đến ngày 1 tháng Một năm 2001. Nguồn: Danmarks Statistik Số tuyệt đối Phần trăm 2.681.438 75 % Có việc 118.520 3% Thất nghiệp Ngoài lực lượng lao động 798.346 22 % 3.598.304 100 % Tổng cộng Thị trường lao động chuyên nghiệp Thị trường lao động Đan Mạch được chuyên nghiệp hóa cao. Do đó, các kỹ năng và trình độ chuyên môn được yêu cầu phải đáp ứng được những đòi hỏi của thị trường lao động. Điều n ày áp dụng một cách bình đẳng đối với mọi người - những người đang xin việc tại một dịch vụ lau chùi, tại một xí nghiệp, xin làm kỹ sư hoặc tại nhà của những người về hưu, cũng như những người đang muốn mở một cửa hàng hoặc doanh nghiệp của chính họ. Bạn có những kỹ năng nào? Việc bạn nên tìm một công việc ngay hoặc nên hoàn thành một chương trình đào tạo và giáo dục trước tùy thuộc vào trình độ kỹ năng của bạn. Nếu bạn không được giáo dục hoặc đào tạo, thì việc tìm một công việc không đòi hỏi chuyên môn - có
  2. thể sau khi hoàn thành các khóa đào tạo ngắn hạn để chuẩn bị cho công việc đó của bạn - có vẻ thực tế hơn. Đạt được một vị trí chắc chắn trong thị trường lao động Công việc đầu tiên của bạn có thể không phải luôn luôn được trả công cao. Hoặc nó có thể không thuộc lĩnh vực giáo dục/đào tạo hoặc lĩnh vực yêu thích của bạn. Tuy nhiên, nó sẽ giúp bạn làm quen với thị trường lao động, và do vậy, nó đưa bạn đến những cơ hội có những việc làm tốt hơn. Để có thêm thông tin về cách phát triển những kỹ năng của bạn, ví dụ, qua giáo dục hoặc đào tạo thực hành tại một nơi làm việc, hãy xem các mục “Giới thiệu các công dân mới” và “Trường học và nền giáo dục”. Nhiều người nộp đơn cho một công việc Không ai được bảo đảm có một việc làm. Khi bạn bắt đầu nộp đơn xin việc, bạn sẽ thấy rằng có nhiều người nộp đơn cho mỗi công việc. Tìm việc làm đặc biệt khó khăn nếu bạn không được giáo dục/đào tạo, và nếu bạn không quen với tiếng Đan Mạch. Thiếu lao động có trình độ Tại Đan Mạch, tỉ lệ thất nghiệp rất cao giữa những tộc người thiểu số, cho dù tỉ lệ thất nghiệp chung giảm từ khoảng 10% vào giữa những năm 90 xuống còn 5% vào năm 2001. Tuy nhiên, sự suy giảm này đã gây ảnh hưởng khiến nhiều ngành kinh doanh giờ đây gặp khó khăn trong việc tìm kiếm nhân viên có trình độ. Do đó, những công dân dân tộc thiểu số nói tiếng Đan Mạch và được giáo dục/đào tạo đang có nhu cầu tăng cao. Thị trường lao động Đan Mạch Mô hình thị trường lao động Đan Mạch Ở Đan Mạch, chủ lao động và người lao động cùng ký vào các thỏa thuận chung trên cơ sở tự nguyện, ví dụ, về vấn đề tiền công/tiền l ương, giờ làm việc, giáo dục và đào tạo và các quy định về vấn đề sa thải. Không giống như trường hợp tại một số quốc gia khác, ở Đan Mạch không có bất kỳ thông lệ nào trong việc thiết lập những quy định đối với những lĩnh vực này. Thay vào đó, chúng tôi có cái gọi là “Mô hình thị trường lao động Đan Mạch”, được xây dựng dựa trên một phạm vi rất rộng lớn các bản thỏa thuận chung giữa những đối tác xã hội. Không có bãi công hoặc đóng cửa nhà máy gây áp lực trong giai đoạn thỏa thuận tiền công Chính phủ Đan Mạch hiếm khi can thiệp vào các cuộc đàm phán công nghiệp. Khi một thỏa thuận chung được chấp nhận, cả hai bên đều đồng ý không có bãi công hoặc đóng cửa nhà máy để gây áp lực trong suốt thời gian của bản thỏa thuận. Điều này nghĩa là không cuộc bãi công hoặc đóng cửa nhà máy để gây áp lực nào có thể diễn ra trong suốt thời gian hiệu lực của bản thỏa thuận chung. Một thị trường lao động được điều tiết
