CUỘC ĐẤU TRANH GIỮA CNDV VÀ CNDT<br />
QUA ĐƯỜNG LỐI TRIẾT HỌC CỦA ĐÊMÔCRÍT VÀ PLATÔN <br />
TRONG TRIẾT HỌC HY LẠP CỔ ĐẠI<br />
<br />
MO DAU<br />
<br />
<br />
Triết học với tính cách là hệ thống các quan điểm, quan niệm của con <br />
người về thế giới….là một hình thái ý thức xã hội chỉ xuất hiện từ khi xã hội có <br />
phân chia giai cấp, có sự tách biệt giữa lao động chân tay và lao động trí óc. <br />
Triết học ra đời vào khoảng thế kỷ thứ VIII đến thế kỷ thứ VI TCN ở một số <br />
trung tâm văn minh thời cổ đại đó là Ấn Độ, Trung Quốc, Hy Lạp và La Mã cổ <br />
đại<br />
Có thể nói lịch sử triết học là lịch sử đấu tranh giữa chủ nghĩa duy vật và <br />
chủ nghĩa duy tâm. Đây là một trong những quy luật nội tại của sự phát triển <br />
các tư tưởng triết học trong lịch sử. Cuộc đấu tranh giữa chủ nghĩa duy vật và <br />
chủ nghĩa duy tâm trong triết học Hy Lạp cổ đại diễn ra rất gay gắt, cuộc đấu <br />
tranh đó được thể hiện trong đường lối triết học của Đêmôcrít và Platôn<br />
Nghiên cứu lịch sử triết học là nghiên cứu quá trình hình thành, phát sinh <br />
và phát triển các tư tưởng triết học trong các giai đoạn phát triển khác nhau của <br />
lịch sử. Sự hình thành các tư tưởng triết học bao giờ cũng bị chi phối bởi những <br />
điều kiện kinh tế xã hội đương thời. Điều kiện kinh tế xã hội là cơ sở trực tiếp <br />
dẫn đến sự hình thành và phát triển các tư tưởng triết học. Do vậy khi nghiên <br />
cứu một tư tưởng triết học, một hệ thống triết học trong lịch sử trước hết <br />
chúng ta cần phải làm rõ cơ sở kinh tế, cơ sở chính trị dẫn đến sự hình thành và <br />
phát triển tư tưởng triết học đó như thế nào <br />
Hy Lạp cổ đại là một trong những cái nôi của văn minh nhân loai. Hy Lạp <br />
không chỉ nổi tiếng với những thành tựu trong khoa học tự nhiên, trong văn học <br />
nghệ thuật mà còn là quê hương của một nền triết học phát triển rực rỡ bao <br />
gồm những hệ thống, nhưng trường phái triết học khác nhau gắn liền với <br />
những tên tuổi của những nhà triết học lớn khởi đầu cho sự phát triển của triết <br />
học Tây Âu sau này. Vì vậy việc nghiên cứu triết học Hy Lạp cổ đại nói chung, <br />
triết học của Đêmôcrít và Platôn nói riêng có ý nghĩa rất lớn cả về lý luận và <br />
thực tiễn. Để có cơ sở hiểu được nó trước hết phải nghiên cứu đôi nét về lịch <br />
sử xã hội Hy Lạp cổ đại<br />
Vào khoảng 1000 năm TCN, chế độ công xã nguyên thuỷ tan rã, xã hội <br />
Hy Lạp cổ đại đã chuyển dần sang chế độ chiếm hữu nô lệ. Đặc biệt từ thế kỷ <br />
thứ VII TCN công cụ sản xuất bằng sắt đã phát triển làm cho thủ công nghiệp <br />
phát triển mạnh mẽ, quan hệ tiền – hàng ngày càng phổ biến làm cho thương <br />
nghiệp, giao lưu buôn bán, trao đổi giữa các vùng trong nước thêm mở rộng dẫn <br />
đến sự ra đời của các thành bang (Poli) và các trung tâm kinh tế văn hoá lớn mà <br />
nổi bật là Aten và Spác. Thời kỳ này người Hy Lạp đã có thể đóng đựoc những <br />
