intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Cuộc khủng hoảng của giai cấp trung lưu - kỳ 1

Chia sẻ: Văn Cường | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:4

133
lượt xem
13
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Các nước phương Tây xây dựng sự ổn định và giàu có dựa trên tầng lớp trung lưu, nhưng tầng lớp này đang nghèo đi nhanh chóng cùng với cuộc khủng hoảng hiện tại. Một số nhà quan sát còn tin rằng giai cấp này thực sự đang rơi vào một cuộc khủng hoảng, và có nguy cơ “rớt hạng” trên diện rộng.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Cuộc khủng hoảng của giai cấp trung lưu - kỳ 1

  1. Phương Tây: Cuộc khủng hoảng của giai cấp trung lư u Văn Cường (Báo Đầu Tư Tài Chính) Các nước phương Tây xây dựng sự ổn định và giàu có dựa trên tầng lớp trung lưu, nhưng tầng lớp này đang nghèo đi nhanh chóng cùng với cuộc khủng hoảng hiện tại. Một số nhà quan sát còn tin rằng giai cấp này thực sự đang rơi vào một cuộc khủng hoảng, và có nguy cơ “rớt hạng” trên diện rộng. Kỳ 1: Giai cấp “Chúa Chổm” Trong nhiều năm qua, giai cấp trung lưu tại các nước phương Tây được biết đến như một đầu tàu tiêu dùng, bộ mặt phát triển của xã hội. Nhằm giữ vững sự ổn định của nền kinh tế, cũng như duy trì các chức năng của giai cấp này (như tiêu dùng), các cánh cửa tín dụng luôn rộng mở với họ, dần biến họ thành một giai cấp chuyên vay mượn để tiêu xài, thông qua hình thức thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ. Bẫy nợ tín dụng Năm 1958, những chiếc thẻ tín dụng (credit card) hiện đại đầu tiên được Bank of America phát hành thành công. Việc sử dụng thẻ tín dụng sau đó tăng nhanh như vũ bão. Năm 2004, PBS công bố một báo cáo đặc biệt về “lịch sử bí mật của thẻ tín dụng”. Trong đó, một nhà nghiên cứu viết: “Sự tiện lợi thần kỳ của thẻ nhựa (thẻ ngân hàng nói chung) là sự sống còn cho nền kinh tế nổi tiếng ăn xài quá độ của chúng ta, với hơn 641 triệu thẻ tín dụng đang lưu hành và tiêu xài số tiền tương đương 1,5 nghìn tỷ USD, nền kinh tế Hoa Kỳ rõ ràng đang chuyển thành nền kinh tế thẻ nhựa”. Tuy nhiên, các công ty thẻ không tìm kiếm một khách hàng lý tưởng là người có thể trả hết nợ cho họ hàng tháng, nhưng “Những khách hàng sinh lợi nhất cho ngành là những người “nợ xoay vòng”: Ước tính có khoảng 115 triệu người Hoa Kỳ mang nợ tín dụng hàng tháng”. Năm 2004, tổng số nợ tín dụng của những người dùng thẻ tín dụng xoay vòng ở Hoa
  2. Kỳ đã lên tới 743 tỷ USD. Báo cáo của PBS còn cho biết thu nhập của các gia đình trung lưu Hoa Kỳ hầu như không tăng kể từ năm 2001, trong khi giá cả mọi thứ đều tăng, từ nhà ở, y tế, giáo dục cho đến đi lại, khiến các gia đình “không thể tiết kiệm”. Vì vậy, tầng lớp trung lưu buộc phải vay mượn nhiều hơn để chi trả các hóa đơn hàng tháng. “Họ không chỉ tiêu xài hết thu nhập hiện có, mà tất cả thu nhập trong tương lai của họ cũng bị vét sạch”, báo cáo viết. Từ năm 2001, nợ tiêu dùng của người Hoa Kỳ tổng cộng 5,2 nghìn tỷ USD. Tính đến tháng 6-2006, nợ của các hộ gia đình tương đương 129% thu nhập khả dụng, tăng 96% so với tháng 3- 2001. Tại Anh, số thẻ tín dụng còn nhiều hơn cả dân số, với 67 triệu thẻ. Năm 2006, bình quân 1 người Anh nợ nhiều gấp đôi so với 1 người châu Âu ở các nước khác. Tổng nợ tiêu dùng ở Anh lên tới 1,3 nghìn tỷ bảng. Trong khi đó, cả châu Âu đều ngập trong vũng nợ. Bình quân mỗi người châu Âu nợ 1.588 bảng, trong khi con số này của Anh là 3.175 bảng. Trên bờ vực phá sản Mùa xuân năm 2008, con số những gia đình trung lưu ở Anh gặp khó khăn trong việc hoàn trả nợ đã tăng tới mức nghiêm trọng, các công ty tư vấn nợ rơi vào tình cảnh quá tải do lượng khách hàng tăng đột biến từ các gia đình trung lưu. Một bài báo trên Telegraph viết: “Bộ mặt nợ đã thay đổi. Thông thường, chỉ có những người sống bằng phúc lợi hay ở nhà xã hội mới cần các công ty tư vấn nợ. Tuy nhiên, kể từ khi cuộc khủng hoảng tín dụng bắt đầu, có một sự gia tăng đột biến từ giới chủ nhà và những người có thu nhập cao”. Tháng 7-2009, Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) cảnh báo “cuộc khủng hoảng nợ thẻ tín dụng tại Anh sẽ nghiêm trọng hơn trong thời gian tới cùng một làn sóng vỡ nợ tiêu dùng”. Theo IMF, khoảng 1,5 tỷ bảng nợ tiêu dùng ở châu Âu sẽ không được thu hồi, trong đó đa số ở Anh. Tại Canada, nơi có “truyền thống” ít vay nợ trong số các nước phát triển, tình hình cũng tương tự. Một bài báo trên tờ Macleans vào tháng 3- 2009 viết: “Kể từ năm 1990, khi lãi suất giảm và giá nhà tăng khiến ai cũng nghĩ mình giàu có, đất nước tiết kiệm của chúng ta trở thành đất nước của những người vay nợ”. Macleans cho biết kể từ năm 1990, mức nợ bình quân của các hộ gia đình Canada tăng 71%, nhanh gấp 6 lần so với thu nhập. “Mỗi gia đình Canada nay nợ nhiều hơn 1,3 lần thu nhập khả dụng”, Macleans viết. Vào tháng 5-2009, tổng nợ các hộ gia đình ở Canada đạt mức cao nhất mọi thời đại 1,3 nghìn tỷ USD. Một tháng sau, NH Bank of Canada cho biết tổng nợ hộ gia đình đã đạt 1,4 nghìn tỷ USD.
  3. Trung bình mỗi người Canada mang 39.000 USD nợ cá nhân. 58% người dân nói họ phải vay mượn để chi tiêu cho các nhu cầu cơ bản của cuộc sống. Từ tháng 9-2008 đến tháng 9-2009, có 148.373 người Canada lâm vào cảnh vỡ nợ. Tờ New York Times cho biết tính đến tháng 7-2008, số người Hoa Kỳ bị đẩy tới bờ vực khủng hoảng tài chính đã đạt mức kỷ lục. “Việc dễ dàng tiếp cận nguồn tín dụng đã đóng góp rất lớn cho nền kinh tế Hoa Kỳ và cho phép người tiêu dùng có thể vay mượn để chi cho những việc đại sự như mua nhà, mua xe hay học đại học”, NYT viết. Tương tự, một báo cáo công bố vào tháng 8-2009 của Bank of America khẳng định: “Vấn đề nợ tiêu dùng của Hoa Kỳ thực sự là vấn đề nợ của giai cấp trung lưu”. Dữ liệu cho biết các gia đình thu nhập thấp chiếm 40% dân số Hoa Kỳ, nhưng chỉ chiếm 12% tổng chi tiêu tiêu dùng, trong khi giai cấp trung lưu chiếm 50% dân số, nhưng chiếm 46% tổng tiêu dùng. Giai cấp thượng lưu, dù chỉ chiếm 10% dân số, nhưng chiếm tới 42% tổng tiêu dùng. Dù vậy, giai cấp trung lưu bị tổn thương nặng hơn tầng lớp thượng lưu khi cuộc khủng hoảng nhà ở xảy ra, vì các gia đình trung lưu có khuynh hướng phụ thuộc nhiều hơn vào ngôi nhà của họ để tiết kiệm và vay mượn. Ngoài ra, giới thượng lưu có nhiều và đa dạng tài sản hơn, như chứng khoán, cổ phiếu..., những thứ có thể lấy lại giá trong năm nay.
  4. Phương Tây đã xuất hiện nhiều “Phố Xiết Nhà” do giai cấp trung lưu không còn khả năng trả nợ
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2