  3. Hiện tại, một tuần làm việc trọn ngày đối với thị trường lao động Đan Mạch có 37 tiếng với năm tuần nghỉ phép được trả lương. Nữ giới và nam giới theo thứ tự đều được quyền nghỉ đẻ/nghỉ nuôi con. Các quy định và luật lệ về sức khỏe và an toàn tại nơi làm việc đều rất nghiêm ngặt. Trẻ em dưới 13 tuổi không được phép làm việc được trả tiền công bên ngoài gia đình. Công đoàn Hầu hết mọi người đều tham gia vào công đoàn Đan Mạch có một truyền thống lâu đời về những người hưởng tiền công và tiền lương tham gia công đoàn. Các công đoàn bảo vệ những quyền lợi của các thành viên đối với những chủ lao động và bảo đảm rằng họ làm việc trong những điều kiện làm việc và được trả lương thỏa đáng. Các điều kiện kỷ luật được bảo đảm Những người chủ lao động cũng thành lập nên các hiệp hội chủ lao động trên một phạm vi rộng lớn. Hầu hết chủ lao động đều hợp tác với các công đo àn. Họ xem điều đó là một lợi thế trong kinh doanh để đảm bảo khoản phúc lợi và sự an toàn cho nhân viên của mình và để có được các điều kiện kỷ luật tương ứng với những vấn đề như tăng tiền công, bãi công và giờ làm việc. Chủ nghĩa công đoàn tự nguyện Đan Mạch có quyền tự do hiệp hội. Do đó, không chủ lao động nào có thể cấm một người lao động tham gia vào công đoàn. Mặt khác, lao động đồng nghiệp của bạn không thể yêu cầu bạn làm như thế. Tuy nhiên, tại hầu hết nơi làm việc, đồng nghiệp của bạn hy vọng bạn là một thành viên của công đoàn mà chủ lao động đã ký trong bản thỏa thuận chung. Điều này là do họ sợ rằng nếu không, nó có thể khó khăn trong việc bảo đảm các điều kiện làm việc và được trả lương thỏa đáng. Chọn tham gia công đoàn nào, nếu có thể, là tùy thuộc vào ngành hoặc nghề của bạn. Khi bạn tham gia một công đoàn, bạn trả một khoản phí hội hội viên. Nếu bạn thất nghiệp Nếu bạn mất việc sau khi bạn đã có bảo hiểm thất nghiệp, bạn nên tiến hành những việc sau: - Liên lạc với Cơ quan Việc làm tại khu vực bạn sinh sống. Tại đây, bạn sẽ được đăng ký là người thất nghiệp và có được thẻ trợ cấp, bạn phải trình diện nó khi bạn lấy tiền trợ cấp của mình từ quỹ bảo hiểm thất nghiệp. Bạn phải sẵn sàng tham gia vào thị trường lao động. Điều này nghĩa là bạn phải chấp nhận bất kỳ công việc nào được đưa ra tại bảng thông báo của ngày nào đó. Bạn phải cố gắng tìm một công việc trong khi nhận tiền trợ cấp. Nếu bạn không thể tìm việc, Cơ quan Việc làm bắt buộc phải đưa cho bạn một chương trình hoạt động được thiết kế để trau dồi các khả năng của bạn, ví dụ, thông qua các khóa đào tạo hoặc làm một thực tập sinh tại một công ty. Bảo hiểm thất nghiệp Một khi bạn có việc làm, thì việc đóng góp vào quỹ bảo hiểm thất nghiệp* là một ý kiến hay. Điều này cho phép bạn nhận được sự giúp đỡ và hỗ trợ tài chính dưới dạng trợ cấp thất nghiệp* nếu như bạn mất việc. Cả những khoản đóng góp công đoàn lẫn các khoản thanh toán bảo hiểm thất nghiệp đều được khấu trừ thuế.
