YOMEDIA
ADSENSE
Cuộc thi tìm hiểu an toàn giao thông dành cho học sinh năm học 2020-2021
35
lượt xem 5
download
lượt xem 5
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Cuộc thi tìm hiểu an toàn giao thông dành cho học sinh năm học 2020-2021 với chủ đề an toàn giao thông cho nụ cười ngày mai cấp trung học phổ thông với 10 câu hỏi trắc nghiệm và câu hỏi tự luận có kèm theo đáp án. Mời các bạn cùng tham khảo!
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Cuộc thi tìm hiểu an toàn giao thông dành cho học sinh năm học 2020-2021
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CUỘC THI TÌM HIỂU AN TOÀN GIAO THÔNG “An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai” cấp trung học phổ thông Dành cho học sinh Năm học 2020 – 2021 (Bài thi gồm 02 phần: trắc nghiệm và tự luận) Họ và tên: ......................................................... Giới tính: .................... Ngày, tháng, năm sinh: .............................................................................................. Trường: ......................................................... Lớp: ............................. Địa chỉ nhà trường: Phường/ xã .......................................................................... Quận/ huyện ......................... Tỉnh/ TP…… ...................... Số điện thoại di động: ........................................................ Nhà riêng: ................... Email (nếu có): .............................................................................................. PHẦN 1: CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM (Em hãy khoanh tròn vào 01 phương án đúng nhất) Câu 1. Phương án nào sau đây không đúng với quy tắc giao thông đường bộ? A. Tại nơi có vạch kẻ đường dành cho người đi bộ, người điều khiển phương tiện phải quan sát, giảm tốc độ và nhường đường cho người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật qua đường. B. Đối với việc sử dụng làn đường, phương tiện tham gia giao thông đường bộ di chuyển với tốc độ thấp hơn phải đi về bên phải. C. Khi có người điều khiển giao thông thì người tham gia giao thông phải chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển giao thông. D. Tại nơi đường giao nhau không có báo hiệu đi theo vòng xuyến, phải nhường đường cho xe đi từ bên trái. Câu 2. Để đảm bảo an toàn, người lái xe phải xử lý như thế nào khi quan sát phía trước thấy người đi bộ sang đường tại nơi có vạch kẻ đường dành cho người đi bộ? A. Tăng tốc độ để vượt qua trước người đi bộ. B. Giảm tốc độ, đi từ từ để vượt qua trước người đi bộ.
- C. Giảm tốc độ, có thể dừng lại nếu cần thiết trước vạch dừng xe để nhường đường cho người đi bộ. D. Giảm tốc độ, có thể dừng lại nếu cần thiết trên vạch dừng xe để nhường đường cho người đi bộ. Câu 3. Trong đô thị, trường hợp nào thì xe xin vượt không được báo hiệu xin vượt bằng còi (trừ các xe ưu tiên)? A. Khi đi qua nơi đông người tụ họp, đi lại trên đường. B. Khi đi qua nơi có trường học trẻ em đi lại trên đường. C. Từ 22 giờ đến 5 giờ. D. Trước cổng và trong phạm vi 5 mét hai bên cổng trụ sở cơ quan, tổ chức. Câu 4. Trong các phương án dưới đây, khái niệm “xe máy điện” được hiểu như thế nào là đúng? A. Là xe gắn máy được dẫn động bằng động cơ điện có công suất lớn nhất không lớn hơn 4 kW, có vận tốc thiết kế lớn nhất không lớn hơn 40 km/h. B. Là xe gắn máy được dẫn động bằng động cơ điện có công suất lớn nhất không lớn hơn 4 kW, có vận tốc thiết kế lớn nhất không lớn hơn 50 km/h. C. Là xe gắn máy được dẫn động bằng động cơ điện có công suất lớn nhất không lớn hơn 5 kW, có vận tốc thiết kế lớn nhất không lớn hơn 40 km/h. D. Là xe gắn máy được dẫn động bằng động cơ điện có công suất lớn nhất không lớn hơn 5 kW, có vận tốc thiết kế lớn nhất không lớn hơn 50 km/h. Câu 5. Tại nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt chỉ có đèn tín hiệu hoặc chuông báo hiệu, khi đèn tín hiệu màu đỏ đã bật sáng hoặc có tiếng chuông báo hiệu, người tham gia giao thông phải dừng ngay lại và giữ khoảng cách tính từ ray gần nhất là bao nhiêu mét? A. Tối thiểu 5 mét. B. Tối đa 5 mét. C. Tối thiểu 3 mét. D. Tối đa 3 mét. Câu 6. Anh B đang điều khiển xe mô tô trên đường phố. Quan sát thấy đường tắc, anh B chuyển hướng xe đi lên cao tốc để di chuyển và tránh tắc đường. Theo quy định hiện hành, hành vi vi phạm của anh B sẽ phải chịu mức phạt nào dưới đây? A. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng, hình phạt bổ sung là tước Giấy phép lái xe từ 01 đến 03 tháng. B. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng, hình phạt bổ sung là tước Giấy phép lái xe từ 03 đến 05 tháng.
