intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đặc điểm chung của ngành Chân khớp (Arthropoda)-1

Chia sẻ: Nguyễn Thị Phương Anh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:14

655
lượt xem
63
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Chân khớp là ngành lớn trong giới động vật, chiếm khoảng hơn 2 phần 3 số loài động vật có trên hành tinh. Có các đặc điểm chung như sau: Cơ thể cùng với các phần phụ phân đốt, hình thành bộ xương ngoài, xuất hiện ống khí (cơ quan hô hấp) và ống manpighi (là cơ quan bài tiết) của nhóm sống trên cạn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đặc điểm chung của ngành Chân khớp (Arthropoda)-1

  1. Đặc điểm chung của ngành Chân khớp (Arthropoda)-1 Chân khớp là ngành lớn trong giới động vật, chiếm khoảng hơn 2 phần 3 số loài động vật có trên hành tinh. Có các đặc điểm chung như sau:
  2. Cơ thể cùng với các phần phụ phân đốt, hình thành bộ xương ngoài, xuất hiện ống khí (cơ quan hô hấp) và ống manpighi (là cơ quan bài tiết) của nhóm sống trên cạn. 1. Sự phân đốt và hiện tượng đầu hoá Hiện tượng phân đốt và đầu hoá là một đặc điểm quan trọng của động vật chân khớp. Nét nổi bật là sự phân đốt dị hình và mức độ phân đốt khác nhau ở các nhóm khác nhau. Các đốt có thể nhiều và giống nhau như ở động vật nhiều chân (cuốn chiếu, rết, sâu đá…). Nhóm động vật này biểu hiện sự phân đốt thấp hay phân đốt đồng hình. Một số nhóm động vật khác có sự tập trung các đốt thành từng phần cơ thể
  3. khác nhau và giữ các chức phận khác nhau như ở nhóm động vật có kìm (nhện, bò cạp), có mang (tôm, cua…) và có khí quản (côn trùng). Các nhóm động vật này thể hiện sự phân đốt cao, gọi là phân đốt dị hình (hình 9.1). Hiện tượng đầu hoá là một sự kiện quan trọng trong quá trình tiến hoá của động vật. Nó gắn liền với sự phát triển của não bộ, các giác quan và phần phụ miệng. Phần đầu
  4. của chân khớp gồm: phần đầu nguyên thuỷ (acron) tương ứng với phần trước miệng của giun đốt. Phần đầu bổ sung do các đốt thân phía trước kết hợp với phần đầu nguyên thủy. Số đốt bổ sung này thay đổi tùy nhóm (hình 9.2). Nhìn chung cơ thể chân khớp được chia làm 3 phần (đầu, ngực, bụng) như ở chân khớp hiện đại, tuy nhiên có khi phần đầu nhập
  5. với phần ngực tạo thành phần đầu ngực như ở nhện, giáp xác. 2. Hình thành bộ xương ngoài Cơ thể của chân khớp có một lớp vỏ cứng bao ngoài. Lớp này là tầng cuticula, sản phẩm tiết của lớp biểu bì. Vỏ cơ thể ở mỗi đốt gồm 4 tấm là tấm lưng (ternum), tấm bụng (sternum) và 2 tấm bên (pleurum). Về cấu tạo vỏ cơ thể phân biệt tầng mặt (epicuticun) và tầng dưới (tầng cuticun trước – procuticun). Tầng mặt là một lớp mỏng, có bản chất là lipoprotein, ngăn cản sự trao đổi nước. Tầng dưới dày hơn, có 2 thành phần
  6. chính là kitin (là một pôlysaccarit có nitơ – pôlyaxetin glucozamin, khi bị thuỷ phân thì tạo thành glucôzamin, đường và axit béo và nhiều axit axêtic) và protein. Kitin có màu trắng, dẻo đàn hồi và thấm nước còn protein thì tùy loại, có thể cứng (sclerotin) hay mềm (relizin). Nhiều người chia procuticun thành 2 lớp là lớp cuticun ngoài (exocuticun) và lớp cuticun trong (endocuticun). Tầng endocuticun giàu kitin hơn và protein chủ yếu là relizin nên mềm dẻo hơn. Ở một số chân khớp bộ xương còn thấm thêm muối vô cơ như cacbonat hay phôtphát can xi nên bộ xương rất cứng (tôm, cua, sâu đá…). Cuticula còn lót những phần lõm có nguồn
  7. gốc lá phôi ngoài như ruột trước, ruột sau, ống khí và ống dẫn của tuyến nội tiết. Bộ xương ngoài có tác dụng bảo vệ cơ thể, chống mất nước và là nơi bám của cơ. Nhờ bộ xương ngoài mà chân khớp có thể thích nghi với điều kiện sống tốt hơn và phân bố rộng hơn. Sự xuất hiện bộ xương ngoài đã làm mất hoàn toàn lớp biểu mô có tiêm mao ở động vật bậc thấp. 3. Hiện tượng lột xác để tăng khối lượng cơ th ể Lớp vỏ ngoài là một trở ngại cho sự tăng trưởng về khối lượng cơ thể, động vật chân khớp bị hạn chế không thể tăng trưởng từ từ. Do vậy khi cơ
  8. thể đã lớn hết cỡ, lớp vỏ cũ trở nên chật chội thì động vật chân khớp tiến hành lột xác - tức là thực hiện quá trình vứt bỏ lớp vỏ cũ, hình thành lớp vỏ mới. Lớp vỏ mới còn mềm, phải sau một thời gian nhất định mới cứng lại. Động vật chân khớp tranh thủ lúc lớp vỏ mới còn mềm để lớn lên. Có 2 quá trình cùng được tiến hành trong khi lột xác: Đó là sự tiết ra lớp vỏ mới của tế bào biểu bì và sự tiết dịch lột xác chứa enzym hoà tan tầng endocuticun của lớp vỏ cũ. Số lần lột xác thay đổi tùy theo nhóm loài và đây là thời kỳ nguy hiểm nhất vì cơ thể của chúng rất dễ bị thương tổn, vì vậy chúng thường tìm nơi an toàn để trốn tránh. lột xác được điều khiển bằng
  9. cơ chế thần kinh thể dịch (hoocmôn). Hoocmôn lột xác là ecdyson ở nồng độ thấp tác động lên tế bào biểu bì gây tiết enzym phân giải tầng endocuticun của vỏ cơ thể, còn ở nồng độ cao thì gây việc tiết ra lớp vỏ mới. Bộ phận tiết hoocmôn là tuyến tiết, vị trí, cấu tạo và tên gọi khác nhau tùy nhóm động vật. Ví dụ ở côn trùng là tuyến ngực trước, ở giáp xác là tuyến nằm ở trong phần đầu (cơ quan Y). 4. Hệ thần kinh và giác quan Hệ thần kinh vẫn giữ sơ đồ cấu tạo của giun đốt, song đã có thay đổi đáng kể, nhất là nhóm động vật chân khớp cao như côn trùng. Hệ thần kinh của chân khớp gồm có não và hai dây thần
  10. kinh chạy dọc bụng. Não có cấu tạo phức tạp gồm não trước, não giữa và não sau. Não trước (protocerebrum) gồm một thể trung tâm, một cầu não trước, một hay hai thể nấm. Thể nấm là trung khu thần kinh điều khiển các hoạt động bản năng phức tạp (nhất là ở nhóm côn trùng có đời sống xã hội). Não trước còn có liên hệ với trung khu thị giác, điều khiển hoạt động của mắt kép. Não giữa (meso- hay deuterocerebrum) gồm các hạch râu, từ đó có các dây thần kinh điều khiển đôi râu thứ nhất, là trung khu khứu giác và có cầu nối trên hầu. Hai dây thần kinh chạy dọc tạo thành chuỗi hạch thần kinh bụng. Mỗi đôi hạch ứng với một đốt. Từ một đôi hạch
  11. có 3 đôi dây thần kinh: Đôi thứ nhất và đôi thứ 3 ở mặt lưng là đôi dây thần kinh vận động, còn đôi thứ 2 ở mặt bụng là dây cảm giác (đặc điểm phân bố này cũng thấy ở giun đốt và có móc). Não sau (trito- hay metacerebrum) gồm 2 hạch não có cầu nối dưới hầu, là trung khu điều khiển đôi râu thứ 2 của giáp xác và đôi kìm của có kìm. Não sau còn có hệ thần kinh giao cảm miệng - dạ dày, điều khiển phần trước ống tiêu hoá. Trung khu giao cảm là hạch hầu hay một số hạch phụ (giáp xác), hạch trán (côn trùng). Nhìn chung hệ thần kinh giao cảm tiêu giảm nhiều ở nhiều chân và hầu như không có ở có kìm (hình 9.3).
  12. Trong số các giác quan thì mắt kép là sản phẩm riêng của chân khớp. Cấu tạo mỗi mắt kép có nhiều ô mắt (ommatidium). Mỗi ô mắt có phần bao ngoài là màng sừng trong suốt, hình lục giác, tiếp theo là thuỷ tinh thể hình côn, cả 2 bộ phận tạo thành thấu kính của ô mắt. Bên trong là chùm tế bào màng lưới có chức năng cảm nhận ánh sáng liên hệ với trung tâm thần kinh thị giác. Các tế bào này xếp hình hoa thị, bao
  13. quanh thể que do chúng tiết ra, nằm dọc theo trục ô mắt… Bờ bên của từng ô mắt là tế bào sắc tố. Chúng có thể xếp theo 2 kiểu, phù hợp với 2 lối nhìn khác nhau của chân khớp. Ví dụ như mắt của côn trùng hoạt động ban ngày thường có sắc tố phân bố đều và cố định trong các tế bào sắc tố bao quanh ô mắt nên ngăn cách riêng từng ô mắt. Như vậy mỗi tia sáng từ bên ngoài chỉ lọt vào từng ô mắt và chỉ tạo ảnh một điểm trên màng lưới. Tổng hợp tất cả các ảnh sẽ là ảnh khảm (lốm đốm) và với lối nhìn này thì ảnh sẽ rời rạc và kém sắc nét. Còn mắt côn trùng hoạt động ban đêm thì sắc tố có thể di động và thường tập trung về phía trên hay về 2
  14. cực của ô mắt nên không thể ngăn các ô mắt với nhau. Do vậy tế bào mạng lưới của mỗi ô mắt có thể nhận được nhiều tia sáng một lúc (tia chiếu thẳng qua thể thủy tinh và tia chiếu xiên từ các ô mắt khác tới). Nhờ đó ảnh được tạo nên là ảnh chồng và tổng hợp ảnh sẽ ảnh chồng (ảnh chập) nên ảnh sẽ rõ ràng và sắc nét hơn.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2