  4. Bạn phải đóng góp vào quỹ bảo hiểm thất nghiệp trong một năm trước khi bạn có thể yêu cầu nhận các khoản trợ cấp thất nghiệp. Cuộc sống tại công sở Công sở có vai trò rất lớn trong cuộc sống của phần lớn mọi người Các công sở Đan Mạch khác nhau rất nhiều. Tuy nhiên, chúng có một điểm chung: chúng có vai trò rất lớn trong cuộc sống của phần lớn mọi người. Một nhịp sống công việc tốt, những đồng nghiệp thân thiện và những điều kiện làm việc tốt là tất cả những nhân tố đóng góp cho một chất lượng cuộc sống cao. Tiếp xúc và hòa nhập với những đồng nghiệp là điều quan trọng Trên phạm vi lớn, bản thân người lao động có trách nhiệm tạo ra một không khí dễ chịu cho nơi làm việc của mình. Trong hoàn c ảnh này, những mối quan hệ tốt giữa những đồng nghiệp là điều quan trọng. Thú vui rượu chè và tụ họp có liên quan đến công việc Hầu hết công sở không cho phép uống rượu trong giờ làm việc, nhưng vào những dịp tụ họp khác nhau - ngoài giờ làm việc - thì lại thường được uống rượu. Ví dụ, tại buổi tiệc Giáng Sinh hàng năm của công ty, nơi mọi người chúc nhau Giáng Sinh vui vẻ và một năm mới hạnh phúc và dùng bữa trưa Giáng Sinh cùng nhau, hoặc tại những chuyến tham quan và những buổi tiệc khác. Một số nơi còn giữ truyền thống đi uống bia vào tối thứ Sáu. Những vấn đề trong công việc Nhiều vấn đề khác nhau có thể nảy sinh tại nơi làm việc, như điều kiện an toàn và sức khỏe kém, các khó khăn trong việc hợp tác và trao đổi liên lạc và, trong những trường hợp hiếm gặp, sự quấy rối hoặc hành vi xúc phạm hoặc đe dọa. Dĩ nhiên, những điều như thế hoàn toàn không thể chấp nhận được. Hầu hết công sở đều có một đại diện của nhân viên Tại phần lớn công sở, những người lao động chọn ra một đại diện nhân viên* để đại diện cho họ đối lập lại với chủ lao động. Đại diện nhân vi ên cũng là đại diện của công đoàn tại nơi làm việc. Nếu bạn có bất kỳ vấn đề gì về công việc hoặc cảm thấy bạn bị đối xử tồi tệ hoặc không công bằng, bạn nên liên lạc với đại diện nhân viên của mình. Sau đó, người ấy sẽ nêu vấn đề đó lên chủ lao động hoặc công đoàn. Đại diện nhân viên không thể bị đuổi việc và do vậy, có thể đảm nhận những cuộc xung đột mà những người khác cảm thấy khó khăn. Nếu nơi bạn làm việc không có nhân viên đại diện, bạn nên trình báo bất kỳ vấn đề gì lên công đoàn của bạn, hoặc có thể liên lạc trực tiếp với chủ lao động của mình. Trong nhiều nơi làm việc, những người lao động chọn ra một đại diện viên an toàn và sức khỏe*, người có trách nhiệm giám sát môi trường làm việc. Đại diện viên an toàn và sức khỏe có trách nhiệm bảo đảm rằng, ví dụ, những người lao động không vận hành những loại máy móc nguy hiểm hoặc tiếp xúc với những chất độc hại mà không sử dụng các thiết bị an toàn bắt buộc. Những chấn thương nghề nghiệp phải được trình báo Nếu bạn bị thương khi làm việc, đại diện viên an toàn và sức khỏe hoặc người chủ lao động phải trình báo tai nạn của bạn lên Cơ Quan Môi Trường Việc Làm Đan
