ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ HỌC CỦA TỬ VONG DO ĐUỐI NƯỚC TRẺ EM
lượt xem 15
download
Đồng Tháp nằm trong vùng trũng thuộc khu vực đồng bằng sông Cửu Long có hệ thống sông ngòi tự nhiên khá chẳng chịt, và hàng năm chịu ảnh hưởng của lũ lụt nhiều nhất so với các tỉnh trong khu vực.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ HỌC CỦA TỬ VONG DO ĐUỐI NƯỚC TRẺ EM
- ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ HỌC CỦA TỬ VONG DO ĐUỐI NƯỚC TRẺ EM TÓM TẮT Mục tiêu Xác định những đặc điểm dịch tễ học của tử vong do đuối nước trẻ em tại Đồng Tháp. Thiết kế nghiên cứu Cắt ngang mô tả Địa điểm Tỉnh Đồng Tháp, từ 2003 đến tám tháng đầu năm 2006 Phương pháp Dữ kiện thứ cấp được thu thập trên tất cả 272 trường hợp tử vong do đuối nước ở trẻ em dưới 16 tuổi từ năm 2003 đến 8 tháng đầu năm 2006 tại tỉnh Đồng Tháp, bao gồm tuổi, giới tính, thời điểm tử vong (theo tháng, năm, hoặc trong hay ngoài mùa lũ), vị trí xảy ra tai nạn (trong, ngoài nhà), và nơi cư trú (huyện, thị xã). Kết quả Năm 2004 có số tử vong do đuối nước cao nhất. Những đặc tính phổ biến của các trường hợp tử vong đuối nước là
- Kết luận Đồng Tháp là một địa bàn nhiều sông nước, chịu ảnh hưởng của lũ hàng năm, nhưng tử vong do đuối nước ở trẻ em lại xảy ra nhiều hơn vào thời gian ngoài mùa lũ. Cần giám sát chặt chẽ và bảo đảm tính an toàn của những nguồn nước trong cũng như ngoài nhà, củng cố và phát triển những nhà giữ trẻ trong và ngoài mùa lũ, nâng cao hơn nữa ý thức phòng ngừa của người dân, và tổ chức nhiều hơn các lớp dạy bơi cho trẻ em. ABSTRACT Objective: To identify the epidemiologic features of child drowning deaths at Dong Thap province. Study design: Descriptive cross-sectional study Setting: Dong Thap province in the Mekong delta, from 2003 to the first eight moths of 2006 Methods: Among the total of 272 deaths aged less than 16 years occurring in the duration of the study, secondary data were collected including age, sex, time at death (month, year, in or out of flooding season), place of death (indoor or outdoor), and residence (district or township). Results: The year 2004 had the highest frequency. Predominant characteristics of child drowning deaths were less than 5 years old, male, peaking in August but more prevalent in non flooding season, and outdoor
- due to falling into natural water receptacles such as river, canals, pool, etc. Highest proportions were found in Hong Ngu, Chau Thanh, Lai Vung, and Tam Nong districts; and the lowest ones were in Tan Hong, Thanh Binh, and Cao Lanh township. Conclusion: Dong Thap is an area rich of water and yearly affected by flood, but its child drowning deaths occurred mostly in non-flooding season. To protect children from drowning, it is essential to make safe all indoor and outdoor water receptacles, improve the current system of kindergartens in flooding and non-flooding time, strengthen the people’s awareness of prevention, and deliver more swimming training to children. Đặt vấn đề Đồng Tháp nằm trong vùng trũng thuộc khu vực đồng bằng sông Cửu Long, có hệ thống sông ngòi tự nhiên khá chằng chịt, và hàng năm chịu ảnh hưởng của lũ lụt nhiều nhất so với các tỉnh trong c ùng khu vực. Người dân nơi đây có tập quán cất nhà dọc theo bờ sông, kênh, rạch, các trục lộ theo cụm tuyến dân cư để dễ dàng đi lại, trồng trọt, và chăn nuôi. Trong nhà thường có nhiều dụng cụ chứa nước sinh hoạt như hồ nước, thùng, xô, lu, hủ, v.v. Bất cứ nơi nào xung quanh nhà ở đều có thể tiếp xúc với nguồn nước như giếng, ao, hồ, sông, rạch ở phía trước, sau nhà, thậm chí dưới sàn nhà. Những điều kiện này tạo nên nguy cơ đuối nước cho nhiều người dân,
