ĐA DẠNG SINH HỌC, TÁC ĐỘNG VÀ ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP<br />
ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU KHU VỰC THỊ TRẤN<br />
TRÀM CHIM VÀ LÂN CẬN HUYỆN TAM NÔNG, ĐỒNG THÁP<br />
Phan Văn Mạch<br />
Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật<br />
Đỗ Thị Thu Hiền<br />
Công ty Tư vấn Phát triển Xã hội Việt Nam<br />
Lê Xuân Tuấn<br />
Viện Nghiên cứu Quản lý Biển và Hải đảo,<br />
Bộ Tài nguyên và Môi trường<br />
Tóm tắt<br />
<br />
Thị trấn Tràm Chim, huyện Tam Nông, Đồng Tháp là nơi tập trung hệ sinh thái khá đa<br />
dạng và phong phú, nhất là hệ sinh thái đất ngập nước với 328 thực vật bậc cao có mạch,<br />
phân bố trong các kiểu thảm thực vật như: Đầm Sen, đồng lúa Ma, đồng cỏ Năng, đồng cỏ<br />
Mồm, Lác nước, thảm rừng Tràm, thảm cây lương thực, thực phẩm, thảm cây ăn quả, cây<br />
bóng mát khu dân cư. 231 loài Chim phân bố phân bố khắp các sinh cảnh, trong đó có tới<br />
18 loài chim quý hiếm; 17 loài Thú, trong đó có 4 loài thú quý hiếm; 50 loài Bò sát, Ếch<br />
nhái với 10 loài quý hiếm được ghi trong Sách Đỏ Việt Nam năm 2007. Chúng phân bố rải<br />
rác tại những khu vực không có hoặc tập trung dân cư thưa thớt trong khu vực, nhất là tại<br />
Vườn Quốc gia Tràm Chim. Có 96 loài Thực vật nổi, 58 loài Động vật nổi, 41 loài và<br />
nhóm loài Động vật đáy và 197 loài Cá, trong đó có 4 loài cá quý hiếm.<br />
Thị trấn Tràm chim nói riêng và đồng bằng sông Cửu Long nói chung là khu vực dễ tổn<br />
thương nhất trên Trái đất, do biến đổi khí hậu, những diễn biến thời tiết ngày càng xấu đi,<br />
đã và đang tác động ngày càng nặng nề lên khu vực này. Biến đổi khí hậu làm cho mực<br />
nước biển dâng, hạn hán, lũ lụt xảy ra với tần suất ngày càng lớn hơn. Những yếu tố đó sẽ<br />
làm gia tăng ngập lụt, xâm nhập mặn, lan tràn chua phèn… và dẫn tới những hệ lụy khác.<br />
Khắc phục những vấn đề này chính là giải quyết được một phần rất lớn ảnh hưởng của<br />
biến đổi khí hậu đối với đồng bằng sông Cửu Long nói chung và Đồng Tháp nói riêng.<br />
Việc triển khai hệ thống đê bao khu dân cư thị trấn Tràm Chim nhằm ứng phó với biến đổi<br />
khí hậu, bảo vệ đời sống của người dân tại thị trấn, bảo vệ các công trình công cộng, tạo<br />
mỹ quan đô thị, mở rộng mặt bằng bố trí dân cư tránh lũ là rất cần thiết và cấp bách, góp<br />
phần quan trọng trong chiến lược phát triển nông nghiệp - nông dân - nông thôn của tỉnh.<br />
Hệ thống đê bao cũng sẽ giải quyết được một phần rất lớn ảnh hưởng của biến đổi khí hậu<br />
đối với khu vực thị trấn Tràm Chim, phù hợp với phương hướng kế hoạch thủy lợi, nông<br />
nghiệp và nông thôn giai đoạn 2000-2020 của huyện Tam Nông và tỉnh Đồng Tháp.<br />
<br />
220<br />
<br />
1. MỞ ĐẦU<br />
<br />
Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là một trong ba đồng bằng dễ tổn thương nhất trên trái đất<br />
