Nghiên cứu Y học <br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013<br />
<br />
ĐẶC ĐIỂM CỦA BỆNH GÚT Ở NGƯỜI LỚN TUỔI <br />
TẠI KHOA NỘI CƠ XƯƠNG KHỚP BỆNH VIỆN THỐNG NHẤT <br />
Hồ Thị Thanh Tâm*, Ngô Thế Hoàng*, Nguyễn Đức Công* <br />
<br />
TÓM TẮT <br />
Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, bệnh lý kèm theo ở bệnh nhân gút lớn tuổi. <br />
Thiết kế nghiên cứu: Tiền cứu, mô tả 44 trường hợp bệnh gút trên 60 tuổi điều trị nội trú tại khoa Nội Cơ <br />
Xương Khớp bệnh viện Thống Nhất từ 3/2012 đến tháng 4/2013. <br />
Kết quả: Trong số 44 bệnh nhân, gồm nam 42 (95,5%), nữ 2 (4,5%). Tỉ lệ nam/nữ: 21/1. Tuổi trung bình <br />
72,5 ± 7,9 tuổi (60‐92). Lâm sàng: đa số bệnh nhân ở giai đoạn gút mạn (86,3%). Bệnh nhân sưng đau nhiều <br />
hơn 2 khớp 81,8%. Chẩn đoán nhầm viêm khớp nhiễm khuẩn 22,7% (10/44 bệnh nhân). Tophi chỉ gặp ở 29,5% <br />
bệnh nhân. Cận lâm sàng: nồng độ axít uric máu trung bình 499,8 ± 97,0 µmol/L; 11,8% đợt cấp gút mạn không <br />
tăng axít uric máu. Tổn thương khớp trên phim X‐quang tỉ lệ hẹp khe khớp 38,6% và khuyết xương chỉ ghi nhận <br />
13,6%. Bệnh lý kèm theo: thường gặp tăng huyết áp 70,5%; thiếu máu cơ tim 40,9%; rối loạn lipid máu 34,1% <br />
và đái tháo đường type 2 29,5%. <br />
Kết luận: Gút ở người lớn tuổi thường mạn tính, đợt cấp dễ chẩn đoán nhầm viêm khớp nhiễm khuẩn. <br />
Kháng sinh và kháng viêm không steroids thường được sử dụng trước khi vào viện. Tăng huyết áp, thiếu máu cơ <br />
tim, rối loạn lipid máu và đái tháo đường type 2 là những bệnh lý thường kết hợp ở bệnh nhân gút lớn tuổi. <br />
Từ khóa: Gút, người lớn tuổi, tophi. <br />
<br />
ABSTRACT <br />
CLINICAL AND LABORATORY FEATURES OF GOUT IN ELDERLY PATIENTS AT THE <br />
RHEUMATIC MUSCULOSKELETAL MEDICINE DEPARTMENT AT THONG NHAT HOSPITAL <br />
Ho Thi Thanh Tam, Ngo The Hoang, Nguyen Duc Cong <br />
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 17 ‐ Supplement of No 3‐ 2013: 270 ‐ 274 <br />
Objective: To describe clinical and laboratory characteristics and diseases associated with gout in elderly <br />
patients. <br />
Subjects and Methods: This prospective study included 44 patients aged 60 years old or older, who were <br />
diagnosed with gout and treated in the Rheumatic Musculoskeletal Medicine Department at Thong Nhat <br />
Hospital during the period from March 2012 to April 2013. <br />
Results: Of the 44 patients, 42 were male (95.5%) and 2 were female (4.5%) and the male/female ratio <br />
was 24/1. The mean age of these patients was 72.5 ± 7.9 years (ranged from 60 to 92). Clinical features: <br />
86.3% patients had chronic gout. 81.8% patients had polyarthritis in 2 or more joints. Misdiagnosed as <br />
septic arthritis 22.7% (10/44 patients). Tophaceous gout developed in 29.5% patients. Laboratory features: <br />
the mean serum uric acid level was 499.8 ± 97.0 µmol/L. 11.8% of exacerbations of chronic gout had no <br />
hyperuricemia. Radiographical abnormalities of bone and joints were joint‐space narrowing 38.6% and <br />
erosive bone lesions 13.6%. Associated medical diseases: Hypertension 70.5%, ischemic heart disease 40.9%, <br />
dyslipidemia 30.1% and diabetes mellitus 29.5%. <br />
Conclusions: Gout in aged patients was most frequently presented in the form of chronic disease and the <br />
* Bệnh viện Thống Nhất TPHCM <br />
Tác giả liên lạc: BSCKII. Ngô Thế Hoàng <br />
<br />
270<br />
<br />
ĐT: 0908418109 <br />
<br />
Email: thekhangngo@gmail.com.vn.<br />
<br />
Hội Nghị Khoa Học Nội Khoa Toàn Quốc năm 2013 <br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013 <br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
diagnosis was often mistaken for pyogenic arthritis. Abusive treatment with NSAIDs and antibiotics was <br />
common. Hypertension, ischemic heart disease, dyslipidemia and diabetes mellitus are often associated with gout <br />
in elderly patients. <br />
Keywords: Gout, elderly patients, tophi. <br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ <br />
Gút là một bệnh chuyển hóa thường gặp, <br />
liên quan đến rối loạn chuyển hóa purine. Hậu <br />
quả tăng axít uric máu kéo dài và lắng đọng tinh <br />
thể urát sodium ở khớp(1,11). Tỉ lệ mắc bệnh gút <br />
có xu hướng tăng lên trong hai thập kỉ qua, <br />
thường xảy ra ở nam giới với tỷ lệ lưu hành là <br />
0,16‐1,36%(9,8). Ở Việt Nam gút là bệnh khá <br />
thường gặp, nhưng do một số biểu hiện của <br />
bệnh lại có thể gặp trong một số bệnh khớp khác <br />
(viêm khớp nhiễm khuẩn, viêm khớp dạng <br />
thấp…) nên dễ bị chẩn đoán nhầm. Do đó, bệnh <br />
nhân phải chịu hậu quả do không được chẩn <br />
đoán sớm và điều trị đúng cách. Bên cạnh <br />
những tổn thương về xương khớp, suy thận <br />
trong giai đoạn muộn đã làm giảm chất lượng <br />
cuộc sống, đặc biệt ở những người lớn tuổi. Tại <br />
bệnh viện Thống Nhất, khoa Nội Cơ Xương <br />
Khớp là khoa mới thành lập với cơ cấu bệnh tật <br />
đa dạng. Thực hiện nghiên cứu này nhằm khảo <br />
sát một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và <br />
các bệnh lý kèm theo ở bệnh nhân gút trên 60 <br />
tuổi. Từ đó, có thể xây dựng kế hoạch điều trị, <br />
nâng cao trình độ chuyên môn góp phần cải <br />
thiện chất lượng cuộc sống bệnh nhân gút lớn <br />
tuổi. <br />
<br />
ĐỐI TƯỢNG ‐ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU <br />
Đối tượng nghiên cứu: tất cả các bệnh nhân <br />
≥60 tuổi được chẩn đoán gút theo tiêu chuẩn <br />
Bennett‐Wood năm 1968, điều trị nội trú tại <br />
khoa Cơ Xương Khớp từ tháng 3/2012 đến tháng <br />
4/2013. Loại trừ các bệnh nhân lú lẫn, suy thận <br />
mạn giai đoạn cuối, gút thứ phát hoặc bệnh <br />
nhân có dùng các thuốc ảnh hưởng đến sự sản <br />
xuất và bài tiết acid uric trong vòng 10 ngày <br />
trước nhập viện. <br />
Phương pháp nghiên cứu: tiền cứu, mô tả <br />
cắt ngang. <br />
<br />
Tiến hành thu thập số liệu theo bệnh án mẫu <br />
và các xét nghiệm đều được thực hiện tại phòng <br />
xét nghiệm bệnh viện Thống Nhất. Xử lý số liệu <br />
bằng phần mềm SPSS 13.0 for Window. <br />
<br />
KẾT QUẢ <br />
Sau 13 tháng thành lập khoa, tại khoa Cơ <br />
Xương Khớp Bệnh viện Thống Nhất chúng tôi <br />
có 44 trường hợp được chẩn đoán gút. Kết quả <br />
như sau: <br />
<br />
Dịch tễ học <br />
Tuổi trung bình 72,5 ± 7,9 tuổi (thấp nhất 60, <br />
cao nhất 92 tuổi). Nam 95,5% (42/44), nữ 4,5% <br />
(2/44). Tỉ lệ nam/ nữ = 21/1. Sống ở thành thị <br />
56,8% (25/44), ở vùng nông thôn 43,2% (19/44). <br />