- đặc biệt là trẻ em. Những đợt lũ lớn xảy ra trong các năm 2000, 2001, và 2002. Từ 2003 đến 2005, ở Đồng Tháp đỉnh lũ chỉ ở mức trung bình nhưng số trẻ em tử vong do đuối nước rất cao. Theo số liệu thống kê của Ủy ban Dân số Gia đình và Trẻ em tỉnh Đồng Tháp, từ 2003 đến 2005, và tám tháng đầu năm 2006, số trẻ em
- không liên quan đến lũ lụt. Tử vong do đuối nước ở trẻ em tỉnh Đồng Tháp là một vấn đề sức khoẻ đang được cộng đồng quan tâm, nhưng vẫn chưa được nghiên cứu. Nghiên cứu này được thực hiện với mục đích xác định những đặc điểm dịch tễ học của những trường hợp tử vong do đuối nước trẻ em tại Đồng Tháp nhằm cung cấp những thông tin cơ bản cho những nghiên cứu tiếp theo trong lĩnh vực phòng chống. Do sử dụng dữ kiện thứ cấp, phạm vi của đề tài chỉ giới hạn trong những trường hợp tử vong, vì hầu hết những trường hợp đuối nước không tử vong không được báo cáo. Đối tượng và phương pháp Một khảo sát cắt ngang trên tất cả 272 trường hợp tử vong do đuối nước ở trẻ em dưới 16 tuổi từ năm 2003 đến 2005 và 8 tháng đầu năm 2006 tại tỉnh Đồng Tháp. Dữ kiện thứ cấp được thu thập qua các báo cáo hàng năm của Ủy Ban Dân Số Gia Đình và Trẻ Em của tỉnh, bao gồm tuổi, giới tính, thời điểm tử vong (theo tháng, năm, hoặc trong hay ngoài mùa lũ), vị trí xảy ra tai nạn (trong, ngoài nhà), và nơi cư trú (huyện, thị xã). Dữ kiện được phân tích với phần mềm STATA 8, và các số thống kê mô tả gồm có phân bố tần số tử vong theo những đặc tính của mẫu.
- Kết quả Bảng 1. Phân bố tử vong theo tuổi và năm, tần số và (%) Nhó 200 200 200 200 Cộn m tuổi 3 4 5 6 g 1 9 16 7 3 35 (13,24) (15,69) (11,29) (7,50) (12,87) 2 22 19 22 8 71 (32,35) (18,63) (35,48) (20,00) (26,10) 3 9 17 4 8 38 (13,24) (16,67) (6,45) (20,00) (13,97) 4 12 17 4 1 34 (17,65) (16,67) (6,45) (2,50) (12,50) 5 6 9 7 7 29 (8,82) (8,82) (11,29) (17,50) (10,66) 6 6 5 5 5 21 (8,82) (4,90) (8,06) (12,50) (7,72)
- 7 0 2 2 3 7 (0,00) (1,96) (3,23) (7,50) (2,57) 8 1 4 1 1 7 (1,47) (3,92) (1,61) (2,50) (2,57) 9 2 2 2 1 7 (2,94) (1,96) (2,23) (2,50) (2,57) 10 0 3 2 0 5 (0,00) (2,94) (2,23) (0,00) (1,84) 11 0 1 1 3 5 (0,00) (0,98) (1,61) (7,50) (1,84) 12 1 2 2 0 5 (1,47) (1,96) (2,23) (0,00) (1,84) 13 0 0 1 0 1 (0,00) (0,00) (1,61) (0,00) (0,37) 14 0 4 1 0 5 (0,00) (3,92) (1,61) (0,00) (1,84)
- 15 0 1 1 0 2 (0,00) (0,98) (1,61) (0,00) (0,74) 0-
- 2004 Hình 1. Phân bố tử vong theo tháng trong năm 0 5 10 15 20 25 1 2 3 4 5 6 7 8
- 9 10 11 12 Tháng tử vong Tỉ lệ (%) 2003 2005 2006
- Bảng 3. Phân bố tử vong theo mùa lũ và năm, tần số và (%) Thời 200 200 200 200 Cộn 3 4 5 6 g điểm Tron 33 52 23 10 118 g lũ (48,5) (51) (37,1) (25) (43,4) Ngoà 35 50 39 30 154 i lũ (51,5) (49) (62,9) (75) (56,6)
- Cộng 68 102 62 40 272 Bảng 4. Phân bố tử vong theo vị trí xảy ra tai nạn Vị 200 200 200 200 Cộn trí 3 4 5 6 g Tron 2 1 1 1 5 g nhà (3,00) (0,98) (1,64) (2,56) (1,86) Ngoà 65 101 60 38 264 i nhà (97) (99,02) (98,36) (97,44) (98,14) Cộng 67 102 61 39 269 Bảng 5. Phân bố tử vong theo nơi cư trú Huyện/ 20 2004 20 20 Cộ thị 03 05 06 ng Thị xã 3 6 5 1 15 Cao Lãnh (4,41) (5,88) (8,06) (2,50) (5,51) Thị xã 9 6 6 0 21 Sa Đéc (13,24) (5,88) (9,68) (0,00) (7,72)
