intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đặc điểm các nguồn thải, môi trường nước sông và khả năng tiếp nhận nước thải của một số sông chính thuộc lưu vực sông Kôn - Hà Thanh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:10

4
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết này tổng hợp kết quả thực hiện nội dung đánh giá sức chịu tải, khả năng tiếp nhận nước thải đối với các sông, suối quan trọng thuộc lưu vực sông Kôn - Hà Thanh. Đồng thời bài viết trình bày đặc điểm các nguồn thải, môi trường nước sông và khả năng tiếp nhận nước thải của một số sông chính thuộc lưu vực sông Kôn - Hà Thanh.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đặc điểm các nguồn thải, môi trường nước sông và khả năng tiếp nhận nước thải của một số sông chính thuộc lưu vực sông Kôn - Hà Thanh

  1. 634 ĐẶC ĐIỂM CÁC NGUỒN THẢI, MÔI TRƢỜNG NƢỚC SÔNG VÀ KHẢ NĂNG TIẾP NHẬN NƢỚC THẢI CỦA MỘT SỐ SÔNG CHÍNH THUỘC LƢU VỰC SÔNG KÔN - HÀ THANH Vũ Mạnh Hải*, Đậu Minh Huy, Phạm Trung Hiếu, Đặng Văn Quyền, Nguyễn Quốc Ân, Huỳnh Thị Thu Thủy, Lê Chấn Trung, Tô Nguyễn Hồng Nhung Li n oàn Quy hoạch và Điều tra Tài nguy n nước miền Trung *Tác giả chịu trách nhiệm: manhhai1304@yahoo.com Tóm tắt Đánh giá sức chịu tải, khả năng tiếp nhận nư c thải của các sông, suối có ý nghĩa quan trọng đối v i phát triển kinh tế - xã hội của các địa phư ng Khả năng tiếp nhận nư c thải của các sông, suối phụ thuộc vào đặc điểm chất lượng của nguồn nư c, chức năng sử dụng của nguồn nư c và đặc điểm các nguồn thải trong lưu vực. Trong nghiên cứu này, hiện trạng các nguồn thải, hiện trạng chất lượng nư c trong sông, suối đã được điều tra và sức chịu tải đã được đánh giá đối v i các sông, suối chính của lưu vực sông Kôn - Hà Thanh. Các nguồn thải chính trong lưu vực Kôn - Hà Thanh là từ sinh hoạt, công nghiệp, chăn nuôi, y tế và một số loại hình khác. Sức chịu tải đã được đánh giá cho 19 đoạn sông đối v i 5 thông số môi trường, gồm: BOD5, COD, NH4+, tổng Ni-t (TN) và tổng Phốt-pho (TP) Các phư ng pháp đánh giá sức chịu tải được sử dụng gồm trực tiếp, gián tiếp và mô hình. Kết quả đánh giá cho thấy, có nhiều đoạn sông không còn khả năng tiếp nhận nư c thải, đặc biệt là đối v i thông số TN. Cụ thể, số đoạn sông đã hết khả năng tiếp nhận nư c thải đối v i TN và TP, NH4+, BOD5 và COD lần lượt là 19/19, 10/19, 7/19, 3/19 và 3/19 đoạn. Từ khóa: Kôn - Hà Thanh; nguồn thải; sức chịu tải; khả năng tiếp nh n nước thải. 1. Đặt vấn đề Trong những năm qua, Chính phủ, các Bộ, ngành và địa phư ng đã triển khai nhiều biện pháp nhằm kiểm soát việc phát thải, xả thải vào môi trường nói chung và môi trường nư c nói riêng; ngăn chặn tình trạng ô nhiễm và bảo vệ nguồn nư c, đặc biệt chú trọng vấn đề đánh giá khả năng tiếp nhận nư c thải, sức chịu tải của nguồn nư c Điều 8, mục 1, Chư ng II của Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14 quy định rõ các nội dung bảo vệ môi trường nư c mặt, bao gồm: thống kê, đánh giá, giảm thiểu và xử lý nư c thải xả vào môi trường nư c mặt; Quan trắc, đánh giá chất lượng nư c, trầm tích, môi trường thủy sinh của nguồn nư c mặt và công khai thông tin phục vụ quản lý, khai thác và sử dụng nư c mặt; Điều tra, đánh giá khả năng chịu tải của môi trường nư c mặt; công bố các khu vực môi trường nư c mặt không còn khả năng chịu tải; đánh giá hạn ngạch xả nư c thải vào môi trường nư c mặt; Xử lý ô nhiễm, cải tạo, phục hồi và cải thiện môi trường nư c mặt bị ô nhiễm; Quan trắc, đánh giá chất lượng môi trường nư c mặt, trầm tích sông liên quốc gia và chia sẻ thông tin phù hợp v i quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, pháp luật và thông lệ quốc tế Đồng thời quy định trách nhiệm của các c quan, tổ chức, cá nhân trong việc bảo vệ môi trường nư c mặt, theo đó, trách nhiệm của Bộ Tài nguyên và Môi trường đối v i bảo vệ môi trường nư c mặt là: Hư ng dẫn đánh giá khả năng chịu tải của môi trường nư c mặt đối v i sông, hồ; hư ng dẫn đánh giá chất lượng môi trường nư c mặt; Tổ chức thực hiện đánh giá chất lượng môi trường nư c mặt; xây