Cuộc Đại Khủng Hoảng và Giải Pháp của Keynes-PHẦN3
lượt xem 11
download
Joseph Schumpeter: Phát Triển Kinh Tế và Khủng Hoảng Kinh Tế Joseph Schumpeter (1883-1950) là người đưa ra giải pháp cho thời thế này. Dù được đào tạo bài bản theo Carl Menger và học trò của ông Eugen von Bohm-Bawerk, Schumpeter vẫn đi theo hướng riêng của mình, làm việc cho cả chính phủ và trong học viện.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Cuộc Đại Khủng Hoảng và Giải Pháp của Keynes-PHẦN3
- Cuộc Đại Khủng Hoảng và Giải Pháp của Keynes-PHẦN3 Joseph Schumpeter: Phát Triển Kinh Tế và Khủng Hoảng Kinh Tế Joseph Schumpeter (1883-1950) là người đưa ra giải pháp cho thời thế này. Dù được đào tạo bài bản theo Carl Menger và học trò của ông Eugen von Bohm-Bawerk, Schumpeter vẫn đi theo hướng riêng của mình, làm việc cho cả chính phủ và trong học viện. Hệ Thống Thể Chế: Kỹ Thuật và Thể Chế Thorstein Veblen (1857-1929) là một kinh tế gia gốc nông dân, là người NaUy-Mỹ, là một trong những nhà phê phán chủ nghĩa tư bản, phê bình kinh tế, bình luận thời cuộc (thời của ông) rất uyên bác và sắc sảo. Những bài viết của ông vào đầu thế kỷ này cũng như trước đó một thập kỷ và cả hai thập kỷ sau đó đều là
- những bài phê bình rất sắc sảo nhắm vào vấn đề tham vọng và quyền lực và làm sáng tỏ những vấn đề mà các giáo sư kinh tế lớn đã lờ đi. Hơn thế nữa, ông đặc biệt tinh thông tiếng bản xứ của mình, có thể hiểu và sử dụng ngôn từ một cách chính xác. Tài năng của ông có được không chỉ bằng trí thông minh của bản thân mà còn bắt đầu từ cả một kho kiến thức lịch sử nhân loại rộng lớn và những tri thức về nhiều nền văn hoá đa dạng của các quốc gia, chúng đã cung cấp cho ông một cái nhìn tổng thể về chủ nghĩa tư bản hiện đại. Giữa Veblen và Marx có nhiều điểm tương đồng, nhưng giữa họ cũng có một số khác biệt đáng kể; Veblen không phải là người theo chủ nghĩa Marx. Chúng ta có thể thấy cả sự giống và khác giữa họ trong chính những tác phẩm của họ. Như chúng ta đã biết, Marx phân biệt giữa đặc tính xa lánh[1] công việc của công nhân dưới chế độ tư bản và năng lực làm việc của họ khi xã hội thoát khỏi sự thống trị của tư bản - ngay cả trong quá khứ hay tương lai. Trong quyển "Tay Nghề Công Nhân Và Sự Chán Ghét
- Công Việc Của Họ" (1899), Veblen bắt đầu nói từ mối ác cảm đối với công việc vốn rất phổ biến trong những người công nhân mà ông cho rằng nó đã xãy ra vào đầu thế kỷ này ở Mỹ. Công nhân chán ghét công việc của họ và những giai cấp bề trên thì tự cho mình là những người thống trị và ép buộc họ phải làm việc - dù cho có sự mâu thuẫn giữa họ như thế nào đi nửa. Nhưng trong khi Marx nhận thấy rằng sự chán ghét đó bắt nguồn từ đặc tính xa lánh công việc thì Veblen cho rằng theo cảm nhận của ông, thì chính "bản năng tay nghề" của công nhân xuyên suốt trong lịch sử nhân loại đã bị thay thế bởi tính thực dụng nhằm giúp họ có thể bình ổn cuộc sống. Trong thời tư bản đầy tính cạnh tranh nhau thì bằng chứng cho tính thực dụng đó được thể hiện bằng tiền bạc thay vì như ngày xưa là những chiến lợi phẩm, xương sọ hay cờ chiếm được từ kẻ địch bại trận, nhưng những gì đáng tự hào là những gì đạt được chứ không phải là năng xuất. Trong khi chúng ta có thể thấy sự tương đồng giữa đặc tính "ham muốn lao động của công nhân" của Marx và đặc tính "bản năng tay nghề" theo như Veblen định nghĩa, thì Veblen quan tâm hơn về những