  5. Mạch* và Ủy Ban Quốc Gia về Tai Nạn Nghề Nghiệp* như một chấn thương nghề nghiệp. Những cơ quan này sau đó sẽ quyết định xem bạn có được quyền nhận đền bù hay không. Phân biệt đối xử Phân biệt đối xử trong thị trường lao động dựa trên những lý do về giới tính, chủng tộc, màu da, tín ngưỡng tôn giáo hoặc chính trị, định hướng giới tính, hoặc nguồn gốc dân tộc, xã hội hoặc quốc gia là điều bị ngăn cấm. Nếu bạn là thành viên của một tổ chức công đoàn, bạn có thể liên lạc với công đoàn để được trợ giúp nếu bạn bị phân biệt đối xử trên bất kỳ lý do nào trong số những lý do ấy. Tìm việc Tiêu chuẩn kỹ năng tiếng Đan Mạch bắt buộc Tìm một việc làm có thể khó khăn nếu bạn thiếu các kỹ năng tiếng Đan Mạch tương thích. Các yêu cầu về tiếng Đan Mạch thay đổi tùy từng loại hình công việc, nhưng thậm chí đối với các công việc không đòi hỏi nhiều kỹ năng, bạn phải có khả năng hiểu được những chỉ dẫn và những bản hướng dẫn. Cho dù ngày nay, nhiều lĩnh vực kinh tế thiếu nhân sự, nh ưng những người nói được tiếng Đan Mạch luôn có cơ hội đứng đầu trong hàng danh sách tuyển dụng. Tiếp tục tìm việc Nhiều kiều dân nước ngoài - thậm chí những người có trình độ tốt - đều gặp khó khăn khi đi phỏng vấn việc làm. Tuy nhiên, bạn phải luôn tiếp tục tìm kiếm cho đến khi bạn tìm được một người chủ lao động có thể nhận ra và sử dụng những khả năng của bạn. Có nhiều cách để tìm việc Bạn phải nỗ lực rất nhiều trong vấn đề tìm việc làm, và có nhiều cách bạn có thể thực hiện: Đọc những mẫu quảng cáo việc làm trên các tờ báo và trong các trang thông tin ngành nghề. Liên lạc hoặc gửi đơn xin việc không mời đến chủ lao động bạn muốn làm việc cùng. Sử dụng các mối liên hệ cá nhân của bạn với người đã có được việc làm. Tìm kiếm thông tin và lời khuyên từ cơ quan Việc làm địa phương của bạn. Tìm kiếm thông tin và lời khuyên từ công đoàn của bạn. Xin việc qua những người môi giới tư nhân tạm thời. Tìm kiếm trên Internet (tất cả các thư viện công cộng đều cung cấp việc truy cập Internet). Đăng quảng cáo trên báo hoặc trên Internet. Tìm lời khuyên từ chính quyền thành phố hoặc cơ quan Việc làm về cách thức nâng cao trình độ chuyên môn của bạn. Đơn xin việc và phỏng vấn việc làm Đơn xin việc viết tay
  6. Trong nhiều trường hợp, bạn sẽ được yêu cầu gửi một đơn xin việc viết tay. Bạn có thể có được sự giúp đỡ trong vấn đề viết đơn xin việc từ Cơ quan Việc làm, chính quyền thành phố hoặc công đoàn của bạn. Phỏng vấn việc làm Nếu bạn được mời đến một cuộc phỏng vấn việc làm, thì ở đó sẽ thường có nhiều hơn một người. Ví dụ, giám đốc và một người đại diện của người lao động. Trong cuộc phỏng vấn, họ dĩ nhiên sẽ cố gắng xem xét xem bạn có đủ khả năng cho công việc không, và