chiếc thuyền lớn cho phép họ vượt biển Địa Trung Hải để tìm đến những miền <br />
đất mới. Nhờ đó mà lãnh thổ của Hy Lạp và thuộc địa của nó được mở rộng tạo <br />
điều kiện cho sự giao lưu văn hoá giữa các dân tộc<br />
Sự phát triển của sản xuất đã dẫn đến các quan hệ và tổ chức xã hội cũa <br />
bị đảo lộn. Nếu như trước đây các tổ chức xã hội cũ như bộ tộc, bộ lạc… mang <br />
tính cộng đồng cao, thì giờ đây xuất hiện các tư tưởng tư hữu và sau đó là chế <br />
độ tư hữu về của cải. Điều đó buộc mỗi người cần ý thức và suy nghĩ hơn về <br />
bản thân mình, họ cần có một lập trường sống riêng phù hợp với hoàn cảnh <br />
mới. Nhu cầu đó đòi hỏi sự ra đời của triết học, giúp con người không chỉ biết <br />
tuân theo những quan niệm trước đây, mà còn phê phán những chuẩn mực của <br />
xã hội cũ, đồng thời xây dựng một nền tảng thế giới quan mới<br />
Cùng với sản xuất trong đời sống chính trị – xã hội Hy Lạp cổ đại cũng <br />
diễn ra những thay đổi lớn đó là chế độ sử hữu tư nhân về tư liệu sản xuất ra <br />
đời, giải phóng các thành viên công xã, biến xã hội Hy Lạp thành một xã hội <br />
chiếm hữu nô lệ điển hình với hai giai cấp chủ nô và nô lệ. Giai cấp nô lệ bị áp <br />
bức bọc lột cùng cực, họ đã nhiều lần vùng lên đấu tranh nhưng đều bị đàn áp <br />
đẫm máu. Giai cấp nô lệ không tự bảo vệ cũng như không xây dựng được thế <br />
giới quan cho riêng mình để phản ánh quyền lợi và tiếng nói của họ. Cuộc đấu <br />
tranh giữa giai cấp chủ nô và nô lệ dẫn đến sự ra đời của triết học đó là cuộc <br />
đấu tranh giưã chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm trong triết học Hy Lạp <br />
cổ đại<br />
Nhờ chế độ nô lệ mà giai cấp chủ nô Hy Lạp có được đặc quyền và điều <br />
kiện để nghiên cứu sáng tạo triết học và nghệ thuât. Tuy nhiên cần phải thấy <br />
rằng vai trò đó là khác nhau đối với các bộ phận trong giai cấp chủ nô. Giai cấp <br />
chủ nô Hy Lạp bị phân hoá thành hai bộ phận chính là chủ nô dân chủ và chủ nô <br />
quý tộc. Chủ nô dân chủ có tư tưởng cấp tiến thường đứng trên lập trường duy <br />
vật vô thần và dựa trên những tri thức khoa học để chống lại những thế lực tôn <br />
giáo, bảo thủ, khởi xướng những cải cách dân chủ, thúc đẩy xã hội phát triển. <br />
Trái lại bộ phận chủ nô quý tộc có tư tưởng bảo thủ chống lại chủ nô dân chủ <br />
thường đứng trên lập trường duy tâm tôn giáo lạc hậu và phản động. <br />
Đây là cơ sở cội nguồn cho cuộc đấu tranh giữa chủ nghĩa duy vật và chủ <br />
nghĩa duy tâm tôn giáo trong triết học Hy Lạp cổ đại mà đại biểu là Đêmôcrít <br />
đứng trên lập trường duy vật vô thần và Platôn đứng trên lập trường duy tâm <br />
tôn giáo. Cuộc đấu tranh giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm trong triết <br />
học Hy Lạp cổ đại về sau này được Lênin khái quát là cuộc đấu tranh giữa <br />
đường lối Đêmôcrít và Platôn trong triết học. Đây chính là cuộc đấu tranh ý thức <br />