- tính cách không tốt khi đạt được quyền lực và làm thế nào mà những người công nhân cố tranh đua để có được quyền lực, hơn là quan tâm về những tính cách quý báu như biết nhịn nhục khi bị bốc lột. Đối Veblen, thông qua kích thích sự ganh đua với nhau, thì chìa khoá để ổn định hệ thống xã hội chính là quyền lực kinh tế đối với những công nhân làm việc với đồng lương thấp, từ đó họ có khuynh hướng chống lại bốc lột.Veblen cho rằng, qua sự tiêu thụ phô trương và đưa ra những mặt thuận lợi của việc không chịu làm việc, "giai cấp nhàn hạ" càng kích thích nhu cầu hơn là sự giận dữ. Trong chương 4 quyển Lý thuyết về Giai Cấp Nhàn Hạ, Veblen có giải thích quan điểm của mình về cái mà ông gọi là "sự tiêu thụ gây chú ý"[2]. Hãy nhìn lại thực tiễn từ lịch sử -- từ thời tiền tư sản, ông cho rằng sự khoa trương cũng như những nổ lực cạnh tranh nhau diễn ra xuyên suốt trong hệ thống giữa các giai cấp xã hội:
- "Trong một xã hội hiện đại thì giới tuyến giữa các giai cấp của nó phát triển khá mơ hồ và ngắn ngủi, và dù bất cứ nơi nào tồn tại điều này, định chuẩn về danh vọng do tầng lớp quý tộc đưa ra có khuynh hướng mở rộng những ảnh hưởng mang tính cưỡng ép nhưng không đáng kể lắm của nó đối với những giai cấp thấp nhất thông qua hệ thống cấu trúc xã hội. Kết quả là những thành viên của từng giai cấp đều thừa nhận tư tưởng này của họ, một tư tưởng quy định ra những nguyên tắc cho đời sống của xã hội hiện hành của giai cấp thấp đối với giai cấp cao hơn, và hướng họ sống theo cái tư tưởng đó. Nhưng trong truờng hợp họ thất bại, họ đã phải đau khổ vì mất đi cái danh vọng của họ và cả lòng tự trọng của mình, họ phải thay đổi sao cho phù hợp với những quy tắc xã hội, ít nhất cũng là về mặt hình thức. Cơ sở tạo ra danh vọng trong bất kỳ một xã hội công nghiệp có tổ chức cao nào đi chăng nữa chính là sức mạnh về tiền tài; và những phương tiện để phô bày sức mạnh ấy, và qua đó đạt được
- danh vọng, chính là sự nhàn rỗi và tiêu thụ hàng hoá đáng gây chú ý." Mặc dù Veblen nhạo báng kinh miệt tầng lớp tư sản (và những ai cố tranh đua với họ), nhưng sau cùng ông cũng cảm thương cho họ. Bởi do ông xem họ như những kẽ ăn bám chỉ được cái vẻ hào nhoáng bên ngoài nhưng rất vô dụng, những kẽ chỉ biết thu lợi từ những công việc của người khác và rốt cuộc gì thì vị trí ưu tiên của họ trong xã hội cũng sẽ bị người khác thay thế. Và ai sẽ thay thế họ? Câu trả lời là: không phải là giai cấp lao động theo chủ nghĩa Marx, mà chính là những người mà những giá trị và hành vi của họ được thay đổi cho phù hợp để trở thành một lực lượng cơ bản điều hành và có trách nhiệm với sự phát triển của xã hội: "quy trình máy móc". Trong chương 4 quyển "Lý Thuyết về Doanh Nghiệp" (1904), Veblen có giải thích rõ về "quy trình" này và ông cho nó là ngành cơ học rất đơn giản: "Bất cứ nơi nào mà sự khéo tay, những phương pháp dựa vào thực nghiệm, hay những tình huống ngẫu nhiên được thay thế
- bằng một quy trình hợp lý dựa trên hệ thống kiến thức của công nhân, thì nơi đó ta có thể tìm thấy ngành cơ khí, thậm chí nơi đó thiếu vắng cả những sáng chế máy móc phức tạp tinh vi. Nó chính là vấn đề về đặc điểm của loại quy trình này chứ không phải là vấn đề phức tạp khi cần phải sáng chế ra máy mới. Những ngành hoá học, trồng trọt, chăn nuôi đều áp dụng những phương pháp đặc trưng hiện đại và đều có mối quan hệ với thị trường, tất cả chúng đều có liên quan đến ngành cơ khí hiện đại" Do vậy, về lâu dài, những người sắp thay thế những nhà tư bản sẽ là "những công trình sư, kỹ sư cơ khí, nhà hàng hải, nhà khoáng vật học, thợ điện" và vân vân… Tuy nhiên, về ngắn hạn, những tham vọng lợi nhuận của những nhà tư bản thông qua bốc lột và cạnh tranh càng kích thích quyền lực thống trị của những lực lượng lỗi thời như chủ nghĩa đế quốc và chiến tranh. Trong chương cuối quyển Lý Thuyết về Doanh Nghiệp, ông có viết: "những chính sách hiện đại mang tính hiếu chiến là mang đến hòa bình cho con người, miễn là họ biết mưu