dựng và trình Thủ tư ng Chính phủ ban hành kế hoạch quản lý chất lượng môi trường nư c mặt đối v i sông, hồ liên tỉnh có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường. Lưu vực sông Kôn - Hà Thanh nằm ở sườn Đông của dãy Trường S n, thuộc vùng duyên hải Nam Trung Bộ, chảy trên địa bàn 3 tỉnh Quảng Ngãi, Gia Lai và ình Định. Tổng diện tích lưu vực là 3.809 km2, phần l n diện tích lưu vực nằm trên địa bàn phía Tây và Nam của tỉnh Bình Định v i khoảng 3.370 km2 (khoảng 56% diện tích toàn tỉnh); một phần nhỏ v i diện tích khoảng 425 km2 phía thượng và trung lưu thuộc địa bàn tỉnh Gia Lai (khoảng 3% diện tích toàn tỉnh) và một
  2. . 635 phần diện tích rất nhỏ phía thượng nguồn khoảng 14 km2 thuộc tỉnh Quảng Ngãi Do đó, đặc điểm nguồn nư c (số lượng và chất lượng) của lưu vực này đóng vai trò rất quan trọng đối v i sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh ình Định, phần phía Đông - Bắc tỉnh Gia Lai nói riêng, cũng như khu vực Nam Trung Bộ nói chung. Hoạt động sản xuất trên địa àn lưu vực ngày càng phát triển, mở rộng cả về số lượng và quy mô sản xuất, qua đó đem lại hiệu quả về kinh tế - xã hội cho địa phư ng Tuy nhiên, cũng làm phát sinh các vấn đề về môi trường đáng quan tâm Một số doanh nghiệp, c sở dịch vụ, dự án đầu tư, cụm công nghiệp (CCN) có lượng nư c thải phát sinh, thuộc trường hợp phải xây dựng hệ thống xử lý nư c thải, nhưng thực tế chưa đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nư c thải; một số đã đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nư c thải, song chưa đảm bảo yêu cầu. Những điều này đã gây ảnh hưởng xấu đến chất lượng các nguồn nư c thuộc lưu vực Kôn - Hà Thanh. Hiện tượng nhiều thông số chất lượng nư c có giá trị hàm lượng vượt gi i hạn cho phép (GHCP) đã được ghi nhận v i xu hư ng tăng dần về phía hạ lưu sông và tăng cao tại các khu vực dân cư tập trung dọc ven sông Do đó, việc kiểm soát xả thải cần được tăng cường, đặc biệt đối v i dòng chính sông Kôn và sông Hà Thanh. Song song v i nó là việc thực hiện công tác đánh giá sức chịu tải, khả năng tiếp nhận nư c thải của các sông liên tỉnh, sông nội tỉnh quan trọng thuộc lưu vực sông Kôn - Hà Thanh, đồng thời đề xuất giải pháp bảo vệ môi trường nư c phục vụ phát triển kinh tế - xã hội bền vững là một đ i hỏi cấp ách, là căn cứ phục vụ công tác quản lý, cấp phép, quy hoạch và bảo vệ tài nguyên nư c, góp phần cho mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội bền vững cho các địa phư ng trên lưu vực, gồm các tỉnh ình Định và Gia Lai. Bài báo này tổng hợp kết quả thực hiện nội dung đánh giá sức chịu tải, khả năng tiếp nhận nư c thải đối v i các sông, suối quan trọng thuộc lưu vực sông Kôn - Hà Thanh trong khuôn khổ dự án ―Đánh giá sức chịu tải các sông liên tỉnh, liên quốc gia thuộc lưu vực sông Kôn - Hà Thanh và đề xuất giải pháp bảo vệ môi trường nư c phục vụ phát triển kinh tế - xã hội bền vững‖, được phê duyệt theo các quyết định số 828 /QĐ-BTNMT ngày 29 tháng 4 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc phê duyệt nội dung, dự toán và Quyết định số 2698/QĐ- TNMT, ngày 14 tháng 10 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc phê duyệt điều chỉnh nội dung, khối lượng, dự toán kinh phí dự án ―Đánh giá sức chịu tải các sông liên tỉnh, liên quốc gia thuộc lưu vực sông Kôn - Hà Thanh và đề xuất giải pháp bảo vệ môi trường nư c phục vụ phát triển kinh tế - xã hội bền vững‖ (gọi tắt là dự án Kôn - Hà Thanh). Dự án thực hiện từ năm 2021 và sẽ kết thúc vào năm 2023, do Trung tâm Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nư c quốc gia là đ n vị chủ trì, Liên đoàn Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nư c miền Trung là đ n vị thực hiện. 2. Cơ sở lý thuyết và phƣơng pháp nghiên cứu 2.1. Dữ liệu đánh giá nguồn thải và nguồn tiếp nhận Số liệu sử dụng cho việc đánh giá nguồn thải và nguồn tiếp nhận là số liệu điều tra, thu thập tại khu vực nghiên cứu, cụ thể là số liệu công tác lấy và phân tích mẫu nguồn thải, nguồn tiếp nhận của dự án Kôn - Hà Thanh, các số liệu thu thập từ mạng quan trắc môi trường tỉnh Bình Định và một số dự án khác. Dự án Kôn - Hà Thanh tiến hành lấy và phân tích mẫu nư c các nguồn thải (gồm các nguồn thải tập trung dạng điểm, một số mẫu đại diện cho các nguồn thải phân tán dạng diện) và mẫu các nguồn tiếp nhận (sông, suối cần đánh giá sức chịu tải). Có tổng số 149 điểm lấy mẫu (45 vị trí nguồn tiếp nhận và 104 vị trí mẫu nguồn thải). Tại mỗi vị trí tiến hành lấy 10 lần mẫu trong mùa khô (tháng 2 - 4/2022), v i tần suất 3 ngày/lần lấy mẫu. Các thông số phân tích bao gồm 5 thông số đánh giá sức chịu tải (BOD5, COD, NH4+, TN và TP) và một số thông số đo đạc ngoài thực địa (pH, EC/TDS, DO). Giá trị sử dụng tính toán là giá trị trung bình của các lần lấy mẫu như đã nêu ên cạnh đó, dự án cũng tiến hành thu thập các kết quả từ mạng quan trắc môi trường tỉnh ình Định và một số dự án khác trong khu vực phục vụ công tác tính toán, đánh giá, ao gồm cả việc thiết lập, hiệu chỉnh và kiểm định mô hình chất lượng nư c phục vụ đánh giá sức chịu tải. Nhìn chung, công tác lấy, bảo quản và vận chuyển
  3. 636 mẫu tuân thủ các quy định kỹ thuật hiện hành; các đ n vị thực hiện việc phân tích mẫu có đủ năng lực phân tích các chỉ tiêu theo giấy phép được cấp bởi c quan có thẩm quyền. Kết quả công tác phân tích mẫu chất lượng nư c (nguồn thải và nguồn tiếp nhận) cho phép đánh giá hiện trạng các nguồn thải trên lưu vực về hiện trạng phân bố và diễn biến tải lượng của các nguồn (theo không gian). Chất lượng nư c các nguồn tiếp nhận cũng được đánh giá thông qua diễn biến nồng độ các chất theo không gian Đồng thời mối liên hệ (về không gian) giữa sự phân bố các nguồn thải và tổng tải lượng của các tiểu lưu vực (của từng đoạn sông), từng khu vực v i chất lượng nư c nguồn tiếp nhận của từng đoạn sông tư ng ứng. 2.2. Đánh giá sức chịu tải, phƣơng pháp tiếp nhận nƣớc thải 2.2.1. T ng quan về phương ph p nh gi nước thải và hả năng tiếp nh n nước thải Sức chịu tải của một đoạn sông/nguồn nư c được tính toán dựa trên gi i hạn tối đa có thể chấp nhận để đảm bảo các yêu cầu về chất lượng nư c sông đối v i một thông số môi trường. Yêu cầu về chất lượng nư c sông (xác định tại điểm đại diện/điểm kiểm soát của đoạn sông/nguồn nư c đánh giá) tùy thuộc vào mục đích sử dụng nguồn nư c, được thể hiện thông qua giá trị nồng độ tối đa của thông số theo quy định (ở Việt Nam hiện nay quy chuẩn chất lượng nư c sông được quy định trong QCVN 08:2023/BTNMT). Hiện nay, có a phư ng pháp đánh giá sức chịu tải, gồm: phư ng pháp trực tiếp, phư ng pháp gián tiếp và phư ng pháp mô hình Trong đó, về c ản phư ng pháp trực tiếp và phư ng pháp gián tiếp có cách tiếp cận c ản như nhau, dựa trên định luật bảo toàn khối lượng Trong khi đó phư ng pháp mô hình sử dụng các mô hình mô phỏng, có xét đến sự biến đổi của nồng độ chất ô nhiễm xảy ra do các quá trình hóa - lý xảy ra trong sông [1]. Cụ thể như sau: * Phương ph p trực tiếp và gián tiếp Cách tiếp cận của các phư ng pháp đánh giá trực tiếp và gián tiếp đều giống nhau, theo đó sức chịu tải, khả năng tiếp nhận nư c thải được xác định dựa trên định luật bảo toàn vật chất thông qua các phư ng trình cân ằng vật chất mà trong đó, khả năng tiếp nhận nư c thải là thành phần duy nhất cần xác định (chưa iết) của phư ng trình Cụ thể, trong phư ng pháp gián tiếp, khả năng tiếp nhận nư c thải được xác định theo phư ng trình sau [2]: (1) Trong đó: - Ltn: khả năng tiếp nhận nư c thải, sức chịu tải đối v i từng thông số ô nhiễm [kg/ngày]; - Ltd: tải lượng tối đa, phụ thuộc vào chức năng sử dụng nguồn nư c [kg/ngày]; - Lnn: tải lượng hiện có trong nguồn nư c đánh giá [kg/ngày]; - Lt: tải lượng thông số ô nhiễm từ các nguồn nư c thải bổ sung vào nguồn nư c [kg/ngày]; - FS: hệ số an toàn, phụ thuộc vào điều kiện thực tế (mức độ tin cậy của tài liệu). Phư ng pháp trực tiếp c ản giống như phư ng pháp gián tiếp (nêu trên), điều khác biệt duy nhất là phư ng pháp trực tiếp không tính toán lượng thải bổ sung vào nguồn nư c, thay vào đó, chất lượng nư c của nguồn tiếp nhận được kiểm soát ở cuối đoạn sông, sau