Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 1 * 2015<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
ĐẶC ĐIỂM CÁC TRƯỜNG HỢP NGỘ ĐỘC ĐIỀU TRỊ NỘI TRÚ<br />
TẠI BỆNH VIỆN CHỢ RẪY TỪ 2002-2012<br />
Phạm Thị Ngọc Thảo*<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Đặt vấn đề: ngộ độc là vấn đề thường gặp trong cấp cứu - hồi sức. Tìm hiểu đặc điểm các trường hợp ngộ<br />
độc trong thời gian qua giúp chúng ta định hướng phát triển chuyên ngành chống độc, xây dựng chương trình<br />
đào tạo và chuẩn bị cơ sở vật chất trang thiết bị sẵn sàng tiếp nhận các trường hợp ngộ độc cũng như những<br />
chương trình giáo dục cộng đồng nhằm hạn chế những trường hợp ngộ độc đáng tiếc có thể xảy ra<br />
Mục tiêu nghiên cứu: mô tả tình hình ngộ độc, nguyên nhân, tỉ lệ tử vong của các bệnh nhân ngộ độc được<br />
điều trị nội trú tại Bệnh viện Chợ Rẫy<br />
Đối tượng: tất cả các bệnh nhân bị ngộ độc điều trị nội trú tại Bệnh viện Chợ Rẫy từ năm 2002 – 2012.<br />
Phương pháp nghiên cứu: mô tả hàng loạt ca<br />
Kết quả: có 20467 bệnh nhân ngộ độc được điều trị nội trú tại Bệnh viện Chợ Rẫy (trong tổng số 1.107.441<br />
bệnh nhân nội trú), chiếm tỉ lệ 1,85 %. Số lượng bệnh nhân tăng gấp đôi ở năm 2008 so với năm 2002 nhưng từ<br />
2008 đến 2012, số lượng bệnh nhân không tăng thêm. Tự tử chiếm 52,1% trong tổng số bệnh nhân ngộ độc. Tác<br />
nhân ngộ độc chủ yếu là rắn cắn và ngộ độc thuốc trừ sâu. Tỉ lệ tử vong chung là 6,43%; liên quan chủ yếu đến<br />
ngộ độc thuốc trừ sâu.<br />
Kết luận: ngộ độc chiếm 1,85 % bệnh nhân điều trị nội trú, phần lớn là do tự tử. Tỉ lệ tử vong chung là<br />
6,43% chủ yếu liên quan đến ngộ độc thuốc trừ sâu.<br />
Kiến nghị: cần có chương trình giáo dục cộng đồng, cải thiện điều kiện sống và kiểm soát chặt chẽ việc mua<br />
bán hóa chất, thuốc trừ sâu để góp phần hạn chế các trường hợp ngộ độc.<br />
Key word: ngộ độc, Bệnh nhân nội trú, Bệnh viện Chợ Rẫy.<br />
<br />
ABSTRACT<br />
CHARACTERISTICS OF POISONING INPATIENTS TREATED<br />
AT CHO RAY HOSPITAL FROM 2002 TO 2012<br />
Pham Thi Ngoc Thao * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 19 - Supplement of No 1 - 2015: 311 - 315<br />
Background: poisoning patients are common in critical care medicine to investigate the characteristics of<br />
that patient’s help to make the good training curriculum, to direct the activities and to prepare the materials to<br />
receive patients are necessary.<br />
Aim of study: describe the characteristics of poisoning inpatients treated at Cho Ray hospital, causes and<br />
mortality rate.<br />
Method and participants: all poisoning patients admitted Cho Ray hospital from 2002 to 2012<br />
Result: 20467 poisoning patients admitted Cho Ray hospital in total 1107441 inpatients (1.85%). The<br />
number of patient was increased since 2002 to 2012. Rate of suicidal was 52.1%. The mortality rate was 6.43%<br />
and the most cause was pesticides.<br />
Conclusion: poisoning patients covered 1.85% inpatients at Cho Ray hospital since 2002 - 2012. The<br />
mortality rate was 6.43% and the most common cause was pesticides.<br />
* Bệnh viện Chợ Rẫy, Bộ môn Hồi sức – Cấp cứu – Chống độc ĐHYD TP.HCM<br />
Tác giả liên lạc: TS.BS Phạm Thị Ngọc Thảo<br />
ĐT: 0903628016<br />
Email: thaocrh10@yahoo.com<br />
<br />
Hồi Sức - Cấp Cứu – Chống Độc<br />
<br />
311<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 1 * 2015<br />
<br />
Suggestion: education program for community should be done to prevent the toxicity<br />
Key word: poisoning, inpatient, Cho Ray hospital.<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
<br />
ĐỐI TƯỢNG–PHƯƠNGPHÁPNGHIÊNCỨU<br />
<br />
Ngộ độc là vấn đề thường gặp trong cấp cứu<br />
– hồi sức. Những năm gần đây, tình hình ngộ<br />
độc có nhiều thay đổi, tỉ lệ ngộ độc, nguyên nhân<br />
ngộ độc và đặc điểm các trường hợp ngộ độc có<br />
phần phức tạp. Mặt khác, sự ra đời của các<br />
Trung tâm chống độc chuyên sâu góp phần to<br />
lớn cải thiện kết quả điều trị ngộ độc trong bệnh<br />
viện. Tìm hiểu đặc điểm các trường hợp ngộ độc<br />
trong thời gian qua giúp định hướng phát triển<br />
chuyên ngành chống độc, xây dựng chương<br />
trình đào tạo và chuẩn bị cơ sở vật chất trang<br />
thiết bị để sẵn sàng tiếp nhận các trường hợp<br />
ngộ độc cũng như xây dựng chương trình giáo<br />
dục cộng đồng nhằm hạn chế những trường hợp<br />
ngộ độc đáng tiếc có thể xảy ra.<br />
<br />
Đối tượng<br />
<br />
Mục tiêu nghiên cứu<br />
Mô tả tình hình ngộ độc, nguyên nhân, tỉ lệ<br />
tử vong của các bệnh nhân ngộ độc điều trị nội<br />
trú tại Bệnh viện Chợ Rẫy.<br />
<br />
Tất cả các bệnh nhân bị ngộ độc điều trị tại<br />
Bệnh viện Chợ Rẫy từ năm 2002 – 2012 được đưa<br />
vào nghiên cứu.<br />
<br />
Phương pháp nghiên cứu<br />
Mô tả hàng loạt ca.<br />
<br />
Kết quả<br />
Có 20467 bệnh nhân ngộ độc được điều trị<br />
nội trú tại Bệnh viện Chợ Rẫy từ năm 2002 - 2012<br />
trong tổng số 1107441 bệnh nhân, chiếm tỉ lệ 1,85<br />
% trong tổng số bệnh nhân điều trị nội trú tại<br />
bệnh viện, phân bổ như sau.<br />
Như vậy, tỉ lệ ngộ độc chiếm từ 1,43 đến<br />
khoảng 2,23 trong tổng số bệnh nhân điều trị nội<br />
trú tại bệnh viện, với mức trung bình là 1,85 %<br />
trong 11 năm qua.<br />
<br />
Biểu đồ 01. Số lượng bệnh nhân ngộ độc, tỷ lệ bệnh nhân ngộ độc, tỷ lệ bệnh nhân tử vong.<br />
<br />
312<br />
<br />
Chuyên Đề Nội Khoa<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 1 * 2015<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Bảng 01: Nguyên nhân ngộ độc<br />
Nguyên nhân<br />
Tự tử<br />
Tai nạn<br />
Đầu độc<br />
Tổng<br />
<br />
2002<br />
520<br />
515<br />
4<br />
1039<br />
<br />
2003<br />
573<br />
714<br />
3<br />
1290<br />
<br />
2004<br />
621<br />
874<br />
1<br />
1469<br />
<br />
2005<br />
667<br />
784<br />
0<br />
1451<br />
<br />
2006<br />
729<br />
821<br />
4<br />
1554<br />
<br />
2007<br />
882<br />
797<br />
2<br />
1681<br />
<br />
2008<br />
1.380<br />
1.063<br />
1<br />
2444<br />
<br />
2009<br />
1.372<br />
1.074<br />
3<br />
2449<br />
<br />
2010<br />
1.350<br />
1.098<br />
2<br />
2450<br />
<br />
2008<br />
TS TV<br />
898 11<br />
485 31<br />
397 77<br />
254 14<br />
165 4<br />
