intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nhận xét kết quả điều trị người bệnh có dị vật đường thở điều trị tại Trung tâm Hô hấp Bệnh viện Bạch Mai

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:10

5
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết trình bày mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và nhận xét kết quả điều trị người bệnh dị vật đường thở điều trị tại Trung tâm Hô hấp Bệnh viện Bạch Mai Đối tượng và phương pháp nghiêm cứu: Nghiên cứu mô tả 70 trường hợp được chẩn đoán và điều trị dị vật đường thở tại Trung tâm Hô hấp - Bệnh viện Bạch Mai từ 01/2019 đến 08/2023.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nhận xét kết quả điều trị người bệnh có dị vật đường thở điều trị tại Trung tâm Hô hấp Bệnh viện Bạch Mai

  1. NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SỐ 137 | TẬP 1 | 2023 | TẠP CHÍ Y HỌC LÂM SÀNG NHẬN XÉT KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ NGƯỜI BỆNH CÓ DỊ VẬT ĐƯỜNG THỞ ĐIỀU TRỊ TẠI TRUNG TÂM HÔ HẤP BỆNH VIỆN BẠCH MAI Nguyễn Thị Linh1 TÓM TẮT Lê Hoàn1 Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và nhận xét kết quả điều trị người bệnh dị vật đường thở điều trị tại 1 Trường Đại học Y Hà Nội Trung tâm Hô hấp Bệnh viện Bạch Mai Đối tượng và phương pháp nghiêm cứu: Nghiên cứu mô tả 70 trường hợp được chẩn đoán và điều trị dị vật đường thở tại Trung tâm Hô hấp - Bệnh viện Bạch Mai từ 01/2019 đến 08/2023. Kết quả: Hầu hết các trường hợp dị vật đường thở có thể được loại bỏ bằng nội soi phế quản ống mềm hoặc nội soi phế quản ống cứng, tuy nhiên một vài trường hợp cần đến can thiệp phẫu thuật lồng ngực do biến chứng dị vật gây nên. Với 70 người bệnh được chẩn đoán dị vật đường thở, nội soi phế quản ống mềm loại bỏ thành công 63 trường hợp; nội soi phế quản ống cứng chỉ cần thiết trong 6 trường hợp và 1 trường Tác giả chịu trách nhiệm hợp can thiệp phẫu thuật cắt thùy phổi cầm máu và lấy dị vật. Nguyễn Thị Linh Kết luận: Nội soi phế quản ống mềm có tỷ lệ thành công Trường Đại học Y Hà Nội cao (90%) trong việc loại bỏ dị vật đường thở và có thể được Email: coi là thủ thuật ban đầu được ưa chuộng để xử trí dị vật đường nguyenlinhmoon.hmu36@gmail.com thở ở người lớn. Nội soi ống cứng và phẫu thuật lồng ngực đặt ra khi nội soi ống mềm thất bại. Ngày nhận bài: 21/8/2023 Ngày phản biện: 27/9/2023 Từ khóa: dị vật đường thở, người lớn, nội soi phế quản, nội Ngày đồng ý đăng: 9/10/2023 soi phế quản ống mềm. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ đầu tiên được mô tả bởi Gustav Killian 1898, khi ông báo cáo cách ông sử dụng ống soi khí quản Dị vật đường thở (DVĐT) không thường đầu tiên và một cặp kẹp để lấy xương lợn ra khỏi gặp, tuy nhiên đây là tình trạng cấp cứu y khoa, đường thở của một nông dân người Đức(5). đe dọa tính mạng người bệnh, có thể ngừng thở Điều này đã thay đổi hoàn toàn việc chẩn đoán dẫn tới tử vong [1–4]. Các biến chứng nghiêm và điều trị đối với dị vật đường thở [5,6]. Trong trọng như hình thành mô hạt, viêm phổi tái phát, những năm gần đây, nhiều nghiên cứu cho thấy áp xe phổi, xẹp phổi và sẹo hẹp phế quản có thể việc sử dụng nội soi phế quản (NSPQ) ống mềm xảy ra trong trường hợp chẩn đoán và lấy dị vật đã trở thành phương pháp đầu tay để loại bỏ dị muộn. Loại bỏ dị vật đường thở qua nội soi lần vật đường thở cùng với các dụng cụ hỗ trợ: ống Tạp chí Y học lâm sàng | jocm@bachmai.edu.vn | www.jocm.vn Trang 223
