PHÒNG GD & ĐT ĐÔNG TRIỀU<br />
TRƯỜNG THCS KIM SƠN<br />
<br />
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I<br />
NĂM HỌC 2017-2018<br />
<br />
MÔN: SINH HỌC 7<br />
Ngày kiểm tra: 14/12/2017<br />
(Thời gian làm bài: 45 phút)<br />
Câu 1: (2,5 điểm).<br />
Hãy sắp xếp các động vật sau vào các ngành, các lớp động vật mà em đã<br />
được học: Sán lá gan, châu chấu, mọt gỗ, rươi, trùng sốt rét, ve sầu, muỗi, san<br />
hô, trai sông, tôm.<br />
Câu 2: (2,0 điểm).<br />
Nêu đặc điểm chung của ngành chân khớp? Kể tên 5 động vật thuộc ngành chân<br />
khớp ở địa phương mà em biết và xếp chúng vào các lớp thuộc ngành chân khớp?<br />
Câu 3: (2,0 điểm).<br />
Nêu vai trò thực tiễn của ngành thân mềm? Ví dụ minh họa?<br />
Câu 4: (3,5 điểm).<br />
a) Dựa vào quá trình sinh sản của trùng sốt rét ở máu người hãy giải thích<br />
vì sao người mắc bệnh sốt rét lại bị sốt rét cách nhật?<br />
b) Nêu biện pháp phòng chống bệnh sốt rét?<br />
c) Vì sao bệnh sốt rét thường xuất hiện ở miền núi?<br />
……………………………….Hết…………………………………<br />
<br />
PHÒNG GD & ĐT ĐÔNG TRIỀU<br />
TRƯỜNG THCS KIM SƠN<br />
<br />
Câu<br />
<br />
Câu 1:<br />
(2,5<br />
điểm)<br />
<br />
Câu 2:<br />
(2,0<br />
điểm)<br />
<br />
Câu 3<br />
(2,5<br />
điểm)<br />
<br />
Câu 4:<br />
(3,0<br />
điểm)<br />
<br />
ĐÁP ÁN-BIỂU ĐIỂM CHẤM KIỂM TRA<br />
HỌC KỲ I NĂM HỌC 2017 – 2018<br />
MÔN: SINH HỌC 7<br />
<br />
Nội dung<br />
Sắp xếp đúng các động vật vào các ngành, các lớp động<br />
vật được mỗi ý đúng được 0,25 đ<br />
Ngành giun dẹp: Sán lá gan<br />
mọt gỗ, châu chấu, ve sầu, muỗi thuộc lớp sâu bọ, ngành<br />
chân khớp. Tôm thuộc lớp giáp xác, ngành chân khớp.<br />
rươi thuộc ngành giun đốt<br />
trùng sốt rét thuộc ngành động vật nguyên sinh<br />
san hô thuộc ngành ruột khoang<br />
trai sông thuộc ngành thân mềm<br />
- Đặc điểm chung của ngành chân khớp:<br />
+ Phần phụ phân đốt, các đốt khớp động với nhau.<br />
+ Vỏ cơ thể bằng kitin vừa che chở vừa làm chỗ bám cho<br />
các cơ.<br />
+ Sự phát triển và tăng trưởng gắn liền với các lần lột xác.<br />
- Kể được 5 động vật thuộc ngành chân khớp và xếp<br />
chúng vào các lớp: lớp giáp xác, lớp hình nhện, lớp sâu bọ<br />
* Vai trò của ngành thân mềm:<br />
+ Lợi ích<br />
- Làm thực phẩm cho con người: Trai, ốc, mực…<br />
- Nguyên liệu để xuất khẩu: Mực, sò…<br />
- Làm thức ăn cho động vật: Ốc sên, ốc vặn…<br />
- Làm sạch môi trường nước: Trai sông….<br />
- Làm đồ trang trí, trang sức: Trai (ngọc trai, vỏ trai), ốc (<br />
vỏ ốc)….<br />
+Tác hại:<br />
- Ăn hại cây trồng: Ốc bươu vàng, ốc sên…<br />
- Là động vật trung gian truyền bệnh: Ốc gạo, ốc mút…<br />
<br />
Điểm<br />
2,5<br />
điểm<br />
<br />
0,5<br />
0,5<br />
<br />
0,5<br />
0,5<br />
<br />
0,5 điểm<br />
0,5 điểm<br />
0,5 điểm<br />
<br />
0,5 điểm<br />
0,5 điểm<br />
<br />
a. Vòng đời của trùng sốt rét:<br />
Trùng sốt rét qua muỗi anôphen vào cơ thể người -> chui 0,5 điểm<br />
vào hồng cầu -> lấy chất dinh dưỡng từ hồng cầu và sinh<br />
sản rất nhanh -> phá huỷ hồng cầu<br />
-> chui vào hồng cầu khác.<br />
0,5 điểm<br />
do chu trình sinh sản các cá thể đồng loạt như nhau, nên<br />
sau khi sinh sản chúng cùng lúc phá vỡ hàng tỉ hồng cầu<br />
gây cho bênh nhân hội chứng “lên cơn sốt rét”, mặt khác<br />
chu kì sinh sản của trùng sốt rét là 48h lên cứ cách 2 ngày<br />
người bệnh lại lên cơn sốt rét gọi là sốt rét cách nhật.<br />
b. Biện pháp phòng chống bệnh sốt rét:<br />
<br />
+ Vệ sinh sạch sẽ nơi ở.<br />
+ Đi ngủ thì phải mắc màn.<br />
+ Diệt bọ gậy, muỗi…<br />
<br />
0,5 điểm<br />
0,5 điểm<br />
<br />
c. Bệnh sốt rét hay xảy ra ở miền núi vì:<br />
- Khí hậu ở đây ẩm thấp.<br />
- Ở đây có nhiều muỗi Anôphen.<br />
- Điều kiện vệ sinh ở đây không đảm bảo.<br />
<br />
0,5 điểm<br />
0,5 điểm<br />
<br />
Tổng<br />
<br />
10<br />
<br />