intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Cường giáp ở phụ nữ có thai

Chia sẻ: Tae_in Tae_in | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

194
lượt xem
21
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cường giáp là bệnh không hiếm gặp ở các phụ nữ mang thai, tuy nhiên còn nhiều người, kể cả một số thầy thuốc còn chưa hiểu biết rõ về các nguy cơ cũng như cách thức theo dõi và điều trị căn bệnh này. Sự thiếu hiểu biết đã khiến cho nhiều người quyết định sai lầm là bỏ thai khi biết mình bị bệnh cường giáp. Nguyên nhân phổ biến nhất gây cường giáp ở các phụ nữ có thai là bệnh Basedow, chiếm tới 80-85% các trường hợp, với tỷ lệ 1/1.500 phụ nữ có thai....

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Cường giáp ở phụ nữ có thai

  1. Cường giáp ở phụ nữ có thai Cường giáp là bệnh không hiếm gặp ở các phụ nữ mang thai, tuy nhiên còn nhiều người, kể cả một số thầy thuốc còn chưa hiểu biết rõ về các nguy cơ cũng như cách thức theo dõi và điều trị căn bệnh này. Sự thiếu hiểu biết đã khiến cho nhiều người quyết định sai lầm là bỏ thai khi biết mình bị bệnh cường giáp. Nguyên nhân phổ biến nhất gây cường giáp ở các phụ nữ có thai là bệnh Basedow, chiếm tới 80-85% các trường hợp, với tỷ lệ 1/1.500 phụ nữ có thai. Các nguyên nhân gây cường giáp khác cũng có nhưng hiếm gặp hơn như bướu nhân độc tuyến giáp... Bên cạnh đó những người bị ốm nghén nặng và có nồng độ hCG cao cũng có thể gây cường giáp thoáng qua. Cường giáp có nguy cơ gì cho mẹ? Bệnh Basedow có thể xuất hiện hoặc nặng lên (ở người đã có bệnh Basedow cũ) trong 3 tháng đầu của thai kỳ. Bên cạnh các nguy cơ cổ điển của cường giáp như suy tim, loạn nhịp tim, lồi mắt... nếu không được điều trị tốt thì các thai phụ mắc bệnh cường giáp có thể bị sảy thai sớm hoặc các biến chứng nặng khác như nhiễm độc thai nghén, sản giật. Ngoài ra, những phụ nữ có thai khi mà bệnh Basedow của họ vẫn đang tiến triển nặng thì có nguy cơ rất cao bị cơn
  2. cường giáp cấp hay còn gọi là cơn bão giáp với tỷ lệ tử vong cao. Trong 3 tháng cuối của thai kỳ, mức độ cường giáp thường có giảm nhưng bệnh sẽ lại nặng lên sau đẻ. Với những phụ nữ bị bệnh Basedow muốn có thai thì tốt nhất là hãy đợi đến khi điều trị khỏi bệnh. Tuy nhiên nếu trong khi đang điều trị bệnh mà họ có thai ngoài ý muốn thì hoàn toàn có thể giữ được thai, điều quan trọng là họ phải đi khám ngay chuyên khoa nội tiết để có được lời khuyên tốt nhất. Những trường hợp muốn bỏ thai khi đang bị cường giáp nặng thì nên điều trị cường giáp cho tới khi tạm ổn định mới được phép bỏ thai để hạn chế các biến chứng, nhất là cơn cường giáp cấp. Cường giáp ở người mẹ có ảnh hưởng như thế nào đến thai nhi? Sự phát triển của thai nhi ở các bà mẹ bị bệnh cường giáp có thể bị ảnh hưởng do 3 cơ chế sau: Cường giáp ở người mẹ không được kiểm soát tốt, nồng độ các hormon tuyến giáp trong máu người mẹ cao, hậu quả là nồng độ tuyến giáp trong thai nhi cũng cao và làm tăng nhịp tim thai, thai nhi nhẹ cân so với tuổi, đẻ non, thai chết lưu. Khả năng cường giáp gây dị tật cho thai có thể xảy ra. Đó chính là một nguyên nhân quan trọng giải thích tại sao phải bắt buộc điều trị và kiểm soát được tình trạng cường giáp ở người mẹ. Nồng độ globulin miễn dịch kích thích tuyến giáp rất cao trong máu. Các kháng thể này có vượt qua hàng rào nhau thai và kích thích tuyến giáp của thai
  3. nhi gây ra cường giáp thai nhi, và hậu quả cũng làm thai nhi bị nhẹ cân, tim đập nhanh và có nguy cơ bị đẻ non... Ở những người mẹ bị Basedow được điều trị thuốc kháng giáp tổng hợp như methimazole, carbimazole, thyrozole hay propylthiouracil (PTU). Các loại thuốc này đều qua được nhau thai với mức độ khác nhau và có thể ức chế hoạt động tuyến giáp, dẫn đến sự hình thành bướu giáp ở thai nhi. Dựa trên kết quả các nghiên cứu, PTU là thuốc thường được lựa chọn để điều trị cường giáp ở phụ nữ có thai vì nó qua nhau thai ít hơn so với các thuốc khác. Theo các khuyến cáo, chỉ sử dụng thuốc kháng giáp trạng tổng hợp ở liều thấp nhất có hiệu quả để hạn chế ảnh hưởng đến thai nhi. Lựa chọn điều trị cho những phụ nữ mang thai bị cường giáp/Basedow Trường hợp cường giáp nhẹ (hormon tuyến giáp tăng ít, các triệu chứng nhẹ hoặc không rõ) thường chỉ cần theo dõi chặt mà không cần điều trị gì nếu sức khỏe của mẹ và thai nhi tốt. Trường hợp cường giáp nặng thì cần điều trị bằng các thuốc kháng giáp trạng tổng hợp, và như đã đề cập ở trên thì thuốc được lựa chọn là PTU. Mục tiêu của điều trị là giữ cho nồng độ FT3 và FT4 của mẹ ở giới hạn cao của bình thường (hoặc hơi cao hơn bình thường) với liều PTU thấp nhất có tác dụng mặc dù nồng độ TSH có thể vẫn thấp. Bằng cách này sẽ hạn chế được các nguy cơ thai nhi bị suy giáp hoặc có bướu giáp. Tuyệt đối tránh để mẹ bị suy giáp vì hậu quả cho con là rất lớn, nhất là 3 tháng đầu của thai kỳ. Muốn vậy các thai
  4. phụ cần phải được theo dõi chặt, bệnh nhân phải được khám và làm xét nghiệm FT4 và TSH hằng tháng. Ở các bệnh nhân không thể điều trị nội khoa được (ví dụ do dị ứng thuốc kháng giáp trạng) thì phẫu thuật là phương pháp điều trị thay thế. Nhưng nhìn chung đây là phương pháp ít khi phải áp dụng cho những phụ nữ mang thai vì nguy cơ của cả phẫu thuật và gây mê có thể xảy ra cho mẹ và thai. Điều trị iode phóng xạ bị chống chỉ định cho phụ nữ có thai vì iode có thể qua được nhau thai và tấn công tuyến giáp của thai nhi gây phá hủy tuyến giáp, hậu quả là gây suy giáp vĩnh viễn. Các thuốc beta-blocker như atenolol... có thể được sử dụng tạm thời trong thời gian mang thai để làm giảm các triệu chứng như run tay và hồi hộp đánh trống ngực. Tuy nhiên nên hạn chế nếu có thể vì có nghiên cứu cho thấy nó có khả năng làm giảm sự phát triển của thai khi dùng kéo dài. Thông thường nó chỉ dùng trong thời gian ngắn cho đến khi các thuốc kháng giáp trạng có tác dụng và kiểm soát được cường giáp. Tiến triển của cường giáp sẽ như thế nào sau khi đẻ? Bệnh Basedow hay nặng lên sau khi đẻ, thường là trong thời gian 3 tháng đầu sau khi đẻ. Khi đó các bệnh nhân cần phải bắt đầu lại hoặc tăng liều thuốc kháng giáp trạng tổng hợp và theo dõi thường xuyên như khi không có thai.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
7=>1