- Cao 7 13 6 0 26 Lãnh (10,29) (12,75) (9,68) (0,00) (9,56) Châu 16 8 5 6 35 Thành (23,53) (7,84) (8,06) (15,00) (12,87) Hồng 4 13 10 10 37 N gự (5,88) (12,75) (16,13) (25,00) (13,60) Lai 1 10(9, 7 7 35 Vung (16,18) 80) (11,29) (17,50) (12,87) Lấp Vò 6 11 2 3 22 (8,82) (10,78) (3,23) (7,50) (8,09) Tam 2 17 13 6 38 Nông (2,94) (16,67) (20,97) (15,00) (13,97) Tân 0 6 4 2 12 Hồng (0,00) (5,88) (6,45) (5,00) (4,41) Thanh 5 5 3 1 14 Bình (7,35) (4,90) (4,84) (2,50) (5,15)
- Tháp 5 7 1 4 17 Mười (7,35) (6,86) (1,61) (10,00) (6,25) Cộng 68 102 62 40 272 Năm 2004 có số tử vong do đuối nước cao nhất. Ở những trường hợp tử vong của đuối nước, tỉ lệ nhóm tuổi
- Đa số những trường hợp tử vong có tuổi dưới 5, và trong nhóm này nhiều nhất là những trẻ 2 tuổi (Bảng 1). Kết quả này tương tự như những ghi nhận ở Canada, với số trẻ em ở nhóm tuổi dưới 5 bị đuối nước và tử vong do đuối nước cao hơn các nhóm tuổi khác [2]. Trẻ em dưới 5 tuổi gần như còn lệ thuộc hoàn toàn vào sự chăm sóc trực tiếp của cha mẹ hoặc thân nhân, do đó, khi mất sự cảnh giác của người chăm sóc và trong điều kiện thuận lợi của môi trường nước, đây là nhóm có nguy cơ cao nhất để bị đuối nước, và tử vong, vì khả năng tự vệ cũng kém. Những trẻ 2 tuổi đi đã vững và bắt đầu rời khỏi sự quan sát thường xuyên của cha mẹ, do đó, có rất nhiều nguy cơ. Theo báo cáo của Trung tâm kiểm soát phòng chống các bệnh truyền nhiễm, và Trung tâm kiểm soát tai nạn thương tích Hoa Kỳ, năm 2003, có 3.306 trường hợp tử vong do đuối nước với nguyên nhân là không quan tâm của gia đình [4]. Điểm đáng lưu ý là cho dù tử vong đuối nước ở trẻ lớn (từ 5 tuổi trở lên) là thấp hơn trẻ nhỏ (dưới 5 tuổi), nhưng có khuynh hướng tăng đáng kể theo thời gian. Ngược với nhóm trẻ nhỏ, những trẻ lớn không còn lệ thuộc nhiều vào sự quan sát của người lớn, các em có nhiều tự do trong sinh hoạt, và có thể tiếp cận với nhiều môi trường nước khác nhau. Ở lứa tuổi này, với kích thước phát triển của cơ thể, các em ít có khả năng đuối nước ở những vật chứa nước sinh hoạt có thể tích nhỏ trong nhà, do đó, những biện
- pháp an toàn đối với môi trường nước ngoài nhà như ao, hồ, sông, rạch là cần thiết. Tử vong đuối nước phân bố theo giới Tỉ lệ nam giới là cao hơn nữ giới, và tương đối hằng định qua các năm (Bảng 2), điều này có thể được giải thích là do trẻ nam hiếu động hơn so với nữ nên có nhiều khả năng hơn để tiếp xúc với môi trường nước, thí dụ, chơi đùa bên cạnh, hoặc tắm trong ao, hồ, sông, rạch, v.v.. Tử vong đuối nước phân bố theo thời điểm trong năm Tử vong đuối nước ở Đồng Tháp cao nhất vào năm 2004 (Bảng 1). Ở khu vực đồng bằng sông Củu Long có hai loại là lũ thường niên xảy ra hàng năm từ đầu tháng Bảy đến hết tháng M ười, với mực nước sông dâng cao hơn bình thường và gây ngập ở những vùng trũng; và lũ chu kỳ, là những trận lũ lớn gây ngập trên diện rộng, và mức độ thiệt hại là nghiêm trọng hơn. Tính chu kỳ của lũ hiện nay là không còn rõ. Năm 2001 có lũ rất lớn, nhưng trong suốt thời gian nghiên cứu từ 2003 đến tám tháng đầu năm 2006, không có lũ lớn, nhưng tử vong là cao nhất vào năm 2004 cho thấy có nhiều khả năng tinh thần cảnh giác của người dân là không cao trong những năm lũ trung bình và nhỏ.
- Trong từng năm thì tử vong đuối nước cao nhất vào tháng Tám (Hình 1), nhưng phân tích theo mùa lũ (tức là khoàng thời gian của những tháng mà đỉnh lũ cao nhất trong năm) thì tử vong đuối nước lại xảy ra nhiều hơn ngoài mùa lũ (Bảng 3). Từ nhiều năm nay, vào mùa lũ, người dân ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, trong đó có Đồng Tháp, đã lập ra nhiều điểm giữ trẻ với điều kiện an toàn để giữ trẻ giúp cho người lớn tập trung đối phó với lũ. Cũng trong mùa lũ, sự cảnh giác của cha mẹ, thân nhân là cao hơn, do đó, hạn chế nguy cơ đuối nước. Tử vong đuối nước phân bố theo nguyên nhân Hầu hết tử vong đuối xảy ra ở những nơi chứa nước tự nhiên như sông, rạch, mương, rãnh, ao, v.v., (Bảng 4). Điều này rất phù hợp với môi trường có những hệ thống sông ngòi chằng chịt của đồng bằng sông Cửu Long. Tỉ lệ đuối nước trong nhà là rất thấp (Bảng 4), và chỉ ở trẻ dưới 4 tuổi té vào lu nước trong nhà. Một báo cáo về phòng ngừa tử vong do đuối nước trẻ em trong gia đình ở Washington DC cho thấy khoảng 2/3 trẻ em chết đuối trong nhà, không liên quan đến ao hồ, mà xảy ra trong chậu, bồn tắm. Những thùng, xô đựng nước trong gia đình là những vật nhỏ ít được quan tâm cũng là nguy cơ đuối nước đối với trẻ mới tập đi. Nhà vệ sinh thường khó quan sát là nguy cơ tử vong do đuối nước trong nhà. Chậu, hồ nước khoáng, nước nóng cũng tạo ra nguy cơ đuối nước [3].
- Tử vong đuối nước phân bố theo địa bàn cư trú Tử vong đuối nước là cao nhất ở các huyện Hồng Ngự, Châu Thành, Lai Vung, và Tam Nông; và thấp nhất ở Tân Hồng, Thanh Bình, và thị xã Cao Lãnh (Bảng 5). Hồng Ngự, Tam Nông là những huyện ở đầu nguồn nước nên lũ xảy ra sớm hơn, do đó, đuối nước có thể xảy ra nhiều hơn. Môi trường ít sông nước ở những khu vực thành thị như thị xã Cao Lãnh, thị xã Sa Đéc có thể giải thích cho tỉ lệ thấp. Tuy nhiên, những lý do này chưa giải thích được cho những nơi nhiều sông nước nhưng có tỉ lệ thấp như huyện Thanh Bình (huyện cù lao), Tháp Mười; hoặc ít sông nước nhưng có tỉ lệ cao như Châu Thành. Những dữ kiện về mực nước, thời gian kéo dài của lũ, ý thức của người dân là cần để giải thích về những sự khác biệt này. Đây là một nghiên cứu đầu tiên tại Đồng Tháp về đuối nước, với những dữ kiện thứ cấp nên tính giá trị của dữ kiện có thể chưa cao, và thông tin là hạn chế. Kết quả của nghiên cứu có thể chưa chính xác, vì cho dù bao gồm tất cả những trường hợp được báo cáo, nhưng vẫn bỏ sót những trường hợp đuối nước không tử vong, và những truờng hợp xảy ra ở người lớn. D ù có những hạn chế nhất định, nhưng kết quả nghiên cứu cũng cho thấy một mô hình sơ bộ của tử vong do đuối nước ở trẻ em tại một địa bàn nhiều sông nước, chịu ảnh hưởng của lũ hàng năm, nhưng những biến cố lại xảy ra nhiều hơn vào thời gian ngoài mùa lũ.
