Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 <br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
ĐẶC ĐIỂM DỊ VẬT ĐƯỜNG THỞ Ở TRẺ EM ĐƯỢC NỘI SOI <br />
TẠI BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 2 <br />
Trần Lan Anh*, Phạm Thị Minh Hồng** <br />
<br />
TÓM TẮT <br />
Mục tiêu: Mô tả đặc điểm dịch tễ, lâm sàng, cận lâm sàng và điều trị dị vật đường thở (DVĐT) ở trẻ em tại <br />
Bệnh viện Nhi đồng 2 – TP HCM. <br />
Phương pháp: mô tả hàng loạt trường hợp. <br />
Kết quả: Từ tháng 01 năm 2008 đến tháng 6 năm 2013, tại Bệnh viện Nhi đồng 2 Thành phố Hồ Chí Minh <br />
có 60 trẻ bị DVĐT được nội soi gắp dị vật. 88,3% trẻ dưới 3 tuổi. Tỉ lệ nam/nữ là 1,9/1. Lý do vào viện: 26,7% <br />
có liên quan hít sặc dị vật. 86,7% trẻ DVĐT khai thác được bệnh sử liên quan đến dị vật. Triệu chứng lâm sàng <br />
bao gồm ho (31,7%), ran phổi (60%), khò khè (30%), giảm phế âm một bên (30%). Các hình ảnh tổn thương trên <br />
X‐quang ngực: ứ khí bất thường 45,6%, xẹp phổi 19,3%, dị vật cản quang 10,5%. Có 7 bệnh nhi được chụp CT <br />
scan ngực và 4 trường hợp thấy được dị vật. Về điều trị: 60,3% gắp được dị vật trong vòng 3 ngày đầu vào viện, <br />
gắp thành công lần soi đầu 83,3%. 81,6% dị vật có nguồn gốc từ thức ăn, chủ yếu là các loại hạt; các dị vật khác <br />
bao gồm bút bi (5%), đồ chơi (1,7%), cannula (1,7%). Vị trí dị vật: 68,3% dị vật nằm ở phế quản, 46,6% nằm ở <br />
phế quản gốc bên phải. Điều trị khác: kháng sinh (93,4%), thuốc giãn phế quản (28,4%), kháng viêm (70%), thở <br />
oxy (25%), CPAP (3,3%), thở máy (3,3%). Vào thời điểm nhập viện có 48,3% DVĐT bị chẩn đoán nhầm với <br />
các bệnh lý hô hấp khác. <br />
Kết luận: Cần chú ý khai thác kỹ bệnh sử DVĐT ở những trẻ có triệu chứng hô hấp khởi phát đột ngột hoặc <br />
không đáp ứng với điều trị các bệnh lý hô hấp khác. Nên nội soi phế quản sớm ở những trẻ có nghi ngờ dị vật <br />
dựa trên bệnh sử và lâm sàng. <br />
Từ khóa: dị vật đường thở trẻ em <br />
<br />
ABSTRACT <br />
FOREIGN BODIES ASPIRATION IN CHILDREN AT CHILDREN’ S HOSPITAL No2 <br />
Tran Lan Anh, Pham Thi Minh Hong <br />
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 ‐ Supplement of No 1 ‐ 2014: 459 ‐ 463 <br />
Objectives: To determine the epidemiological, clinical, paraclinical and treatment characteristics in children <br />
diagnosed foreign bodies aspiration by bronchial endoscopy in Children’s Hospital N0 2. <br />
Methods: case series <br />
Results: From January 2008 to June 2013, 60 children diagnosed foreign bodies aspiration by bronchial <br />
endoscopy were recruited, 88.3% of them was under 3 years, and male/females ratio 1.9/1.The chief complaint <br />
related to foreign body aspiration was found in 26.7% of cases, and history of foreign body aspiration was found <br />
in 86.7%. Clinical signs were cough (31.7%), rales (60%), wheezing (30%), decreased breath sound over the <br />
