TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 5-2016<br />
<br />
ĐẶC ĐIỂM BIẾN THIÊN NHỊP TIM Ở BỆNH NHÂN<br />
BỆNH TIM THIẾU MÁU CỤC BỘ MẠN TÍNH<br />
Nguyễn Nam Giang*; Lương Công Thức**<br />
TÓM TẮT<br />
Mục tiêu: nghiên cứu đặc đi m biến thiên nhịp tim (BTNT) ở bệnh nhân (BN) bệnh tim thiếu<br />
máu cục bộ mạn tính (BTTMCBMT). Đối tượng và phương pháp: 60 BN BTTMCBMT và 30<br />
ngư i không có BTTMCBMT làm đối chứng được ghi điện tim 24 gi . Phân tích và so sánh các<br />
chỉ số BTNT giữa hai nhóm. Kết quả: các chỉ số BTNT theo th i gian (SDNN, SDANN và SDNN<br />
index) ở BN BTTMCBMT giảm so với nhóm chứng. Các chỉ số BTNT theo phổ tần số (VLF<br />
(ms²), LF (ms²), total (ms²), LF (n.u.)) ở BN BTTMCBMT c ng giảm so với nhóm chứng. Kết<br />
luận: giá trị các chỉ số BTNT theo th i gian và theo phổ tần số ở BN BTTMCBMT giảm so với<br />
ngư i không bị BTTMCBMT.<br />
* Từ khóa: Bệnh tim thiếu máu cục bộ mạn tính; Biến thiên nhịp tim.<br />
<br />
Heart Rate Variability in Patients with Stable Ischemic Heart<br />
Disease<br />
Summary<br />
Objectives: To evaluate heart rate variability (HRV) in patients with stable ischemic heart<br />
disease (IHD). Subjects and methods: 60 patients with stable IHD and 30 patients without IHD<br />
(control group) were enrolled. 24h Holter ECG was recorded in all subjects. Heart rate variability<br />
was analyzed and compared between 2 groups. Results: Time domain HRV parameters (SDNN,<br />
SDANN and SDNN index) in IHD patients were lower than in control group. Similarly, frequency<br />
domain HRV parameters (VLF (ms²), LF (ms²), LF (n.u.) and total (ms²)) in IHD patients were<br />
also lower than in control group. Conclusions: Time domain and frequency domain HRV<br />
parameters in patients with stable ischemic heart disease were lower than in control group.<br />
* Key words: Stable ischemic heart disease; Heart rate variability.<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Bệnh tim thiếu máu cục bộ mạn tính là<br />
bệnh tim hay gặp, nhất là ở các nước<br />
phát tri n và có xu hướng gia tăng nhanh<br />
ở các nước đang phát tri n. Tại Việt Nam<br />
<br />
trong những năm gần đây, BTTMCBMT<br />
tăng nhanh và đang trở thành nguyên<br />
nhân gây tử vong hàng đầu trong các<br />
bệnh tim mạch. Tỷ lệ bệnh tim thiếu máu<br />
cục bộ có xu hướng tăng lên rõ rệt (từ<br />
11,2% năm 2003 lên tới 24% năm 2007) [1].<br />
<br />
* Bệnh viện Quân y 211<br />
** Bệnh viện Quân y 103<br />
Người phản hồi (Corresponding): Lương Công Thức (lcthuc@gmail.com)<br />
Ngày nhận bài: 22/03/2016; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 19/05/2016<br />
Ngày bài báo được đăng: 30/05/2016<br />
<br />
101<br />
<br />
TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 5-2016<br />
<br />
Một số nghiên cứu cho thấy BTNT ở BN<br />
BTTMCBMT có giá trị tiên lượng biến cố<br />
tim mạch trong tương lai. Giảm các chỉ số<br />
BTNT dự báo sự gia tăng nguy cơ tử<br />
vong và các biến cố tim mạch ở BN bệnh<br />
tim thiếu máu cục bộ. Phân tích BTNT<br />
c ng cho phép dự đoán tử vong và sự<br />
xuất hiện của rối loạn nhịp tim đe dọa tính<br />
mạng BN sau nhồi máu cơ tim [5].<br />
Việt<br />
Nam đã có nhi u tác giả nghiên cứu v<br />
các chỉ số BTNT ở BN đái tháo đư ng<br />
(ĐTĐ) týp 2, sau nhồi máu cơ tim cấp,<br />
suy tim mạn tính [2]. Tuy nhiên, rất ít<br />
nghiên cứu v BTNT ở BN BTTMCBMT.<br />
Vì vậỵ, chúng tôi tiến hành nghiên cứu<br />
này nhằm mục tiêu: Khảo sát đặc điểm<br />
BTNT ở BN BTTMCBMT.<br />
ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP<br />
NGHIÊN CỨU<br />
1. Đối tƣợng nghiên cứu.<br />
90 BN đi u trị tại Khoa A2, Bệnh viện<br />
Quân y 103 từ tháng 3 - 2014 đến 7 2015, chia làm 2 nhóm:<br />
+ Nhóm bệnh: 60 BN được ch n đoán<br />
BTTMCBMT bằng lâm sàng, cận lâm<br />
sàng và ch n đoán xác định bằng chụp<br />
động mạch vành (ĐMV) qua da.<br />
+ Nhóm chứng: 30 BN có chỉ định<br />
chụp ĐMV, nhưng không có tổn thương<br />
<br />
hoặc tổn thương không có ý nghĩa, BN có<br />
cơn đau thắt ngực đi n hình hoặc không<br />
đi n hình, có các yếu tố nguy cơ như<br />
tăng huyết áp (THA), ĐTĐ... được chụp<br />
ĐMV đ ch n đoán xác định.<br />
Loại trừ các trư ng hợp có rung nhĩ,<br />
block nhĩ thất độ II - III.<br />
2. Phƣơng pháp nghiên cứu.<br />
- Tiến cứu, mô tả cắt ngang.<br />
- BN được khám lâm sàng, xét nghiệm<br />
cận lâm sàng, ghi và phân tích điện tim<br />
24 gi với 3 đạo trình aVF, V1 và V5 sửa<br />
đổi bằng hệ thống Scottcare (Ohio, M ).<br />
Không dùng các thuốc ảnh hưởng đến<br />
BTNT (ch n beta giao cảm, amiodarone)<br />
khi ghi điện tim 24 gi . Các thông số v<br />
BTNT được phân tích gồm:<br />
+ Các chỉ số BTNT theo th i gian:<br />
SDNN, rMSSD, NN50 và pNN50.<br />
+ Các chỉ số BTNT theo phổ tần số:<br />
TP, VLF, LF, HF và tỷ số LF/HF.<br />
* Xử lý số liệu: số liệu được trình bày<br />
dưới dạng số trung bình độ lệch chu n<br />
(X ± SD) hoặc tỷ lệ %. So sánh các biến<br />
liên tục với thuật toán t-student hoặc thuật<br />
toán Kruskal Wallis đối với biến phi tham<br />
số. Phân tích mối tương quan giữa các biến<br />
liên tục bằng phương trình hồi quy. Giá trị<br />
p < 0,05 được coi là có ý nghĩa thống kê.<br />
<br />
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN<br />
Bảng 1: Đặc đi m chung.<br />
Đặc điểm<br />
<br />
Nhóm chứng (n = 30)<br />
<br />
Nhóm BTTMCBMT (n = 60)<br />
<br />
p<br />
<br />
Tuổi (năm)<br />
<br />
65 ± 11,38<br />
<br />
66,1 ± 9,12<br />
<br />
> 0,05<br />
<br />
Giới nam<br />
<br />