- C. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng, hình phạt bổ sung là tước Giấy phép lái xe từ 01 đến 03 tháng. D. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng, hình phạt bổ sung là tước Giấy phép lái xe từ 03 đến 05 tháng. Câu 7. Tại các điểm giao nhau cùng mức giữa đường bộ và đường sắt, quyền ưu tiên đi trước thuộc về phương tiện nào dưới đây? A. Xe chữa cháy đi làm nhiệm vụ. B. Xe cứu thương đang thực hiện nhiệm vụ cấp cứu. C. Ô tô, mô tô và xe máy chuyên dùng. D. Phương tiện giao thông đường sắt. Câu 8. Khi đang điều khiển xe đạp điện đi trên đường, bạn C nghe thấy tiếng còi hú của xe cảnh sát và nhìn thấy một đoàn xe (được hộ tống bởi xe cảnh sát) đang tiến đến gần chỗ mình. Bạn C cần điều khiển xe theo phương án nào dưới đây để đảm bảo an toàn và tuân thủ đúng Luật giao thông đường bộ? A. Bình tĩnh, tiếp tục di chuyển như bình thường. B. Nhanh chóng điều khiển xe tăng tốc để nhường đường cho đoàn xe. C. Đi chậm lại và tránh sát vào lề đường bên trái nhường đường cho đoàn xe. D. Nhanh chóng giảm tốc độ, tránh hoặc dừng lại sát lề đường bên phải để nhường đường cho đoàn xe. Câu 9. Biển nào dưới đây báo trước cho lái xe biết phía trước có chướng ngại vật, xe cần giảm tốc độ và đi theo chỉ dẫn trên biển báo? A. Biển 1. B. Biển 2. C. Biển 3. D. Biển 2 và 3 Câu 10. Trong hình dưới đây, thứ tự các xe đi như thế nào là đúng quy tắc giao thông?
- A. Xe tải, xe khách, xe con, mô tô. B. Xe khách, xe tải, mô tô, xe con. C. Mô tô, xe khách, xe tải, xe con. D. Xe tải, mô tô, xe khách, xe con. PHẦN 2: CÂU HỎI TỰ LUẬN Câu 1. Những quy định của PL về xin đường, nhường đường khi tham gia giao thông Pháp luật đã đưa ra các quy định cụ thể về xin đường, nhường đường khi tham gia GT do nguyên nhân gây tai nạn giao thông phổ biến hiện nay bên cạnh việc sử dụng rượu bia, ma túy; lỗi do phương tiện quá cũ,… thì phần lớn là do lỗi lấn chiếm làn đường, phần đường; lỗi do không xin đường không đúng cách, không chịu nhường đường. Hai nội dung chính mà pháp luật quy định như sau: Thứ nhất: Các quy định (Trích rõ khoản nào?điều nào?luật năm nào? Có hiệu lực từ bao giờ?) 1. Quy tắc nhường đường tại nơi giao nhau Khi đến gần đường giao nhau, người điều khiển phương tiện phải cho xe giảm tốc độ và nhường đường theo quy định sau đây: Tại nơi đường giao nhau không có báo hiệu đi theo vòng xuyến, phải nhường đường cho xe đi đến từ bên phải; Tại nơi đường giao nhau có báo hiệu đi theo vòng xuyến, phải nhường đường cho xe đi bên trái; Tại nơi đường giao nhau giữa đường không ưu tiên và đường ưu tiên hoặc giữa đường nhánh và đường chính thì xe đi từ đường không ưu tiên hoặc đường nhánh phải nhường đường cho xe đi trên đường ưu tiên hoặc đường chính từ bất kỳ hướng nào tới. 2. Quy tắc nhường đường khi tham gia giao thông 2.1. Khi gặp người đi bộ, người khuyết tật qua đường: Trong trường hợp tín hiệu vàng nhấp nháy là được đi nhưng phải giảm tốc độ, chú ý quan sát, nhường đường cho người đi bộ qua đường. Tại nơi có vạch kẻ đường dành cho người đi bộ, người điều khiển phương tiện phải quan sát, giảm tốc độ và nhường đường cho người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật qua đường. Những nơi không có vạch kẻ đường cho người đi bộ, người điều khiển phương tiện phải quan sát, nếu thấy người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật đang qua đường thì phải giảm tốc độ, nhường đường cho người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật qua đường bảo đảm an toàn. 2.2 Khi chuyển hướng xe: Trong khi chuyển hướng, người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng phải nhường quyền đi trước cho người đi bộ, người đi xe đạp đang đi trên