Thời gian mắc bệnh trung bình 5,8 ± 3,6 năm <br />
(thấp nhất 1 tháng, cao nhất 15 năm). Ghi nhận 1 <br />
trường hợp (2,3%) có người thân mắc bệnh gút. <br />
Bảng 1. Phân bố theo tuổi. <br />
Nhóm tuổi<br />
60 – 69<br />
70 – 79<br />
≥ 80<br />
<br />
n=44 (100%)<br />
15 (34,1)<br />
20 (45,5)<br />
9 (20,5)<br />
<br />
Nhận xét: 79,6% bệnh nhân ở nhóm 60‐79 <br />
tuổi, trên 80 tuổi ít gặp hơn. <br />
Bảng 2. Chẩn đoán và điều trị trước vào khoa. <br />
Chẩn đoán trước khi vào khoa, n=19 (43,2%)<br />
Viêm khớp dạng thấp<br />
2 (10,5)<br />
Thoái hóa khớp<br />
7 (36,8)<br />
Viêm khớp nhiễm khuẩn<br />
10 (52,6)<br />
Thuốc điều trị trước khi vào khoa, n=30 (68,2%)<br />
NSAIDs<br />
14 (46,7)<br />
Corticoides<br />
6 (20,0)<br />
Kháng sinh<br />
10 (33,3)<br />
Thuốc đông y<br />
4 (13,3)<br />
<br />
Nhận xét: chẩn đoán trước khi vào viện <br />
không phải gút 43,2% (trong đó 53,6% viêm <br />
khớp nhiễm khuẩn; 36,8% thoái hóa khớp); <br />
46,7% được sử dụng NSAIDs; 33,3% kháng sinh <br />
và 20% corticoides. <br />
<br />
Hội Nghị Khoa Học Nội Khoa Toàn Quốc năm 2013 <br />
<br />
271<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013<br />
<br />
Nghiên cứu Y học <br />
<br />
Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng <br />
<br />
Các bệnh kèm theo <br />
<br />
Bảng 3. Triệu chứng lâm sàng. <br />
<br />
Bảng 7. Các bệnh lý kèm theo. <br />
<br />
Tại thời điểm nghiên cứu<br />
Sưng đau 1 khớp (bàn ngón chân cái)<br />
Sưng đau 2 khớp (bàn ngón cái, cổ chân<br />
hoặc gối)<br />
<br />
n=44 (100%)<br />
8 (18,2)<br />
<br />
Sưng đau ≥ 3 khớp (bàn ngón cái, cổ chân,<br />
gối và chi trên 2 bên)*<br />
Tophi<br />
<br />
23 (52,3)<br />
13 (29,5)<br />
13 (29,5)<br />
<br />
2 bệnh nhân (4,5%) được chẩn đoán là viêm <br />
khớp dạng thấp. <br />
<br />
Bệnh kèm theo<br />
Tăng huyết áp<br />
Thiếu máu cơ tim<br />
Rối loạn lipid máu<br />
Đái tháo đường type 2<br />
Viêm phế quản mạn<br />
Viêm loét dạ dày tá tràng<br />
<br />
n<br />
31<br />
18<br />
15<br />
13<br />
8<br />
3<br />
<br />
%<br />
70,5<br />
40,9<br />
34,1<br />
29,5<br />
20,5<br />
6,8<br />
<br />
Nhận xét: 81,8% bệnh nhân sưng đau ≥ 2 <br />
khớp. 29,5% bệnh nhân có tophi. <br />
<br />
Nhận xét: Bệnh lý thường gặp cao nhất là <br />
tăng huyết áp, kế tiếp là thiếu máu cơ tim, rối <br />
loạn lipid máu, đái tháo đường type 2 và viêm <br />
phế quản mạn. <br />
<br />
Bảng 4. Acid uric máu. <br />
<br />
BÀN LUẬN <br />
<br />
Tại thời điểm<br />
nghiên cứu<br />
Gút cấp<br />
Đợt cấp gút mạn<br />
Gút mạn<br />
Tổng<br />
<br />
n (%)<br />
6 (13,6)<br />
17 (38,6)<br />
21 (47,7)<br />
44 (100)<br />
<br />
Axít uric Axít uric máu<br />
máu tăng<br />
µmol/L<br />
6 (100)<br />
609,8 ± 59,0<br />
15 (88,2) 523,7 ± 107,8<br />
17 (80,9) 441,8 ± 44,5<br />
38 (86,4) 499,8 ± 97,0<br />
<br />
Nhận xét: Đợt gút cấp mạn và gút mạn <br />
chiếm 86,3%; gút cấp chỉ 13,6%. 86,4% bệnh <br />
nhân có tăng axít uric máu. 11,8% đợt cấp gút <br />
mạn không tăng axit uric máu. Nồng độ axít uric <br />
máu trung bình 499,8 ± 97,0 µmol/L; có sự khác <br />
biệt có ý nghĩa thống kê của nồng độ axít uric <br />
máu giữa gút cấp với gút mạn và giữa đợt cấp <br />
gút mạn với gút mạn (p