bạn có thích hợp với nơi làm việc hay không. Cuộc phỏng vấn cũng mang lại cho bạn cơ hội đặt những câu hỏi về công việc, nơi làm việc và những hy vọng của họ về bạn. Hợp đồng lao động Một khi bạn được tuyển dụng, bạn phải có được bản hợp đồng lao động. Bản hợp đồng bao gồm những điều khoản về các vấn đề sau: Tiền công/tiền lương và giờ làm việc Những ngày nghỉ Thời gian bắt đầu công việc Điều khoản thôi việc Đây là những gì chủ lao động chờ đợi: Khả năng giao tiếp bằng tiếng Đan Mạch rõ ràng và dễ hiểu, phù hợp với các yêu cầu công việc. Kinh nghiệm làm việc liên quan. Một đơn xin việc viết tay được trình bày tốt với một bản “Sơ yếu lý lịch” kèm theo (một mô tả ngắn gọn về trình độ giáo dục, kinh nghiệm làm việc, tuổi tác và những lĩnh vực yêu thích của bạn) và tài liệu chứng minh những khả năng của bạn. Ví dụ, các bản sao văn bằng, chứng chỉ khóa học và các thư giới thiệu. Đơn xin việc cũng có thể cung cấp thông tin về các hoạt động trong thời gian rỗi của bạn, kể cả bất kỳ công việc t ình nguyện nào bạn đang làm. Khả năng và ý chí làm việc độc lập và theo nhóm. Sáng kiến. Tính linh hoạt và một đầu óc cởi mở đối với những ý tưởng mới. Khởi lập doanh nghiệp của chính bạn Nhiều luật lệ và quy định Xã hội Đan Mạch cần những người có sự nỗ lực và óc sáng tạo cần thiết để khởi lập doanh nghiệp cho chính mình. Tuy nhiên, việc thành lập một doanh nghiệp mới cần có một ý tưởng tốt và sự chuẩn bị chu đáo. Bất kể là loại hình kinh doanh nào đều có những luật lệ và quy định do pháp luật qui định mà bạn phải biết và tuân theo. Ngành kinh doanh phải được đăng ký với hải quan khu vực và các cơ quan thuế. Các bản kê khai tài chính phải được báo cáo lên các cơ quan thuế và hải quan theo định kỳ. Những nhà hàng sẽ phải có giấy phép kinh doanh rượu, và các dụng cụ nhà bếp phải đạt các tiêu chuẩn của các cơ quan y tế. Nếu bạn có nhân viên, bạn phải đảm nhận phí bảo hiểm tai nạn nghề nghiệp và bảo hiểm y tế cho họ. Nhữn g yêu cầu này nhằm bảo vệ những khách hàng và nhân viên khỏi các điều kiện vệ sinh kém, các tai nạn tại công việc và để ngăn ngừa gian lận thuế. Tìm kiếm lời khuyên trước khi khởi lập doanh nghiệp
  7. Trước khi lao vào tự kinh doanh, bạn nên tận dụng các cơ hội để có được lời khuyên. Ví dụ, bạn có thể liên hệ với văn phòng chỉ đạo hướng nghiệp trong thành phố của bạn, cố vấn thành lập doanh nghiệp trong tỉnh của bạn, hải quan và các cơ quan thuế (Told og Skat) và Cơ quan Việc làm. Trên Internet, bạn có thể có được cái nhìn khái quát về các dịch vụ tư vấn sẵn có và thông tin về các luật lệ và quy định do pháp luật qui định, các cơ hội tài chính, v.v. Các chương trình hoạt động dành cho những người thất nghiệp Các chương trình hoạt động dành cho những người không thể tìm được việc làm Đan Mạch có một “mạng lưới bảo đảm an toàn xã hội” rộng lớn với