do biến đổi khí hậu, những diễn biến thời tiết ngày càng xấu đi đã và đang tác động ngày càng<br />
nặng nề lên khu vực này. Đối với ĐBSCL, biến đổi khí hậu làm cho mực nước biển dâng, hạn<br />
hán, lũ lụt xảy ra với tần suất ngày càng lớn hơn. Những yếu tố đó sẽ làm gia tăng ngập lụt, xâm<br />
nhập mặn, lan tràn chua phèn… và dẫn tới những hệ lụy khác. Khắc phục những vấn đề này<br />
chính là giải quyết được một phần rất lớn ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đối với đồng bằng<br />
sông Cửu Long nói chung và Đồng Tháp nói riêng. Theo kịch bản biến đổi khí hậu, nếu nước<br />
biển dâng cao thêm 1m thì khoảng 70% diện tích đất ở ĐBSCL bị xâm nhập mặn, mất khoảng<br />
hai triệu ha đất trồng lúa. Theo kịch bản này, thời gian ngập úng ở ĐBSCL có thể kéo dài từ 4<br />
đến 5 tháng, 38% diện tích đồng bằng bị nhấn chìm, 90% diện tích đồng bằng có thể bị nhiễm<br />
mặn. Kinh tế-xã hội sẽ có biến động trong sản xuất, xây dựng kết cấu hạ tầng, phân bố dân cư,<br />
đô thị và các trung tâm, cơ sở kinh tế.<br />
Những biến động về môi trường tự nhiên và kinh tế-xã hội nêu trên sẽ ảnh hưởng đến sự phát<br />
triển bềm vững của khu vực nếu không kịp thời có sự ứng phó thích hợp. Đứng trước tình hình<br />
đó, nhằm thích ứng và giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu (BĐKH) tới ĐBSCL nói chung<br />
và khu vực Đồng Tháp nói riêng, ứng phó với biến đổi khí hậu, bảo vệ đời sống của người dân<br />
tại thị trấn Tràm Chim, huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp là việc làm cấp bách nhằm nâng cao<br />
khả năng thích ứng, ứng phó biến đổi khí hậu, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội, đảm<br />
bảo phát triển bền vững; phòng chống và giảm thiểu hiểm họa của thiên tai do ảnh hưởng biến<br />
đổi khí hậu, bảo vệ cuộc sống người dân; góp phần tích cực vào Chương trình Mục tiêu quốc gia<br />
Ứng phó với biến đổi khí hậu.<br />
2. THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
<br />
2.1. Địa điểm và thời gian khảo sát<br />
Khảo sát, thu mẫu được thực hiện tháng 3/2012. Khu vực khảo sát bao gồm thị trấn Tràm Chim,<br />
các xã lân cận như xã Phú Đức, xã Tân Công Sinh, xã Phú Cường xã Phú Thọ và xã Tân Mỹ bao<br />
gồm khu dân cư, đất lâm nghiệp, nông nghiệp, các thủy vực sông, kênh, hồ trong khu vực. Vị trí<br />
dự án có tọa độ từ 10o39’ đến 10o41’ vĩ độ Bắc và từ 105o33’ đến 105o35’ kinh độ Đông.<br />
2.2. Phương pháp nghiên cứu<br />
<br />
2.2.1. Thực vật<br />
Các tuyến khảo sát được thiết kế qua các sinh cảnh khác nhau (chủ yếu theo các tuyến đường<br />
giao thông và khu dân cư) trong khu vực để thấy được sự phân bố của hệ thực vật. Các loài cây<br />
thông thường được ghi chép để xây dựng danh lục, thu thập mẫu một số loài chưa biết hoặc có<br />
nghi vấn trong phân loại học. Giám định tên được tiến hành theo phương pháp so sánh hình thái<br />