hệ của hai tầng lớp chủ nô dân chủ và chủ nô quý tộc trong triết học Hy Lạp cổ <br />
đại. <br />
Triết học Hy Lạp cổ đại ngay từ đầu đã mang tính giai cấp sâu sắc, song <br />
về thực chất đó là thế giới quan, ý thức hệ của giai cấp chủ nô thống trị, là công <br />
cụ lý luận nhằm duy rì và bảo vệ trật tự xã hội đương thời phục vụ cho giai <br />
cấp chủ nô. Như Mác, Ăng ghen nhận xét: “Trong mọi thời đại, những tư tưởng <br />
của giai cấp thống trị là những tư tưởng thống trị…giai cấp nào chi phối những <br />
tư liệu sản xuất vật chất thì cũng chi phối luôn cả những tư liệu sản xuất tinh <br />
thần…Những tư tưởng thống trị không phải là cái gì khác mà chỉ là sự biểu hiện <br />
tinh thần của những quan hệ vật chất thống trị…được biểu hiện dưới dạng tư <br />
tưởng”<br />
Từ nền văn minh của Hy Lạp La mã cổ đại đã cho ta thấy rằng tri thức <br />
khoa học tự nhiên phát triển mạnh. Chính sự xuất hiện các tri thức khoa học sơ <br />
khai, như việc phát minh ra lịch một năm có 12 tháng với 365 ngày của TaLét, <br />
những phát kiến về toán học của Ta Lét và Pitago, hình học của Ơclít, vật lý <br />
học của Acsimét là cơ sở để hình thành những quan điểm duy vật trong triết <br />
học. Chúng làm cho các quan niệm thần thoại truyền thống và tôn giáo nguyên <br />
thuỷ đã không còn đáp ứng và lý giải được những vấn đề mới của thế giới <br />
quan. Những khám phá khoa học đầu tiên của người cổ đại đã cho thấy sự giả <br />
diối của bức tranh vũ trụ quan và nhân sinh quan của các tôn giáo thần thoại, đòi <br />
hỏi con người phải có cách lý giải mới về thế giới xung quanh và cuộc sống <br />
của mình. Triết học ra đời ở thời kỳ này (triết học duy vật ) là một dạng thế <br />
giới quan hoàn toàn mới dựa trên cơ sở trí tuệ sâu sắc, những kết luận và tri <br />
thức triết học mang tính lý luận khái quát cao được nảy sinh đã đẩy các dạng <br />
thế giới quan trước chúng vào lĩnh vực hoạt động nghệ thật hay sáng tác dân <br />
gian<br />
Tất cả những tiền đề kinh tế xã hội của xã hội Hy Lạp cổ đại, đặc biệt <br />
là mâu thuẫn giai cấp trong xã hội giữa giai cấp chủ nô dân chủ và chủ nô quý <br />
tộc đã phản ánh đậm nét những tư tưởng triết học bằng cuộc đấu tranh giữa <br />
chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm. Chúng ta sẽ càng thấy rõ hơn những <br />
điều khẳng định ở trên qua nội dung tư tưởng triết học của Đêmôcrít và Platôn<br />
Đêmôcrít và Platôn là hai đại biểu tiêu biểu cho tư tưởng triết học duy vật <br />
và duy tâm trong triết học Hy Lạp cổ đại<br />
Đêmôcrít (460 – 370 TCN)<br />
Ông xuất thân từ một gia đình giầu có nên có điều kiện học hành, ông là <br />
người có hiểu biết sâu rộng nhiều mặt và nhiều lĩnh vực. Lênin đánh giá: “Ông <br />
là bộ óc bách khoa đầu tiên của người Hy Lạp cổ đại về mặt triết học”<br />
Platon (427 – 347 TCN)<br />
Ông cũng là một trong những đại biểu xuất sắc nhất thời cổ đại, ông sinh <br />
ra trong một gia đình quý tộc. Ngay từ khi 18 tuổi ông đã theo tập đoàn quý tộc <br />