mục đích giúp đỡ những người không có phương tiện để tự hỗ trợ phát triển các khả năng của mình và giành được một chỗ đứng chắc chắn trên thị trường lao động. Như vậy, trong khi bản thân sẵn sàng cho thị trường lao động, bạn được quyền nhận sự hỗ trợ tài chính theo hình thức phụ cấp giới thiệu*, trợ cấp tiền mặt* hoặc trợ cấp thất nghiệp*. Hệ thống xã hội được dựa trên các nguyên tắc những người có khả năng nên tự nuôi bản thân, và các quyền và nghĩa vụ nên đi kèm với nhau. Do vậy, bạn có trách nhiệm tìm kiếm và chấp nhận một công việc và tham gia vào công việc đó. Tuy nhiên, nếu bạn không thể tìm ngay được một công việc thường xuyên, thì để nhận được sự hỗ trợ tài chính, phải có một điều kiện là bạn chấp nhận bất kỳ hoạt động nào đề ra. Không tuân theo trách nhiệm này sẽ dẫn tới những hình phạt, như tước bỏ toàn bộ hoặc một phần sự hỗ trợ tài chính mà đáng ra bạn được quyền nhận. Các chương trình hoạt động thành phố Đạt được các bằng cấp thông qua giáo dục hoặc huấn luyện Như một phần của chương trình giới thiệu dành cho những công dân mới đến, các chính quyền thành phố phải cung cấp các chương trình hoạt động định hướng nghề nghiệp*. Nếu bạn vẫn thất nghiệp sau khi ở Đan Mạch trong vòng ba năm, bạn cũng có thể có được sự giúp đỡ và lời khuyên từ chính quyền thành phố. Điều này cũng áp dụng cho trường hợp nếu bạn bị thất nghiệp sau này, và không có bảo hiểm thất nghiệp. Chính quyền thành phố phải cung cấp cho bạn một chương trình hoạt động. Những người trong chương trình hoạt động phải có được các khả năng cần thiết để bắt đầu được giáo dục hoặc tìm việc, ví dụ, thông qua các khóa học hướng nghiệp và các hoạt động sắp xếp việc làm được chủ lao động đề nghị. Đòi hỏi nỗ lực tích cực Để nhận được sự hỗ trợ tài chính trong chương trình hoạt động, bạn phải biểu hiện sự tận tâm tích cực. Vì vậy, bạn không thể vắng mặt trong một khóa đào tạo hoặc các hoạt động sắp xếp việc làm mà không có lý do chính đáng, như đau ốm. Bạn phải chấp nhận bất kỳ công việc nào được giao cho bạn theo chương trình hoạt động. Nếu không, bạn có thể bị mất tất cả hoặc một phần các khoản phụ cấp giới thiệu hoặc các khoản thanh toán tiền mặt. Các chương trình hoạt động cho những người thất nghiệp có bảo hiểm
  8. Nếu bạn đóng góp vào quỹ bảo hiểm thất nghiệp* và lại bị thất nghiệp, bạn đ ược quyền nhận được chương trình hoạt động và hỗ trợ tài chính theo một số điều kiện nhất định. Mục đích của chương trình hoạt động là nhằm nâng cao các khả năng của bạn để cho phép bạn tìm được một công việc mới càng sớm càng tốt. Sự khác biệt chính giữa các chương trình hoạt động cho những người có bảo hiểm và không có bảo hiểm là những người có bảo hiểm phải có trách nhiệm đối với Cơ quan Việc làm, chứ không phải là chính quyền thành phố.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2