involved hemithorax (30%). The chest radiographic abnormalities were seen including unilateral air trapping <br />
(45.6%), atelectasis (19.3%), and radiopaque objects (10.5%). There were 7 patients indicated chest CT scan and <br />
4 of them revealed foreign bodies. There were 60.3% of patients extracted successfully within 3 days after <br />
admission. The rate of foreign bodies removed completely in the first time of bronchoscopy was 83.3%. Foreign <br />
* Bệnh viện Đa khoa tỉnh Khánh Hòa, ** Bộ môn Nhi, Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh <br />
Tác giả liên lạc: BS. Trần Lan Anh ĐT: 0982982130<br />
Email: bstranlananh@gmail.com <br />
<br />
Nhi Khoa<br />
<br />
459<br />
<br />
Nghiên cứu Y học <br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014<br />
<br />
bodies were classified as foods (81.6%) in which seeds were the most common objects, parts of pens (5%), toys <br />
(1.7%), and cannula (1.7%). Foreign bodies were found at the main stem bronchi in 68.3%, and 46.6% of the <br />
cases, foreign bodies located in the right main stem bronchus. The other supportive treatments included <br />
antibiotics (93.4%), bronchodilators (28.4%), anti‐inflammation (70%), oxygen therapy (25%), CPAP (3.3%), <br />
and mechanical ventilation (3.3%). At the time of admission, there were 48.3% of cases misdiagnosed. <br />
Conclusions: A history of foreign body aspiration should be carefully considered from the caretakers in <br />
children with acute respiratory symptoms, and bronchoscopy should be indicated in children suggested foreign <br />
body aspiration based on history and clinical examination. <br />
Key words: Foreign body aspiration in children <br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ <br />
Dị vật đường thở (DVĐT) là một cấp cứu <br />
thường gặp, 80% xảy ra ở trẻ em đặc biệt là <br />
nhóm trẻ dưới 3 tuổi(1,11). Chẩn đoán sớm là yếu <br />
tố quan trọng quyết định điều trị và giảm thiểu <br />
biến chứng. Chẩn đoán DVĐT ở trẻ em dễ nhầm <br />
do bệnh sử hít dị vật không phải lúc nào cũng <br />
ghi nhận được, trong khi các triệu chứng lâm <br />
sàng và X‐quang thường không điển hình(7,9,12). <br />
Chúng tôi thực hiện đề tài này nhằm tìm <br />
hiểu đặc điểm dịch tễ, lâm sàng, cận lâm sàng, <br />
kết quả nội soi phế quản điều trị DVĐT ở trẻ em <br />
và nhận xét những trường hợp bị chẩn đoán <br />
nhầm, góp phần chẩn đoán DVĐT sớm nhằm <br />
điều trị đúng và kịp thời cho trẻ. <br />
<br />
ĐỐI TƯỢNG ‐ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU <br />
<br />
phần mềm thống kê SPSS 16.0. Biến định tính: <br />
tính tần suất và tỷ lệ phần trăm. Biến định <br />
lượng: tính trung bình và độ lệch chuẩn. <br />
<br />
KẾT QUẢ <br />
Trong thời gian từ tháng 01/2008 đến 6/2013 <br />
tại Bệnh viện Nhi đồng 2,có 63 trường hợp bệnh <br />
nhi DVĐT, trong đó 3 trường hợp không nội soi <br />
bao gồm: 1 trường hợp tử vong sau sặc hạt đậu <br />
phộng, 1 trường hợp sặc cá viên chiên suy hô <br />
hấp nặng để lại di chứng não, 1 trường hợp tự <br />
ho bắn vỏ hạt hướng dương ra ngoài; 60 trường <br />
hợp còn lại đã nội soi gắp được dị vật với các <br />
đặc điểm được trình bày như sau <br />
<br />
Về dịch tễ <br />
Tuổi: ≤ 12 tháng (16,7%), 1 – ≤ 3 tuổi (71,6%), <br />
> 3 tuổi (11,7%). <br />
65% nam và 35% nữ, tỷ lệ nam/nữ: 1,9/1. <br />
<br />
Thiết kế nghiên cứu <br />
<br />
76,7% trẻ cư ngụ ở tỉnh và 23,3% ở TP HCM. <br />
<br />
Mô tả loạt trường hợp <br />
<br />
Đối tượng nghiên cứu <br />
<br />
Về lâm sàng và cận lâm sàng <br />
<br />
Tất cả trẻ ≤ 15 tuổi nhập viện tại Bệnh viện <br />
Nhi đồng 2 được chẩn đoán DVĐT. <br />
<br />
26,7% các trường hợp vào viện vì lý do có <br />
liên quan hít sặc dị vậtbao gồm: tuyến dưới <br />
chuyển đến với chẩn đoán DVĐT, hít sặc, thở rít <br />
và tụt cannula. <br />
<br />
Dân số chọn mẫu <br />
Tất cả trẻ ≤ 15 tuổi nhập viện tại Bệnh viện <br />
Nhi đồng 2, được chẩn đoán DVĐT và nội soi <br />
gắp được dị vật, từ 01/01/2008 đến 30/6/2013. <br />
<br />
Kỹ thuật chọn mẫu <br />
Chọn mẫu không xác suất, lấy trọn tất cả <br />
trường hợp thỏa tiêu chí chọn bệnh từ <br />
01/01/2008 đến 30/6/2013. <br />
<br />
Xử lý dữ liệu <br />
Số liệu được mã hóa, nhập và xử lý bằng <br />
<br />
460<br />
<br />
Có 52 ca (86,7%) khai thác được bệnh sử gợi <br />
ý mắc dị vật. Phòng khám ngoại trú của bệnh <br />
viện là nơi khai thác được bệnh sử gợi ý dị vật <br />
cao nhất là 36 trường hợp, chiếm tỷ lệ 60%. <br />
Về hoàn cảnh mắc dị vật thì 70% xảy ra lúc <br />
đang ăn, 10% khi đang chơi, 3,3% ngậm đầu bút, <br />
1,7% tụt cannula mở khí quản và 15% không rõ <br />
hoàn cảnh mắc dị vật. <br />
Tỷ lệ bệnh nhi đến bệnh viện trong 24 giờ <br />
sau mắc dị vật là 15%, 1 – ≤ 3 ngày là 23,3%, 3 ‐ ≤ <br />
<br />
Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản và Bà Mẹ Trẻ em <br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 <br />
7 ngày là 21,7%, sau 7 ngày chiếm 25% và 15% <br />
không rõ thời gian mắc dị vật. <br />
Bảng 1: Đặc điểm lâm sàng khi vào viện <br />
Lý do vào viện<br />
Ho kéo dài<br />
Khó thở<br />
Khò khè<br />
Ho<br />
Bệnh viện khác chuyển với chẩn đoán DVĐT<br />
Hít sặc<br />
BV khác chuyển với chẩn đoán viêm phổi<br />
Khàn tiếng kéo dài<br />
Khò khè kéo dài<br />
Sốt<br />
Thở rít<br />
Bệnh viện khác chuyển với chẩn đoán hen<br />
Tụt cannula<br />
Triệu chứng lâm sàng<br />
Ran phổi<br />
Ho<br />
Khò khè<br />
Giảm phế âm 1 bên phổi<br />
Rút lõm lồng ngực<br />
Khàn tiếng<br />
Thở rít<br />
Sốt<br />
Co kéo liên sườn<br />
Tím tái<br />
Thở nhanh<br />
Nôn ói<br />
Tiếng rít bất thường ở phổi<br />
Đau ngực<br />
Đau họng<br />
Khạc ra máu<br />
Cơn tím, vã mồ hôi, bứt rứt khi di chuyển<br />
Cánh mũi phập phồng<br />
Lồng ngực xẹp 1 bên<br />
Tiếng rít thanh quản<br />
<br />
n Tỉ lệ %<br />
9<br />
15<br />
9<br />
15<br />
8 13,3<br />
7 11,7<br />
7 11,7<br />
6<br />
10<br />
3<br />
5<br />
3<br />
5<br />
3<br />
5<br />
2<br />
3,3<br />
2<br />
3,3<br />
1<br />
1,7<br />
1<br />
1,7<br />
36<br />
19<br />
18<br />
18<br />
17<br />
14<br />
10<br />
5<br />
5<br />
5<br />
4<br />
2<br />
2<br />
1<br />
1<br />
1<br />
1<br />
1<br />
1<br />
1<br />
<br />
60<br />
31,7<br />
30<br />
30<br />
28,3<br />
23,3<br />
16,7<br />
8,3<br />
8,3<br />
8,3<br />
6,6<br />
3,3<br />
3,3<br />
1,7<br />
1,7<br />
1,7<br />
1,7<br />
1,7<br />
1,7<br />
1,7<br />
<br />
Có 57 trường hợp có chụp X quang ngực, <br />
chiếm tỉ lệ 95%. <br />
7 trường hợp (11,4%) chụp CT scan ngực <br />
trong đó 5 trường hợp chụp trước và 2 trường <br />
hợp chụp sau khi nội soi gắp dị vật. Thấy dị vật <br />
trên CT scan 4 trường hợp đều ở phế quản gốc <br />
trái. Các tổn thương phổi kèm theo: ứ khí, đông <br />
đặc, xẹp phổi, đẩy lệch trung thất, viêm mô kẽ <br />
phổi và hạch phì đại cạnh phế quản. <br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Bảng 2: Đặc điểm X‐quang ngực <br />
Đặc điểm X-quang ngực<br />
<br />
n = Tỉ lệ %<br />
57<br />
Ứ khí bất thường<br />
10<br />
17,5<br />
Ứ khí bất thường + Viêm phổi<br />
10<br />
17,5<br />
Viêm phổi<br />
9<br />
15,8<br />
Bình thường<br />
8<br />
14<br />
Xẹp phổi<br />
4<br />
7<br />
Ứ khí bất thường + Viêm phổi + Xẹp phổi<br />
4<br />
7<br />
Viêm phế quản<br />
3<br />
5,3<br />
Viêm phổi + Xẹp phổi + Tràn khí màng phổi<br />
2<br />
3,5<br />
Dị vật cản quang<br />
2<br />
3,5<br />
Dị vật cản quang + Ứ khí<br />
2<br />
3,5<br />
Dị vật cản quang + Xẹp phổi<br />
1<br />
1,8<br />
Dị vật cản quang + ½ dưới khí quản hẹp<br />
1<br />
1,8<br />
Viêm phổi + Khí quản và carina bị đẩy lệch P 1<br />
1,8<br />
<br />
Về điều trị <br />
Thời điểm nội soi gắp dị vật sau vào viện <br />
ngắn nhất1 giờ, dài nhất 28 ngày, trung bình 4,9 <br />
ngày. 33,3% các trường hợp gắp dị vật trong 24 <br />
giờ vào viện và 21% gắp sau 7 ngày vào viện. <br />
83,3% gắp được dị vật trong lần nội soi đầu. <br />
81,6% dị vật từ thức ăn mà nhiều nhất các <br />
loại hạt (51,6%), xương (23,3%) và thức ăn khác <br />
(6,7%). Các dị vật khác bao gồm bút bi (5%), đồ <br />
chơi (1,7%), cannula (1,7%), bóng đèn (1,7%), <br />
mảnh ni lon (1,7%), và 6,6% dị vật không rõ tên. <br />
68,3% các trường hợp dị vật nằm ở phế <br />
quản, bên phải 46,6%, bên trái 21,7%. Các vị trí <br />
khác như thanh môn 5%, hạ thanh môn 13,35, <br />
khí quản 11,7% và phế quản trung gian 1,7%. <br />
31,6% các trường hợp có hỗ trợ hô hấp: Oxy <br />
(25%), CPAP (3,3%) và thở máy (3,3%).93,4% có <br />
điều trị kháng sinh, 70% điều trị kháng viêm, <br />
28,4% có dùngthuốc giãn phế quản. <br />
<br />
Về nhóm dị vật bị chẩn đoán nhầm <br />
Trong 60 trường hợp DVĐT, có 29 trường <br />
hợp (48,3%) chẩn đoán nhầm bệnh lý khác. <br />
72,4% các trường hợp chẩn đoán nhầm có bệnh <br />
sử mắc dị vật. <br />
Ứ khí 15 ca (51,7%), xẹp phổi 5 (17,2%), <br />
trong đó 3 ca xẹp phổi ngay từ khi vào viện, 2 <br />
ca xẹp sau điều trị hướng viêm phổi, viêm <br />
thanh khí quản. <br />
Bảng 3: Triệu chứng lâm sàng tại thời điểm nghi ngờ <br />
<br />
Nhi Khoa<br />
<br />
461<br />
<br />
Nghiên cứu Y học <br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014<br />
<br />
dị vật của nhóm DVĐT bị chẩn đoán nhầm <br />
Triệu chứng<br />
n = 29<br />
Ran phổi<br />
21<br />
Khò khè<br />
13<br />
Ho<br />
9<br />
Khàn tiếng<br />
9<br />
Rút lõm lồng ngực<br />
9<br />
Giảm phế âm một bên phổi<br />
9<br />
Thở rít(*)<br />
5<br />
Sốt<br />
4<br />
Tím tái<br />
3<br />
Nôn ói<br />
2<br />
Co kéo liên sườn<br />
2<br />
Thở nhanh<br />
1<br />
(**)<br />
Cơn tím, vã mồ hôi, bứt rứt khi di chuyển<br />
1<br />
Tiếng rít thanh quản<br />
1<br />
Lồng ngực xẹp một bên<br />
<br />
1<br />
<br />
Tỉ lệ %<br />
72,4<br />
44,8<br />
31<br />
31<br />
31<br />
31<br />
17,2<br />
13,8<br />
10,3<br />
6,9<br />
6,9<br />
3,4<br />
3,4<br />
3,4<br />
3,4<br />
<br />
(*)<br />
<br />
5 ca thở rít, kèm suy hô hấp, không cải thiện với điều trị <br />
hướng viêm thanh khí quản. (**) 1 ca có cơn tím, vã mồ hôi, <br />
bứt rứt khi di chuyển ghi nhận được trong quá trình theo <br />
dõi, trường hợp này kết quả nội soi DV là vỏ hạt hướng <br />
dương di động, nằm ở khí quản. <br />
<br />
Bảng 4: Hình ảnh X‐quang ngực nhóm DVĐT bị <br />
chẩn đoán nhầm <br />
Hình ảnh<br />
n = 29<br />
Viêm phổi<br />
8<br />
Ứ khí bất thường + Viêm phổi<br />
8<br />
Ứ khí bất thường<br />
4<br />
Ứ khí bất thường + Viêm phổi + Xẹp phổi<br />
3<br />
Bình thường<br />
3<br />
Viêm phổi + Xẹp phổi + Tràn khí màng phổi<br />
1<br />
Viêm phế quản<br />
1<br />
Xẹp phổi<br />
1<br />
<br />
Tỉ lệ %<br />
27,6<br />
27,6<br />
13,8<br />
10,4<br />
10,4<br />
3,4<br />
3,4<br />
3,4<br />
<br />
5 trường hợp chụp CT scan ngực trước nội <br />
soi thấy được dị vật 4 trường hợp. <br />
<br />
BÀN LUẬN <br />
Đặc điểm về tuổi, giới, nơi cư trú, hoàn cảnh <br />
mắc dị vật trong nghiên cứu của chúng tôi <br />
tương đương với các nghiên cứu khác(5,14). DVĐT <br />
tập trung ở trẻ 1 ‐ 3 tuổi và 70% xảy ra lúc đang <br />
ăn bởi vì ở giai đoạn này trẻ chưa đủ răng để <br />
nghiền nát thức ăn, hay khóc, cười đùa, chạy <br />
nhảy trong khi ăn; thêm vào đó ở lứa tuổi này <br />
trẻ đã tự đi lại được, hay cho thức ăn, đồ chơi <br />
vào miệng, trong khi phản xạ bảo vệ đường hô <br />
hấp tránh vật lạ xâm nhập chưa hoàn hảo(3). <br />
<br />
462<br />
<br />
Về triệu chứng lâm sàng thì triệu chứng cơ <br />
năng ho và khò khè hay gặp với tỷ lệ là 31,7% và <br />
30%, tương đương kết quả của tác giả Lương <br />
Minh Hương(8). Nghiên cứu chúng tôi cho kết <br />
quả 45% bệnh nhi có triệu chứng lâm sàng gợi ý <br />
có dị vật như giảm phế âm một bên phổi, thở rít, <br />
tiếng rít bất thường phổi, xẹp một bên phổi, cơn <br />
tím khi di chuyển trẻ. <br />
Trên phim X‐quang ngực hình ảnh dị vật <br />
cản quang gặp 6 ca (10%), tương đương với kết <br />