(Phạm Hoàng Hộ, 2000). Điều tra trong nhân dân về việc sử dụng, khai thác, sự phân bố, công<br />
dụng của một số loài thực vật có giá trị. Tham khảo các tài liệu về đa dạng sinh học của khu vực<br />
từ nhiều nguồn khác nhau.<br />
<br />
221<br />
<br />
2.2.2. Động vật trên cạn<br />
Chim:<br />
Quan sát trực tiếp trên thực địa ở từng sinh cảnh khác nhau trong các thời gian khác nhau qua<br />
ống nhòm. Thu thập và quan sát các di vật về chim như lông đuôi, lông cánh, giò, mỏ và các loài<br />
nuôi trong nhà dân địa phương. Điều tra qua những người dân thường xuyên đi rừng để thu thập<br />
dẫn liệu cho việc xác định loài. Tên phổ thông, tên khoa học, phân bố theo Võ Quý (1975, 1981);<br />
Võ Quý và Nguyễn Cử (1999). Tham khảo tài liệu về chim khu vực dự án và lân cận (Lê Xuân<br />
Cảnh và nnk., 2007).<br />
Thú và Bò sát, Lưỡng cư:<br />
Quan sát thực địa trên mọi địa hình, sinh cảnh khác nhau có trong khu vực. Thông qua phỏng<br />
vấn, trao đối với dân địa phương để tìm hiểu về thành phần loài, phân bố cùng số lượng của một<br />
số loài trước đây và hiện nay, những nguyên nhân làm giảm sút số lượng loài. Thu thập tài liệu,<br />
tiêu bản trên thực địa bằng lưới, bẫy, thu thập mẫu vật tại các ở chợ địa phương. Tham khảo tài<br />
liệu đa dạng sinh học khu vực dự án và lân cận (Lê Xuân Cảnh và nnk, 2007) và một số tài liệu<br />
khác (UBKH&KT Nhà nước, 1981; Nguyễn Văn Sáng và Hồ Thu Cúc, 1996; Đặng Huy Huỳnh<br />
và nnk., 1994).<br />
Thủy sinh vật:<br />
Khảo sát, thu mẫu được thực hiện tại các dạng thủy vực trong khu vực. Các trạm khảo sát được<br />
liệt kê trong Bảng 2.1:<br />
Bảng 2.1. Các trạm khảo sát thu mẫu thủy sinh vật khu vực<br />
thị trấn Tràm Chim và lân cận (3/2012)<br />
Ký hiệu<br />
<br />
Địa điểm<br />
<br />
Tọa độ địa lý<br />
<br />
NM1<br />
<br />
Kênh Phú Hiệp, cạnh trạm xăng Vườn Sếu<br />
<br />
10o40'49’’ N 105o33'24" E<br />
<br />
NM2<br />
<br />
Kênh Phú Hiệp gần BQL Tràm Chim<br />
<br />
10o40'49’’ N 105o33'33" E<br />
<br />
NM3<br />
<br />
Kênh Cà Dâm<br />
<br />
10o43'34’’ N 105o36'24" E<br />
<br />
NM4<br />
<br />
Kênh Cà Dâm<br />
<br />
10o41'54’’ N 105o35'01" E<br />
<br />
NM5<br />
<br />
Kênh Đồng Tiến, ấp Phú Thọ<br />
<br />
10o40'39’’ N 105o31'42" E<br />
<br />
NM6<br />
<br />
Kênh Đồng Tiến, cầu Tổng đài<br />
<br />
10o40'30’’ N 105o32'33" E<br />
<br />
NM7<br />
<br />
Kênh Đồng Tiến, nhà thờ Thiên Phước<br />
<br />
10o40'27’’ N 105o33'8" E<br />
<br />
NM8<br />
<br />
Kênh Đồng Tiến, cầu Tràm Chim<br />
<br />
10o40'26’’ N 105o33'22" E<br />
<br />
NM9<br />
<br />
Ngã ba kênh Đồng Tiến, Phú Hiệp, Cà Dâm<br />
<br />
10o40'22’’ N 105o33'40" E<br />
<br />
NM10<br />
<br />
Kênh Đồng Tiến, cầu đang làm<br />
<br />
10o40'22’’ N 105o34'5" E<br />
<br />
NM11<br />
<br />
Kênh Đồng Tiến, cầu Đốc Binh Kiều<br />
<br />
10o40'17’’ N 105o35'9" E<br />
<br />
NM12<br />
<br />
Kênh Đồng Tiến gần cầu kênh Ông Sáu<br />
<br />
10o40'14’’ N 105o35'23" E<br />
<br />
NM13<br />
<br />
Kênh cụt gần cầu Tổng đài<br />
<br />
10o40'27’’ N 105o32'33" E<br />
<br />
222<br />
<br />
Ký hiệu<br />
<br />
Địa điểm<br />
<br />
Tọa độ địa lý<br />
<br />
NM14<br />
<br />
Kênh cụt gần BCHQS Tam Nông<br />
<br />
10o40'16’’ N 105o33'15" E<br />
<br />
NM15<br />
<br />
Kênh Đường Gạo, cầu TT Tràm Chim<br />
<br />
10o40'11’’ N 105o34'26" E<br />
<br />
NM16<br />
<br />
Kênh Đường Gạo<br />
<br />
10o39'52’’ N 105o33'24" E<br />
<br />
NM17<br />
<br />
Kênh Đường Gạo, cầu Kênh Ranh<br />
<br />
10o39'14’’ N 105o32'55" E<br />
<br />
NM18<br />
<br />
Kênh cầu Phèn 1<br />
<br />
10o40'12’’ N 105o34'28" E<br />
<br />
NM19<br />
<br />
Hồ Điều hòa<br />
<br />
10o40'11’’ N 105o34'27" E<br />
<br />
NM20<br />
<br />
Hồ cạnh Tràm Chim<br />
<br />
10o40'49’’ N 105o33'24" E<br />
<br />
Phương pháp thu mẫu, phỏng vấn:<br />
+ Thu mẫu sinh vật nổi (thực vật nổi và động vật nổi) bằng lưới kéo hình chóp nón kiểu Juday.<br />
Kích thước mắt lưới số No75 (75 sợi/cm) với thực vật nổi và số No45 (45 sợi/cm) với Động vật<br />
nổi và Động vật đáy. Mẫu định lượng sinh vật nổi tính bằng lượng nước lọc qua lưới.<br />
+ Thu mẫu Sinh vật đáy và Côn trùng nước bằng lưới kéo đáy và vợt cầm tay. Mẫu Động vật<br />
đáy được tính qua diện tích thu mẫu bằng cào đáy.<br />
+ Thu thập mẫu cá qua dân khai thác cá bằng các ngư cụ như lưới, chài, câu, kích điện, tại các<br />
nhà hàng, chợ trong khu vực.<br />
+ Mẫu thủy sinh vật được cố định trong formol 5% và đưa về phòng thí nghiệm phân tích.<br />
+ Thu thập các số liệu về cá qua phỏng vấn người dân địa phương, các nhà hàng, chợ trong khu<br />
vực.<br />
Phương pháp phân tích trong phòng thí nghiệm: Đa phần các kết quả thu được dựa trên phân<br />
tích mẫu trong phòng thí nghiệm trên kính hiển vi và kính lúp soi nổi, bao gồm xác định thành<br />
phần loài, mật độ số lượng các nhóm thủy sinh vật tại các trạm khảo sát trong các dạng thủy vực.<br />
Tài liệu phục vụ cho nghiên cứu chủ yếu dựa trên tài liệu định loại của các tác giả Việt Nam<br />
(Dương Đức Tiến, 1996 ; Dương Đức Tiến và Võ Hành, 1997; Đặng Ngọc Thanh và nnk., 1980;<br />
Đặng Ngọc Thanh và Hồ Thanh Hải, 2001; Mai Đình Yên và nnk., 1992). Ngoài ra, tham khảo<br />
thêm tài liệu trong nước và nước ngoài như: Hoàng Đức Đạt và Thái Ngọc Trí, 2001; Jonh và<br />
nnk., 1994; Lê Xuân Cảnh và nnk., 2007. Mật độ Thực vật nổi được tính theo buồng đếm<br />
Goriaev, mật độ Động vật nổi được tính theo buồng đếm Bogorop với thể tích mẫu nhất định,<br />
sau đó tính toán trên thể tích nước lọc qua lưới đối với Sinh vật nổi (SVN) và diện tích đáy đối<br />
với Động vật đáy (ĐVĐ). Đơn vị tính là tế bào/lít đối với Thực vật nổi (TVN), con/m 3 đối với<br />
Động vật nổi (ĐVN) và con/m2 đối với Động vật đáy (ĐVĐ).<br />
Phương pháp tính chỉ số đa dạng sinh học: Công cụ cho việc sử dụng các chỉ thị sinh học là các<br />
chỉ số chị thị. Chỉ số đa dạng (D) được sử dụng trong báo cáo là dễ tính toán và có thể áp dụng<br />
cho tất cả các nhóm sinh vật và thuận tiện cho việc so sánh để đánh giá sự biến động chất lượng<br />
nước của thủy vực. Chỉ số này được dựa trên mối quan hệ giữa tính đa dạng của quần xã và trạng<br />
thái ô nhiễm. Khi dòng chảy bị ô nhiễm, số lượng loài bị giảm xuống, trong khi số lượng cá thể<br />
<br />
223<br />
<br />
của một số loài tăng lên. Ngược lại, ở vùng không ô nhiễm, số lượng loài rất phong phú nhưng<br />
số lượng cá thể ít. Xếp hạng chất lượng nước theo chỉ số đa dạng được trình bày trong bảng sau:<br />
Chỉ số đa dạng<br />
<br />
Chất lượng nước<br />
<br />
2-3<br />
<br />
Hơi ô nhiễm<br />
<br />
> 3 - 4,5<br />
<br />
Sạch<br />
<br />
> 4,5<br />
<br />
Rất sạch<br />
<br />
Có nhiều phương pháp khác nhau để tính chỉ số D. Chúng tôi sử dụng một số công thức được<br />
dùng phổ biến nhất hiện nay:<br />
* Chỉ số Magalet: D = (S – 1) / lnN<br />
Trong đó: D – Chỉ số đa dạng; S – Tổng số loài trong mẫu; N – Tổng số lượng cá thể trong mẫu.<br />
Chỉ số này dùng tính cho Động vật nổi và Động vật đáy.<br />
* Chỉ số đa dạng Shannon – Weaver:<br />
S<br />
<br />
H <br />
i 1<br />
<br />
ni ni<br />
ln<br />
n n<br />
<br />
Trong đó: H – Chỉ số đa dạng; S – Số lượng loài trong mẫu vật hoặc quần thể; n – Tổng số lượng<br />
cá thể trong toàn bộ mẫu; ni – Số lượng cá thể loài chỉ thị i trong mẫu.<br />
Chỉ số này dùng tính cho Thực vật nổi.<br />
3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU<br />
<br />
3.1. Đa dạng sinh học<br />
<br />
3.1.1. Thực vật<br />
Trên cơ sở khảo sát kết hợp với tài liệu tham khảo (Lê Xuân Cảnh và nnk., 2007), thống kê được<br />
328 loài thuộc 81 họ trong 3 ngành Thực vật bậc cao có mạch tại khu vực thị trấn Tràm Chim và<br />
lân cận huyện Tam Nông, bao gồm các ngành sau: ngành Dương xỉ Polypodiophyta, ngành Hạt<br />
trần Gymnospermae và ngành Hạt kín Angiospermae (Magnoliophyta) với lớp Hai lá mầm<br />
Dicotyledoneae và lớp Một lá mầm Monocotyledoneae. Trong thành phần thực vật, ngành Hạt<br />
kín có số loài phong phú nhất (với 309 loài trong 68 họ, chiếm 84% số họ và 94% tổng số loài<br />
với các họ phong phú nhất là họ Cúc Asteraceae, họ Lúa Poaceae, họ Cói Cyperaceae, họ Thủy<br />
thảo Hydrocharitaceae, họ Đậu Fabaceae, họ Thầu dầu Euphorbiaceae. Ngành Dương xỉ là<br />
ngành đứng thứ 2 với 11 họ và 15 loài, chiếm 14% số họ và 5% số loài. Lớp Thực vật một lá<br />
mầm có số loài không nhiều, nhưng lại tạo thành thảm với diện tích lớn, đó là thảm cây trồng<br />
lương thực (lúa) và thảm cỏ. Trong thành phần thực vật, cây Mai dương (Mimosa pigra) là loài<br />
ngoại lai xâm hại (được IUCN xếp trong 100 loài ngoại lai xâm hại). Hiện nay, Vườn Quốc gia<br />
<br />
224<br />
<br />