22 (73,3%)<br />
<br />
43 (71,7%)<br />
<br />
> 0,05<br />
<br />
15 (50%)<br />
<br />
37 (61,7%)<br />
<br />
> 0,05<br />
<br />
3 (10%)<br />
<br />
10 (16,7%)<br />
<br />
> 0,05<br />
<br />
7 (23,3%)<br />
<br />
19 (31,7%)<br />
<br />
> 0,05<br />
<br />
THA<br />
ĐTĐ<br />
EF < 50%<br />
<br />
Không có sự khác biệt giữa hai nhóm v các đặc đi m chung.<br />
102<br />
<br />
TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 5-2016<br />
<br />
Khác biệt v tuổi và giới giữa 2 nhóm<br />
không có ý nghĩa thống kê. Tuổi trung bình<br />
của BN là 65,73 ± 9,88. Tỷ lệ bị THA và<br />
ĐTĐ, những bệnh lý tim mạch hay gặp và<br />
có liên quan đến BTNT c ng không có sự<br />
khác biệt. Đặc đi m v tuổi, giới của nhóm<br />
bệnh của ch ng tôi tương tự các tác giả<br />
trong nước [3].<br />
Một số nghiên cứu cho thấy BTNT ở<br />
BN bệnh tim thiếu máu cục bộ giảm so với<br />
các đối tượng tương đương v tuổi không<br />
có bệnh tim thiếu máu cục bộ [6]. Nghiên<br />
cứu của Balanescu S và CS (2004) trên<br />
BN BTTMCBMT có biến chứng nhồi máu<br />
<br />
cơ tim thấy: giá trị các chỉ số BTNT giảm<br />
so với ngư i không có biến chứng nhồi máu<br />
cơ tim [7]. Một số nghiên cứu khác cho<br />
thấy giá trị các chỉ số BTNT giảm có ý<br />
nghĩa dự báo nguy cơ tử vong và các biến<br />
cố tim mạch tăng ở BN BTTMCBMT [8].<br />
Thậm chí ở những ngư i kh e mạnh,<br />
giảm BTNT c ng có giá trị dự báo bệnh tim<br />
mạch trong tương lai. Nghiên cứu ARIC<br />
(Atherosclerosis Risk in Communities Study<br />
cohort) trên 2.252 đối tượng không có bệnh<br />
mạch vành, sau 3 năm theo dõi, kết quả cho<br />
thấy giảm BTNT là yếu tố dự báo quan trọng<br />
cho sự xuất hiện mới bệnh mạch vành [9].<br />
<br />
Bảng 2: Đặc đi m BTNT theo th i gian.<br />
Nhóm chứng<br />
(n = 30)<br />
<br />
Nhóm BTTMCBMT<br />
(n = 60)<br />
<br />
p<br />
<br />
SDNN (ms)<br />
<br />
126,83 ± 56,03<br />
<br />
91,41 ± 36,57<br />
<br />
< 0,05<br />
<br />
SDANN (ms)<br />
<br />
29,73 ± 18,81<br />
<br />
21,36 ± 12,40<br />
<br />
< 0,05<br />
<br />
SDSD (ms)<br />
<br />
62,90 ± 67,60<br />
<br />
43,40 ± 34,78<br />
<br />
> 0,05<br />
<br />
SDNN index (ms)<br />
<br />
65,33 ± 45,02<br />
<br />
45,30 ± 26,59<br />
<br />
< 0,05<br />
<br />
NN50 Count<br />
<br />
10.903,23 ± 19.201,41<br />
<br />
7.168,21 ± 14.516,24<br />
<br />
> 0,05<br />
<br />
pNN50 (%)<br />
<br />
11,98 ± 17,89<br />
<br />
7,16 ± 12,00<br />
<br />
> 0,05<br />
<br />
62,90 ± 67,60<br />
<br />
43,40 ± 34,78<br />
<br />
> 0,05<br />
<br />
Chỉ số<br />
<br />
rMSSD (ms)<br />
<br />
Giá trị các chỉ số BTNT theo th i gian (SDNN, SDANN và SDNN index) ở nhóm<br />
BTTMCBMT đ u thấp hơn nhóm chứng. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của<br />