  2. TẠP CHÍ Y HỌC LÂM SÀNG | 2023 | SỐ 137 | TẬP 1 hút, kìm, giỏ, thòng lọng, nam châm, áp lạnh, phân biệt dị vật đường thở, đánh giá sơ bộ vị trí đốt điện đông [3,5–8]. Nội soi phế quản ống và đặc điểm dị vật, biến chứng do dị vật. cứng và phẫu thuật có thể là phương pháp dự 2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ phòng trong trường hợp nội soi phế quản ống mềm thất bại [6,9]. - Bệnh nhân không đủ dữ liệu nghiên cứu. Các nghiên cứu về dị vật đường thở đã bắt 2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu đầu được thực hiện từ cuối thế kỷ XVIII bởi các - Thời gian: nghiên cứu hồi cứu: tháng 1 tác giả nước ngoài như Louis, Edison, G. Kilian, năm 2019 – tháng 10 năm 2022, nghiên cứu tiến Chevalier - Jackson... [5,6] và các tác giả trong cứu: tháng 11 năm 2022 – tháng 9 năm 2023. nước như Lương Sĩ Cần, Nguyễn Văn Đức, Phạm - Địa điểm: Trung tâm Hô hấp – Bệnh viện Khánh Hòa, Ngô Ngọc Liễn, Nguyễn Chi Lăng, Bạch Mai. Lê Xuân Cành, Lương Thị Minh Hương, Nguyễn Lê Nhật Minh,… [9–14] nghiên cứu các phương 2.3. Phương pháp nghiên cứu pháp loại bỏ dị vật đường thở: Nội soi phế quản 2.3.1. Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu mô ống cứng, nội soi phế quản ống mềm. Tuy vậy, tả hồi cứu và tiến cứu. sự phổ biến của các kỹ thuật nội soi phế quản với sự phát triển của các dụng cụ can thiệp, nghiên 2.3.2. Cỡ mẫu nghiên cứu: Cỡ mẫu thuận cứu về dị vật đường thở và các phương pháp tiện lấy dị vật đường thở là vấn đề được quan tâm. 2.3.3. Các bước tiến hành nghiên cứu: Chúng tôi thực hiện nghiên cứa này nhằm mô a. Nghiên cứu tiến cứu tả đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng, và nhân xét kết quả điều trị người bệnh dị vật đường thở. Bước 1: Lựa chọn người bệnh tham gia nghiên cứu 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP + Nghi ngờ có dị vật đường thở 2.1. Đối tượng nghiên cứu + Đồng ý tham gia nghiên cứu Các bệnh nhân được chẩn đoán xác định dị vật đường thở bằng nội soi phế quản và điều Bước 2: Hỏi bệnh và thăm khám, khai thác trị tại trung tâm Hô Hấp bệnh viện Bạch Mai từ thông tin, thu thập theo mẫu bệnh án nghiên tháng 01 năm 2019 đến tháng 8 năm 2023. cứu 2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân + Hành chính: Họ tên, tuổi, giới, địa chỉ - Nghiên cứu tiến cứu: Người bệnh (NB) hoặc + Lý do vào viên người giám hộ đồng ý tham gia nghiên cứu. + Bệnh sử: Thời gian, hoàn cảnh mắc dị vật - Thông tin người bệnh được giữ bí mật và (nếu có), diễn biến bệnh, điều trị và can thiệp chỉ phục vụ mục đích nghiên cứu khoa học. trước vào viện - Có bệnh án ghi chép đầy đủ về hành chính + Tiền sử: những bệnh đã mắc và đang điều và chuyên môn: diễn biến bệnh, biên bản nội trị, ho sặc, mắc dị vật soi phế quản, gắp dị vật, tình trang bệnh nhân + Khám lâm sàng: triệu chứng toàn thân, trước và sau gắp dị vật. triệu chứng cơ năng và thực thể: hội chứng xâm - Có phim chụp XQ ngực thẳng và/hoặc nhập, hội chứng nhiễm trùng, hội chứng đông CLVT lồng ngực chẩn đoán sơ bộ và chẩn đoán đặc, hội chứng ba giảm, … Trang 224 Tạp chí Y học lâm sàng | jocm@bachmai.edu.vn | www.jocm.vn
  3. NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SỐ 137 | TẬP 1 | 2023 | NGUYỄN THỊ LINH VÀ CỘNG SỰ + Cận lâm sàng: Xquang ngực thẳng, CLVT nhập, hội chứng nhiễm trùng, hội chứng đông ngực, xét nghiệm công thức máu, hóa sinh cơ đặc, hội chứng ba giảm, … bản, CRPhs + Cận lâm sàng: Xquang ngực thẳng, CLVT + Theo dõi diễn biến lâm sàng, điều trị ngực, xét nghiệm công thức máu, hóa sinh cơ bản, CRPhs + Nội soi phế quản chẩn đoán và loại bỏ dị vật: + Nội soi phế quản chẩn đoán và loại bỏ dị vật: NSPQ ống mềm hay ống cứng lựa chọn đầu NSPQ ống mềm hay ống cứng lựa chọn đầu tiên, lý do. tiên, lý do. Hình ảnh NSPQ Hình ảnh NSPQ Quá trình loại bỏ DVDT. Nếu thất bại: Quá trình loại bỏ DVDT. Nếu thất bại: phương pháp loại bỏ DVĐT tiếp theo, lý do. phương pháp loại bỏ DVĐT tiếp theo, lý do. + Diễn biến trong và sau can thiệp + Diễn biến trước, trong và sau mỗi lần can thiệp Bước 3: Chẩn đoán xác định dị vật đường thở + Điều trị nội khoa, lâm sàng sau điều trị và cận lâm sàng sau điều trị (nếu có). Loại bỏ bệnh nhân không đủ tiêu chuẩn + Nhận xét kết quả điều trị lựa chọn: Không phát hiện dị vật đường thở Bước 3: Xử lý và phân tích số liệu Bước 4: Theo dõi và nhận xét điều trị 2.3.4. Phương pháp thu thập số liệu + Điều trị nội khoa, lâm sàng, cận lâm sàng sau điều trị (nếu có). - Nghiên cứu hồi cứu: hồ sơ bệnh án theo mẫu bệnh án nghiên cứu + Nhận xét kết quả điều trị - Nghiên cứu tiến cứu: thăm khám lâm Bước 5: Xử lý và phân tích số liệu sàng, theo dõi diễn biến lâm sàng, cận lâm sàng. b. Nghiên cứu hồi cứu Thu thập theo mẫu bệnh án nghiên cứu. Bước 1: Lựa chọn hồ sơ người bệnh chẩn 2.4. Phương pháp xử lý số liệu: Phần đoán xác định dị vật đường thở mềm SPSS 20.0 Bước 2: Thu thập thông tin nghiên cứu từ 2.5. Đạo đức nghiên cứu: Các thông tin hồ sơ bệnh án theo mẫu bệnh án nghiên cứu về cá nhân người bệnh được giữ bí mật và chỉ + Hành chính: Họ tên, tuổi, giới, địa chỉ phục vụ duy nhất cho mục tiêu chẩn đoán, điều trị bệnh nhân và nghiên cứu khoa học. Tất cả + Lý do vào viên các đối tượng tham gia nghiên cứu tiến cứu đều + Bệnh sử: Thời gian, hoàn cảnh mắc dị được giải thích cụ thể về mục đích nghiên cứu vật (nếu có), diễn biến bệnh, điều trị, can thiệp và đồng ý tự nguyện tham gia nghiên cứu. trước vào viện 3. KẾT QUẢ + Tiền sử: những bệnh đã mắc và đang điều Nghiên cứu thu thập số liệu từ tháng 01 trị, ho sặc, mắc dị vật năm 2019 đến tháng 8 năm 2023 (56 tháng) ghi + Khám lâm sàng: triệu chứng toàn thân, nhận 70 trường hợp dị vật đường thở điều trị nội triệu chứng cơ năng và thực thể: hội chứng xâm trú tại Trung tâm Hô hấp. Tạp chí Y học lâm sàng | jocm@bachmai.edu.vn | www.jocm.vn Trang 225
  4. TẠP CHÍ Y HỌC LÂM SÀNG | 2023 | SỐ 137 | TẬP 1 Bảng 1. Nhân khẩu học và lâm sàng, Xquang ngực và CLVT ngực ở người bệnh dị vật đường thở (N = 70) Tham số Giá trị Tham số Giá trị Tuổi 56 ± 13 (15-86) Nam* 57,1 Thời gian diễn biến 72,8 ± 128 Dị vật trước 7 ngày* 30 bệnh (ngày) Triệu chứng lâm sàng* Hình ảnh Xquang ngực thẳng * 31 trường hợp + Ho đờm 51,4 + Dày thành khí phế quản 83,9 + Ho máu 14,3 + Đám mờ, đông đặc 61,3 + Sốt 34,2 + Dị vật cản quang 22,6 + Khó thở 34,3 + Xẹp phổi 3,2 + Đau ngực 48,6 + Tràn dịch màng phổi 3,2 Biến chứng Hình ảnh CLVT ngực* 69 trường hợp + Viêm phổi 42,9 + Dày thành khí phế quản 94,2 + Xẹp phổi 7,1 + Đông đặc, kính mờ 62,3 + Áp xe phổi 2,9 + Dị vật cản quang 49,3 + Tràn mủ màng phổi 2,9 + Dị vật không cản quang 31,9 + Tràn khí trung thất 1,4 + Xẹp phổi 20,3 + Ho ra máu 7,1 + Tràn dịch màng phổi 7,2 + Giãn phế quản 2,9 + Áp xe phổi 2,9 (*) Giá trị thể hiện trong bảng các tham số dưới dạng % Nhận xét: Thời gian diễn biến bệnh đến trường hợp ho máu, xẹp phổi, áp xe phổi, giãn thời điểm vào viện trung bình 72,8 ngày, trong phế quản, tràn mủ màng phổi, tràn khí trung đó 30% phát hiện trước 7 ngày, 70% phát hiện thất. Xquang ngực thẳng gặp hình ảnh dị vật sau 7 ngày. Trong hầu hết các trường hợp, việc cản quang 49,3% trường hợp, chủ yếu phát mắc phải dị vật là một phát hiện tình cờ. Biểu hiện dày thành khí phế quản (94,2%) và đông hiện triệu chứng phổi biến nhất là ho đờm đặc, kính mờ (62,3%). CLVT ngực gặp hình ảnh (51,4%), đau ngực (48,6%), khó thở, sốt, ho máu. dị vật cản quang 49,3%, dị vật không cản quang Tất cả người bệnh dị vật đường thở đều có triệu 31,9%, dày thành/hẹp khí phế quản, đông đặc chứng lâm sàng. Biến chứng chủ yếu do dị vật kính mờ gặp ở nhiều phim chụp. đường thở gây nên là viêm phổi (42,9%), số ít Trang 226 Tạp chí Y học lâm sàng | jocm@bachmai.edu.vn | www.jocm.vn
  5. NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SỐ 137 | TẬP 1 | 2023 | NGUYỄN THỊ LINH VÀ CỘNG SỰ Bảng 2. Hình ảnh quan sát qua nội soi phế quản (N =70) Tham số Giá trị Tham số Giá trị Vị trí dị vật* Hình ảnh niêm mạc trong lòng đường thở* - Phế quản bên phải 72,9 - Tổ chức hạt 50 - Phế quản bên trái 27,1 - Niêm mạc phù nề, xung huyết 40 Nguồn gốc dị vật* - Viêm loét niêm mạc 10 - Hạt hồng xiêm 27,1 Dịch trong lòng đường thở* - Hạt khác 8,6 - Dịch đục hoặc mủ lòng phế quản 82,9 - Mảnh xương 50 - Chảy máu đường thở 10 - Dụng cụ nha khoa 5,7 - Bình thường 7,1 - Kim loại 5,7 Kích thước dị vật (cm) 1.9 ± 0.1 (*) Giá trị thể hiện trong bảng các tham số dưới dạng % Nhận xét: Vị trí dị vật đường thở hay gặp 5 trường hợp chiếm 5,7%. Kích thước trung bình nhất là cây phế quản phải (72,9% trường hợp), cây dị vât 1,9 cm, dị vật dài nhất 7 cm (file điều trị tủy phế quản trái (27,1%), trong đóhoặc thanh quản. Dị vật đườngrăng). Tổnnhất là mảnhniêm mạc hay gặp là tăng sinh nào dị vật ở khí quản có 1 trường hợp thở hay gặp thương xương (50%), hạt mắc dị vật phế hồng xiêm (27,1%). Dụng cụ nha khoa gặp ở 5 trường hợp chiếm 5,7%. Kích thước trung bình dị nề, xung huyết quản hai bên. Không có trường tổ chức hạt (50%), niêm mạc phù hợp nào dị vật ởvât 1,9 cm, dịhoặc thanh quản. Dịtrị tủy răng). Tổn thương niêm mạc hay gặpđường thở chủ yếu là dịch khí quản vật dài nhất 7 cm (file điều vật (40%). Dịch trong lòng là tăng sinh đường thở hay tổ chứcnhất là mảnh xương (50%), (40%). Dịch trong lòng đường thở quản (82,9%), chảy máu gặp hạt (50%), niêm mạc phù nề, xung huyết đuc hoặc mủ lòng phế chủ yếu là dịch đuc hoặc mủ lòng phế quản (82,9%), chảy máu đường thở 10% trường hợp. hạt hồng xiêm (27,1%). Dụng cụ nha khoa gặp ở đường thở 10% trường hợp. Hình 1. Một số Một số hình ảnhdịvật đường thở: (A)thở: phế quản hạt hồng xiêmquản hạtqua nội soixiêm được loại bỏ Hình 1: hình ảnh dị vật đường Dị vật (A) Dị vật phế được loại bỏ hồng qua nội soi phế quản bằng kìm và snare, (B) Xquang rơi cầu ở giả vào đường thở bị rơi phế quản bằng kìm và snare, (B) Xquang ngực ở người bệnh bị ngựcrăngngười bệnh trong quácầu răng giả vào đường thở trong quá trình khám nha khoa, (C) Xquang hai bên ởdị vật cản rối loạn tâmphế quản hai bên trình khám nha khoa, (C) Xquang ngực dị vật cản quang phế quản ngực người bệnh có quang ở người bệnh có rối CLVT ngực dị vật hạt hồng xiêm. thần, (D) loạn tâm thần, (D) CLVT ngực dị vật hạt hồng xiêm. Bảng 4. Can thiệp thủ thuật – phẫu thuật ở người bệnh dị vật đường thở (N =70) Tham số Giá trị (%) Chỉsàng | jocm@bachmai.edu.vn | www.jocm.vn Tạp chí Y học lâm định NSPQ Trang 227 - Dị vật đường thở 78,6 - Viêm phổi 18,6 - Ho máu 2,8
  6. TẠP CHÍ Y HỌC LÂM SÀNG | 2023 | SỐ 137 | TẬP 1 Bảng 3. Can thiệp thủ thuật – phẫu thuật ở người bệnh dị vật đường thở (N =70) Tham số Giá trị (%) Chỉ định NSPQ - Dị vật đường thở 78,6 - Viêm phổi 18,6 - Ho máu 2,8 Chẩn đoán DVĐT - Trước NSPQ 62,8 - Sau NSPQ 37,2 + Đã NSPQ tuyến trước 18,6 + Chưa NSPQ 18,6 Dụng cụ gắp dị vật - Kìm 74,7 - Snare 1,4 - Kìm và snare 22,9 Nội soi phế quản can thiệp - NSPQ ống mềm gắp dị vật thành công 90 - NSPQ ống mềm thất bại chuyển NSPQ ống cứng 7,2 - NSPQ ống mềm thất bại chuyển phẫu thuật 1,4 - NSPQ ống cứng thành công 1,4 Số lần nội soi phế quản gắp dị vật/người bệnh - 1 lần 46 (65,7%) + Ống mềm thành công 44 + Ống cứng thành công 1 + Ống mềm chuyển PT cắt thùy phổi 1 - 2 lần 20 (28,6%) + 2 lần ống mềm 16 + 1 lần ống mềm, 1 lần ống cứng 4 - 3 lần 2 (2,9%) + 2 lần ống mềm, 1 lần ống cứng 1 + 3 lần ống mềm 1 - 4 lần 2 (2,9%) + 2 lần ống mềm, 2 lần ống cứng 1 + 4 lần ống mềm 1 Biến chứng NSPQ - Co thắt khí phế quản 24,3% - Suy hô hấp 1,4% Trang 228 Tạp chí Y học lâm sàng | jocm@bachmai.edu.vn | www.jocm.vn
  7. NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SỐ 137 | TẬP 1 | 2023 | NGUYỄN THỊ LINH VÀ CỘNG SỰ Nhận xét: Chỉ định NSPQ do nghi dị vật 1 ca (1,4%) NSPQ ống mềm quan sát chảy máu chiếm phần lớn (78,6%). Loại bỏ dị vật qua nội số lượng nhiều chuyển phẫu thuật cắt thùy phổi soi phế quản cần các dụng cụ chuyên dụng, cầm máu và lấy dị vật. Hầu hết loại bỏ DVĐT sau trong nghiên cứu sử dụng chủ yếu kìm (74,7%), 1 lần nội soi phế quản (67,1%). Có 46 NB (65,7%) snare (1,4%), có 22,9% trường hợp cần dùng NSPQ 1 lần, trong đó gắp thành công dị vật 45 cả kìm và snare. Với 70 trường hợp nghiên cứu, NB (44 NSPQ ống mềm, 1 NSPQ ống cứng), 20 90% gắp dị vật thành công qua NSPQ ống mềm, NB (28,6%) NSPQ 2 lần, 2 NB (2,9%) NSPQ 3 lần, 7,2% NSPQ ống mềm thất bại NSPQ ống cứng, 2 NB (2,9%) NSPQ 4 lần. Bảng 4. Điều trị nội khoa và kết quả chung ở người bệnh dị vật đường thở (N=70) Tham số Tần suất (n) Giá trị Số ngày điều trị nội trú 70 6,6 ± 6,3 ngày (1 - 42) - NSPQ ống mềm thành công 63 6,4 ± 0,8 ngày - NSPQ ống mềm chuyển ống cứng 5 8,0 ± 2,4 ngày - NSPQ ống mềm chuyển phẫu thuật 1 13 ngày - NSPQ ống cứng thành công 1 6 ngày Hình thức ra viện - Ra viên 60 85,7% - Chuyển viên 10 14,3% Nhận xét: Người bệnh nằm viện trung bình không đào thải được dịch tiết, hóa chất từ dị 6 ngày, ít nhất là 1 ngày, lâu nhất 42 ngày ở bệnh vật (chất dầu, thuốc…) và nhiễm khuẩn tại chỗ. nhân biến chứng tràn mủ màng phổi, trung bình Xquang ngực thẳng gặp hình ảnh dị vật cản của nhóm NSPQ ống mềm thành công 6,4 ngày quang 49,3% trường hợp, CLVT ngực gặp hình và nhóm NSPQ ống mềm thất bại chuyển NSPQ ảnh dị vật cản quang 49,3%, dị vật không cản ống cứng 8,0 ngày, sự khác biệt giữa trung bình quang 31,9%, có thể lý giải do dị vật hữu cơ như ngày nằm viện nội trú của hai nhóm không có ý hạt, nhánh cây, ... không cản quang, kích thước nghĩa thống kê với độ tin cậy 95%. Phần lớn bệnh nhỏ, nằm trong vùng tổn thương viêm đông nhân sau loại bỏ thành công dị vật đường thở đặc kính mờ. viêm dày thành đường thở xung được xuất viện và theo dõi tại nhà (85,7%), còn lại quanh dẫn đến khó phát hiện dị vật. cần tiếp tục điều trị nội trú ở tuyến dưới (14,3%). Vị trí thường gặp của dị vật đường thở khi gặp chủ yếu bên phải (72,9%), sự khác biệt có ý 4. BÀN LUẬN nghĩa thống kê với p=0,0001 < 0,05, độ tin cậy Các biến chứng liên quan đến dị vật đường 95%). Nghiên cứu của Nguyễn Lê Nhật Minh tìm thở chủ yếu là viêm phổi (42,9%). Kết quả tương thấy dị vật ở bên phải chiếm 66%, bên trái 32%, đương với nghiên cứu của Jose N. Sancho-Chust khí quản 2% [9]. Theo Hoàng Thị Lan Hương là 51% trường hợp viêm phế quản phổi [3]. nghiên cứu chỉ ra 46,1% dị vật ở phế quản trái, Các trường hợp nghiên cứu thường đến viện 38,5% dị vật ở phế quản phải, 15,4% dị vật ở khí diễn biến bệnh trên 7 ngày (70%), trung bình quản [14]. Các nghiên cứu trên thế giới cũng có 72,8 ngày dẫn đến dị vật gây bít tắc đường thở, những kết quả không đồng nhất. Theo nghiên Tạp chí Y học lâm sàng | jocm@bachmai.edu.vn | www.jocm.vn Trang 229
  8. TẠP CHÍ Y HỌC LÂM SÀNG | 2023 | SỐ 137 | TẬP 1 cứu của Jose N. Sancho-Chust, dị vật ở phế quản Với 45/70 trường hợp loại bỏ dị vật thành phải 71%, dị vật ở bên trái 23%, ở khí quản 3%, công sau NSPQ 1 lần, không xảy ra biến chứng ở thanh quản 3% [3]. Nghiên cứu của Weijun Ma NSPQ, số ngày điều trị trung bình 6,6 ngày, cho thấy dị vật bên phải là chủ yếu (78,9%), dị 85,7% được ra viện, theo dõi tại nhà. vật bên trái 21,1% [8]. Tuy nhiên dị vật gặp ở phế 5. KẾT LUẬN quản bên phải nhiều hơn, có thể lý giải do giải phẫu phế quản gốc phải có đường kính lớn hơn Nội soi phế quản ống mềm và ống cứng là và thẳng đứng hơn, carina lệch trái so với trục phương pháp điều trị chính với người bệnh dị vật khí quản [2,10,16–20]. đường thở, trong đó nội soi phế quản ống mềm là phương pháp được lựa chọn ban đầu và chủ Chỉ định nội soi phế quản do nghi dị vật yếu. Phẫu thuật lấy dị vật đặt ra khi NSPQ thất bại là 78,6%, cao hơn so với nghiên cứu của tác giả hoặc xảy ra các biến chứng không kiểm soát được Jose N. Sancho-Chust công bố năm 2020 là 28% như chảy máu số lượng nhiều, kích thước lớn, góc [3]. Có thể lý giải do người bệnh được các đơn vị cạnh sắc nhọn, tổn thương kèm theo phức tạp có tuyến dưới chuyển tới với mục đích có thể thực nguy cơ chảy máu cao khi NSPQ. hiện các kỹ thuật cao trong điều trị do đó nhiều trường hợp đã được NSPQ quan sát thấy dị vật. Trong số 70 trường hợp nghiên cứu, 90% TÀI LIỆU THAM KHẢO được NSPQ ống mềm loại bỏ dị vật đường thở 1. Hoan L, Hang LM, Hong DTT, Quynh NTN, thành công, 44 trường hợp thành công với 1 lần Cuong NN, My TTT. Neglected Foreign NSPQ ống mềm, tương đồng với các nghiên cứu Bodies in Bronchi in Adults: Experience trong những năm gần đây, so với nghiên cứu of 2 Cases. Asian J Health Sci. 2022 Jun của tác giả Jose N. Sancho-Chust công bố năm 21;8(1):34–34. 2020 là 94% [3](sự khác biệt không có ý nghĩa 2. Sehgal IS, Dhooria S, Ram B, Singh N, thống kê với p=0.159>0,05, độ tin cậy 95%), tác Aggarwal AN, Gupta D, et al. Foreign giả Nguyễn Lê Nhật Minh năm 2018 là 100% Body Inhalation in the Adult Population: [9]. Nghiên cứu của Nguyễn Chi Lăng cho thấy Experience of 25,998 Bronchoscopies and 100% dị vật được gắp qua nội soi phế quản ống Systematic Review of the Literature. Respir mềm [16]. Theo Hoàng Thị Lan Hương nội soi Care. 2015 Oct;60(10):1438–48. phế quản ống mềm đã giúp chẩn đoán xác định 13 trường hợp dị vật phế quản bỏ quên và gắp 3. Sancho-Chust JN, Molina V, Vañes S, Pulido thành công 12 dị vật [14]. Hiệu quả được báo AM, Maestre L, Chiner E. Utility of Flexible nội soi phế quản ống mềm trong việc loại bỏ dị Bronchoscopy for Airway Foreign Bodies vật đường thay đổi từ 61% đến 100%, với tỷ lệ Removal in Adults. J Clin Med. 2020 May gộp là 89,6% (CI 95% 86,1–93,2) [2]. Tỷ lệ thành 10;9(5):E1409. công tương đối cao trong nghiên cứu phù hợp 4. Wang Y, Wang J, Pei Y, Qiu X, Wang T, Xu M, et khi được thực hiện tại trung tâm nội soi lớn, các al. Extraction of airway foreign bodies with bác sĩ tiếp xúc với số lượng bệnh nhân lớn hơn, bronchoscopy under general anesthesia in có kinh nghiệm trong thực hiện kỹ thuật. Trong adults: an analysis of 38 cases. J Thorac Dis. nghiên cứu này chỉ có 8,6% bệnh nhân phải 2020 Oct;12(10):6023–9. chuyển nội soi phế quản ống cứng gắp dị vật và 1,4% bệnh nhân (1 trường hợp) phải chuyển 5. Themes UFO. History of Bronchoscopy: The phẫu thuật cắt thùy phổi. Evolution of Interventional Pulmonology Trang 230 Tạp chí Y học lâm sàng | jocm@bachmai.edu.vn | www.jocm.vn
  9. NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SỐ 137 | TẬP 1 | 2023 | NGUYỄN THỊ LINH VÀ CỘNG SỰ [Internet]. Thoracic Key. 2018 [cited 2022 Jul 13. Dương Sĩ Cần, Nguyễn Văn Đức, Lê Xuân 5]. Available from: https://thoracickey.com/ Cảnh. Dị vật đường thở (478 trường hợp history-of-bronchoscopy-the-evolution-of- điều trị tại viện Tai mũi họng trong những interventional-pulmonology/ năm qua). Y học Việt Nam. 1978;1,86:11–9. 6. Panchabhai TS, Mehta AC. Historical 14. Hoàng Thị Lan Hương. Nhân 13 trường hợp Perspectives of Bronchoscopy. Connecting lấy dị vật phế quản qua nội soi phế quản the Dots. Annals ATS. 2015 May;12(5):631–41. ống mềm tại Bệnh viện Trung ương Huế. Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược 7. Rodrigues AJ, Oliveira EQ, Scordamaglio PR, Huế. 2013;Số 16. Gregório MG, Jacomelli M, Figueiredo VR. Flexible bronchoscopy as the first-choice 15. Ramos MB, Fernández-Villar A, Rivo JE, Leiro method of removing foreign bodies from V, García-Fontán E, Botana MI, et al. Extraction the airways of adults. J Bras Pneumol. 2012 of airway foreign bodies in adults: experience Jun;38(3):315–20. from 1987-2008. Interact Cardiovasc Thorac Surg. 2009 Sep;9(3):402–5. 8. Ma W, Hu J, Yang M, Yang Y, Xu M. Application of flexible fiberoptic bronchoscopy in the 16. Nguyễn Chi Lăng. Nghiên cứu đặc điểm removal of adult airway foreign bodies. lâm sàng, cận lâm sàng 63 trường hợp dị BMC Surg. 2020 Dec;20(1):165. vật phế quản hít phải bỏ qua ở người lớn. Y học thực hành. 2007;6,573:57–61. 9. Nguyễn Lê Nhật Minh, Nguyễn Chi Lăng. Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm 17. Thu Nguyệt, Minh Nguyệt. Những tổn sàng và điều trị dị vật đường thở hít phải bỏ thương phổi do dị vật bỏ qua. Y học thực qua ở người lớn bằng nội soi phế quản ống hành. 1984;3:32–5. mềm [Luận văn tốt nghiệp bác sĩ Chuyên 18. Chen CH, Lai CL, Tsai TT, Lee YC, Perng RP. khoa cấp 2]. Trường Đại học Y Hà Nội; 2018. Foreign body aspiration into the lower 10. Ngô Thế Hoàng, Lê Hà Hồng Thạnh, Hứa Thị airway in Chinese adults. Chest. 1997 Ngọc Quỳnh, Đào Quốc Tôn, Vũ Thị Phương, Jul;112(1):129–33. Đỗ Thanh Sơn. Nghiên cứu lấy dị vật phế 19. Fang YF, Hsieh MH, Chung FT, Huang quản qua soi phế quản ống mềm. Y học YK, Chen GY, Lin SM, et al. Flexible TP Hồ Chí Minh, Phụ bản tập 21. 2017;Số bronchoscopy with multiple modalities for 3:246–50. foreign body removal in adults. PLoS One. 11. Lê Văn Lợi. Dị vật đường thở - cấp cứu tai 2015;10(3):e0118993. mũi họng. Nhà Xuất bản Y học; 2001. 20. Dong YC, Zhou GW, Bai C, Huang HD, Sun QY, 12. Nguyễn Chi Lăng. Nghiên cứu phương Huang Y, et al. Removal of tracheobronchial pháp lấy dị vật phế quản ngoại vi. Y hoc foreign bodies in adults using a flexible thuc hanh. 2007;4, 569 + 570:66–8. bronchoscope: experience with 200 cases in China. Intern Med. 2012;51(18):2515–9. Tạp chí Y học lâm sàng | jocm@bachmai.edu.vn | www.jocm.vn Trang 231
  10. TẠP CHÍ Y HỌC LÂM SÀNG | 2023 | SỐ 137 | TẬP 1 Abstract THE RESULTS OF TREATMENT OF PATIENTS WITH FOREIGN BODIES IN THE AIRWAY TREATED AT THE RESPIRATORY CENTER OF BACH MAI HOSPITAL Objective: Describe clinical and paraclinical characteristics and comment on treatment results of patients with foreign bodies in the airway treated at the Respiratory Center of Bach Mai Hospital Research subjects and methods: The study describes 70 cases diagnosed and treated for foreign bodies in the airways at the Respiratory Center - Bach Mai Hospital from January 2019 to August 2023. Results: Most cases of airway foreign bodies can be removed by flexible bronchoscopy or rigid bronchoscopy, however a few cases require thoracic surgical intervention due to foreign complications. causing object. With 70 patients diagnosed with airway foreign bodies, flexible bronchoscopy successfully removed 63 cases; Rigid bronchoscopy was only necessary in 6 cases and in 1 case surgical intervention was performed to stop bleeding and remove foreign bodies. Conclusion: Flexible bronchoscopy has a success rate (90%) in removing foreign bodies from the airways and may be considered the preferred initial procedure for the management of airway foreign bodies in adults. Rigid endoscopy and thoracoscopic surgery are offered when flexible bronchoscopy fails. Keywords: airway foreign body, adults, bronchoscopy, flexible bronchoscopy. Trang 232 Tạp chí Y học lâm sàng | jocm@bachmai.edu.vn | www.jocm.vn
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2