108 2<br />
55<br />
3<br />
49<br />
0<br />
33<br />
9<br />
<br />
2009<br />
TS TV<br />
912 12<br />
511 34<br />
403 86<br />
260 16<br />
162 4<br />
111 2<br />
50 3<br />
51 1<br />
43 10<br />
<br />
2010<br />
TS TV<br />
1093 10<br />
318 4<br />
545 89<br />
83 5<br />
125 3<br />
106 7<br />
52 2<br />
48 0<br />
80 7<br />
<br />
2011<br />
1.312<br />
1.016<br />
1<br />
2329<br />
<br />
2012<br />
1.296<br />
1.015<br />
0<br />
2311<br />
<br />
2011<br />
TS TV<br />
947 7<br />
361 4<br />
549 132<br />
101 6<br />
124 3<br />
78 5<br />
59 3<br />
44 1<br />
66 9<br />
<br />
2012<br />
TS TV<br />
990 10<br />
348 9<br />
535 106<br />
91 3<br />
117 3<br />
77 3<br />
54 2<br />
39 0<br />
60 8<br />
<br />
Có 10672 bệnh nhân tự tử trong 11 năm qua<br />
điều trị nội trú tại bệnh biện Chợ Rẫy, chiếm tỉ lệ<br />
52,1 %.<br />
Bảng 02: Các tác nhân gây độc thường gặp<br />
Loại ngộ độc<br />
Rắn, côn trùng cắn<br />
Ngộ độc tân dược, kháng lao và khác<br />
Ngộ độc thuốc trừ sâu, diệt cỏ<br />
Ngộ độc rượu<br />
Ngộ độc khí, hóa chất<br />
Ngộ độc thuốc an thần, thuốc ngủ<br />
Ngộ độc thức ăn<br />
Ngộ độc thuốc giảm đau, hạ sốt<br />
Ngộ độc Heroin<br />
<br />
2005<br />
2006<br />
2007<br />
TS TV TS TV TS TV<br />
643 16 789 13 781 9<br />
71<br />
8 103 11 86<br />
8<br />
297 78 341 68 442 88<br />
52<br />
7<br />
68<br />
9<br />
70<br />
7<br />
69<br />
2<br />
52<br />
4<br />
16<br />
1<br />
90<br />
3<br />
87<br />
4 146 3<br />
46<br />
2<br />
56<br />
4<br />
46<br />
4<br />
56<br />
1<br />
45<br />
0<br />
64<br />
2<br />
35 12 32 10 30<br />
8<br />
<br />
Bảng 03: Tỷ lệ phần trăm các tác nhân ngộ độc trong<br />
2 năm 2011 và 2012<br />
Tác nhân gây ngộ độc<br />
Rắn, côn trùng cắn<br />
Ngộ độc thuốc tân dược,<br />
kháng lao, thuốc khác<br />
Ngộ độc thuốc trừ sâu, diệt cỏ<br />
Ngộ độc rượu<br />
Ngộ độc khí, hóa chất<br />
Ngộ độc thuốc an thần<br />
Ngộ độc thức ăn<br />
Ngộ độc thuốc giảm đau, hạ sốt<br />
Ngộ độc heroin<br />
<br />
Tỷ lệ phần trăm %<br />
Năm 2011 Năm 2012<br />
40,7<br />
42,8<br />
15,5<br />
<br />
15<br />
<br />
23,6<br />
4,3<br />
5,3<br />
3,4<br />
2,5<br />
1,8<br />
2,9<br />
<br />
23,2<br />
3,9<br />
5,1<br />
3,3<br />
2,3<br />
1,7<br />
2,7<br />
<br />
BÀN LUẬN<br />
Ngày nay, sự phát triển của khoa học công<br />
nghệ với nhiều hóa chất, thuốc điều trị, kèm theo<br />
sự lạm dụng các hóa chất công nghiệp của các<br />
tiểu thương trong phục vụ đời sống hàng ngày<br />
làm cho tình trạng ngộ độc, nhiễm độc ngày<br />
càng gia tăng ở nước ta. Trên thế giới, nhiều<br />
nước đã xây dựng các Trung tâm kiểm soát ngộ<br />
độc, nhiễm độc và thuốc nhằm giải quyết tình<br />
trạng ngộ độc, nhất là các ngộ độc hàng loạt,<br />
nghiên cứu độc chất và xây dựng cơ sở dữ liệu<br />
<br />
Hồi Sức - Cấp Cứu – Chống Độc<br />
<br />
phục vụ cho việc nghiên cứu và điều trị. Trong<br />
nghiên cứu này, số lượng bệnh nhân ngộ độc<br />
tăng trong 11 năm qua mà tự tử chiếm 52,1 %<br />
phản ảnh tình trạng căng thẳng trong xã hội.<br />
Theo báo cáo của Tổ chức y tế thế giới (WHO),<br />
mỗi năm có 1 triệu người chết vì tự tử nghĩa là<br />
mỗi ngày có 3.000 người chết và con số này có xu<br />
hướng gia tăng, đặc biệt ở các nước phát triển.<br />
Xu hướng này cho thấy cần chuẩn bị một hệ<br />
thống cấp cứu, hồi sức chống độc trong bệnh<br />
viện để sẵn sàng tiếp nhận số lượng bệnh nhân<br />
đồng thời cần có chương trình giáo dục cộng<br />
đồng nhằm hạn chế số vụ tự tử. Nghiên cứu của<br />
Steven C và cộng sự năm 2014 cho thấy việc cấp<br />
cứu và hồi sức chống độc bởi các chuyên gia về<br />
chống độc làm giảm số ngày nằm viện, giảm chi<br />
phí điều trị và giảm tỉ lệ biến chứng, tử vong so<br />
với việc hồi sức không do các chuyên gia về ngộ<br />
độc(2). Việc triển khai các xét nghiệm nhanh như<br />
mẫu thử 7 thuốc chống trầm cảm 3 vòng, thử<br />
nước tiểu xác định paraquat nhanh góp phần<br />
chẩn đoán sớm và xử trí kịp thời các trường hợp<br />
ngộ độc nhất là các độc chất cần thời gian vàng<br />
trong cấp cứu(5).<br />
<br />
313<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 1 * 2015<br />
<br />
Ở Việt Nam, Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội)<br />
đã xây dựng khoa Chống độc từ năm 1999, hiện<br />
nay đã phát triển thành Trung tâm chống độc<br />
Bệnh viện Bạch Mai, quản lý chống độc khu vực<br />
phía Bắc. Khu vực phía Nam, đặc biệt Thành<br />
phố Hồ Chí Minh hiện chưa thành lập Trung<br />
tâm Chống độc nên các khoa Cấp cứu, Hồi sức<br />
cấp cứu đã và đang làm nhiệm vụ chống độc. Tại<br />
Bệnh viện Chợ Rẫy, đơn vị Chống độc được<br />
thành lập năm 2000, tại khoa Săn sóc đặc biệt<br />
(ICU) đã góp phần trong điều trị các trường hợp<br />
ngộ độc nặng. Những trường hợp ngộ độc nhẹ<br />
hoặc vừa được chuyển đến khoa Bệnh nhiệt đới.<br />
Năm 2008, sau khi có quyết định số 01/2008/QĐBYT ngày 21/01/2008 của Bộ trưởng Bộ Y Tế về<br />
việc ban hành quy chế Cấp cứu, Hồi sức tích cực<br />
và Chống độc, Bệnh viện Chợ Rẫy có quyết định<br />
thành lập Đơn vị Hồi sức- Chống độc, thay thế<br />
cho đơn vị Chống độc tại khoa ICU. Qua thống<br />
kê các số liệu nhập viện riêng về những trường<br />
hợp ngộ độc, trải qua hơn 11 năm, ta thấy số<br />
trường hợp ngộ độc nhập viện tăng gấp 2,2 lần<br />
so với 10 năm trước. Nếu xét từ năm 2002 đến<br />
năm 2008 thì ta thấy số trường hợp ngộ độc<br />
nhập viện tăng gấp 2,3 lần, nhưng xét từ năm<br />
2008 trở đi (là lúc Đơn vị Hồi sức Chống Độc<br />
chính thức thành lập) đến nay thì số trường hợp<br />
ngộ độc nhập viện Chợ Rẫy không tăng thêm<br />
trong 5 năm gần đây.<br />
<br />
năm, chẳng hạn như năm 2012, tỷ lệ ngộ độc<br />
Paraquat chiếm 44% (235/535), Phosphor hữu cơ<br />
chiếm 4,9% (26/535), thuốc diệt chuột 6,5%<br />
(35/535). Còn lại là ngộ độc thuốc trừ sâu nhóm<br />
Pyrethroid khá phổ biến do việc sử dụng rộng<br />
rãi nhóm thuốc này trong nông nghiệp. Một số<br />
thống kê trên thế giới về ngộ độc thuốc trừ sâu<br />
nói chung, như ở các nước phát triển, tần suất<br />
ngộ độc thuốc trừ sâu là 18,2/ 100.000 ca thường<br />
liên quan đến bệnh nghề nghiệp hay môi trường<br />
làm việc. Tỉ lệ tự tử bằng thuốc trừ sâu cao ở<br />
Trung Quốc và Sri Lanka là 182/100.000 ca theo<br />
một nghiên cứu ở Sri Lanka(1).<br />
<br />
Về nguyên nhân ngộ độc, tự tử chiếm 52,1 %<br />
các trường hợp qua các năm. Do đó, ngoài việc<br />
điều trị ngộ độc, các Bác sĩ cần phải tư vấn tâm lý<br />
cho bệnh nhân và thân nhân hoặc giới thiệu cho<br />
bệnh nhân khám tâm thần, tâm lý trị liệu để<br />
tránh hành vi tự tử lặp lại và hạn chế những<br />
trường hợp ngộ độc đáng tiếc xảy ra. Trong các<br />
tác nhân gây ngộ độc nhìn chung tổng thể (bảng<br />
2) và tỷ lệ phần trăm các tác nhân ngộ độc trong<br />
2 năm 2011 và 2012 nói riêng (bảng 3), cho thấy<br />
tác nhân do rắn hoặc côn trùng cắn luôn chiếm<br />
tỷ lệ cao thường xảy ra trong quá trình làm việc<br />
ở rừng cao su.<br />
<br />
Với ngộ độc rượu, phần lớn là do người<br />
bệnh có tình trạng nghiện rượu. Ngộ độc<br />
methanol ít gặp, như năm 2011 và năm 2012 chỉ<br />
gặp 1 trường hợp mỗi năm. Nhiễm độc rượu lâu<br />
dài ở những người nghiện rượu sẽ liên quan đến<br />
một số bệnh mạn tính khác như tim mạch, xơ<br />
gan, viêm tụy, thần kinh… từ đó làm gánh nặng<br />
cho gia đình và xã hội. So với thống kê ở Mỹ,<br />
hàng năm có khoảng 80.000 tử vong do uống<br />
rượu quá nhiều, là nguyên nhân thứ ba về tử<br />
vong liên quan đến lối sống(3).<br />
<br />
Về ngộ độc thuốc trừ sâu, diệt cỏ, tỷ lệ ngộ<br />
độc Paraquat luôn chiếm tỷ lệ cao nhất trong các<br />
<br />
314<br />
<br />
Tại bệnh viện Chợ Rẫy, khoa Thận nhân tạo<br />
đã nghiên cứu theo dõi trong 8 tháng từ 6/2009<br />
đến 10/2010, có 58 trường hợp ngộ độc Pararquat<br />
nhập viện và xét hiệu quả của lọc hấp phụ cho<br />
những trường hợp nhập viện đến trước 4 giờ.<br />
Trong nghiên cứu này chỉ có 4 bệnh nhân nhập<br />
viện trước 4 giờ và được làm hấp phụ ngay,<br />
thành công được 2 trường hợp(4). Đặc điểm của<br />
các bệnh nhân ngộ độc paraquat phần lớn nhập<br />
viện đều nặng và trễ, diễn biến suy gan và suy<br />
thận nhanh. Phần lớn các trường hợp diễn biến<br />
nặng có suy hô hấp dẫn đến tử vong do tổn<br />
thương xơ phổi. Do đó, việc lọc máu hấp phụ<br />
cần được cân nhắc kỹ lưỡng bởi hiệu quả của nó<br />
không cho kết quả điều trị khả quan hơn nếu<br />
nhập viện trễ, sơ cứu chậm, liều độc quá cao.<br />
<br />
Ngộ độc thức ăn, không có các trường hợp<br />
ngộ độc thức ăn hàng loạt điều trị nội trú tại<br />
Bệnh viện Chợ Rẫy mà chỉ gặp những trường<br />
hợp riêng lẻ như trong năm 2012, ăn thịt cóc: 2<br />
<br />
Chuyên Đề Nội Khoa<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 1 * 2015<br />
trường hợp tử vong, ăn mật cá 7 trường hợp dẫn<br />
đến tình trạng suy gan, suy thận cấp cần phải<br />
chạy thận nhân tạo nhiều lần trong quá trình<br />
điều trị, 1 trường hợp ăn mật rắn cũng có tình<br />
trạng suy gan, suy thận cấp như ăn mật cá éc, 2<br />
trường hợp ngộ độc nấm độc gây tình trạng suy<br />
gan cấp, tán huyết cấp, 2 trường hợp ngộ độc cá<br />
nóc, 3 trường hợp ngộ độc sam biển, 3 trường<br />
hợp ngộ độc ăn sò biển. Bệnh viện Chợ Rẫy ít<br />
gặp ngộ độc thức ăn hàng loạt có lẽ được cơ sở y<br />
tế địa phương xử trí ban đầu hiệu quả nên<br />
không chuyển viện.<br />
Với ngộ độc thuốc tân dược nhìn chung thấy<br />
chiếm tỷ lệ xấp xỉ 20% qua các năm, thường gặp<br />
chủ yếu là các loại thuốc an thần, giảm đau,<br />
thuốc điều trị tâm thần, thỉnh thoảng có những<br />
trường hợp ngộ độc các thuốc điều trị như thuốc<br />
kháng lao, amlodipin. Theo thống kê của Mỹ vào<br />
năm 2010, tỷ lệ tử vong do bị quá liều thuốc là<br />
38.300 người mà trong số này có 22.000 người tử<br />
vong quá liều do toa bác sĩ, có 16.600 người tử<br />
vong liên quan thuốc giảm đau. Nguyên nhân tử<br />
vong do quá liều thuốc xếp thứ hai tại Mỹ (1).<br />
Bệnh viện Chợ Rẫy còn gặp một số trường<br />
hợp đặc biệt như trong năm 2012, Đơn vị Hồi<br />
sức Chống độc tiếp nhận 1 ca ngộ độc cyanure, 2<br />
ca ngộ độc khí metan, 3 ca ngộ độc khí CO, 5 ca<br />
ngộ độc Nitrobenzene, và 1 ca ngộ độc<br />
Formaldehyde. Thỉnh thoảng, chúng tôi cũng<br />
đón nhận những trường hợp ngộ độc do ăn<br />
nhầm nhộng ve đã bị nhiễm nấm độc trong các<br />
năm qua, đặc biệt thường xảy ra khi bắt đầu<br />
mùa mưa vào khoảng tháng 4 trong năm.<br />
<br />
Hồi Sức - Cấp Cứu – Chống Độc<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
KẾT LUẬN<br />
Số lượng bệnh nhân ngộ độ vào Bệnh viện<br />
Chợ Rẫy chiếm 1,85% tổng số bệnh nhân điều trị<br />
nội trú. Số lượng bệnh nhân tăng 2,3 lần trong<br />
năm 2008 so với năm 2002 nhưng từ năm 2008<br />
đến năm 2012 lượng bệnh nhân ít thay đổi.<br />
Nguyên nhân chính gây ngộ độc là tự tử chiếm<br />
52,1%. Nguyên nhân ngộ độc chủ yếu là rắn cắn<br />
và ngộ độc thuốc trừ sâu diệt cỏ. Tỉ lệ tử vong<br />
chung là 6,45% chủ yếu liên quan đến ngộ độc<br />
thuốc trừ sâu.<br />
<br />
KIẾN NGHỊ<br />
Cần có chương trình giáo dục cộng đồng, cải<br />
thiện điều kiện sống và kiểm soát chặt chẽ việc<br />
mua bán hóa chất, thuốc trừ sâu, diệt cỏ để góp<br />
phần hạn chế các trường hợp ngộ độc.<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
1.<br />
2.<br />
<br />
3.<br />
4.<br />
<br />
5.<br />
<br />
Brauser D (2014), "Feds Unveil New Weapon in War on US<br />
Opioid Overdose Epidemic". http://www.medscape.com<br />
Curry SC, Brooks DE, Skolnik AB, Gerkin RD, Glenn S (2014),<br />
"Effect of a Medical Toxicology Admitting Service on Length<br />
of Stay, Cost, and Mortality Among Inpatients Discharged<br />
with Poisoning-Related Diagnoses". Journal of medical<br />
toxicology, 125-132<br />
Fact<br />
Sheets<br />
"Alcohol<br />
Use<br />
and<br />
Health".<br />
http://www.cdc.gov/alcohol/fact-sheets/alcohol-use.htm<br />
Nguyễn Minh Tuấn (2010), "Tình hình ngộ độc paraquat<br />
trong năm 2009 tại Bệnh viện Chợ Rẫy.". Hội nghị khoa học<br />
thường niên bệnh viện Chợ Rẫy 2010.<br />
Tomaszewski C, Runge J, Gibbs M, Colucciello S (2005),<br />
"Evaluation of a rapid bedside toxicology screen in patients<br />
suspected of drug toxicity". Journal of emergency medicine,<br />
Volume 28, issue 4, page: 389-394.<br />
<br />
Ngày nhận bài báo:<br />
<br />
27/10/2014<br />
<br />
Ngày phản biện nhận xét bài báo:<br />
<br />
30/10/2014<br />
<br />
Ngày bài báo được đăng:<br />
<br />
16/01/2015<br />
<br />
315<br />
<br />