Bigger JT và CS (SDNN, SDANN index và SDNN index của BN BTTMCBMT là 112 ±<br />
40 ms, 96 ± 38 ms và 46 ± 18 ms, thấp hơn so với của ngư i kh e mạnh là 141 ± 39<br />
ms, 127 ± 35 ms và 54 ± 15 ms, p < 0,05) [6].<br />
Bảng 3: Đặc đi m BTNT theo phổ tần số.<br />
Nhóm chứng<br />
(n = 30)<br />
<br />
Nhóm BTTMCBMT<br />
(n = 60)<br />
<br />
p<br />
<br />
2.330,39 ± 1.603,89<br />
<br />
1.554,09 ± 802,24<br />
<br />
< 0,05<br />
<br />
LF (ms²)<br />
<br />
700,94 ± 982,72<br />
<br />
277,50 ± 427,18<br />
<br />
< 0,05<br />
<br />
HF (ms²)<br />
<br />
559,97 ± 1.228,40<br />
<br />
215,16 ± 405,31<br />
<br />
> 0,05<br />
<br />
Chỉ số<br />
VLF (ms²)<br />
<br />
103<br />
<br />
TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 5-2016<br />
LF/HF<br />
<br />
2,28 ± 1,17<br />
<br />
2,24 ± 1,66<br />
<br />
> 0,05<br />
<br />
3.591,32 ± 3.306,81<br />
<br />
2.046,29 ± 1.426,45<br />
<br />
< 0,05<br />
<br />
LF (n.u.)<br />
<br />
17,39 ± 12,72<br />
<br />
11,06 ± 8,75<br />
<br />
< 0,05<br />
<br />
HF (n.u.)<br />
<br />
14,46 ± 24,88<br />
<br />
8,52 ± 13,78<br />
<br />
> 0,05<br />
<br />
Total (ms²)<br />
<br />
Các chỉ số BTNT theo phổ tần số<br />
VLF(ms²), LF(ms²), Total (ms²), LF (n.u.)<br />
BN BTTMCBMT giảm so với nhóm đối<br />
chứng (p < 0,05).<br />
Giá trị các chỉ số BTNT theo phổ tần<br />
số VLF, LF, LF (n.u) và total giảm so với<br />
nhóm chứng. Tương tự kết quả nghiên<br />
cứu của chúng tôi, Bigger JT và CS tiến<br />
hành ghi Holter điện tim trên 278 BN bị<br />
đau thắt ngực ổn định và 274 ngư i kh e<br />
mạnh cùng tuổi c ng nhận thấy BN đau<br />
thắt ngực có giá trị các chỉ số lnrMSSD,<br />
lnpNN50, total, c ng như LF và HF giảm<br />
đáng k so với nhóm ngư i kh e mạnh<br />
(3,21 ± 0,46, 1,65 ± 1,35, 14.303 ± 10.353,<br />
4,69 ± 1,08 và 201 ± 324 so với 3,24 ±<br />
0,37, 1,83 ± 0,98, 21.222 ± 11.663, 5,05 ±<br />
0,83 và 229 ± 282, p < 0,05) [6]. Mặc dù<br />
các tác giả đ u nhận thấy sự giảm BTNT<br />
ở BN bị BTTMCBMT so với những ngư i<br />
kh e mạnh, nhưng cơ chế nào gây ra<br />
giảm BTNT ở những BN này v n còn là<br />
đi u cần được làm sáng t . Một số tác giả<br />
cho rằng tổn thương cơ tim do thiếu máu<br />
cục bộ gây mất cân bằng giữa thần kinh<br />
giao cảm và phó giao cảm, nhất là tăng<br />
hoạt tính giao cảm, d n đến giảm BTNT<br />
[4]. Tuy v n c n tranh cãi, nhưng các<br />
nghiên cứu đ u cho thấy giảm BTNT ở<br />
BN BTTMCBMT có liên quan với tần suất<br />
các biến cố tim mạch và tử vong cao hơn.<br />
Vì thế, giảm BTNT có th được coi là một<br />
chỉ dấu tiên lượng cho những BN này.<br />
104<br />
<br />
Một số nghiên cứu cho thấy các chỉ số<br />
này có th được cải thiện 6 tháng sau can<br />
thiệp ĐMV [10]. Tuy nhiên, trong nghiên<br />
cứu này, ch ng tôi chưa khảo sát sự biến<br />
đổi lâu dài của BTNT sau can thiệp ĐMV.<br />
Đây là hạn chế của nghiên cứu, nên có<br />
theo dõi tiếp sau can thiệp ĐMV trong<br />
tương lai.<br />
KẾT LUẬN<br />
Giá trị các chỉ số BTNT theo th i gian<br />
(SDNN, SDANN và SDNN index) c ng<br />
như các chỉ số BTNT theo phổ tần số<br />
(VLF, LF, LF (n.u) và total) ở BN<br />
BTTMCBMT giảm so với nhóm không có<br />
BTTMCBMT.<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
1. Nguyễn Lân Việt, Phạm Mạnh Hùng,<br />
Phạm Việt Tuấn và CS. Nghiên cứu mô hình<br />
bệnh tật ở BN đi u trị nội trú tại Viện Tim<br />
mạch Việt Nam trong th i gian 2003 - 2007.<br />
Tạp chí Tim mạch học. 2010, 52, tr.15.<br />
2. Trương Đình Cẩm. Nghiên cứu sự biến<br />
đổi các chỉ số BTNT ở BN ĐTĐ týp II. Luận án<br />
Tiến s Y học. Học viện Quân y. 2006.<br />
3. Lê Thị Ngọc Hân. Nghiên cứu đặc đi m<br />
rối loạn nhịp tim ở BN BTTMCBMT trước và<br />
24 gi<br />
<br />
đầu sau can thiệp ĐMV. Luận văn<br />
<br />
Thạc s Y học, Học viện Quân y. 2014.<br />
4. Sandercock GR, Brodie DA. The role of<br />
heart rate variability in prognosis for different<br />
<br />
TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 5-2016<br />
modes of death in chronic heart failure. Pacing<br />
Clin Electrophysiol. 2006, 29 (8), pp.892-904.<br />
5. Inge Björkander. Heart rate variability in<br />
patients with stable angina pectoris. Thesis for<br />
doctoral degree Karolinska Institutet. 2009.<br />
<br />
8. Heikki V Huikuri, Timo H Mäkikallio.<br />
Heart rate variability in ischemic heart disease,<br />
Autonomic Neuroscience. 2001, 90 (1-2),<br />
pp.95-101.<br />
9. Duanping LJao, Jianwen Cai, Wayne D<br />
<br />
6. Bigger JT Jr, Fleiss JL, Steinman RC et<br />
<br />
Rosamond et al. Cardiac autonomic function<br />
<br />
al. RR variability in healthy, middle-aged persons<br />
<br />
and incident coronary heart disease: A<br />
<br />
compared with patients with chronic coronary<br />
<br />
population-based<br />
<br />
heart disease or recent acute myocardial infarction.<br />
<br />
ARIC Study. Epidemiol. 1997, 145, pp.696-706.<br />
<br />
Circulation. 1995, 91 (7), pp.1936-1943.<br />
<br />
case-cohort<br />
<br />
study.<br />
<br />
The<br />
<br />
10. Wennerblom B, Lurje L, Solem J et al.<br />
<br />
7. Balanescu S, Corlan AD, Dorobantu M<br />
<br />
Reduced heart rate variability in ischemic heart<br />
<br />
et al. Prognostic value of heart rate variability<br />
<br />
disease is only partially caused by ischemia.<br />
<br />
after acute myocardial infarction. Med Sci Monit<br />
<br />
An HRV study before and after PTCA. Cardiology.<br />
<br />
Basic Res. 2004, 10 (7), pp.307-315.<br />
<br />
2000, 94 (3), pp.146-151.<br />
<br />
105<br />
<br />