- phần đường dành riêng cho họ, nhường đường cho các xe đi ngược chiều và chỉ cho xe chuyển hướng khi quan sát thấy không gây trở ngại hoặc nguy hiểm cho người và phương tiện khác. 2.3 Khi gặp xe ưu tiên: Khi có tín hiệu của xe được quyền ưu tiên, người tham gia giao thông phải nhanh chóng giảm tốc độ, tránh hoặc dừng lại sát lề đường bên phải để nhường đường. Không được gây cản trở xe được quyền ưu tiên. 2.4 Tại nơi đường giao nhau: Khi đến gần đường giao nhau, người điều khiển phương tiện phải cho xe giảm tốc độ và nhường đường theo quy định sau đây: Tại nơi đường giao nhau không có báo hiệu đi theo vòng xuyến, phải nhường đường cho xe đi đến từ bên phải; Tại nơi đường giao nhau có báo hiệu đi theo vòng xuyến, phải nhường đường cho xe đi bên trái; Tại nơi đường giao nhau giữa đường không ưu tiên và đường ưu tiên hoặc giữa đường nhánh và đường chính thì xe đi từ đường không ưu tiên hoặc đường nhánh phải nhường đường cho xe đi trên đường ưu tiên hoặc đường chính từ bất kỳ hướng nào tới. 2.5 Khi tránh xe đi ngược chiều: Nơi đường hẹp chỉ đủ cho một xe chạy và có chỗ tránh xe thì xe nào ở gần chỗ tránh hơn phải vào vị trí tránh, nhường đường cho xe kia đi; Xe xuống dốc phải nhường đường cho xe đang lên dốc; Xe nào có chướng ngại vật phía trước phải nhường đường cho xe không có chướng ngại vật đi trước. 2.6 Khi vào đường cao tốc: Người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng khi vào đường cao tốc phải có tín hiệu xin vào và phải nhường đường cho xe đang chạy trên đường, khi thấy an toàn mới cho xe nhập vào dòng xe ở làn đường sát mép ngoài, nếu có làn đường Thứ hai: các hình thức xử phạt theo Luật Giao thông đường bộ năm 2008 (??) 1. Đối với người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô: Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với người điều khiển xe không tuân thủ các quy định về nhường đường tại nơi đường bộ giao nhau, trừ các hành vi vi phạm không giảm tốc độ và nhường đường khi điều khiển xe chạy từ trong ngõ, đường nhánh ra đường chính hoặc không nhường đường cho xe đi trên đường ưu tiên, đường chính từ bất kỳ hướng nào tới tại nơi đường giao nhau (điểm d khoản 2; điểm m, n khoản 3 Điều 5). Thực hiện hành vi vi vi phạm trên nếu gây tai nạn giao thông thì bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng (điểm c khoản 11 Điều 5)
- Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người điều khiển xe: + Không giảm tốc độ và nhường đường khi điều khiển xe chạy từ trong ngõ, đường nhánh ra đường chính (điểm m khoản 3 Điều 5). Thực hiện hành vi vi phạm trên nếu gây tai nạn giao thông thì bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng (điểm c khoản 11 Điều 5). + Không nhường đường cho xe đi trên đường ưu tiên, đường chính từ bất kỳ hướng nào tới tại nơi đường giao nhau (điểm n khoản 3 Điều 5). Thực hiện hành vi vi phạm trên nếu gây tai nạn giao thông thì bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng (điểm c khoản 11 Điều 5). Đối với người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với người điều khiển xe không tuân thủ các quy định về nhường đường tại nơi đường giao nhau, trừ các hành vi không giảm tốc độ và nhường đường khi điều khiển xe chạy từ trong ngõ, đường nhánh ra đường chính; không nhường đường cho xe đi trên đường ưu tiên, đường chính từ bất kỳ hướng nào tới tại nơi đường giao nhau (điểm h khoản 1, điểm b, điểm e khoản 2 Điều 6). Thực hiện hành vi vi phạm trên nếu gây tai nạn giao thông thì bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng (điểm c khoản 10 Điều 6). Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng đối với người điều khiển xe: + Không giảm tốc độ và nhường đường khi điều khiển xe chạy từ trong ngõ, đường nhánh ra đường chính (điểm b khoản 2 Điều 6). Thực hiện hành vi vi phạm trên nếu gây tai nạn giao thông thì bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng (điểm c khoản 10 Điều 6). + Không nhường đường cho xe đi trên đường ưu tiên, đường chính từ bất kỳ hướng nào tới tại nơi đường giao nhau (điểm e khoản 2 Điều 6). Thực hiện hành vi vi phạm trên nếu gây tai nạn giao thông thì bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng (điểm c khoản 10 Điều 6). 2.Xử phạt người điều khiển máy kéo, xe máy chuyên dùng Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với người điều khiển xe không nhường đường cho xe đi trên đường ưu tiên, đường chính từ bất kỳ hướng nào tới tại nơi đường giao nhau (điểm đ khoản 3 Điều 7). Thực hiện hành vi vi phạm trên nếu gây tai nạn giao thông thì bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe (khi điều khiển máy kéo), chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi điều khiển xe máy chuyên dùng) từ 02 tháng đến 04 tháng. 3. Xử phạt người điều khiển xe đạp, xe đạp máy (kể cả xe đạp điện), người điều khiển xe thô sơ khác
- Phạt tiền từ 80.000 đồng đến 100.000 đồng đối với người điều khiển xe không nhường đường cho xe đi trên đường ưu tiên, đường chính từ bất kỳ hướng nào tới tại nơi đường giao nhau (điểm n khoản 1 Điều 8). Câu 2. Xây dựng kế hoạch để tuyên truyền cho mọi người xung quanh biết về những quy định này. Gợi ý trả lời KẾ HOẠCH TUYÊN TRUYỀN AN TOÀN GIAO THÔNG Các căn cứ xây dựng kế hoạch:……………. I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU. 1. Mục đích – Tiếp tục đẩy mạnh và nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác thông tin tuyên truyền để nâng cao ý thức chấp hành pháp luật về trật tự, an toàn giao thông cho các bạn học sinh, góp phần giảm thiểu vi phạm ATGT, tai nạn giao thông liên quan đến cán bộ, giáo viên nhân viên, đặc biệt là học sinh… ………………………… 2.Yêu cầu –100% các bạn học sinh phải nghiêm túc tham gia các buổi tuyên truyền, chấp hành nghiêm túc luật ATGT… II. NỘI DUNG TRỌNG TÂM CÔNG TÁC TUYÊN TRUYỀN. Tập trung tuyên truyền giáo dục, phổ biến sâu, rộng Luật giao thông đường bộ nói chung và những quy định của PL về xin đường, nhường đường khi tham gia giao thông nói riêng. Cụ thể: 1. Các quy tắc: 1.1.Quy tắc nhường đường tại nơi giao nhau 1.2. Quy tắc nhường đường khi tham gia giao thông Khi gặp người đi bộ, người khuyết tật qua đường: Khi chuyển hướng xe: Khi gặp xe ưu tiên: Tại nơi đường giao nhau: Khi tránh xe đi ngược chiều: Khi vào đường cao tốc: 2. Các hình thức xử phạt theo Luật Giao thông đường bộ năm 2008 ….. III. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI , HÌNH THỨC VÀ GIẢI PHÁP TUYÊN TRUYỀN. 1. Đối tượng phạm vi tuyên truyền.
- – Tuyên truyền đến tất cả các bạn học sinh trong toàn trường – Tập trung giáo dục các kiến thức và kỹ năng tham gia giao thông an toàn cho học sinh các khối lớp về những quy định của PL về xin đường, nhường đường khi tham gia giao thông nói riêng. 2. Hình thức tuyên truyền. – Tổ chức tuyên truyền, giáo dục pháp luật đảm bảo trật tự ATGT, lồng ghép vào các buổi chào cờ, sinh hoạt lớp. – Tuyên truyền qua pano, ap phích, khẩu hiệu, tờ rơi, qua trang page.. – Tổ chức các chuyên đề, ngày hội, sự kiện để thu hút sự quan tâm của cha mẹ học sinh và học sinh tham gia tìm hiểu Luật giao thông – Tuyên truyền thông qua hệ thống thông tin Website nhà trường – Tuyên truyền thông qua hình thức sân khấu hóa ……. 3. Giải pháp thực hiện: – Xây dựng kế hoạch và thực hiện hiệu quả công tác tuyên truyền ATGT Xin ý kiến phối hợp của Đoàn trường, gv chủ nhiệm… – Thực hiện pháp luật đảm bảo trật tự ATGT là một trong những tiêu chí đánh giá xếp loại thi đua học sinh hàng tháng, hàng kỳ, hàng năm. IV. CÁCH TIẾN HÀNH Tổ chức tuyên truyền về xin đường, nhường đường khi tham gia giao thông lồng ghép vào các buổi: sinh hoạt lớp, chào cờ …. Phát động các cuộc thi vẽ tranh, áp phích về quy định về xin đường, nhường đường khi tham gia giao thông. Tuyên truyền qua các kênh thông tin:…. Lưu ý: Học sinh nên tự nghiên cứu, sáng tạo cách tuyên truyền riêng mà hiệu quả trong bài viết của mình, có ảnh minh chứng cụ thể các việc bản thân đã làm, các việc lớp, trường đã thực hiện theo nội dung định hướng trên. Học sinh làm bài xong gửi mail cho giáo viên phụ trách, hướng dẫn từ ngày 18/1 đến ngày 20/1/2021.
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn