intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đặc điểm dịch tễ học của chấn thương mắt tại Bệnh viện Mắt trung ương

Chia sẻ: ViJoy ViJoy | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:10

34
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nghiên cứu “Đặc điểm dịch tễ học của chấn thương mắt tại Bệnh viện mắt trung ương” với mục tiêu: Mô tả đặc điểm dịch tễ học của chấn thương mắt tại Bệnh viện Mắt Trung Ương. Chấn thương mắt gặp chủ yếu ở độ tuổi lao động, nam gặp nhiều hơn nữ, nguyên nhân chủ yếu là do tai nạn sinh hoạt và tai nạn lao động.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đặc điểm dịch tễ học của chấn thương mắt tại Bệnh viện Mắt trung ương

  1. I UD I N H G NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VN ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ HỌC CỦA CHẤN THƯƠNG MẮT TẠI BỆNH VIỆN MẮT TRUNG ƯƠNG Tác giả: Nguyễn Thị Mai, Nguyễn Thu Hà, Thẩm Trương Khánh Vân* Người thẩm định: TS. BS. Bùi Thị Vân Anh I. ĐẶT VẤN ĐỀ thương mắt do cơ học và không do cơ Chấn thương mắt là một nguyên học. Chấn thương do cơ học bao gồm chấn thương nhãn cầu và chấn thương nhân hay gặp gây mất thị lực. Ước tính phần phụ của nhãn cầu (mi, lệ bộ). Chấn trên thế giới có đến 55 triệu trường hợp thương không do cơ học có thể gặp chấn thương mắt mỗi năm, trong đó có như bỏng do acid hay kiềm, tia xạ,… khoảng 750 000 trường hợp nhập viện Tuy nhiên không phải trường hợp chấn do chấn thương mắt và có đến 1,6 triệu thương mắt nào cũng cần phải nhập trường hợp mù mắt do chấn thương, viện điều trị. 2,3 triệu người bị giảm thị lực 2 mắt do chấn thương và có đến 19 triệu người Trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu bị mù hoặc giảm thị lực 1 mắt do chấn đánh giá về dịch tễ học của chấn thương thương [1]. Chấn thương mắt không chỉ mắt, như báo cáo của Wong (1998) ở gây giảm hoặc mất thị lực làm giảm chất Mỹ, hay báo cáo của Cillino (2008) và lượng cuộc sống, nó còn là một gánh của Desai (2015) ở châu Âu, ở Úc có nặng về mặt kinh tế đối với không chỉ nghiên cứu của Raymond (2010), hay ở bản thân gia đình người bệnh mà còn châu Á có báo cáo của Cao (2012), gần với xã hội bởi nó làm gián đoạn việc học đây là báo cáo của tác giả Wang (2017) tập và làm việc của người bệnh và cả [2], [3], [4], [5], [6]. Tại Việt Nam có rất người thân để chăm sóc người bệnh, ít các nghiên cứu về dịch tễ học chấn gánh nặng về mặt chi phí điều trị và theo thương mắt, đặc biệt những trường hợp dõi lâu dài. chấn thương mắt cần phải nhập viện, hơn thế nữa, so với các nước khác trên Chấn thương mắt là một trong những thế giới, Việt Nam là một trong những vấn đề lớn trong chăm sóc sức khỏe quốc gia có tỉ lệ gặp chấn thương mắt cộng đồng vì nó có thể xảy ra ở bất kì cao. Chính vì thế, chúng tôi tiến hành đâu, ở nơi làm việc hay ở nhà, trong nghiên cứu “Đặc điểm dịch tễ học của tất cả các hoạt động của đời sống như chấn thương mắt tại Bệnh viện mắt tham gia giao thông, tập luyện thể dục trung ương” với mục tiêu: mô tả đặc thể thao. Các yếu tố được cho là nguy điểm dịch tễ học của chấn thương mắt cơ cao gặp chấn thương mắt theo một tại Bệnh viện Mắt Trung Ương số nghiên cứu như nam giới, tai nạn ở nơi làm việc, tai nạn giao thông, người II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP nghiện rượu,… NGHIÊN CỨU Chấn thương mắt bao gồm chấn Nghiên cứu mô tả tiến cứu bao gồm 3 * Khoa Chấn thương Mắt
  2. NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 254 người bệnh nhập viện khoa Chấn  Vị trí và hình thái chấn thương mắt thương Mắt – Bệnh viện Mắt Trung Ương  Hiểu biết về sơ cứu của người từ tháng 07/2017 đến tháng 07/2018. bệnh được ghi nhận bằng bảng câu hỏi Các người bệnh được thu thập bằng khảo sát bệnh án nghiên cứu bao gồm các chỉ số về  Thời gian từ lúc chấn thương đến Tuổi, giới, dân tộc  khi được sơ cứu ban đầu Mắt chấn thương   Thời gian từ lúc chấn thương đến  Thời gian xảy ra chấn thương khi được nhập viện Bệnh viện Mắt Trung trong năm, thời điểm xảy ra chấn thương Ương trong ngày III. Kết quả và bàn luận Hoàn cảnh chấn thương  1. Tuổi, giới Địa điểm xảy ra chấn thương  Bảng 1: Đặc điểm về tuổi giới ≤ 18 tuổi 19 – 40 tuổi 41 – 60 tuổi >60 tuổi Tổng 47 90 59 7 203 Nam (18,5%) (35,4%) (23,2%) (2,8%) (79,9%) 14 18 12 7 51 Nữ (5,5%) (7,1%) (4,7%) (2,8%) (20,1%) 61 108 71 14 254 Tổng (24,0%) (42,5%) (28,0%) (5,5%) (100%) Tuổi trung bình trong nghiên cứu là Trong nghiên cứu, nam giới là đối 32,85 ± 18,318 tuổi, thấp nhất là 2 tuổi, tượng gặp chấn thương vượt trội so cao nhất là 89 tuổi. Nhóm tuổi hay gặp với nữ giới, tỉ lệ nam/nữ ≈ 4/1. Điều nhất là nhóm tuổi 19 – 40 tuổi, gặp ở này có thể giải thích là do so với nữ 108 các trường hợp, chiếm 42,5%. Đây giới, nam giới hay làm những công việc là nhóm tuổi trong độ tuổi lao động, tham nặng hơn, cũng chính vì vậy, nguy cơ gia nhiều hoạt động trong cuộc sống gặp tai nạn hay chấn thương mắt cao hàng ngày và lao động nặng nhiều, chính hơn nữ giới. Trong các nghiên cứu vì thế tỉ lệ chấn thương mắt ở nhóm tuổi khác, nam giới cũng gặp nhiều hơn này cao nhất. Nghiên cứu của Wang và nữ giới, như nghiên cứu của Wang và cộng sự (2017) cũng cho kết quả tương cộng sự (2017) nam giới chiếm 84,4%, tự, tuổi trung bình là 37, hai nhóm tuổi nghiên cứu của Pandita (2012) tại New hay gặp nhất là nhóm tuổi 41 – 50 tuổi Zealand, nam giới chiếm đa số (74% so và 51 – 60 tuổi. [7] với 26%) [7], [8] 4
  3. I UD I N H G NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VN 2. Dân tộc 3. Mắt chấn thương Bảng 2:Tỷ lệ mắt chấn thương Số bệnh nhân Tỉ lệ (n) (%) Mắt phải 121 47,6% Mắt trái 131 51,6% Hai mắt 2 0,8% Tổng 254 100% Trong nghiên cứu của chúng tôi, đại đa số các trường hợp bị chấn thương 1 mắt, trong đó chấn thương ở mắt phải và mắt trái gặp gần như nhau, lần lượt là 47,6% và 51,6% và chỉ có 2 trường hợp Biểu đồ 1:Đặc điểm về dân tộc chấn thương gặp cả 2 mắt, chiếm 0,8%. Dân tộc Kinh chiếm đa số trong Nghiên cứu của Pandita (2012) cũng nghiên cứu của chúng tôi. Có đến 87% cho thấy tỉ lệ gặp chấn thương ở mắt các trường hợp là dân tộc Kinh, trong phải hay mắt trái là không có sự khác khi các dân tộc thiểu số khác chỉ chiếm biệt (p > 0,05) [8]. 13%. Tỉ lệ này khá phù hợp với tỉ lệ dân 4. Thời điểm xảy ra chấn thương tộc Kinh nói chung, chiếm 86,2% dân trong ngày số, còn lại là các dân tộc thiểu số khác. Bảng 3:Thời điểm xảy ra chấn thương trong ngày Số người bệnh (n) Tỉ lệ (%) Đầu giờ sáng 42 16,5% Cuối giờ sáng 37 14,6% Trưa 22 8,7% Đầu giờ chiều 36 14,2% Cuối giờ chiều 81 31,9% Tối 21 8,3% Đêm 15 5,9% Tổng 254 100% Chấn thương mắt có thể xảy ra ở bất đa số các trường hợp xảy ra vào ban kể thời điểm nào trong ngày, tuy nhiên ngày, tỉ lệ gặp chấn thương mắt vào buổi 5
  4. NGHIÊN CỨU KHOA HỌC tối hay đêm thấp, lần lượt là 8,3% và Nghiên cứu của Cai (2015) khi đánh 5,9%. Điều này có thể được giải thích là giá thời điểm xuất hiện chấn thương mắt do đa số các hoạt động sinh hoạt và lao ở hai nhóm chấn thương do lao động và động xảy ra vào ban ngày nên tỉ lệ gặp nhóm chấn thương không do lao động, chấn thương cao hơn. kết quả cũng tương tự như nghiên cứu Qua bảng trên cũng có thể thấy của chúng tôi, tác giả cũng nhận thấy được tỉ lệ gặp chấn thương cao nhất là chấn thương mắt có thể xảy ra ở bất thời điểm cuối giờ chiều, gặp ở 81/254 kể thời điểm nào trong ngày, trong đó các trường hợp, chiếm 31,9%. Đây là ở nhóm chấn thương do lao động, chấn khoảng thời gian mệt mỏi, sự tập trung thương hay gặp nhất là lúc cuối giờ chiều bị giảm sút, chính vì vậy, tỉ lệ gặp tai nạn (16h đến 18h) và ở nhóm chấn thương sinh hoạt hay lao động cũng vì thế mà không do lao động, chấn thương lại hay tăng lên. gặp lúc trưa (từ 11h đến 13h) [9]. 5. Thời điểm xảy ra chấn thương trong năm Biểu đồ 2: Thời điểm xảy ra chấn thương trong năm Trong nghiên cứu của chúng tôi, chấn mắt với tỉ lệ cao nhất, lần lượt là 14,2% thương mắt có thể xảy ra ở bất kì thời và 15,4%. Mặc dù nghiên cứu của Cai điểm nào trong năm, tuy nhiên so với 6 (2015) phân ra thành 2 nhóm chấn tháng đầu năm, thì tỉ lệ chấn thương mắt thương do lao động và chấn thương ở 6 tháng cuối năm gặp nhiều hơn cả không do lao động, tuy nhiên về cơ bản (72,4% so với 27,6%), trong đó tháng 7 cũng cho thấy kết quả gần giống với và tháng 8 là hai tháng gặp chấn thương nghiên cứu của chúng tôi, khi đều cho 6
  5. I UD I N H G NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VN thấy chấn thương mắt có thể xảy ra ở điểm gặp vào tháng 7 và tháng 8 [9]. bất kì thời điểm nào trong năm và đỉnh 6. Hoàn cảnh chấn thương Bảng 4: Hoàn cảnh chấn thương Số người bệnh (n) Tỉ lệ (%) Tai nạn lao động 112 44,1% Tai nạn sinh hoạt 122 48,0% Tai nạn thể dục thể thao 6 2,4% Tai nạn giao thông 14 5,5% Tổng 254 100% Nguyên nhân chấn thương mắt trong lệ chấn thương mắt do lao động chiếm nghiên cứu của chúng tôi đa số là do tai 39,1%, tiếp sau đó là chấn thương do nạn lao động (chiếm 44,1%) và tai nạn tai nạn sinh hoạt tại nhà chiếm 28,5%, sinh hoạt (48,0%), trong khi chấn thương những nguyên nhân khác chỉ chiếm tỉ lệ mắt gặp do tai nạn thể dục thể thao hay rất nhỏ [7]. Trong một nghiên cứu khác tai nạn giao thông chỉ lần lượt là 2,4% của Sengupta (2016), chấn thương mắt và 5,5%. Các nghiên cứu khác cũng cho thấy chấn thương mắt gặp do lao động do lao động gặp với tỉ lệ cao nhất là chiếm tỉ lệ cao nhất, ví dụ như trong 41,06% và chấn thương do sinh hoạt tại nghiên cứu của Wang (2017) cho thấy tỉ nhà là 27,84% [10] 7. Địa điểm xảy ra chấn thương Bảng 5: Địa điểm xảy ra chấn thương Số người bệnh (n) Tỉ lệ (%) Nông thôn 203 79,9% Ven đô 13 5,1% Thành thị 20 7,9% Miền núi 18 7,1% Tổng 254 100% Phần lớn các trường hợp chấn chiếm 79,9%. Mặc dù xu hướng đô thị thương mắt trong nghiên cứu xảy ra ở hóa đang diễn ra, nhưng dân số sống ở nông thôn, gặp ở 203/254 trường hợp, vùng nông thôn vẫn chiếm một tỉ lệ cao, 7
  6. NGHIÊN CỨU KHOA HỌC năm 2009 tỉ lệ này là 70,4%. Mặc dù mắt trong sinh hoạt hàng ngày ở nông Bệnh viện Mắt Trung Ương là một bệnh thôn chưa được chú ý nhiều. Chính vì viện trung ương đặt tại thủ đô Hà Nội, vậy, để giảm thiểu tỉ lệ chấn thương mắt, tuy nhiên hàng ngày tiếp nhận rất nhiều thiết nghĩ, chúng ta nên tập trung hơn các trường hợp chấn thương mắt từ vào các đối tượng ở khu vực này.Wang tuyến dưới chuyển lên, và hầu hết các (2015) trong một nghiên cứu cũng cho trường hợp này đều là những trường thấy điều tương tự, chấn thương mắt hợp nặng, phải nhập viện khoa Chấn xảy ra nhiều hơn ở khu vực nông thôn thương để điều trị. Hơn nữa, một phần (chiếm 77,9%) so với khu vực thành thị, nguyên nhân có thể do hiểu biết về an chỉ chiếm 22,1%, và sự khác biệt có ý toàn lao động, về nguy cơ chấn thương nghĩa thống kê với p < 0,0001 [7]. 8. Vị trí và hình thái chấn thương mắt Bảng 6:Vị trí chấn thương mắt Số người bệnh (n) Tỉ lệ (%) Chấn thương nhãn cầu 224 88,2% Chấn thương mi – lệ bộ 20 7,9% Chấn thương hốc mắt 10 3,9% Tổng 254 100% Nhãn cầu là vị trí chấn thương hay lại là vị trí hay gặp chấn thương nhất. gặp nhất, gặp ở 224/254 các trường Điều này có thể là do chấn thương hợp, chiếm 88,2 %. Trong khi đó, chấn nhãn cầu là một chấn thương nặng, thương ở mi – lệ bộ và ở hốc mắt chỉ ảnh hưởng nhiều hơn đến thị lực nên chiếm tỉ lệ nhỏ, lần lượt là 7,9% và phải nhập viện điều trị trong nhiều 3,9%. Mặc dù nhãn cầu là thành phần trường hợp, còn đối với chấn thương bên trong hốc mắt, được bảo vệ bởi hốc mắt hay mi – lệ bộ, nhiều khi chỉ các cấu trúc thành xương hốc mắt và có những tổn thương nhẹ và không có cấu trúc phần mềm bên ngoài, nhưng chỉ định nhập viện. Bảng 7: Hình thái chấn thương Số người bệnh (n) Tỉ lệ (%) Chấn thương nhãn cầu hở 178 70,1% Chấn thương đụng dập nhãn cầu 41 16,1% Bỏng mắt 13 5,1% Chấn thương khác 22 8,7% Tổng 254 100% 8
  7. I UD I N H G NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VN Chấn thương nhãn cầu hở là hình một số nghiên cứu lại cho kết quả khác, thái chấn thương hay gặp nhất, chiếm như nghiên cứu của Sengupta (2016) 70,1%. Đây là hình thái chấn thương thì chấn thương nhãn cầu hở chỉ chiếm nặng, cần được nhập viện cấp cứu, một tỉ lệ nhỏ (27,8%), nghiên cứu của phẫu thuật để đóng vết thương càng Pantida (2012) tại New Zealand cho sớm càng tốt, trong khi đó, những thấy chấn thương nhãn cầu hở gặp ít hình thái chấn thương khác như chấn hơn chấn thương nhãn cầu kín ( 253 thương đụng dập nhãn cầu hay bỏng trường hợp so với 568 trường hợp), hay mắt, nếu nhẹ có thể điều trị ngoại trú, một nghiên cứu khác tại Singapore của không cần nhập viện, chính vì đó mà tỉ Voon (2001), tỉ lệ này là 2% [10],[8],[11]. lệ gặp ít hơn. Một nghiên cứu tại Trung Điều này có thể giải thích rằng so với các Quốc cũng cho kết quả tương tự, Wang nước đã phát triển, người dân Việt Nam (2017) trong nghiên cứu của mình nhận ít chú ý đến những phương tiện bảo hộ thấy rằng, phần lớn trong nghiên cứu trong khi làm việc hay sinh hoạt, vì thế của ông là chấn thương nhãn cầu hở những chấn thương mắt có xu hướng (70,7%), trong khi chấn thương nhãn xảy ra nhiều hơn, nguy cơ tổn thương cầu kín chỉ chiếm 28,6% và có 0,7% là nhãn cầu cao hơn, và khi đã tổn thương các trường hợp bỏng mắt [7]. Tuy nhiên, thì cũng tổn thương nặng nề hơn. Bảng 8:Tỷ lệ các loại hình thái trong chấn thương nhãn cầu hở Số người bệnh (n) Tỉ lệ (%) VT xuyên không có DVNN 90 50,6% VT xuyên có DVNN 17 9,6% CT vỡ nhãn cầu 66 37,1% VT xuyên thấu nhãn cầu 5 2,8% Tổng 178 100% Trong hình thái chấn thương cứu của Wang (2017) cũng thu được kết nhãn cầu hở, tỉ lệ gặp vết thương xuyên quả tương tự, trong số 1420 trường hợp nhãn cầu không có dị vật nội nhãn là cao chấn thương nhãn cầu hở, có đến 646 nhất (50,6%), sau đó là hình thái chấn trường hợp là vết thương xuyên nhãn thương vỡ nhãn cầu (chiếm 37,1%). Hai hình thái đặc biệt là vết thương cầu (45,5%), tiếp sau đó là chấn thương xuyên nhãn cầu có dị vật nội nhãn và vỡ nhãn cầu gặp ở 432 trường hợp, vết thương xuyên thấu chỉ chiếm với tỉ chiếm 30,42% và các hình thái khác gặp lệ nhỏ, lần lượt là 9,6% và 2,8%. Nghiên với tỉ lệ ít hơn [7]. 9
  8. NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 9. Hiểu biết về sơ cứu Biểu đồ 3: Biểu đồ về sự hiểu biết về sơ cứu Đại đa số các trường hợp trong trong bỏng mắt do hóa chất, việc rửa nghiên cứu khi được hỏi về các kiến mắt càng sớm càng tốt sẽ giúp loại bỏ thức sơ cứu chấn thương đều không được tác nhân gây bỏng, hạn chế được biết, chiếm đến 95,7% và chỉ có 4,3% quá trình phá hủy tổ chức, góp phần cải các trường hợp biết các kiến thức về thiện được tiên lượng bệnh. Chính vì sơ cứu. Trong nhiều trường hợp chấn vậy, việc tuyên truyền giáo dục cho mọi thương mắt, việc hiểu biết và làm đúng sơ cứu đóng vai trò rất quan trọng trong người cách sơ cứu chấn thương mắt là điều trị cũng như phòng tránh những việc làm rất cần thiết và có ý nghĩa cực tổn thương nặng cho mắt. Ví dụ như kì quan trọng. 10. Thời gian từ lúc chấn thương đến khi được sơ cứu ban đầu Bảng 9: Thời gian từ lúc chấn thương đến khi được sơ cứu ban đầu. Số người bệnh (n) Tỉ lệ (%) ≤ 1 ngày 245 96,5% 1 – 3 ngày 4 1,6% 3 – 7 ngày 4 1,6% > 7 ngày 1 0,4% Tổng 254 100% 10
  9. I UD I N H G NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VN Đại đa số các trường hợp trong đặc biệt có 1 trường hợp được sơ cứu nghiên cứu của chúng tôi được sơ cứu muộn nhất là ngoài 7 ngày, cụ thể sau trong vòng 1 ngày kể từ khi chấn thương 18 ngày. Đây là những trường hợp chấn (96,5%). Trong số những trường hợp thương ở nông thôn và miền núi, không còn lại, có 4 người bệnh được sơ cứu trong vòng 1 – 3 ngày (chiếm 1,6%) và có hiểu biết về sơ cứu cộng với tâm lý 4 trường hợp (chiếm 1,6%) được sơ chủ quan, tuy nhiên những trường hợp cứu sau 3 – 7 ngày sau chấn thương, này chỉ chiếm một tỉ lệ nhỏ. 11. Thời gian từ lúc chấn thương đến khi được nhập viện Bệnh viện Mắt Trung Ương Bảng 10: Thời gian từ lúc chấn thương đến khi được nhập viện Bệnh viện Mắt TW Số người bệnh (n) Tỉ lệ (%) ≤ 1 ngày 203 79,9% 1 – 3 ngày 27 10,6% 3 – 7 ngày 17 6,7% 1 tuần – 1 tháng 6 2,4% > 1 tháng 1 0,4% Tổng 254 100% Trong nghiên cứu của chúng tôi, và điều trị trong vòng 3 ngày kể từ khi phần lớn người bệnh được nhập viện chấn thương (95,3%), chỉ có 3,8% các Bệnh viện Mắt Trung Ương sớm, có đến trường hợp đến viện sau 4 – 7 ngày và 79,9% trường hợp được nhập viện trong 1,2% đến viện muộn sau 1 tuần [10]. vòng 1 ngày kể từ lúc chấn thương và KẾT LUẬN chỉ có 1 trường hợp nhập viện điều trị muộn, sau hơn 1 tháng. Đây là trường Chấn thương mắt gặp chủ yếu ở độ hợp người bệnh ở xa, thiếu kiến thức về tuổi lao động, nam gặp nhiều hơn nữ, chấn thương mắt, chủ quan với bệnh tật, nguyên nhân chủ yếu là do tai nạn sinh nên sơ cứu muộn, điều trị ở tuyến dưới hoạt và tai nạn lao động. Thời gian chấn một thời gian dài, sau đó được chuyển thương thường vào thời điểm cuối giờ đến Bệnh viện Mắt Trung Ương điều trị chiều và thường được sơ cứu và nhập tiếp. Điều này phần nào cho thấy cùng viện sớm. Tuy nhiên, sự hiểu biết về sơ với sự phát triển của xã hội, nhận thức cứu chấn thương mắt còn thấp. cũng như ý thức khám chữa bệnh sớm TÀI LIỆU THAM KHẢO của người dân cũng tăng lên. Nghiên cứu của Sengupta (2016) cũng cho thấy 1. A. D. Negrel và B. Thylefors hầu hết các trường hợp đến viện khám (1998). The global impact of eye injuries. 11
  10. NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Ophthalmic Epidemiol, 5(3), 143-169. 2. T. Y. Wong, A. Lincoln, J. M. Tielsch và cộng sự (1998). The epidemiology of ocular injury in a major US automobile corporation. Eye (Lond), 12 ( Pt 5), 870-874. 3. S. Cillino, A. Casuccio, F. Di Pace và cộng sự (2008). A five-year retrospective study of the epidemiological characteristics and visual outcomes of patients hospitalized for ocular trauma in a Mediterranean area. BMC Ophthalmol, 8, 6. 4. P. Desai, D. S. Morris, D. C. Minassian và cộng sự (2015). Trends in serious ocular trauma in Scotland. Eye (Lond), 29(5), 611-618. 5. S. Raymond, M. Jenkins, I. Favilla và cộng sự (2010). Hospital-admitted eye injury in Victoria, Australia. Clin Exp Ophthalmol, 38(6), 566-571. 6. H. Cao, L. Li và M. Zhang (2012). Epidemiology of patients hospitalized for ocular trauma in the Chaoshan region of China, 2001-2010. PLoS One, 7(10), e48377. 7. W. Wang, Y. Zhou, J. Zeng và cộng sự (2017). Epidemiology and clinical characteristics of patients hospitalized for ocular trauma in South-Central China. Acta Ophthalmol, 95(6), e503-e510. 8. A. Pandita và M. Merriman (2012). Ocular trauma epidemiology: 10-year retrospective study. N Z Med J, 125(1348), 61-69. 9. M. Cai và J. Zhang (2015). Epidemiological Characteristics of Work-Related Ocular Trauma in Southwest Region of China. Int J Environ Res Public Health, 12(8), 9864-9875. 10. M. M. Sengupta D, Gyatsho J (2016). Epidemiology of ocular trauma cases presenting to a tertiary care hospital in a rural area in West Bengal, India over a period of 2 years. IOSR Journal of Dental and Medical Sciences (IOSR-JDMS), 15(3), 92-97. 11. L. W. Voon, J. See và T. Y. Wong (2001). The epidemiology of ocular trauma in Singapore: perspective from the emergency service of a large tertiary hospital. Eye (Lond), 15(Pt 1), 75-81. 12
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0