- Để xác định được những yếu tố nguy cơ của đuối nước và tử vong do đuối nước, một hệ thống giám sát là rất cần thiết để thu thập những dữ kiện sơ cấp đầy đủ hơn, đặc biệt là ý thức của người dân, sự quan tâm của các ban ngành đoàn thể, và khả năng của cộng đồng trong phòng chống đuối nước. Trước mắt, cần giám sát chặt chẽ và bảo đảm tính an toàn của những nguồn nước trong cũng như ngoài nhà, củng cố và phát triển những điểm giữ trẻ trong, ngoài mùa lũ, tuyên truyền sâu rộng và thường xuyên hơn nữa về kiến thức phòng ngừa đuối nước trẻ em cho cha mẹ và những người trực tiếp trông trẻ, không chỉ trong lũ mà cả ngoài mùa lũ, đặc biệt chú trọng nhóm trẻ em tuổi mới biết đi đến dưới 5 tuổi, trẻ trai; và tổ chức nhiều hơn nữa các lớp dạy bơi cho trẻ em.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Tổng quan dịch tễ học nhiễm HIV/AIDS - Văn Đình Hòe
61 p | 396 | 69
-
Luận án Tiến sỹ Y học: Đặc điểm dịch tễ, sinh học phân tử, lâm sàng, cận lâm sàng và yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị viêm gan vi rút B mạn bằng thuốc kháng vi rút
170 p | 225 | 52
-
Bài giảng Đại cương giun sán - BS. Nguyễn Thị Thảo Linh
14 p | 244 | 33
-
KHẢO SÁT MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỂ HỌC VÀ LÂM SÀNG CỦA BỆNH TRĨ Ở NGƯỜI TRÊN 50 TUỔI TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
14 p | 162 | 18
-
Bài giảng Bộ môn Dịch tễ học: Dịch tễ học bệnh viêm gan B - BS. Trần Nguyễn Du
31 p | 172 | 18
-
Bài giảng Dịch tễ học bệnh không lây nhiễm - BS. Lâm Thị Thu Phương
15 p | 156 | 9
-
Bài giảng Quai bị - BS.Trần Song Ngọc Châu
32 p | 15 | 8
-
Bài giảng Đặc điểm dịch tể học – lâm sàng và các yếu tố nguy cơ của nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính nặng ở trẻ em dưới 5 tuổi
12 p | 53 | 7
-
ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ HỌC CỦA BỆNH NHÂN Ù TAI
17 p | 123 | 6
-
Bài giảng Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ học lâm sàng và nhận xét kết quả điều trị bệnh viêm phổi do Mycoplasma Pneumoniae tại Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn
38 p | 47 | 5
-
Bài giảng Dịch tễ học các bệnh không lây nhiễm - Th.S Đoàn Công Khanh
41 p | 21 | 5
-
Bài giảng Đặc điểm dịch tễ học lâm sàng và nhận xét kết quả điều trị viêm phổi do respiratory syncytial virus tại bệnh viện Xanh Pôn
25 p | 32 | 2
-
Mô tả đặc điểm dịch tễ học của bệnh thủy đậu tại tỉnh Kon Tum năm 2018
7 p | 1 | 1
-
Đặc điểm dịch tễ lâm sàng, cận lâm sàng bệnh sốt xuất huyết Dengue ở trẻ em tại Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An
8 p | 2 | 1
-
Đặc điểm dịch tễ học phân tử của chủng vi khuẩn Acinetobacter baumanii được phân lập tại Bệnh viện Trung ương Huế và Bệnh viện Đại học Y Dược Huế
7 p | 2 | 1
-
Đặc điểm bệnh tiêu chảy cấp do Rotavirus tại khoa Nhi Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Định
7 p | 0 | 0
-
Ghi nhận ung thư Thừa Thiên Huế giai đoạn 2001-2009
8 p | 0 | 0
-
Kết quả phẫu thuật tạo hình thành ngực bằng miếng ghép titanium: nhân 15 trường hợp tại Bệnh viện Chợ Rẫy
8 p | 0 | 0
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn