Đa dạng Sinh học ở vườn quốc gia Tam Đảo (p-2)
lượt xem 72
download
. Về thực vật: Theo kết quả điều tra cho thấy ở Tam Đảo có 8 loại rừng và thực bì khác nhau, mà mỗi kiểu rừng đó thường đại diện cho một loại hình lập địa và tương ứng có một tổ thành loài cây nhất định như: Rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới: Kiểu rừng này bao phủ phần lớn dãy núi Tam Đảo và phân bố ở độ cao dưới 800m, với nhiều tầng tán và những loài cây có giá trị kinh tế như: ...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đa dạng Sinh học ở vườn quốc gia Tam Đảo (p-2)
- Đa dạng Sinh học ở vườn quốc gia Tam Đảo (p-2) 1. Về thực vật: Theo kết quả điều tra cho thấy ở Tam Đảo có 8 loại rừng và thực bì khác nhau, mà mỗi kiểu rừng đó thường đại diện cho một loại hình lập địa và tương ứng có một tổ thành loài cây nhất định như:
- - Rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới: Kiểu rừng này bao phủ phần lớn dãy núi Tam Đảo và phân bố ở độ cao dưới 800m, với nhiều tầng tán và những loài cây có giá trị kinh tế như: Chò chỉ (Shorea chinensis), giổi (Michelia SP), re (Cinamomum Ital), trường mật (Pavviesia annamensis) … - Rừng kín thường xanh mưa ẩm á nhiệt đới núi thấp: Kiểu rừng này phân bố từ độ cao 800m trở lên và trong quần hệ thực vật của kiểu rừng này không còn các loài thuộc họ dầu (Dipterocarpaceae). Thực vật ở đây gồm các loài trong họ re
- (Lauraceae), họ dẻ (Fagaceae), họ chè (Theaceae), họ mộc lan (Magroliaceae), họ sau sau (Hamamelidocene) … Từ độ cao 1000m trở lên xuất hiện một số loài thuộc ngành hạt trần như: Thông nàng (Dacrycarpus imbrricatus), pơ mu (Fokieria hodginsii), thông tre (Podocarpus neriifolicy), kim giao (Nageia fleuryi) … Dưới tán kiểu rừng này thường có các loài như: Vầu đắng, sặt gai, Các loài cây bụi thuộc họ cà phê (Rubiaceae), đơn nem (Myrsiraceae), họ thầu dầu (Euphorbiaceae) … - Rừng lùn trên đỉnh núi: Là kiểu
- phụ đặc thù của rừng kín thường xanh mưa ẩm á nhiệt đới núi thấp mà thực vật chủ yếu là các loài cây thuộc họ đỗ quyên (Ercaceae), họ re (Lauraceae), họ dẻ (Fagaceae), họ hồi (Illiciaceae), họ thích (Aceraceae) … Kiểu rừng này xuất hiện ở các đỉnh núi cao khoảng 1000m trở lên. - Rừng tre nứa: ở Vườn quốc gia Tam Đảo rừng tre nứa không có nhiều (chỉ có 884 ha) và thường phân bố ở độ cao trên 800 m, có các loài tiêu biểu là: Vầu, sặt gai ở độ cao 500 ( 800m là cây giang và dưới 500m là nứa.
- - Rừng phục hồi sau nương rẫy, sau khai thác: Trước khi thành lập Vườn quốc gia Tam Đảo, rừng ở đây chỉ được bảo vệ từ độ cao 400m trở lên, dưới 400m là rừng kinh tế, nên rừng ở đây các lâm trường đã khai thác gỗ với cường độ cao và một phần diện tích ở đây được dân làm nương rẫy. Ngày nay diện tích này được bảo vệ phục hồi rừng với các loài cây: Dung (Symplocos SP), màng tang (Litsea cubeba), dền (Xylopia vielana), ba soi (Macarauga denticulata)... - Rừng trồng: Rừng trồng ở Tam Đảo đã có từ thời Pháp thuộc, loài cây chủ yếu của thời kỳ này là
- thông đuôi ngựa (Pinus Massoniana), lim xanh (Erythropholenm fordii). Sau này được trồng thêm các loài: Bạch đàn, keo, thông Caribee và một số loài cây bản địa có nguồn gốc tại Tam Đảo. - Trảng cây bụi: Loại này thường xuất hiện ở nơi đất chưa có rừng, khô hạn, nhiều ánh sáng, điển hình là: Thẩu tấu (Aporosa dioica), thổ mật (Bridelia tomentosa), thao kén (Helicteres SP), me rừng (Phyllanthus embrica)… - Trảng cỏ: Loại này được hình thành trên các kiểu rừng đã bị khai
- thác, đất bị thoái hoá mạnh và được phân ra thành 2 loại hình: Trảng cỏ cao, có chiều cao khoảng 2m và mọc thành từng bụi như: Lách (Saccharum spontaneum), cỏ chít (Thysamolema maxima), cỏ lào (Chromolaena odorata) … Trảng cỏ thấp, gồm các loài cỏ thấp dưới 2m, mọc thành thảm cỏ dày đặc hoặc rải rác, điển hình là cỏ tranh (Imperata cylindrica), cỏ đắng (Paspalum scrobiculatum), cỏ sâu róm (Setaria viridis)… Nhìn chung hệ thực vật Tam Đảo khá phong phú và phân bố trên nhiều sinh cảnh khác nhau từ trảng cỏ, cây bụi đến các loài cây gỗ trên
- núi đất, núi đá. Theo GS. TSKH Nguyễn Nghĩa Thìn (Đại học khoa học tự nhiên - Đại học quốc gia Hà Nội) thì Vườn quốc gia Tam Đảo có khoảng 2000 loài thực vật. Đến nay tổng hợp số liệu điều tra của Viện sinh thái tài nguyên sinh vật (Trung tâm khoa học tự nhiên và công nghệ quốc gia); Đại học khoa học tự nhiên (Đại học quốc gia Hà Nội); Đại học lâm nghiệp, Viện điều tra qui hoạch rừng và một số cơ quan, tổ chức khác cho thấy đã thống kê được 904 cây có ích ở Tam Đảo thuộc 478 chi, 213 họ thuộc 3 ngành dương xỉ, hạt trần và hạt kín. Các loài cây này được xếp thành 8 nhóm có giá trị khác nhau
- (Bảng 1). Trong các loài thực vật trên có 42 loài đặc hữu và 64 loài quý hiếm cần được bảo tồn và bảo vệ như: Hoàng thảo Tam Đảo (Dendrobium daoensis), trà hoa dài (Camellia longicaudata), trà hoa vàng Tam
- Đảo (Camellia petelotii), hoa tiên (Asarum petelotii), chuỳ hoa leo (Molas tamdaoensis), trọng lâu kim tiền (Paris delavayi)... 2. Về động vật: Khu hệ động vật Tam Đảo đã được nhiều tác giả người Pháp nghiên cứu và công bố vào những năm 30 và 40 của thế kỷ 20 như: Delacour (1931), Osgood (1932), Bourret (1943)... Sau năm 1954 các nhà khoa học Việt Nam đã bắt đầu thực hiện các nghiên cưú động vật tại Tam Đảo. Tổng hợp các kết quả điều tra, đã thống kê được 840 loài động vật, thể hiện ở bảng 2:
- Trong số 840 loài động vật trên thì có 39 loài đặc hữu, gồm: - Những loài đặc hữu hẹp chỉ có ở Vườn quốc gia Tam Đảo gồm 11 loài: Rắn sãi angen (Amphiesma angeli); rắn dáo thái dương (Boiga multitempolaris); cá coóc Tam Đảo (Paramerotriton deloustali) và 8
- loài côn trùng. - Những loài đặc hữu miền Bắc Việt Nam có ở Vườn quốc gia Tam Đảo : 22 loài và phân loài, trong đó: Chim có 9 loài; bò sát có 4 loài; ếch nhái có 3 loài; côn trùng có 6 loài. - Những loài đặc hữu của Việt Nam , ở Vườn quốc gia Tam Đảo có 6 loài, trong đó chim 5 loài; ếch nhái 1 loài Trong số động vật ở Tam Đảo hiện có: 8 loài đang nguy cấp, 17 loài sẽ nguy cấp, 13 loài hiếm có và 18 loài đang bị đe dọa.
- Vườn quốc gia Tam Đảo là tài sản quý của quốc gia, có nhiều lợi ích cho cộng đồng cư dân trong khu vực. Vườn còn đem lại giá trị to lớn trong việc bảo vệ môi trường, điều tiết và cung cấp nước, phục vụ nghiên cứu khoa học và phục vụ cho du lịch và nghỉ dưỡng, cung cấp lâm sản, dược liệu... Đồng thời Tam Đảo là khu vực có tính đa dạng sinh học cao, là kho dự trữ các nguồn gen động thực vật quý hiếm của nước ta. Nguồn tài nguyên thiên nhiên quí giá này cần được bảo vệ để góp phần làm phong phú tính đa dạng sinh học của Việt Nam và thế giới.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Vườn Quốc gia Bạch Mã tỉnh Thừa Thiên Huế - Đa dạng sinh học hệ nấm và thực vật
400 p | 278 | 78
-
Chủ đề: Đa dạng sinh học ở vườn quốc gia núi Chúa
24 p | 411 | 50
-
Bài giảng Bảo tồn đa dạng sinh học: Chương 6 - TS. Viên Ngọc Nam
35 p | 119 | 24
-
Dẫn liệu bước đầu về thống kê, đánh giá đa dạng sinh học ở Vườn Quốc gia Tràm Chim, huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp
5 p | 98 | 9
-
Đa dạng sinh học Vườn Quốc gia Xuân Thuỷ, tỉnh Nam Định
8 p | 148 | 6
-
Giải pháp sinh kế bền vững gắn với bảo tồn đa dạng sinh học ở Vườn quốc gia Bù Gia Mập
9 p | 65 | 5
-
Nghiên cứu một số đặc điểm cấu trúc và tính đa dạng sinh học kiểu rừng kín thường xanh hỗn giao cây lá rộng, cây lá kim tại vườn Quốc gia Bidoup - Núi Bà
9 p | 79 | 5
-
Đa dạng sinh học và nguồn lợi của nấm ký sinh côn trùng aschersonia và dạng hữu tính hypocrella ở Vườn Quốc gia Pù Má và Khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Huống, tỉnh Nghệ An
7 p | 75 | 4
-
Nghiên cứu đa dạng sinh học khu hệ cá và hiện trạng sử dụng nguồn lợi cá ở Vườn Quốc gia Yok Don, tỉnh Đắk Lắk
6 p | 76 | 4
-
Đa dạng thực vật ngoài gỗ ở vườn quốc gia Phú Quốc tỉnh Kiên Giang
8 p | 69 | 3
-
Đa dạng sinh học khu hệ cá vườn chim Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu
8 p | 26 | 2
-
Hiện trạng của vượn đen má trắng Siki (Nomascus siki) tại vùng đa dạng sinh học trọng điểm Trường Sơn
12 p | 60 | 2
-
Đa dạng các loài ong cự thuộc phân họ pimplinae (hymenoptera: ichneumonidae) ở Vườn Quốc gia Cát Tiên
6 p | 51 | 2
-
Đa dạng kiến (hymenoptera: formicidae) trong lớp thảm mục ở vườn quốc gia Cát Bà, Hải Phòng
7 p | 51 | 2
-
Nghiên cứu đa dạng sinh học dương xỉ (polypodiophyta) ở rừng lùn Hòn Giao trong vườn Quốc gia Bidoup Núi Bà
17 p | 52 | 2
-
Thành phần loài rầy xanh họ Cicadellidae (Hemiptera: Auchenorrhyncha) ở Trạm Đa dạng sinh học Mê Linh, tỉnh Vĩnh Phúc
7 p | 29 | 2
-
Tính đa dạng của khu hệ thực vật ở vườn quốc gia Xuân Sơn, tỉnh Phú Thọ
9 p | 28 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn