intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bệnh dại (Bệnh học cơ sở)

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

2
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Là bệnh truyền nhiễm cực kỳ nguy hiểm từ thú vật sang người do virus dại gây nên, cho đến nay, khi bệnh nhân đã lên cơn dại thì tỷ lệ tử vong 100%. Bài học này sẽ trình bày một số kiến thức cơ bản của bệnh dại như nguyên nhân và đặc điểm dịch tễ học của bệnh dại, triệu chứng lâm sàng của cơn dại ở người, biện pháp chẩn đoán và phòng bệnh dại.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bệnh dại (Bệnh học cơ sở)

  1. Bài 37 BỆNH DẠI MỤC TIÊU 1. Trình bày được nguyên nhân và đặc điểm dịch tễ học của bệnh dại 2. Trình bày được triệu chứng lâm sàng của cơn dại ở người. 3. Trình bày biện pháp chẩn đoán và phòng bệnh dại. NỘI DUNG 1. Đại cương Là bệnh truyền nhiễm cực kỳ nguy hiểm từ thú vật sang người do virus dại gây nên, cho đến nay, khi bệnh nhân đã lên cơn dại thì tỷ lệ tử vong 100%. 2. Nguyên nhân – dịch tễ học 2.1. Nguyên nhân: do virus dại gây nên - Virus dại có kích thước 100 – 150Nm, sống ký sinh ở các tế bào thần kinh của thần kinh trung ương của người hoặc động vật - Sức đề kháng của virus dại: sức đề kháng kém, dễ chết ở ngoại cảnh. 2.2. Dịch tễ học 2.2.1. Nguồn bệnh: bệnh dại căn bản là bệnh của các động vật máu nóng (chó, mèo, trâu, bò, cầy, sóc, vv...) bệnh lây sang người chủ yếu là chó và đôi khi do mèo. * Bệnh dại ở chó: + Ủ bệnh: vài tuần đến vài tháng + Toàn phát: biểu hiện bằng một trong hai trạng thái - Trạng thái hung dữ: chó biểu hiện bằng tình trạng kích thích, thay đổi tập tính, biểu hiện triệu chứng sốt, há miệng để thở, bỏ nhà chạy rông, cắn xé lung tung, uống nhiều nước và gặm các vật bất thường sau đó rối loạn nhịp thở và chết. - Trạng thái liệt: bắt đầu liệt 2 chi sau rồi lan dần lên 2 chi trước, dớt dãi nhiều, rối loạn nhịp thở và chết. - Từ lúc lên cơn dại đến khi tử vong là 2-7 ngày hãn hữu có trường hợp không chết. 2.2.2. Đường lây - Theo đường da, niêm mạc, chủ yếu do vết cắn bị nhiễm virus trong nước bọt của chó. - Theo đường da, niêm mạc: do da, niêm mạc bị sây sát tiếp xúc với đồ vật bị nhiễm. - Không thấy lây trực tiếp giữa người với người mặc dù trong nước bọt của người bệnh có virus dại. 2.2.3. Cảm thụ – miễn dịch - Người và động vật máu nóng có tính cảm thụ cao với virus dại, đặc biệt nguy hiểm với những vết cắn sâu, vết cắn vùng đầu – mặt – cổ. - Có thể gây miễn dịch chủ động và thủ động bằng vacxin và huyết thanh kháng dại. 2.2.4. Đặc điểm dịch - Xảy ra quanh năm nhưng gặp nhiều ở mùa nóng. 140
  2. 3. Triệu chứng lâm sàng 3.1. Thể hung dữ 3.1.1. Ủ bệnh: 15 – 55 ngày, hãn hữu có trường hợp thời gian kéo dài hàng năm. 3.1.2. Toàn phát (bệnh dại lên cơn) + Tiến triển: đau hoặc bứt dứt ở vết cắn, đau dọc theo dây thần kinh, sốt nhẹ, lo sợ vô cớ, mất ngủ. + Các triệu chứng đặc biệt của bệnh dại (do hành não bị tổn thương ) - Sốt nhẹ - Rối loạn nhịp thở: thở vào sâu và ồn ào “như thiếu không khí” thở ra đứt quãng rồi ngừng rồi lại thở vào sâu đôi khi giống như kiểu thở xêntôc. - Kích thích cao độ: tai thính, mắt tinh, da tăng cảm giác, cơ quan sinh dục bị kích thích có khi gây đau đớn, các kích thích bên ngoài dù nhẹ cũng làm cho bệnh nhân giật mình, hốt hoảng, kêu rú. - Sợ nước, sợ gió: là triệu chứng quan trọng nhất khi cho bệnh nhân uống nước hoặc thậm chí chỉ cần nhìn thấy nước là cơ thanh quản co thắt gây đau đớn, gió thồi nhẹ cũng làm cho bệnh nhân xuất hiện cơn khó thở. - Đồng tử dãn, mạch nhanh, tiết nhiều nước bọt. - Tinh thần hoàn toàn tỉnh táo đến lúc chết. - Từ lúc lên cơn đến lúc tử vong là 2-4 ngày. 3.2. Thể liệt - Bệnh nhân đau lưng dữ dội rồi liệt 2 chi dưới có kèm theo bí đái, táo bón. - Các triệu chứng kích thích, sợ nước, sợ gió biểu hiện không rõ. - Liệt lan dần lên chi trên, cổ, mặt, lưỡi. - Từ khi xuất hiện cơn dại đến khi tử vong là 6-8 ngày. 4. Tiến triển và biến chứng Bệnh dại lên cơn diễn biến ngày càng nặng với những rối loạn nghiêm trọng: ngừng thở, ngừng tim bất cứ lúc nào mà không có hy vọng chữa khỏi. Tỷ lệ tử vong hiện nay khi đã lên cơn là 100%. 5. Chẩn đoán 5.1. Chẩn đoán xác định - Lâm sàng - Dịch tễ 5.2. Chẩn đoán phân biệt - Sợ nước, nghẹn nước ở người có thai nghén. - Bệnh dại hoang tưởng do bị chó lành cắn: bệnh nhân sợ nước, sợ gió nhưng vẫn uống nước được, không có rối loạn hô hấp, không có rối loạn thần kinh trung ương. - Bệnh dại thể liệt: cần phân biệt với liệt do viêm não, viêm tuỷ, viêm đa dây thần kinh. 5. Điều trị - Cho bệnh nhân nằm tại buồng cách ly - Cho thuốc an thần. 6. Phòng bệnh + Tăng cường pháp chế về việc nuôi chó: nuôi chó phải đăng ký và tiêm chủng định kỳ, không thả chó chạy rông, chó ra đường phải buộc rọ mõm. + Khi bị chó căn: - Tại vết cắn: rủa nước cắn bằng nước xà phòng đặc không cầm máu, không nặn bóp, bôi Iod đặc. 141
  3. - Đưa chó đến tạm thú y hoặc nhốt chó lại cho ăn uống bình thường và theo dõi trong 15 ngày, trong thời gian theo dõi: nếu chó chết, chó chạy mất hoặc chó không được theo dõi thì phải khuyên bệnh nhân đi tiêm vacxin phòng dại ngay. - Nếu chó nghi dại cắn vào vùng đầu, mặt, cổ, hoặc bị nhiều vết cắn sâu thì trước khi tiêm vacxin bệnh nhân phải được dùng huyết thanh chống dại (liều 0,2ml/kg thực hiện phương pháp phá mẫu của Bereska) - Nếu chó được theo dõi trong vòng 15 ngày mà không chết thì cho bệnh nhân ngừng tiêm vacxin. - Vacxin phòng dại. Fuenzalida: tiêm 6 mũi cơ bản và 3 mũi củng cố ( sau 1,3,6 tháng ). Vacxin chỉ có tác dụng trong vòng 6 tháng cho nên nếu quá 6 tháng mà bị xúc vật mắc dại cắn thì phải tiêm lại từ đầu, trong quá trình tiêm vacxin người bệnh cần được nghỉ ngơi, bồi dưỡng, không uống rượu, tránh lạnh, tránh căng thẳng tinh thần + Không nên tiêm trong các trường hợp sau: - Chó cắn qua quần áo dày và không bị sước da - Chó liếm vào vùng da lành. - Người có tiếp xúc chung đụng với người bị dại - Người ăn thức ăn chín làm từ xúc vật bị dại - Người đã lên cơn dại. LƯỢNG GIÁ 1. Trình bày đặc điểm dịch tễ học của bệnh dại? 2. Trình bày các biện pháp phòng bệnh dại ? 3. Điền vào chỗ trống các câu sau Câu 1. Triệu chứng lâm sàng của bệnh dại A................. B................. C................. D................... E. Đồng tử dãn, mạch nhanh, tiết nhiều nước bọt, tinh thần hoàn toàn tỉnh táo đến lúc chết. Câu 2. Chẩn đoán xác định bệnh dại. A................. B................. Câu 3. Bệnh dại cần phân biệt với một số bệnh sau: A. Sợ nước, nghẹn nước ở người có thai nghén. B................. C................. Câu 4. Không nên tiêm phòng dại trong các trường hợp sau đây: A. Chó cắn qua quần áo dày và không bị sước da B................. C................. D. Người ăn thức ăn chín làm từ xúc vật bị dại E ............... 142
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2