- cầu kinh doanh một cách có thứ tự." Ông nói rằng "những mưu cầu đó không chỉ mang lại lợi nhuận, mà còn giúp hiệu chỉnh lại 'tình trạng náo động trong xã hội' cũng như sự xáo trộn trong cuộc sống văn minh này". Phân tích của Veblen về động lực phục hồi chủ nghĩa ái quốc hiếu chiến và sự thay thế quyền tự do công dân sẽ mang đến những lợi ích cho những ai đã và đang theo những chính sách cải cách trong nước và nước ngoài của Mỹ trước ngày 11 tháng 9 năm 2001. Ông cho rằng vấn đề duy nhất của những nổ lực này là những mặt về văn hoá của những hình thái cổ xưa từ thời ăn lông ở lỗ không nhất quán với nhau - không chỉ với nhu cầu về "quy trình máy móc"[3] (một quy trình ngày càng tỏ ra quan trọng đối với sự phát triển của chủ nghĩa tư bản) mà còn với nhu cầu kinh doanh. "Những tính cách thô lỗ man rợ của lòng trung thành và chủ nghĩa ái quốc diễn ra xuyên suốt trong những triều đại bốc lột con người và củng cố quyền lực, và những tính cách từ thời xa xưa này không mất đi. Trong những xã hội hiện đại ngày nay, những
- ai mà trái tim của họ vẫn đập cùng nhịp với thị trường thới giới, thì họ thể hiện lòng nhiệt thành của mình bằng cách mở rộng ngành thương mại dưới tư cách là những nhà doanh nghiệp quốc dân. Nhưng một khi chính sách kinh doanh mang tính hiếu chiến được thiết lập ra vì mục đích kinh doanh, thì lòng trung thành dần chuyển từ những ích lợi kinh tế sang ích lợi của triều đại và sự hiếu chiến đó, ví dụ từ những bằng chứng lịch sử như chủ nghĩa đế quốc Đức và Anh. Hậu quả sau cùng là làm hồi sinh lại sự oán hận của những người yêu nước xa xưa và lòng trung thành đối với triều đại mà bỏ qua những ích lợi về kinh tế. Điều này dễ dàng thực hiện khi những người kinh doanh chịu hi sinh phần lợi nhuận của mình cho nhu cầu về đời sống chính trị cao hơn này" Do vậy, Veblen nhận thấy rằng kinh doanh bị tấn công dồn dập bởi cả hai, một bên là cải cách "những quy trình máy móc" không ngừng, quy trình mà dẫn đến sự sụp đổ của những nhà tư bản và được thay thế bằng đội ngũ những cá nhân ưu tú như các nhà khoa học (điển hình như Saint-Simon), còn một bên là những
- hành vi suy thoái có từ thời xa xưa đuợc giữ lại từ xưa để đat được những mục tiêu riêng của nó. Trong những bài viết sau này của ông, cũng giống như Heilbroner đã từng đề cập, Veblen cho rằng khoa học và kỹ thuật và những người phụ trách chúng rốt cuộc rồi cũng sẽ chiến thắng.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Quản trị học căn bản
0 p | 1752 | 688
-
Chiến lược tiếp thị thời khủng hoảng
7 p | 215 | 61
-
SỰ TRỞ LẠI CỦA KINH TẾ HỌC SUY THOÁI và cuộc khủng hoảng năm 2008
54 p | 132 | 52
-
Steve Jobs Apple - Thay Đổi Cách Nghe Nhạc Của Thế Giới
90 p | 135 | 41
-
Sáu công ty khổng lồ được sinh ra trong thời khủng hoảng
8 p | 142 | 33
-
Cuộc Đại Khủng Hoảng với Giải Pháp của Keynes
19 p | 106 | 27
-
Steve Jobs Apple - Thay Đổi Cách Nghe Nhạc Của Thế Giới ( bí quyết thành công)
91 p | 105 | 21
-
Cuộc Đại Khủng Hoảng và Giải Pháp của Keynes-PHẦN4
10 p | 101 | 20
-
Việc đối nhân xử thế tại doanh nghiệp
3 p | 66 | 11
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn