intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đa dạng nguồn tài nguyên thực vật thuộc ngành dương xỉ (Polypodiophyta) tại khu bảo tồn thiên nhiên Mường La

Chia sẻ: Juijung Jone Jone | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

30
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết được thực hiện nhằm đánh giá sự đa dạng các loài thực vật trong ngành dương xỉ tại khu bảo tồn thiên nhiên Mường La. Thời gian thực hiện từ tháng 9/2018 đến tháng 10/2019 và sử dụng phương pháp nghiên cứu thực vật học truyền thống.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đa dạng nguồn tài nguyên thực vật thuộc ngành dương xỉ (Polypodiophyta) tại khu bảo tồn thiên nhiên Mường La

  1. TẠP CHÍ KHOA HỌC – ĐẠI HỌC TÂY BẮC Vũ Thị Liên và nnk (2020) Khoa học Tự nhiên và Công nghệ (20): 20 - 28 ĐA DẠNGNGUỒN TÀI NGUYÊN THỰC VẬT THUỘC NGÀNH DƯƠNG XỈ (POLYPODIOPHYTA) TẠI KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN MƯỜNG LA Vũ Thị Liên, Đinh Văn Thái, Phạm Thị Thanh Tú, Phạm Đức Thịnh, Vũ Phương Liên Trường Đại học Tây Bắc Tóm tắt: Nghiên cứu này được thực hiện nhằm đánh giá sự đa dạng các loài thực vật trong ngành dương xỉ tại khu bảo tồn thiên nhiên Mường La. Thời gian thực hiện từ tháng 9/2018 đến tháng 10/2019 và sử dụng phương pháp nghiên cứu thực vật học truyền thống. Kết quả nghiên cứu đã xác định được 79 loài, 36 chi và 18 họ thuộc ngành Dương xỉ (Polypodiophyta). Trong đó họ giàu loài nhất là họ Polypodiaceae (họ Ráng đa túc) với 17 loài. Trong 36 chi, giàu loài nhất là Asplenium với 11 loài. Trung bình mỗi chi có 2,19 loài, mỗi họ có 2 chi và 4,39 loài. Có 8 nhóm giá trị sử dụng khác nhau, trong đó số lượng loài thuộc nhóm cây sử dụng làm thuốc chiếm ưu thế với 54 loài, tiếp đến nhóm cây làm cảnh với 11 loài, nhóm cây ăn được với 9 loài, nhóm cây làm nguyên liệu để làm đồ thủ công mĩ nghệ và dây buộc với 5 loài, nhóm làm thức ăn cho vật nuôi với 4 loài, thấp nhất là nhóm cây làm phân xanh và làm giá thể trồng lan chỉ có 2 loài. Đa số các loài có phổ sinh thái rộng, thành phần loài cao nhất phân bố ở sinh cảnh rừng với 53 loài, tiếp đến là thảm cây bụi với 25 loài, núi đá vôi với 22 loài,ven suối với 21 loài, thảm cỏ với 17 loài, nương rẫy 15 loài, thấp nhất là đồng ruộng, ao hồ và khu dân cư có 6 loài. Ngành Dương xỉ ở địa điểm nghiên cứu có 5 nhóm dạng sống chính là nhóm cây chồi trên (Ph) chiếm 68,36%, cây chồi sát đất (Ch) chiếm 2,52 %, nhóm cây chồi nửa ẩn (Hm) chiếm 16,46 %, nhóm cây chồi ẩn (Cr) và nhóm cây chồi một năm (Th) chiếm 6,33 %. Có 2 loài Dương xỉ, chiếm 2,53 % tổng số các loài Dương xỉ có nguy cơ bị đe dọa được ghi trong Sách Đỏ Việt Nam (2007) và 3 loài Dương xỉ, chiếm 3,79 % thuộc nhóm ( IIA) theo Nghị định số 06/2019/NĐ-CP của Chính phủ. Đây là những loài có số cá thể còn ít nên cần có những chính sách ưu tiên bảo tồn và phát triển. Từ khóa: Dương xỉ, dạng sống, khu bảo tồn thiên nhiên, Mường La. 1. Đặt vấn đề trái đất, đóng vai trò quan trọng trong quá trình hình thành thảm thực vật dưới tán rừng [6],[13]. Nhiều loài Dương xỉ có ý nghĩa về môi trường như giữ độ ẩm, chống xói mòn đất, hấp phụ chất độc ..và có giá trị kinh tế như là nguyên liệu làm thuốc, nhiều loài được sử dụng làm cảnh, làm rau ăn, đồ mĩ nghệ…, đây là một ngành lớn với trên 300 chi và hơn 10.000 loài và dưới loài phân bố khắp nơi trên Trái đất, nhưng nhiều nhất là ở các khu rừng nhiệt đới. Ở Việt Nam hiện nay đã biết có 718 loài và của 135 chi, 29 họ của ngành Dương xỉ [13]. Khu bảo tồn thiên nhiên (KBTTN)Mường La có địa hình cao dốc, mức độ chia cắt mạnh, Hình1: Vị trí KBTTN Mường La - Tỉnh Sơn La tạo nên nhiều khe sâu và hẹp, có nhiều đỉnh Ngành Dương xỉ (Polypodiophyta) cùng với cao trên 1.000m, cao nhất là đỉnh Sam Sít với ngành Hạt trần, Hạt kín…là những ngành thực độ cao 1.924,0m.Tại đây có đặc điểm khí hậu vật chủ đạo tạo nên thảmthực vật trên trái đất thời tiết đặc trưng của miền núi Tây Bắc, khí là bộ phận quan trọng của hệ sinh thái, có ảnh hậu nhiệt đới gió mùa. Đây là những điều kiện hưởng đến sự tồn tại và phát triển của các sinh thuận lợi giúp cho hệ thực vật nói chung và vật khác, cũng như những thay đổi trên bề mặt ngành Dương xỉ nói riêng đa dạng và phong 20
  2. phú. Tuy nhiên, cho đến nay chưa có công trình GPS để xác định tọa độ địa lý, độ cao phân bố nghiên cứu nào về thành phần và dạng sống các các loài trong ngành Dương xỉ. Việc điều tra tại loài trong ngành Dương xỉ ở KBTTN Mường các tuyến có đi cùng người dân bản địa thường La. Do vậy, việc tiến hành nghiên cứu Đa dạng xuyên thu hái các loài trong ngành Dương xỉvà nguồn tài nguyên thực vật thuộc ngành Dương được ghi vào mẫu phiếu điều tra với các thông xỉ (Polypodiophyta) tại KBTTN Mường La tin như tên địa phương, tên khoa học, tên phổ là rất cần thiết. Nhằm làm cơ sở dữ liệu cho thông, sinh cảnh, công dụng, bộ phận sử dụng, các giải pháp bảo tồn và sử dụng bền vững các mùa thu hái,….. hệ sinh thái rừng gắn liền khai thác nguồn tài - Phương pháp phân tích mẫu vật: Phương nguyên đa dạng sinh học và phát triển kinh tế pháp nghiên cứu được sử dụng là phương pháp khu vực. so sánh hình thái 2. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu Định loại: Sử dụng phương pháp hình thái so 2.1. Đối tượng nghiên cứu sánh và dựa vào các tài liệu chuyên ngành như: Cây cỏ Việt Nam của Phạm Hoàng Hộ (1999) - Các loài trong ngành Dương xỉ phân bố [7] và Danh lục các loài thực vật Việt Nam ngoài tự nhiên tại KBTTN Mường La, tỉnh Sơn (2001) [13]. Chỉnh lý tên khoa học theo http:// La. Mẫu được thu ở giai đoạn trưởng thành có theplantlist.org[8] và sắp xếp danh lục thực vật đầy đủ cơ quan dinh dưỡng và sinh sản. theo tài liệu Vascular plant families and genera - Thời gian: Tiến hành trong thời gian từ của Brummitt R. K. (1992) [3]. Thống kê các tháng 9 năm 2018 đến tháng 10 năm 2019, mẫu giá trị sử dụng dựa vào phương pháp phỏng vấn vật được lưu trữ tại khoa Nông Lâm, trường Đại của Gary J. Martin (2002) [5], để thu thập thêm học Tây Bắc thông tin từ kinh nghiệm sử dụng của người 2.2.Phương pháp nghiên cứu dân địa phương và các tài liệuVõ Văn Chi, Trần Hợp (tập1) [4], Đỗ Tất Lợi [9]. Phương pháp - Phương pháp kế thừa tài liệu: Kế thừa đánh giá đa dạng về phổ dạng sống: Sử dụng số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội, ở thang phân chia phổ dạng sống của Raunkiaer Khu bảo tồn thiên nhiên Mường La, tỉnh Sơn La (1934) [14], có bổ sung của Nguyễn Nghĩa Thìn - Pháp nghiên cứu thực vật: Phương pháp (2004) [10]. lập tuyến điều tra, thu và bảo quản mẫu thực - Phương pháp đánh giá mức độ nguy cấp: vật được thực hiện theo Nguyễn Nghĩa Thìn Theo tài liệu Sách đỏ Việt Nam phần II- Thực (2008) [11]. vật (2007) [2] và Nghị định số 06/2019/NĐ-CP - Điều tra theo tuyến: Lập tuyến điều tra dựa của Chính phủ [1]. vào kết quả điều tra sơ bộ, tiến hành lập 7 tuyến 3. Kết quả nghiên cứu và thảo luận điều tra (tổng chiều dài là 53 km). Các tuyến này phân bố đi qua các sinh cảnh khác nhau của 3.1.Thành phần loài Dương xỉ ở KBTTN khu vực nghiên cứu. Trên các dạng sinh cảnh, Mường La tiến hành lập 5 ô tiêu chuẩn lớn 1000m2 với Tổng số thu thập được 98 mẫu từ các điểm kích thước 40 x 25m. Trong ô tiêu chuẩn tiến nghiên cứu ở KBTTN Mường La, tỉnh Sơn La. hành lập 5 ô dạng bản ở 4 góc và 1 ô chính Kết quả phân loại tại khu vực nghiên cứu, bước giữa có diện tích là 25m2 (5m x 5m).Trên mỗi đầu đề tài đã xác định được 79 loài thuộc 36 chi, tuyến thu thập, ghi lại đặc điểm hình thái, thống 18 họ của ngành Dương xỉ (Polypodiophyta) kê các loài dương xỉ, chụp ảnh mẫu, sử dụng được trình bày tại bảng 1. 21
  3. Bảng 1. Danh lục các loài Dương xỉ ở KBTTN Mường La Dạng Công Sinh cảnh Loài Stt Tên Việt Nam Tên khoa học sống dụng phân bố BS 1. Họ Tổ điểu (Aspleniaceae) 1 Tổ điểu Asplenium affine Sw. Ep Th 3,6 LBS 2 Tổ điểu lá gươm Asplenium ensiforme Wall ex Hook&Grev. Ep Th 6 LBS Ráng can xỉ thân có 3 Asplenium crinicaule Hance Ep Th 5,6 LBS lông 4 Tổ điểu Asplenium lacciniatum D. Don Ep 6 5 Tổ điểu to Asplenium nidus L. Ep Th, Ca 1,5,6 LBS Tổ điều thường 6 Asplenium normale D.Don Hp Th 6 (Ráng can xỉ) Tổ điểu kéo dài (Tổ 7 Asplenium prolongatum Hook Ep Th 4,6 điểu nối dài) 8 Tổ điểu đá Asplenium saxicola Rosenst. Ep Th 4 9 Tổ điểu nhỏ Asplenium tenerum G. Forst. Ep 1,2,3, 4,6 10 Tổ điểu một bên Asplenium unilaterale Lam. Hp 3,6 11 Tổ điểu Makino Asplenium yoshinagae Makino Ep 6 LBS 2. Họ rau dớn (Athyriaceae) 12 Rau dớn Diplazium esculentum (Retz.)Sw. Hp Th, R 5,6 LBS 3. Họ Ráng hoặc Dương xỉ lá dừa (Blechnaceae) Th, Ca, 13 Ráng lá dừa đông Blechnum orientale L Hm 2,3,4,5,6 LBS R Ráng bích hoạ 14 Woodwardia unigemmata (Makino) Nakai Hm Th 5,6 LBS mộtchồi 4. Họ Lông cu li (Cibotiaceae) 15 Lông cu li (IIA) Cibotium barometz (L.) J.Sm. Ch Th,Ca 4,6 5. Họ Dương xỉ mộc (Cyatheaceae) 16 Dương xỉ mộc Cyathea chinensis Copel. Mi Gt 3,4,6 LBS Dương xỉ mộc (Sa R, Gt; 17 Cyatheapodo phylla (Hook.) Copel. Na 1,2,3,4,6 la lá cuống) 6. Họ vẩy lợp (Davalliaceae ) 18 Ráng đà hoa Araiostegia divaricata (Blume) M. Kato Hp Th 4,6 LBS 19 Ráng thổ xỉ Humata repens (L. f.) J. Small ex Diels Cr 6 LBS 7. Họ Ráng đàn tiết (Dennstaedtiaceae) 20 Ráng vi lân Microlepia obtusiloba Hayata Hp 5 Ráng vi lân lông 21 Microlepia pilosula C.Presl Hp 5,6 mịn 22 Ráng vi lân lá dẹt Microlepia platyphylla (D.Don) J.Sm. Hp 6 23 Ráng vi lân to Microlepia speluncae (L.) T.Moore Hp 5 24 Ráng vi lân Pteridium aquilinum (L.) Kuhn Hp Th, R 6 8. Họ Guột (Gleicheniaceae) 25 Guột chạc 2 Dicranopteris linearis (Burm. f.) Underw. Cr TH 3,5 Th, R, Dicranopteris linearisvar. Alternans (Mett.) 26 Tế ( Guột cứng) Cr Db, 1,2,3,6 Holttum Mn 9. Họ Lá màng (Hymenophyllaceae ) 27 Ráng màng Hymenophyllum polyanthos Sw. Ep 6 LBS 22
  4. 10. Họ Quạt Xoè (Lindsaeaceae) 28 Ráng liên sơn Lindsaea ensifolia Sw. Hp 1,2,3,4,5,6 Quyết (Ráng liên 29 Lindsaea odorata Roxb. Hm 1,2,3,4,5,6 Sơn thơm) 30 Ráng liên sơn thầm Lindsaea orbiculata (Lam) Mett. ex Kuhn Hp Th 3,4 31 Ráng ô phỉ Sphenomeris chinensis (L.) Maxon Hp Th 3,6 LBS 11. Họ Bòng bong (Lygodiaceae) Th, 32 Bòng bòng to Lygodium conforme C. Chr. Hp Db, 1,2,3 Mn 33 Bong bong cân vịt Lygodium digitatum C. Presl Hp Ca 2,3,6 Th, 34 Bòng bong dịu Lygodium flexuosum (L.)Sw. Hp 1,2,3 Db,Mn Th, 35 Bòng bong nhật Lygodium japonicum (Thunb.) Sw. Hp 1,2,3 Db,Mn Th, 36 Bong bong thòng Lygodium scandens (L.) Sw. Hp 3,6 Db,Mn 12. Họ Móng ngựa (Marattiaceae) Angiopteris confertinervia Ching ex C.Chr Th, 37 Móng trâu Hp 5 &Tardieu Ca Móng trâu Vân 38 Angiopteris yunnanensis Hieron Hp Th 6 Nam 13. Họ Rau bợ (Marsileaceae) 39 Rau bợ Marsile aminuta L. Th Th, R 5,7 40 Rau bợ thường Marsilea quadrifolia L. Th Th, R 5,7 14. Họ Ráng lá chuối (Nephrolepidaceae ) Cốt cắn (Móng trâu 41 Nephrolepis cordifolia (L) C.Presl Hp Th,R 6 LBS tim) 15. Họ Ráng đa túc hay Ráng nhiều chân (Polypodiaceae) 42 Ráng cổ lý Colysis digitta Ching Ep Th 5,6 LBS 43 Ráng cổ lý cánh ẩn Colysis dissimialata (R.Bon) Ching Ep Th 5,6 44 Tắc kè đá (IIA) Drynaria bonii H. Christ Ep Th 6 45 Cốt toái bổ (IIA) Drynaria roosii Nakaike. Ep Th 4,6 Leptochilus pothifolius (Buch.-Ham. ex D. 46 Ráng cổ lý bầu dục Ep Th 6 Don) Fraser-Jenk 47 Ráng quần lân Sa pa Lepisorus chapaensis C. Chr. & Tardieu Ep 6 48 Ráng quần lân Lepisorus thunbergianus (Kaulf.) Ching Ep Th 6 Lepisorus ussuriensis (Regel & Maack) 49 Ráng quần lân Ep 6 Ching Lepidomicrosorium hymenodes (Kunze) L. 50 Vi quần mỏng Ep Th 6 Shi & X.C. Zhang. 51 Vi quần Microsorum henryi (Christ) C.M. Kuo Ep Th 6 LBS Microsorum membranaceum (D.Don) 52 Vi quần Ep Th 6 Ching 53 Vi quần cánh Microsorum pteropus (Blume) Copel. Ep Th 6 54 Thạch vĩ lưỡi mác Pyrrosia lanceolata (L.) Farrw. Ep Th 1,2,3,4,6,8 55 Thạch vĩ Pyrrosia lingua (Thunb.) Farw. Ep Th 4,6,8 LBS 56 Tai chuột Pyrrosia longifolia (Burm. f.) C.V. Morton Ep Th,Ca 4,6 57 Tai chuột cám Pyrrosia subfurfuracea (Hook.) Ching Ep 4 23
  5. Tricholepidium superficiale (Blume) 58 Vi quần mặt Ep Th 6 Fraser-Jenk. 16. Họ Ráng sẹo gà (Pteridaceae) 59 Tóc thần vệ nữ Adiantum capillus-veneris L. Hm Ca,Th 4,5,8 LBS 60 Tóc thần đuôi Adiantum caudatumL. Hm Th 3,4 61 Dớn đen vót Adiantum flabellatumL Hm Th 3,4,8 Ráng nguyệt xỉ 62 Adiantum lunulatum Burm. f. Hm Th 4, 6 philipin 63 Tóc thần vệ nữ chổi Adiantumso boliferum Wall.ex Hook Hm 4, 6 Th, R, 64 Rau cần trôi Ceratopteris thalictroides (L.) Brongn. Th ,Tavn; 5 LBS Ca 65 Ráng đại Onychium siliculosum (Desv.) C.Chr. Ch 1,2,3 LBS 66 Seo gà hai tai Pteris biaurita L. Hm Th, Ca 2,3 67 Seo gà Hy Lạp Pteri scretica L. Hm Th, Ca 5 68 Seo gà nửa lược Pteris semipinnata L. Hm Th 5,6 69 Seo gà Pteri smultifidaPoir. Hm Th 1,2,3 1,2,3,4,5, 70 Seo gà có sọc Pteris vittata L Hm Th 6,8 71 Ráng tô tần đại Vittaria ensiformis Sw. Ep Th 6 Vittaria flexuosa Fée 72 Ráng tô tần dịu Ep 6 17. Họ Bèo ong (Salviniaceae) Tavn, 73 Bèo hoa dâu (Xanh) Azolla caroliniana Willd Th 7 LBS Px,Th Tavn, 74 Bèo hoa dâu (Tím) Azolla filiculoides Lam Th 7 LBS Px,Th 75 Bèo tai chuột Salvinia cucullata Roxb. Cr Tavn 7 76 Bèo ong Salvinia. natans (L.) All Cr Th 7 18. Họ Ráng thư dực (Thelypteridaceae) 77 Dương xỉ thường Cyclosorus parasiticus (L.) Farw Hp Th 1,2,3,4,5,6,8 LBS 78 Ráng thư dực Pronephrium triphyllum (Sw.) Holttum. Hp Ca 6 79 Ráng thư dực Thelypteris cilinata (Wall. exBenth.) Ching Hp 1,2,3 (Nguồn số liệu điều tra thực tế năm 2018,2019) Ghi chú: Sinh cảnh phân bố: 1: Nương rẫy, 2: Thảm cỏ; 3: Thảm cây bụi; 4: Núi đá vôi; 5: Ven suối; 6: Dưới tán rừng; 7: Đồng ruộng, ao hồ; 8: Khu dân cư. Giá trị sử dụng: Th: Cây làm thuốc; Ca: cây cảnh; R: cây ăn được; Db: dây buộc; Gt: giá thể trồng lan; Mn: Cây làm đồ mĩ nghệ; Tavn: Thức ăn vật nuôi; Px: Cây làm phân xanh. LSB: Loài bổ sung 3.2. Phân bố loài theo họ và chi 13,89 %; Thelypteridaceae (họ Ráng thưdực) Trong số 18 họ của ngành Dương xỉ có với 3 chi, chiếm 8,33 %; Blechnaceae (họ Ráng), mặt tại địa điểm nghiên cứu, họ giàu chi Davalliaceae (họ Vẩy lợp), Dennstaedtiaceae (họ nhất là Polypodiaceae (họ Ráng đa túc) với Ráng đàn tiết), Lindsaeaceae (họ Quạt Xoè) và 8 chi, chiếm 22,22 % tổng số chi; tiếp đến là Salviniaceae (họ Bèo ong) có 2 chi, chiếm 5,56 Pteridaceae (họ Rángseo gà) với 5 chi, chiếm %. 10 họ còn lại chỉ có 1 chi, chiếm 27,76 %. 24
  6. Họ giàu loài nhất là họ Polypodiaceae (họ Lindsaea và Microsorum với 3 loài (chiếm 3,79 Ráng đa túc) với 17 loài, chiếm 21,52 % tổng số %); số chi còn lại dưới 3 loài, chiếm 45,6 %. loài, tiếp đến là Họ Pteridaceae (họ Ráng sẹo gà) Phân tích sự đa dạng giữa các bậc ta xon ở đây với 14 loài, chiếm 17,72 %; Aspleniaceae (họ tổ thấy rằng trung bình mỗi chi có 2,19 loài, mỗi điều)với 11 loài, chiếm 13,92 %; Dennstaedtiaceae họ có 2 chi và 4,39 loài (Bảng 1). (họ Ráng đàn tiết) và Lygodiaceae (họ Bòng bong) 3.3. Sự phân bố các loài trong ngành Dương với 5 loài, chiếm 6,33 %; Các họ còn lại dưới 5 xỉ theo sinh cảnh ở khu vực nghiên cứu loài, chiếm 34,18 %. Dựa vào đặc điểm địa hình và điều kiện tự Chi giàu loài nhất là Asplenium với 11 nhiên của địa điểm nghiên cứu, dựa vào đặc loài chiếm 13,92 % tổng số loài; tiếp đến là điểm sinh thái của Dương xỉ đề tài chia thành 8 Adiantum, Lygodium và Pteris với 5 loài, chiếm sinh cảnh liên quan tới sự phân bố: Sự phân bố 6,33 % tổng số loài, tiếp đến là Microlepia và của các loài Dương xỉ theo sinh cảnh được thể Pyrrosia có 4 loài (chiếm 5,06 %); Lepisorus, hiện quả bảng 2. Bảng 2. Sự phân bố các loài Dương xỉ tại KBTTN Mường La theo sinh cảnh Các sinh cảnh Nương Thảm Thảm cây Núi đá Ven Dưới tán Đồng Khu dân rẫy(1) cỏ(2) bụi(3) vôi(4) suối, khe rừng(6) ruộng, ao cư (8) nước(5) hồ(7) Số loài 15 17 25 22 21 53 6 6 Tỷ lệ ( %) 18,99 21,52 31,65 27,85 26,58 67,09 7,59 7,59 Ghi chú: Một loài có thể phân bố ở nhiều sinh cảnh khác nhau Kết quả cho thấy, số loài Dương xỉ tập trung 3.4. Dạng sống nhiều nhất ở sinh cảnh dưới tán rừng với 53 loài Dạng sống nói lên bản chất sinh thái của chiếm 67,09% tổng số loài hiện biết, tiếp đến hệ thực vật cũng như các hệ sinh thái khác. là sinh cảnh thảm cây bụi với 25 loài (chiếm Khi phân tích phổ dạng sống các loài của 31,65%), kết quả nghiên cứu này tương tự kết ngành Dương xỉ ở khu vực nghiên cứu theo quả nghiên cứu của Phạm Văn Giáp [6] và Đậu Bá Thìn và cs (2015) [12], ở sinh cảnh núi đá hệ thống phân loại của Raunkiaer (1934) [14] vôi với 22 loài (chiếm 27,85%), sinh cảnh ven và Nguyễn Nghĩa Thìn (2004) [10] với 5 kiểu suối với 21 loài (chiếm 26,58%), sinh cảnh thảm dạng sống thuộc nhóm cây chồi trên (Ph), cỏ 17 loài (chiếm 21,52%), sinh cảnh nương rẫy nhóm cây chồi sát đất (Ch), nhóm cây chồi 15 loài (chiếm 18,99%), thấp nhất là sinh cảnh nửa ẩn (m), nhóm cây chồi ẩn (Cr) và nhóm đồng ruộng, ao hồ và sinh cảnh khu dân cư có 6 cây chồi một năm (Th), kết quả được thể hiện loài (chiếm 7,59%) qua (Bảng 3). Bảng 3. Các nhóm dạng sống của các loài trong ngành Dương xỉ ở khu vực nghiên cứu Stt Dạng sống Ký hiệu Số loài Tỷ lệ 1 Nhóm cây chồi trên Ph 54 68,36 1.1 Cây chồi trên nhỏ Mi 1 1,27 1.2 Cây chồi trên bí sinh Ep 29 36,71 1.3 Cây chồi trên thân thảo Hp 23 29,11 1.4 Cây chồi trên lùn ( bụi) Na 1 1,27 25
  7. 2 Nhóm cây chồi sát đất Ch 2 2,52 3 Nhóm cây chồi nửa ẩn Hm 13 16,46 4 Nhóm cây chồi ẩn Cr 5 6,33 5 Nhóm cây chồi 1 năm Th 5 6,33 Qua bảng 3 cho thấy, trong các nhóm dạng 3.5. Giá trị tài nguyên các loài trong ngành sống thì nhóm cây chồi trên (Ph) chiếm ưu thế Dương xỉ ở KBTTN Mường La với 54 loài (68,36 %), chúng chủ yếu thuộc 4 Việc xác định giá trị tài nguyên của các loài dạng chính như: cây bì sinh (Ep), cây bụi lùn trong ngành Dương xỉ ở KBTTN Mường La dựa (Na), cây chồi trên nhỏ (Mi) và cây thân thảo vào kết quả điều tra thu thập thêm thông tin từ kinh (Hp). Tiếp đến là nhóm dạng sống cây chồi sát nghiệm sử dụng của người dân địa phương và các đất (Ch) với 2 loài (2,52 %), nhóm cây chồi nửa tài liệu: Cây cỏ có ích của Võ Văn Chi, Trần Hợp ẩn với 13 loài (16,46 %), nhóm cây chồi ẩn và (1999) [4], Danh lục các loài thực vật Việt Nam nhóm cây chồi 1 năm (Th) với 5 loài (6,33 %). (2001) [13], Những cây thuốc và vị thuốc Việt Như vậy, nhóm cây chồi trên (Ph) chiếm ưu Nam (2003) [9]. Kết quả đã xác định được 61 loài thế. Ngành Dương xỉ là một ngành lớn, phân bố chiếm 77,22 % tổng số loài trong ngành Dương xỉ rộng, các loài trong ngành này tham gia vào cấu được sử dụng vào các mục đích khác nhau như làm trúc của thảm thực vật. thuốc, làm cảnh, rau xanh,… (Bảng 4). Bảng 4. Nhóm giá trị sử dụng của các loài Dương xỉ ở KBTNN Mường La TT Công dụng Ký hiệu Số lượng Tỷ lệ ( %) 1 Nhóm cây làm thuốc Th 54 68,35 2 Nhóm cây làm cảnh Ca 11 13,92 3 Nhóm cây ăn được R 9 11,39 4 Nhóm cây làm đồ thủ công mĩ nghệ Mn 5 6,33 5 Nhóm dây buộc Db 5 6,33 6 Nhóm làmthức ăn cho vật nuôi Tavn 4 5,06 7 Nhóm cây làm phân xanh Px 2 2,53 8 Nhóm làm giá thể trồng lan Gt 2 2,53 Ghi chú: 1 loài có thể có 1 hoặc nhiều giá trị sử dụng khác nhau Qua bảng 4, cho thấy nhóm có giá trị làm loài chiếm 6,33 %, nhóm làm thức ăn cho vật thuốc có số lượng nhiều nhất với 54 loài, chiếm nuôi với 4 loài, chiếm 5,06 % và thấp nhất là 68,35%, trong đó có loài có giá trị như: Lông nhóm cây làm phân xanh và làm giá thể trồng cu li (Cibotium barometz (L.) J. Sm.),Tắc kè lan chỉ có 2 loài, chiếm 2,53 %. (Drynaria bonii H. Christ.), kết quả này cũng Một số loài cây bị đe dọa cần được bảo vệ: tương tự kết quả nghiên cứu của Đậu Bá Thìn và cs, (2015) [12], tiếp đến là làm cảnh với Đối chiếu với Sách đỏ Việt Nam (phần thực vật) 11 loài, chiếm 13,92 %, nhóm cây có thể ăn [2], đề tài đã ghi nhận được được 2 loài cây ở được với 9 loài chiếm 11,39 % với các loài mức độ sẽ nguy cấp, xếp ở thứ hạng VU (sắp được sử dụng nhiều như Rau dớn (Diplazium nguy cấp) có 1 loài là Drynariabonii H. Christ esculentum (Retz.) Sw.) Rau bợ (Marsilea (Tắc kè đá) và 1 loài đang ở mức nguy cấp (EN quadrifolia L), nhóm cây làm nguyên liệu để nguy cấp) là: Drynaria. fortunei (Kunze ex làm đồ thủ công mĩ nghệ và dây buộc với 5 Mett.) J. Smith (Cốt toái bổ). Theo Nghị định 26
  8. số 06/2019/NĐ-CP của Chính phủ [1] có 3 loài từ đề tài mã số TB2019-43. Xin bày tỏ lòng biết thuộc nhóm IIA (Bảng 1). Đối chiếu với hồ sơ ơn tới Ban giám đốc, cán bộ KBTTN Mường thành lập KBTTN Mường La có 23 loài không La, tỉnh Sơn La đã tạo điều kiện thuận lợi trong có trong hồ sơ, còn 56 loài trùng với hồ sơ. quá trình nghiên cứu. Cảm ơn sinh viên Vì Văn 4. Kết luận Khải, Lèo Văn Uấn K57 Đại học QLTN&MT trường Đại học Tây Bắc, nhân dân ba xã: Hua 1. Qua điều tra, bước đầu đã xác định được Trai, Ngọc Chiến, Nặm Păm đã tham gia khảo 79 loài thuộc 36 chi, 18 họ của ngành Dương xỉ sát thực địa. có mặt ở KBTNN Mường La. Trong đó họ giàu loài nhất là họ Polypodiaceae (họ Ráng đa túc) TÀI LIỆU THAM KHẢO với 17 loài, tiếp đến là Pteridaceae (họ Ráng sẹo gà) với 14 loài; Aspleniaceae (họ Tổ điều) [1]. Chính phủ Việt Nam (2019), Nghị định với 11 loài; Trong 36 chi, giàu loài nhất là chi 06/2019/NĐ–CP ngày 22/01/2019. Về Asplenium với 11 loài. Trung bình mỗi chi có quản lý thực vật  rừng,  động vật  rừng 2,19 loài, mỗi họ có 2 chi và 4,39 loài nguy cấp, quý, hiếm và  thực  thi Công 2 Về sinh cảnh sống: Đa số các loài có phổ ước  về  buôn bán quốc tế các loài  động sinh thái rộng, thành phần loài cao nhất ở sinh vật, thực vật hoang dã nguy cấp, Hà Nội. cảnh rừng với 53 loài, tiếp đến là thảm cây bụi [2]. Bộ Khoa học và Công nghệ, Viện Khoa với 25 loài, núi đá vôi với 22 loài, ven suối với học và Công nghệ Việt Nam (2007), Sách 21 loài, thảm cỏ với 17 loài, nương rẫy 15 loài, đỏ Việt Nam – Phần II-Thực vật, Nxb thấp nhất là đồng ruộng, ao hồ và khu dân cư Khoa học tự nhiên và Công nghệ, Hà Nội. có 6 loài... Dạng sống của các loài trong ngành Dương xỉ ở địa điểm nghiên cứu có 5 nhóm dạng [3]. Brummitt R.K. (1992), Vascular plant sống chính là nhóm cây chồi trên (Ph) chiếm families and genera, Royal Botanic 68,36 %, cây chồi sát đất (Ch) chiếm 2,52 %, Garden, Kew, 804. nhóm cây chồi nửa ẩn (Hm) chiếm 16,46 %, [4]. Võ Văn Chi, Trần Hợp (1999), Cây cỏ có nhóm cây chồ iẩn (Cr) và nhóm cây chồi một ích ở Việt Nam, Nxb Giáo dục Hà Nội, năm (Th) chiếm 6,33 %. tập 1,815 tr. [5]. Gary J. Martin, 2002. 3. Về giá trị sử dụng: Các loài của ngành Thực vật dân tộc học. Nxb Nông Nghiệp Dương xỉ ở khu vực nghiên cứu có nhiều giá trị (Bản dịch tiếng Việt), 363 tr.(người dịch: sử dụng khác nhau, trong đó cây được dùng làm Trần Văn Ơn, Phan Bích Nga, Trần Công thuốc chiếm ưu thế với 54 loài, tiếp đến nhóm Khánh, Trần Khắc Bảo Trần Đình Lý). cây làm cảnh với 11 loài, nhóm cây ăn được [6]. Phạm Văn Giáp, Nguyễn Thị Hồng Liên, với 9 loài, nhóm cây làm nguyên liệu để làm đồ Nguyễn Văn Quyền (2016), Nghiên cứu thủ công mĩ nghệ vàdây buộcvới 5 loài, nhóm thành phần loài Dương xỉ (Pteridophyta) làm thức ăn cho vật nuôi với 4 loài,thấp nhất là ở thị trấn Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc. Hội nhóm cây làm phân xanh và làm giá thể trồng lan nghị khoa học quốc gia lần thứ 2 về chỉ có 2 loài. Có 2 loài dương xỉ, chiếm 2,53% nghiên cứu và giảng dạy sinh học ở Việt tổng số các loài Dương xỉ có nguy cơ bị đe dọa Nam tại Đà Nẵng, tr. 226- 233. được ghi trong Sách Đỏ Việt Nam (2007). Có [7]. Phạm Hoàng Hộ (1999), Cây cỏ Việt Nam, 3 loài Dương xỉ, chiếm 3,79 % theo Nghị định Nxb. Trẻ, TP HCM, tập 1, tr. 37-212. số 06/2019/NĐ-CP của Chính phủ thuộc nhóm IIA. Đây là cơ sở khoa học để cho các cơ quan [8]. http://theplantlist.org/tpl1.1/record/ chức năng cần có những chính sách bảo tồn và kew-2902161 phát triển bền vững chúng trong tương lai. [9]. Đỗ Tất Lợi (2004), Những cây thuốc và Lời cảm ơn: Tập thể tác giả xin chân thành vị thuốc Việt Nam, Nxb Y học, Hà Nội, cảm ơn sự tài trợ kinh phí của Đại học Tây Bắc tr. 1274. 27
  9. [10]. Nguyễn Nghĩa Thìn (2004). Đa dạng tài học toàn quốc về Sinh thái và Tài nguyên nguyên di truyền và tài nguyên thực vật. sinh vật lần thứ 6, Hà Nội.tr .883- 889. Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội. [13]. Trung tâm Nghiên cứu Tài nguyên và [11]. Nguyễn Nghĩa Thìn, (2008), Các phương Môi trường Đại học Quốc gia Hà Nội pháp nghiên cứu thực vật, Nxb Đại học (2001), Danh lục các loài thực vật Việt Quốc gia Hà Nội, Hà Nội, 171 tr. Nam, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, tập 1, [12]. Đậu Bá Thìn, Phạm Hồng Ban, 2015. Đa tr. 967-1147. dạng dương xỉ (Polypodiophyta) ở huyện [14]. Raunkiaer C. (1934), Plant life forms, Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa. Hội nghị khoa Claredon, Oxford. DIVERSITY OF PLANT RESOURCES OF FERNS (POLYPODIOPHYTA) IN MUONG LA NATURAL RESERVE Vu Thi Lien, Dinh Van Thai, Pham Thi Thanh Tu, Pham Duc Thinh, Vu Phuong Lien Tay Bac University Abstract: This research was conducted to evaluate the diversity of species in the Polypodiophyta branch in Muong La Nature Reserve. Carried out from September 2018 to October 2019, the research employed the traditional botanical research method.The results showed that 79 species belonging to 36 genera of 18 families were collected and identified. The polypodiaceae is the family with highest number of 17 species. Of 36 genera, Asplenium is the richest with 11 species.Base on the use value, these plants are divided into 8 groups: medicinal plants (54 species), ornamental plants (11 species), food (9 species), fibre plants and rattans (5 species), feed for livestock (4 species) and 2 species for green manure and the growing medium of orchids. Most species have a wide ecological spectrum. The highest species composition is distributed in the forest habitat with 53 species, followed by shrub vegetation (25 species),limestone mountains (22 species),along streams (21 species), grass cover (17 species), upland fields (15 species), whereas the lowest is in the field, ponds and residential areas with 6 species.The ferns in this study was in five major life- forms: 68.36% of Phanerophyte (Ph),Chamaephytes (Ch) 2,52%, Hemicryptophyte (Hm)16.46%, Cryptophytes(Cr)6.33 and Therophytes (Th)6.33%. Two species (2.53%) are endangered and listed in Vietnam Red DataBook (2007), and 3 species (3.79%) of the group IIA. These are species with a small number of individuals, so it is necessary to have priority policies for conservation and development. Keywords: Ferns (polypodiophyta), life -forms, Muong La Nature reserve _____________________________________________ Ngày nhận bài: 20/2/2020. Ngày nhận đăng: 22/12/2020 Liên lạc: luocvang2018@utb.edu.vn 28
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
22=>1