khi đã tiếp nhận tất cả các nguồn thải trên lưu vực của đoạn sông đó Và do vậy, khác v i phư ng pháp gián tiếp được áp dụng đối v i các đoạn sông có các nguồn thải có thể kiểm soát, tính toán tải lượng bổ sung vào nguồn nư c, phư ng pháp trực tiếp áp dụng cho các đoạn không có nguồn thải tập trung dạng điểm đổ trực tiếp vào nguồn nư c. * Phương ph p mô hình Khác v i phư ng pháp trực tiếp và gián tiếp dựa vào định luật bảo toàn khối lượng, phư ng pháp mô hình dùng các thuật toán mô phỏng để tính toán, đánh giá sức chịu tải, khả năng tiếp nhận nư c thải trên c sở xem xét đến toàn bộ các quá trình biến đổi vật chất (tự làm sạch) của các chất ô nhiễm do toàn bộ các quá trình hóa - lý xảy ra trong suốt quá trình các nguồn thải
  4. . 637 được phát sinh từ nguồn, tiếp cận đến sông và di chuyển đến điểm kiểm soát. Cách tiếp cận này được gọi là phân tích lưu vực, khi mối quan hệ giữa chất lượng nguồn nư c tại điểm kiểm soát và tải lượng phát sinh tại nguồn được đánh giá trong sự biến đổi phức tạp, phù hợp v i thực tế được mô phỏng, kiểm soát bằng các thuật toán. Do vậy, phư ng pháp mô hình thường được áp dụng cho các đoạn sông có điều kiện thủy động lực và thủy hóa phức tạp (ví dụ các đoạn sông chịu ảnh hưởng triều). 2.2.2. Phân oạn sông và lựa chọn phương ph p nh gi sức chịu tải Các sông được chọn đánh giá sức chịu tải được xác định là các sông quan trọng đối v i việc phát triển kinh tế - xã hội của toàn bộ lưu vực sông, có chiều dài trên 20 km Theo đó, có tổng số 04 sông quan trọng thuộc lưu vực Kôn - Hà Thanh đã được chọn để đánh giá sức chịu tải trong khuôn khổ dự án Kôn - Hà Thanh đã nêu, gồm: sông Kôn, sông Đăk Phan, sông Trà S n (2 sông nhánh của sông Kôn) và sông Hà Thanh (sông nội tỉnh quan trọng). Nhằm đảm bảo sự chi tiết của việc đánh giá sức chịu tải, các sông đánh giá được phân chia thành các đoạn sông Sau đó sức chịu tải, khả năng tiếp nhận nư c thải được đánh giá cho từng đoạn sông riêng biệt. Việc phân đoạn sông được căn cứ theo hư ng dẫn tại Thông tư số 76/2017/TT-BTNMT [2], v i các căn cứ phân đoạn chủ yếu gồm: vị trí nhập lưu/phân lưu quan trọng; chức năng, mục đích sử dụng nguồn nư c; đoạn xâm nhập mặn; và ranh gi i các đ n vị hành chính (cấp tỉnh). Kết quả có tổng số 19 đoạn sông được đánh giá sức chịu tải (chi tiết vị trí các sông và các đoạn sông được cho trong Hình 3 bên dư i) Căn cứ theo đặc điểm của các đoạn, phư ng pháp đánh giá sức chịu tải tư ng ứng đã được áp dụng. Chi tiết cho trong bảng 1 dư i đây: Bảng 1. Kết quả phân đoạn, đặc điểm đoạn và phương pháp đánh giá sức chịu tải, khả năng tiếp nhận nước thải các sông thuộc lưu vực Kôn - Hà Thanh Số hiệu Chiều Tên Khu Đặc i m Phương ph p Ghi TT Vị trí ầu Vị trí cuối Đoạn sông dài (km) Sông v c oạn ông nh gi chú 1 KON01 Đăk Roong S n Lang 37,1 Thượng Không có 2 KON02 Vĩnh S n Vĩnh S n 14,0 Trực tiếp lưu nguồn thải 3 KON03 Vĩnh S n Vĩnh Kim 19,5 4 KON04-PĐ1 Vĩnh Kim Vĩnh Hảo 18,3 5 KON04-PĐ2 Vĩnh Hảo Vĩnh Quang 15,0 6 KON04-PĐ3 Vĩnh Quang Tây Thuận 10,4 Trung Có nguồn Kôn 7 KON05-PĐ1 Tây Thuận Bình Thành 7,2 lưu thải đổ trực Gián tiếp 8 KON05-PĐ2 Bình Thành Bình Thành 7,4 tiếp 9 KON05-PĐ3 Bình Thành Nh n Mỹ 11,5 10 KON06 Nh n Mỹ Phư c Quang 17,0 Hạ lưu Ảnh hưởng 11 KON07 Phư c Quang Phư c Hòa 14,2 Mô hình triều 12 KON08 Đăk Roong S n Lang 31,0 Đăk Thượng Không có Trực tiếp 13 KON09 Vĩnh S n Vĩnh S n 14,0 Phan lưu nguồn thải 14 KON10 S n Lang S n Lang 14,5 Trà (sông Không có Trực tiếp 15 KON11 Vĩnh S n Vĩnh Kim 24,5 S n Kôn) nguồn thải Thượng 16 HT01-PĐ1 Canh Thuận Vân Canh 14,4 Có nguồn lưu thải đổ trực Gián tiếp 17 HT01-PĐ2 Vân Canh Canh Vinh 21,9 Hà Trung tiếp 18 HT01-PĐ3 Canh Vinh Diêu Trì 10,0 Thanh lưu Ảnh hưởng 19 HT02 Diêu Trì Nh n ình 11,8 Hạ lưu Mô hình triều 2.2.3. Đ nh gi sức chịu tải, hả năng tiếp nh n nước thải c c oạn sông Có nhiều nội dung cần thực hiện trong quá trình đánh giá sức chịu tải, bao gồm việc tính toán các thành phần tải lượng (tối đa, có sẵn, nguồn thải), thiết lập các mô hình tính toán và tính toán, đánh giá sức chịu tải, khả năng tiếp nhận nư c thải Tóm lược một số nội dung cần thực hiện và phư ng pháp thực hiện của từng nội dung như sau:
  5. 638 * T nh to n c c thành phần tải lượng Các thành phần tải lượng được tính toán dựa trên kết quả điều tra và thu thập. Cụ thể tải lượng của các nguồn tập trung, có lưu lượng và nồng độ xác định được xác định theo công thức sau: (2) Trong đó: - Lt: tải lượng của nguồn tính toán [kg/ngày]; - Qt: lưu lượng nguồn thải [l/s]; - Ct: nồng độ thông số ô nhiễm trong nư c thải [mg/l]; - F: hệ số chuyển đổi thứ nguyên (F = 0,0864). Đối v i các nguồn thải tập trung dạng điểm, lưu lượng thải Q là lưu lượng điều tra được tại nguồn (trong giai đoạn mùa khô), đối v i tải lượng có sẵn trong nguồn tiếp nhận, lưu lượng nguồn là giá trị dòng chảy tối thiểu tại vị trí điểm kiểm soát và được xác định thông qua các ư c đo đạc, tính toán phức tạp theo quy định tại các Thông tư số 64/2017/TT-BTNMT và số 65/2017/TT-BTNMT về tính toán, xác định dòng chảy tối thiểu. Đối v i các nguồn thải phân tán dạng diện, tải lượng của nguồn được xác định dựa vào ―quy mô nguồn thải‖ (chủng loại và số lượng các đối tượng phát thải) và hệ số phát thải (PLU). Quy mô nguồn thải được xác định dựa vào số liệu kinh tế - xã hội (Niên giám thống kê) khu vực nghiên cứu. Hệ số phát thải (của từng loại hình, ứng v i từng thông số) được ư c lượng dựa vào kết quả các mẫu nguồn thải khống chế dạng diện, theo nguyên tắc thử dần bằng cách giải ngược phư ng trình tính phát thải, mà ở đó hệ số phát thải là thành phần duy nhất chưa iết của phư ng trình cân bằng vật chất. * Thiết l p c c mô hình nh gi sức chịu tải Mô hình sử dụng đánh giá sức chịu tải được áp dụng là bộ công cụ mô hình Mike (do Viện Thủy lực Đan Mạch - Danish Hydraulic Institute DHI) xây dựng, gồm các công cụ chính sau: - Xây dựng mô hình thủy văn Mike-NAM để mô phỏng dòng chảy (từ mưa) nhập lưu khu giữa và một số iên đầu vào chưa có lưu lượng; - Xây dựng mô hình thủy lực Mike-HD cho các đoạn sông đánh giá. Số liệu iên đầu vào (lưu lượng biên trên từ số liệu thu thập và mô hình Mike-NAM; Mực nư c iên dư i từ số liệu thu thập và lưu lượng nhập lưu khu giữa từ mô hình Mike-NAM; Số liệu hồ đập thu thập); - Xây dựng mô hình chất lượng nư c (Mike AD và Ecolab) mô phỏng chất lượng nư c tại điểm kiểm soát dư i tác động của tải lượng ô nhiễm tại nguồn. Mô hình thủy văn, mô hình thủy lực, chất lượng nư c sau khi đã hiệu chỉnh và kiểm định đạt yêu cầu, sử dụng mô hình để mô phỏng. Cụ thể là xây dựng tư ng quan giữa tổng tải lượng phát sinh tại nguồn của toàn lưu vực v i nồng độ thông số ô nhiễm tại điểm kiểm soát Trên c sở mối tư ng quan này, xác định giá trị tổng tải lượng phát sinh tại nguồn tư ng ứng v i nồng độ tối đa tại điểm kiểm soát, khả năng tiếp nhận nư c thải được xác định là hiệu số giữa tải lượng tư ng ứng nồng độ tối đa xác định được và tải lượng hiện có trên lưu vực. * Đ nh gi sức chịu tải, khả năng tiếp nh n nước thải Từ kết quả tính toán tải lượng các nguồn thải, kết quả xây dựng mô hình đánh giá, sức chịu tải của các đoạn sông được xác định theo phư ng pháp đánh giá đã được xác định và các thành phần tải lượng đầu vào tư ng ứng đã tính toán được cho từng đoạn sông đánh giá
  6. . 639 3. Kết quả và thảo luận 3.1. Đặc điểm nguồn thải lƣu vực Kôn - Hà Thanh Kết quả điều tra và thu thập được thực hiện trong khuôn khổ dự án Kôn - Hà Thanh cho thấy, trên phạm vi toàn bộ lưu vực có tổng số 95 nguồn thải dạng điểm đã được điều tra, và 227 nguồn thải phân tán dạng diện đã được khoanh định và tính toán tải lượng. Tổng lượng phát thải được tính toán của toàn lưu vực là 138 975 kg/ngày (trong đó: 32 277 kg OD5, 80.770 kgCOD, 4.492 kgNH4+, 19.122 kgTN và 2.314 kgTP). Xét về mặt phân bố không gian (tổng quát cho các thông số), nguồn phát thải tập trung ở khu vực trung lưu và hạ lưu của các sông, v i tổng tải lượng phần trung lưu và hạ lưu chiếm lần lượt khoảng 53 - 55% và 34 - 38% tổng tải lượng phát thải từng tiểu lưu vực tư ng ứng (Kôn và Hà Thanh). Khác v i tiểu lưu vực sông Kôn có phần thượng nguồn (đoạn thượng nguồn dòng chính sông Kôn và các nhánh Đăk Phan và Trà S n) phân ố ở khu vực miền núi (phần giáp ranh giữa Gia Lai và ình Định), sông Hà Thanh phân bố chủ yếu ở khu vực đồng bằng (tỉnh ình Định), n i tập trung dân cư và các hoạt động sản xuất (nông nghiệp, công nghiệp, v.v…), do đó có mật độ phát thải cao h n so v i sông Kôn khi đóng góp t i 26,7% tổng tải lượng trong khi chỉ chiếm 17,6% tỷ lệ diện tích toàn lưu vực. Các loại hình xả thải chủ yếu lần lượt là nông nghiệp (chiếm 60%), sinh hoạt (chiếm 25%), rừng (chủ yếu phần thượng lưu các sông) đóng góp khoảng 12% và các nguồn khác (công nghiệp, dịch vụ, y tế, v.v…) chiếm khoảng 2% tổng xả thải (hình 1). Kết quả này phù hợp v i đặc điểm kinh tế xã hội của lưu vực sông Kôn - Hà Thanh, n i mà các hoạt động công nghiệp còn chậm phát triển so v i các vùng kinh tế khác, đặc biệt là khu vực thượng lưu, n i chủ yếu là rừng đầu nguồn và đất nông nghiệp. Hình 1. Số liệu t ng tải lượng 5 thông số ô nhiễm theo từng tiểu lưu vực c c oạn sông. 3.2. Diễn biến chất lƣợng nƣớc nguồn tiếp nhận Nhìn chung, chất lượng nư c nguồn tiếp nhận khu vực đầu nguồn thường tốt h n, và kém dần về phía trung lưu và hạ lưu các sông Tuy nhiên, quy luật này là không rõ ràng, chất lượng nư c tại các đoạn sông biến đổi phức tạp theo không gian. Lý do của việc này là vì mặc dù tải lượng ở phần trung lưu và hạ lưu có sự gia tăng đáng kể so v i thượng lưu, xong tỷ lệ góp nư c* (đánh giá thông qua d ng chảy tối thiểu của các đoạn sông) là khá đáng kể từ các tiểu lưu vực của các đoạn trung lưu và hạ lưu Do đó, lượng nư c này đảm bảo đủ để pha loãng tải lượng phát * Tỷ lệ đóng góp của lượng nư c phát sinh trên từng đoạn (do mưa) đóng góp vào d ng chảy của sông, suối.
  7. 640 sinh tại các đoạn, và vì vậy không làm cho diễn biến chất lượng nư c các đoạn xấu đi nhiều. Thậm chí, tại lưu vực Hà Thanh, do sự phân bố tư ng đối đồng đều về tải lượng của các đoạn, trong khi tỷ lệ góp nư c của các đoạn trung lưu và hạ lưu lại khá l n so v i phần thượng lưu, và vì vậy, chất lượng nư c từ thượng lưu về hạ lưu lại có xu thế giảm dần nồng độ các thông số ô nhiễm Đối v i sông Kôn, nhìn chung chất lượng nư c các đoạn đầu nguồn khá xấu, sau đó nồng độ các chất ô nhiễm giảm khá mạnh ở đầu đoạn KON04-PĐ1 và sau đó có xu hư ng tăng dần về phía hạ lưu (KON07) (hình 2) 25.00 1.00 .900 20.00 .800 .700 BOD5, COD, TN (mg/l) 15.00 .600 NH4+, TP (mg/l) .500 10.00 .400 .300 5.00 .200 .100 .00 .00 Đoạn sông BOD5 COD TN NH4+ TP Hình 2. Đồ thị diễn biến nồng độ 5 thông số ô nhiễm tại các điểm kiểm soát của từng đoạn sông, và nồng độ giới hạn (thể hiện bằng các đường nét đứt cùng màu với nồng độ từng thông số tương ứng) theo các mức A, B, C (theo QCVN 08:2023/BTNMT). Căn cứ theo nồng độ gi i hạn các thông số ô nhiễm theo các mục đích sử dụng nư c (quy định tại QCVN 08:2023/BTNMT [3]), các thông số BOD5, COD và NH4+ (không gi i hạn) có chất lượng khá tốt, hầu hết các đoạn sông đều đạt mức A, ngoại trừ các đoạn KON08, KON11, HT01-PĐ1 và HT01-PĐ2 Ngược lại, các thông số TN và TP có chất lượng khá xấu, đặc biệt là thông số TN v i toàn bộ các đoạn sông đều vượt tiêu chuẩn cho phép của mức A, rất nhiều đoạn sông đã vượt tiêu chuẩn mức B, và C. 3.3. Kết quả đánh giá sức chịu tải, khả năng tiếp nhận nƣớc thải Trên c sở tải lượng nguồn thải và nguồn tiếp nhận được tính toán, các mô hình số đã được xây dựng, hiệu chỉnh và kiểm định đảm bảo độ tin cậy, mục tiêu chất lượng nư c và tải lượng tối đa của các đoạn sông được tính toán như đã nêu, sức chịu tải/khả năng tiếp nhận nư c thải của các đoạn sông đã được đánh giá theo phư ng pháp đã đề ra cho các đoạn sông (bảng 2). Kết quả cho thấy, nhiều đoạn sông trong khu vực, đặc biệt là phần trung lưu và hạ lưu sông Kôn và các đoạn thuộc sông Hà Thanh đã hết khả năng tiếp nhận nư c thải đối v i nhiều thông số ô nhiễm, đặc biệt là đối v i các thông số TN và TP. Cụ thể, số các đoạn sông đã hết khả năng tiếp nhận nư c thải, sức chịu tải đối v i các thông số TN, TP, NH4+, BOD5 và COD, lần lượt là 19/19, 10/19, 7/19, 3/19 và 3/19 đoạn. Chi tiết kết quả đánh giá sức chịu tải, khả năng tiếp nhận nư c thải được trình bày trong bảng 2 và hình 3 sau đây:
  8. . 641 Bảng 2. Kết quả đánh giá sức chịu tải, khả năng tiếp nhận nước thải các đoạn sông thuộc lưu vực sông Kôn - Hà Thanh Sức chịu t i (kg/ngày) TT Đoạn ông TN TP NH4+ BOD5 COD 1 KON01 -44 0,43 3,8 61,4 109 2 KON02 -142 0,25 13,5 149 300 3 KON03 -973 32 200 2.622 4.926 4 KON04-PĐ1 -1.491 -7 158 2.107 3.640 5 KON04-PĐ2 -2.719 -215 -42 588 1.649 6 KON04-PĐ3 -1.179 -52 208 3.179 6.579 Ghi chú dữ liệu: 7 KON05-PĐ1 -2.251 -146 37,1 3.629 4.400 Các giá trị sức chịu tải (đối v i từng thông số 8 KON05-PĐ2 -3.407 -247 -117 2.524 1.041 ô nhiễm được đánh giá): - Giá trị dư ng (màu xanh): giá trị tải lượng 9 KON05-PĐ3 -3.828 -350 -504 1.314 4.004 của thông số ô nhiễm tư ng ứng mà đoạn 10 KON06 -3.865 -383 -544 815 2.464 sông có thể tiếp nhận thêm (đoạn sông c n 11 KON07 -559 268 - 6.214 3.178 khả năng tiếp nhận nư c thải); 12 KON08 -39 0,03 0,13 13,6 73,1 - Giá trị âm (―-‖, màu đỏ): giá trị tải lượng 13 KON09 -215 45,2 - 867 1.282 của thông số ô nhiễm tư ng ứng hiện tại 14 KON10 -157 20,4 - 426 1.059 ( ao gồm có sẵn trong nguồn nư c và tiếp 15 KON11 -248 33,2 - 337 1.738 nhận thêm từ các nguồn thải phát sinh trong 16 HT01-PĐ1 -668 -56 -76 -560 -1.377 tiểu lưu vực) đã vượt quá khả năng tiếp nhận 17 HT01-PĐ2 -2.901 -287 -432 -3.046 -6.180 của đoạn sông (đoạn sông không c n khả 18 HT01-PĐ3 -1.281 -169 -173 -1.336 -1.841 năng tiếp nhận nư c thải) 19 HT02 -473 618 - 16.772 6.707 Hình 3. Sơ đồ phân vùng sức chịu tải các đoạn sông thuộc lưu vực sông Kôn - Hà Thanh. Kết quả đánh giá sức chịu tải của dự án Kôn - Hà Thanh có sự ―khác iệt‖ nhất định so v i kết quả của dự án đánh giá sức chịu tải các nguồn nư c nội tỉnh do Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh ình Định thực hiện. Tuy nhiên, sự khác biệt này được giải thích là do sự khác nhau chủ yếu về tải lượng tối đa của các đoạn sông, do mục đích sử dụng khác nhau Trong đó, các sông nhánh thường có chức năng sử dụng nguồn nư c v i yêu cầu thấp (thường là nông nghiệp), trong khi rất nhiều đoạn của sông chính (đối tượng của dự án Kôn - Hà Thanh) thường có chức năng sử dụng nư c v i yêu cầu cao h n (thường là sinh hoạt), và do đó nồng độ cho phép của thông số ô
  9. 642 nhiễm trên sông chính thường nhỏ h n so v i các sông nhánh Đồng thời cũng phần nào do cách tiếp cận, phư ng pháp đánh giá sử dụng tại mỗi dự án. Cụ thể, khác v i dự án Kôn - Hà Thanh, các dự án của tỉnh ình Định không tính các tải lượng phân tán dạng diện vào công thức tính toán tải lượng đổ vào nguồn tiếp nhận. Số liệu đầu vào, cụ thể là nồng độ các chất ô nhiễm của cả hai dự án đã được xem xét, đối sánh và có sự logic v i nhau, xét trên khía cạnh vị trí (trùng nhau hoặc gần trùng nhau) và thời điểm phân tích chất lượng nư c (trên c sở xem xét xu thế biến đổi chất lượng nư c theo thời gian giữa các mùa trong năm) 4. Kết luận ài áo đã trình ày một cách tổng quát các vấn đề về hiện trạng phân bố các nguồn thải trên lưu vực sông Kôn - Hà Thanh, trong đó phân tích sự phân bố theo không gian của các nguồn thải, mối tư ng quan theo tỷ lệ tổng tải lượng của các nguồn thải tại mỗi tiểu lưu vực của từng đoạn sông trên lưu vực sông Kôn - Hà Thanh Theo đó, tổng tải lượng tính toán của 5 thông số ô nhiễm chính (các thông số đánh giá sức chịu tải) trên toàn lưu vực là 138.975 kg/ngày (trong đó: 32.277 kgBOD5, 80.770 kgCOD, 4.492 kgNH4+, 19.122 kgTN và 2.314 kgTP; sông Kôn: 101.862 kg/ngày và sông Hà Thanh 37.113 kg/ngày). Đặc điểm diễn biến chất lượng nư c trên các dòng chính của lưu vực Kôn - Hà Thanh cũng đã được làm rõ, đồng thời mối quan hệ của chất lượng nư c v i đặc điểm phân bố các nguồn thải và tải lượng đã được phân tích, đánh giá Mặc dù tải lượng nguồn thải của cả hai tiểu lưu vực Kôn và Hà Thanh đều chủ yếu phát sinh ở phần trung lưu và hạ lưu Tuy nhiên, nồng độ các thông số ô nhiễm trong nư c lại không có xu hư ng thay đổi rõ ràng Điều này do các tiểu lưu vực của mỗi đoạn sông không chỉ đóng góp về tải lượng, mà c n đóng góp về dòng chảy (nhập lưu khu giữa), giúp làm pha loãng tải lượng phát sinh tại các tiểu lưu vực. Sức chịu tải của các đoạn sông chính đã được đánh giá ằng các phư ng pháp phù hợp, tuân thủ các tiêu chuẩn, quy phạm, hư ng dẫn hiện hành. Một điều đáng lưu ý về kết quả đánh giá sức chịu tải đó là rất nhiều đoạn sông đã không c n khả năng tiếp nhận nư c thải đối v i nhiều thông số, đặc biệt toàn bộ các đoạn sông đã không c n khả năng tiếp nhận nư c thải đối v i thông số TN Điều này s ộ được nhận định một phần nguyên nhân đến từ việc nồng độ gi i hạn của chi tiêu TN đối v i các mục đích sử dụng khác nhau được quy định tại QCVN 08:2023/BTNMT là tư ng đối ―khắt khe‖, đây là thông tư lần đầu được áp dụng v i thông số TN (trư c đây chưa có quy định) Điều này đặt ra vấn đề cần xem xét lại quy định gi i hạn nồng độ TN và có thể một số chỉ tiêu khác trong nư c sử dụng cho các mục đích khác nhau cho phù hợp v i điều kiện thực tế tại Việt Nam. Lời cảm ơn Tập thể tác giả xin chân thành cảm n Liên đoàn Quy hoạch và Điều tra Tài nguyên nư c miền Trung đã cho phép tiếp cận và sử dụng dữ liệu của dự án Kôn - Hà Thanh; Cảm n Sở Tài nguyên và Môi trường và một số đ n vị khác của tỉnh ình Định đã tạo điều kiện cung cấp một số thông tin, dữ liệu có liên quan để sử dụng trong bài báo này. Tài liệu tham khảo Tổng cục Môi trường, 2019 Hư ng dẫn kỹ thuật tính toán sức chịu tải nguồn nư c sông (Ban hành kèm theo Quyết định số 154/QĐ-TCMT ngày 15 tháng 02 năm 2019 của Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường). Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2017 Thông tư số 76/2017/TT-BTNMT ngày 29 tháng 12 năm 2017 Quy định về đánh giá khả năng tiếp nhận nư c thải, sức chịu tải của nguồn nư c sông hồ. Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2023. Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nư c mặt QCVN 08:2023/BTNMT, ban hành kèm theo Thông tư số 01/2023/TT-BTNMT. Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh ình Định. Dự án đánh giá khả năng tiếp nhận nư c thải các nguồn nư c mặt nội tỉnh.
  10. . 643 Characteristics of polution sources, surface water quality and its potention of receving polutants of main rivers in Kon - Ha Thanh river basin Vu Manh Hai*, Dau Minh Huy, Pham Trung Hieu, Dang Van Quyen, Nguyen Quoc An, Huynh Thi Thu Thuy, Le Chan Trung, To Nguyen Hong Nhung Central Division of Water Resources Planning and Investigation *Corresponding author: manhhai134@yahoo.com Abstract Detemining the potiential of surface water resources for adding pollutants is significant for regionalsocio-economic development. The potiential of surface water resources for adding more pollutials depend on their current water quality, supplying purporces and charateristics of pollution sources in the basin. In this study, the characteristics of pollution sources, surface water quality in the main streams of Kon - Ha Thanh river basin were investigated and the capacity of surface water reousrces of reveiving polutants was estimated. The results showed the main pollution sources of Kon - Ha Thanh river basin are from dosmetic, argircultural routines and some others minor sources. There are 19 river segments investigated for their capacity of receiving pollutants with the method used were based on the mass balance equation (namely ―direct‖ and ―indirect‖ methods) and modelling, with the total of 5 polutants were tested, including BOD5, COD, NH4+, total Nitrogen (TN) and total Phosphorus (TP). The estimation showed many examined river segments of the asin was fullly polluted as the pollutants‘ concentration reached its limit and there were no capacity for further reciving the pollutans, with the total of 19 and 10 segments were polluted by TN and TP, respectively; other contaminants of NH4+, BOD5 and COD also seen in surface-water to a lesser extent. Keywords: Kon - Ha Thanh, pollution resources, potiential of surface water resources.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2