quả của Nguyễn Thái Sơn(10),Chik K K(2). Ở trẻ <br />
em thì dị vật phần lớn là chất hữu cơ không cản <br />
quang nên tỉ lệ thấy trực tiếp dị vật trên phim X‐<br />
quang ngực thấp, các hình ảnh gián tiếp gợi ý <br />
tắc nghẽn một phần đường thở là ứ khí, xẹp <br />
phổi, đẩy lệch khí quản, trung thất. Ngoài ra còn <br />
thấy tổn thương do biến chứng dị vật hay bệnh <br />
kèm. <br />
CT scan ngực áp dụng trong những trường <br />
hợp chẩn đoán không rõ ràng hay nghi có bất <br />
thường bẩm sinh đường hô hấp, hoặc chụp CT <br />
scan ngực để đánh giá lại dị vật và biến chứng ở <br />
những trường hợp đã gắp dị vật mà còn tồn tại <br />
triệu chứng trên lâm sàng hay X‐quang ngực. <br />
Loại dị vật chủ yếu là từ thức ăn (81,6%) mà <br />
phần lớn là các loại hạt, tiếp theo là các mảnh <br />
xương. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của <br />
các tác giả khác(2,8,14). <br />
<br />
Về các trường hợp bị cẩn đoán nhầm <br />
Trong nhóm DVĐT chẩn đoán nhầm 72,4% <br />
các trường hợp có bệnh sử mắc dị vật, thời điểm <br />
khai thác bệnh sử gợi ý dị vật khi vào khoa điều <br />
trị và sau một thời gian điều trị là 55,2%. Như <br />
vậy, không phải lúc nào thân nhân bệnh nhi <br />
cũng chú ý đến bối cảnh mắc dị vật để thông tin <br />
cho thầy thuốc, việc nghĩ tới để chú ý khai thác <br />
giúp ích rất nhiều cho chẩn đoán và điều trị. <br />
Trong nhóm này, các triệu chứng lâm sàng <br />
gợi ý tắc ngẽn đường thở là: giảm phế âm, thở <br />
rít, tiếng rít thanh quản, lồng ngực xẹp một <br />
bên, cơn tím vã mồ hôi bứt rứt khi di chuyển. <br />
Nếu có xuất hiện thêm triệu chứng gợi ý trong <br />
diễn tiến bệnh, hoặc điều trị bệnh theo chẩn <br />
<br />
Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản và Bà Mẹ Trẻ em <br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 <br />
đoán ban đầu không thuyên giảm thì cần nghĩ <br />
đến DVĐT ngay cả khi không khai thác được <br />
bệnh sử mắc dị vật. Tác giả FrançoisM nội soi <br />
50 ca viêm phổi tái diễn nhiều lần thì có 6 ca <br />
phát hiện dị vật(6). <br />
Về đặc điểm X‐quang ngực của nhóm này có <br />
các hình ảnh gợi ý DVĐT như: ứ khí, xẹp phổi. <br />
Bởi vì hầu hết dị vật ở trẻ em là loại không cản <br />
quang nên chỉ thấy những dấu hiệu của biến <br />
chứng của dị vật như nhiễm trùng và tắc nghẽn <br />
khí(4,9,13). Có 3 trường hợp trong nhóm này có <br />
hình ảnh X‐quang ngực bình thường, gặp trong <br />
trường hợp dị vật không cản quang và không <br />
gây biến chứng. Do đó, nếu nghi ngờ DVĐT qua <br />
bệnh sử và lâm sàng thì nên nội soi để chẩn <br />
đoán và điều trị dù không tổn thương trên phim <br />
X‐quang ngực. <br />
CT scan ngực có giá trị trong chẩn đoán DV, <br />
các tổn thương phổi và giúp chẩn đoán phân <br />
biệt với các trường hợp dị tật đường thở hay bất <br />
thường mạch máu. Nhưng không được làm <br />
thường qui vì giá thành cao, mức độ ăn tia X và <br />
sự hợp tác của bệnh nhi. Phương pháp nội soi <br />
phế quản vừa có giá trị chẩn đoán lại vừa điều <br />
trị đặc hiệu DVĐT. <br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO <br />
1.<br />
<br />
Barnett P (2006). Inhaled foreign body. Text book of Pediatric <br />
emergecy medicine, pp 13‐15. <br />
Chik KK (2009). Foreign Body aspiration in Hong Kong <br />
Chinese Children. Hong Kong Med J, 15(1): 06‐11. <br />
Committee on Injury, Violence, and Poison Prevention (2010). <br />
Prevention of choking among children. Pediatrics, 125(3): 601. <br />
Eren S, Balci AE, et al (2003). Foreign body aspiration in <br />
children: experience of 1160 cases. Ann Trop Paediatr, <br />
23(1): 31. <br />
Even L, Lea E, et al (2005). Diagnostic evaluation of foreign <br />
body aspiration in children: a prospective study. J Pediatr <br />
Surg, 40(7): 1122. <br />
Francoism, Thach‐Toan, et al (1985). Endoscopy for <br />
exploration for foreign bodies of the lower respiratory tract of <br />
the child. Apropos of 668 cases. Ann Otolaryngol Chir <br />
Cervicofac, 102(6): 433. <br />
Louie MC, Bradin S (2009). Foreign body ingestion and <br />
aspiration.Pediatr Rev, 30(8): 295. <br />
Lương Thị Minh Hương (2009). Hình thái lâm sàng và kết <br />
quả điều trị dị vật đường thở tại bệnh viện Tai Mũi Họng <br />
Trung ương. Y học thực hành, 666(6): 26‐28. <br />
Mehta S, et al (2006). Guidelines for Removal of Foreign <br />
Bodies in Pediatric Airway. JK – Practitioner, 13(1): 18‐22. <br />
Nguyễn Thái Sơn (2008). Đặc điểm dịch tễ học, lâm sàng, kết <br />
quả nội soi hô hấp ở trẻ em bị dị vật đường thở tại Bệnh viện <br />
Nhi đồng 1 năm 2007. Y học Thành phố Hồ Chí Minh, 12(4): <br />
263–266. <br />
Nguyễn Văn Đức (2008). Dị vật đường thở. Tai Mũi Họng, <br />
quyển 2, tr: 296‐303. Nxb Y học. <br />
Tan HK, Brown K, el al (2000). Airway foreign bodies (FB): a <br />
10‐year review. Int J Pediatr Otorhinolaryngol, 56(2): 91. <br />
Tokar B, Ozkan R, et al (2004). Tracheobronchial foreign <br />
bodies in children: importance of accurate history and <br />
plain chest radiography in delayed presentation. Clin <br />
Radiol, 59(7): 609. <br />
Vitor C, et al (2003). Foreign body in children’s airways. J. <br />
Pneumologia, 29(3): 102‐112. <br />
<br />
2.<br />
3.<br />
4.<br />
<br />
5.<br />
<br />
6.<br />
<br />
7.<br />
8.<br />
<br />
9.<br />
10.<br />
<br />
11.<br />
12.<br />
13.<br />
<br />
KẾT LUẬN <br />
Cần chú ý khai thác kỹ bệnh sử gợi ý mắc <br />
DVĐT ở những trẻ có triệu chứng hô hấp khởi <br />
phát đột ngột hoặc không đáp ứng với điều trị <br />
các bệnh lý hô hấp khác. Nên nội soi phế quản <br />
sớm ở những trẻ có nghi ngờ dị vật dựa trên <br />
bệnh sử và lâm sàng. <br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
14.<br />
<br />
<br />
Ngày nhận bài báo: 31/10/2013 <br />
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 05/11/2013 <br />
Ngày bài báo được đăng: 05/01/2014 <br />
<br />
<br />
<br />
Nhi Khoa<br />
<br />
463<br />
<br />