phản động do Xôcrát đứng đầu hoạt động chống lại chế độ dân chủ ở Aten. <br />
Platôn là học trò và là người kế thừa, phát triển tư tưởng triết học của Xôcrát <br />
thành một hệ thống triết học duy tâm khách quan đối lập với triết học duy vật <br />
của với Đêmôcrít<br />
Sự đối lập giữa triết học duy vật vô thần của Đêmôcrít và triết học duy <br />
tâm khách quan của Platôn là cuộc đấu tranh điển hình trong lịch sử triết học Hy <br />
Lạp cổ đại được thể hiện trên các phương diện sau<br />
Về Bản thể luận.<br />
Đêmôcrít kiên định lập trường duy vật vô thần. Theo ông khởi nguyên của <br />
thế giới không phải là một sự vật cụ thể nào đó như nhiều nhà triết học trước <br />
đó đã quan niệm mà là nguyên tư, là vật chất. Ông đã kế thừa và phát triển <br />
thuyết nguyên tử của Lơ xíp lên một trình độ mới.. Nguyên tử vận động trong <br />
chân không, khi kết hợp lại thì thành sự vật, khi tách rời thì sự vật mất đi. <br />
Theo Đêmôrít nguyên tử là những hạt vật chất rất nhỏ nhiều vô hạn <br />
không thể phân chia được, không khác nhau về chất mà khác nhau về hình dạng, <br />
tư thế và trình tự sắp xếp. Chính sự khác nhau này mà tạo nên sự khác nhau <br />
giữa các sự vật. Sự xuất hiện hay mất đi của các sự vật hiện tượng là kết quả <br />
của sự kết hợp hay phân tán của nguyên tử. <br />
Đêmôcrít đã dùng thuyết nguyên tử để giải thích sự hình thành vũ trụ. Ông <br />
cho rằng vũ trụ là một khoảng không vô cùng tận trong đó chứa vô số các hành <br />
tinh khác nhau. Sự hình thành vũ trụ là do cơn lốc nguyên tử xô đẩy làm cho các <br />
nguyên tử to nặng thì ở tâm, các nguyên tử nhẹ, nhỏ thì ở xa tâm. Nhờ đó mà các <br />
hành tinh kể cả trái đất được tạo nên (Đây là một phát kiến vĩ đại của ĐêmôCrít <br />
mà các nhà khoa học bây giờ vẫn còn đang tìm hiểu). Nét đặc sắc trong triết học <br />
duy vật của Đê mô crít là chủ nghĩa vô thần. Ông cho rằng sở dĩ con người tin <br />
vào thần thánh là vì con người bị bất lực trước những hiện tượng khủng khiếp <br />
của thiên nhiên. Đêmôcrít cho rằng sự sống của con người là kết quả của sự <br />
biến đổi tự nhiên, bắt đầu từ sinh vật sống ở dưới nước rồi đến động vật có <br />
vú. Trải qua sự biến đổi lâu dài của giới tự nhiên mới thành con người. Con <br />
người theo Đêmôcrít là động vật có khả năng học, có cảm giác, năng động; linh <br />
hồn con người là tổng thể các nguyên tử. Đêmôcrít phủ nhận quan điểm duy <br />
tâm tôn giáo về linh hồn và cho rằng linh hồn cũng chết đi cùng với thể xác, mọi <br />
quan niệm về thế giới bên kia, về thiên đường chỉ là bịa đặt. Tuy nhiên về bản <br />
thể luận ông cũng có một số hạn chế nhất định đó là: Một mặt ông phê phán các <br />
quan điểm duy tâm cho rằng có một lực lượng siêu nhiên tồn tại bên ngoài chi <br />
phối mọi sự vận động biến đổi của thế giới, nhưng mặt khác ông lại thừa nhận <br />
có linh hồn. Ông cho rằng sự vật không có linh hồn còn sinh vật thì có linh hồn <br />
và linh hồn được cấu tạo bởi nguyên tử (Hạn chế)<br />
Đối lập với Đêmôcrít, Pla tôn lại đứng trên lập trường duy tâm thần bí. <br />
Ông khẳng định bản nguyên của thế giới là “thế giới ý niệm” mà ông gọi là <br />
những ý tưởng có trước, một thế giới trừu tượng bất biến. Điểm nổi bật trong <br />
triết học duy tâm Platôn là “học thuyết về ý niệm”trong học thuyết này ông đưa <br />
ra quan niệm về hai thế giới đó là:<br />
Thế giới các sự vật cảm tính (Đây là thế giới không chân thực)<br />
Thế giới ý niệm (Là đúng đắn, là chân thực).<br />
Ông cho rằng thế giới các sự vật cảm tính được sinh ra từ một lực lượng <br />
tinh thần đó là “ý niệm” từ ý niệm “nhà”ø sinh ra những cái nhà cụ thể, từ ý <br />
niệm “cây” sinh ra các cây cụ thể. Như vậy thế giới các sự vật cảm tính chỉ là <br />
sản phẩm của thế giới ý niệm, các sự vật cảm tính chỉ là cái bóng của thế giới <br />
ý niệm. Thế giới ý niệm thì tồn tại chân thực, bất biến nó sinh ra vạn vật trên <br />
thế giới, còn thế giới các sự vật cảm tính thì không tồn tại thực (đây là quan <br />
điểm duy tâm thần bí )<br />
Ông lấy ví dụ: Thế giới ý niệm tựa như đoàn người đi qua hang động, cái <br />
bóng của đoàn người in trên vách đá là các sự vật cảm tính. Từ đó ông rút ra kết <br />
luận: Chỉ có đoàn người là tồn tại thực, còn những cái bóng của họ là các sự vật <br />
cảm tính phụ thuộc vào đoàn người đó<br />
Sự đối lập còn được thể hiện trong quan niệm về vận động. Khi quan <br />
niệm về vận động, Đêmôcrít cho rằng các nguyên tử vận động vĩnh viễn và vốn <br />
có không tách khỏi vật chất, nguyên tử vận động trong chân không (không gian) <br />
chân không là điều kiện của nguyên tử vận động (điều đó có nghĩa là vật chất <br />
vận động trong không gian và thời gian vô cùng, vô tận. Platôn lại cho rằng các <br />
sự vật hiện tượng trên thế giới vận động là do linh hồn, linh hồn do thánh tạo <br />
ra. Linh hồn thế giới làm cho vũ trụ vận động còn linh hồn cá biệt thì làm cho <br />
các sự vật hiện tượng vận động. Về con người và sự sống con người thì Platôn <br />
lại cho rằng: con người được cấu thành từ thể xác và linh hồn. Thể xác con <br />
người được cấu thành từ các yếu tố lửa, nước, không khí, đất, khi con người <br />
chết đi phần xác sẽ mất đi còn phần hồn lại bay vào vũ trụ. Linh hồn của con <br />
người là sản phầm của linh hồn vũ trụ, được tạo ra từ thượng đế .<br />
Về nhận thức luận.<br />
Đêmôcrít đứng trên lập trường duy vật. Ông cho rằng đối tượng của nhận <br />
thức là thế giới khách quan và mục tiêu của nhận thức là đạt tới hiểu biết bản <br />
chất của sự vật. Còn Platôn lại đứng trên lập trường duy tâm. Ông cho rằng đối <br />
tượng của nhận thức lại là “thế giới ý niệm”<br />
Theo Đêmôcrít thì ông cho rằng có hai dạng nhận thức là nhận thức mờ <br />
tối và nhận thức trí tuệ. Nhận thức mờ tối là do cảm giác mang lại nhưng chưa <br />
sâu nhưng là cơ sở của trình độ nhận thức lý tính. Nhận thức trí tuệ là nhận <br />
thức được bản chất của sự vật đây là nhận thức đáng tin cậy. Platôn lại tuyệt <br />
đối hoá nhận thức lý tính. Ông cho rằng nhận thức cảm tính chỉ là những “tưởng <br />
tượng”, những kiến giải về cái bóng của “ý niệm” nên nó không chân thực, chỉ <br />
có lý tính ở trình độ trực giác trí tuệ mới thấy được “ý niệm”, đó mới là chân <br />
thực. “trực giác trí tue”ä là quá trình hồi tưởng của linh hồn. Linh hồn nhớ lại <br />
những gì mà nó đã quên trong “ý niệm”<br />
Về Lôgích học.<br />
Hai ông đều có công phát triển lôgíc học, nhưng trong đó tính chất đối lập <br />
cũng rất rõ. Nếu Đêmôcrít coi công cụ của nhận thức, nhấn mạnh phương pháp <br />
quy nạp nhằm vạch ra bản chất của giới tự nhiên, thì Platôn lại xem xét lôgíc <br />
xen kẽ với phép biện chứng duy tâm nhằm đạt tới “ý niệm”, coi trọng phương <br />
pháp diễn dịch<br />
Về chính trị xã hội <br />
Đêmôcrít đứng trên lập trường của tầng lớp dân chủ chủ nô chống lại <br />
chủ nô quý tộc, ông đề cao dân chủ nhưng dân chủ với chủ nô còn nô lệ thì phải <br />
làm theo số phận. Ông đề cao đạo đức con người, hướng đạo đức vào cuộc <br />
sống hiện thực. Hạt nhân của nó là lương tâm trong sáng, tinh thần lành mạnh <br />
của từng cá nhân. Tư tưởng về đời sống kinh tế xã hội làcơ sở của đời sống <br />
đạo đức. Theo ông một người có đạo đức là người sống đúng mực, không gây <br />
hại cho người khác. Phẩm chất con người không phải là lời nói mà la việc làm, <br />
hạnh phúc của con người là khả năng trí tuệ, đỉnh cao của hạnh phúc là trở <br />
thành nhà thông thái.<br />
Ngược lại Platôn, ông xuất thân từ tầng lớp chủ nô quý tộc vì vậy <br />
những quan niệm về chính trị xã hội, về đạo đức mang nặng tính giai cấp.<br />
Platôn hướng đạo đức vào đời sống của “thế giới ý niệm” trong sự tha <br />
hoá của nó mà thành thiện, ác, thành sự thông thái và lòng dũng cảm. Platôncho <br />
rằng, chỉ có tầng lớp các nhà triết học và quý tộc mới có đạo đức thanh cao. Còn <br />
đạo đức của dân thường là sự kiềm chế dục vọng thấp hèn. Nô lệ không có đạo <br />
đức. Như vậy đạo đức của Platôn là thứ đạo đức duy tâm tôn giáo, phân biệt <br />
đẳng cấp, hoàn toàn đối lập với quan niệm về đạo đức học tiến bộ của <br />
Đêmôcrít <br />
Cuộc đấu tranh giữa đường lối Đêmôcrít và Platôn là sự phản ánh cuộc <br />
đấu tranh quyết liệt giữa tầng lớp chủ nô dân chủ mà Đêmôcrít là người đại <br />
diện với tầng lớp chủ nô quý tộc phản dân chủ mà Platôn là người đại diện. <br />
Đêmôcrít ca ngợi chế độ dân chủ chủ nô, bảo vệ tự do, tình thân ái và lợi ích <br />
cho công dân. Còn Platôn bảo vệ lợi ích của tầng lớp quý tộc, chống lại chủ nô <br />
dân chủ<br />
Kết luận<br />
Triết học Hy Lạp La Mã cổ đại tồn tại cách chúng ta đã hơn hai ngàn <br />
năm. Từ đó đến nay sự phát triển của xã hội cũng như nhận thức của con người <br />
đã trải qua những bước nhảy vọt và đạt được những thành tựu khổng lồ vượt <br />
rất xa thời kỳ cổ đại mà chúng ta vừa nghiên cứu. Nhưng lịch sử không đồng <br />
nghĩa với khái niệm quá khứ “vĩnh viễn đi vào dĩ vãng”. Nghiên cứu triết học <br />
Hy Lạp cổ đại không chỉ giúp chúng ta nắm được những điều kiện kinh tế xã <br />
hội, văn hoá của các quốc gia cổ đại này là một trong những cái nôi văn minh <br />
của nhân loại, mà còn hiểu được cội nguồn tư tưởng văn hoá phương tây tiếp <br />
theo đó và lôgíc của vấn đề là từ điều kiện kinh tế chính trị, văn hoá xã hội của <br />
thời đại, của quốc gia đó đã cho ta hiểu được những tư tưởng triết học ở thời <br />
đại đó là gì. Theo quy luật về sự hình thành và phát triển những tư tưởng triết <br />
học luôn phụ thuộc vào điều kiện kinh tế xã hội. Điều kiện kinh tế xã hội là cơ <br />
sở nảy sinh và phát triển những tư tưởng triết học <br />
Lịch sử triết học là lịch sử đấu tranh giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa <br />
duy tâm xuyên suốt trong chiều dài lịch sử từ cổ đại đến đương đại. Tuy nhiên <br />
ở mỗi giai đoạn lịch sử khác nhau thì cuộc đấu tranh đó cũng biểu hiện khác <br />
nhau, trên cơ sở sự chi phối của điều kiện kinh tế xã hội đương thời. Khi triết <br />
học mới ra đời, ngay từ thời kỳ cổ đại của Hy Lạp cuộc đấu tranh đó đã diễn <br />
ra rất gay gắt. <br />
Lịch sử triết học Hy Lạp cổ đại gắn liền với chế độ chiếm hữu nô lệ ở <br />
Hy Lạp và chịu ảnh hưởng sâu sắc của cuộc đấu tranh giai cấp trong chế đô đó. <br />
Nghiên cứu triết học Hy Lạp cổ đại ta càng thấy rõ tính chất gay gắt và quyết <br />
liệt của cuộc đấu tranh giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm thông qua <br />
đường lối triết học của Đêmôcrít và Platôn , qua đó nó cũng phản ánh tíh chất <br />
gay gắt và quyết liệt của cuộc đấu tranh ý thức hệ tư tưởng giữa những lực <br />
lượngdân chủ tiến bộ, với những lực lượng, phản động, bảo thủ, lạc hậu trong <br />
xã hội Hy Lạp cổ đại. Cuộc đấu tranh đó nó thể hiện tính đảng trong triết học, <br />
cuộc đấu tranh đó là động lực thúc đẩy sự phát triển tư duy triết học của người <br />
Hy Lạp cổ đại, làm xuất hiện những nhà thông thái, những bộ óc bách khoa tiêu <br />
biểu như Đêmôcrít, Aritxtốt….mà nhữg cống hiến của họ cho khoa học và triết <br />
học đã trở thành niềm tự hào của Hy Lạp và của cả nhân loại.<br />
Cuối cùng triết học Hy Lạp cổ đại nó chung, triết học của Đêmôcrít, <br />
Platôn nói riêng không chỉ là biểu hiện của truyền thống văn minh phương tây <br />
mà đó còn là kết quả của sự giao lưu văn hoá của các dân tộc thời cổ đại, trong <br />
đó có những đóng góp quan trọng của văn hoá phương đông cổ đại. Vì vậy <br />
nghiên cứu triết học Hy Lạp cổ đại nói chung, triết học Đêmôcrít và Platôn nói <br />
riêng là chìa khoá giúp chúng ta tìm hiểu sự phát triển của tư duy nhân loại trong <br />
những hoàn cảnh địa lý và lịch sử khác nhau cũng như hiểu được cội nguồn lịch <br />
sử và bản chất của nhiều vấn đề mới đặt ra<br />