![](images/graphics/blank.gif)
Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (Bệnh học cơ sở)
lượt xem 1
download
![](https://tailieu.vn/static/b2013az/templates/version1/default/images/down16x21.png)
Bài học này sẽ tập trung vào bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD), một bệnh hô hấp gây khó thở mạn tính. Chúng ta sẽ tìm hiểu các nguyên nhân phổ biến dẫn đến COPD, cũng như các triệu chứng đặc trưng như ho, khạc đờm và khó thở. Bài học cũng sẽ trình bày phác đồ điều trị bằng thuốc thông thường và cách hướng dẫn người bệnh phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm. Quản lý tốt COPD giúp cải thiện chất lượng sống và kéo dài tuổi thọ cho người bệnh.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (Bệnh học cơ sở)
- Bài 2 BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH MỤC TIÊU 1. Trình bày được nguyên nhân thường gặp và triệu chứng của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. 2. Trình bày được phác đồ điều bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính bằng các thuốc thông thường. 3. Trình bày được cách hướng dẫn người bệnh phòng các biến chứng của bệnh. NỘI DUNG 1. Định nghĩa: Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (BPTNMT) là một bệnh biểu hiện bởi sự giới hạn lưu lượng khí, sự giới hạn này không hồi phục hoàn toàn. Sự giới hạn lưu lượng khí thường xảy ra từ từ và phối hợp với một sự đáp ứng viêm bất thường của phổi đối với các hạt độc hay khí. BPTNMT bao gồm viêm phế quản mạn và khí phế thũng. Bao gồm viêm phế quản mạn, khí phế thũng và hen phế quản không hồi phục. 2. Dịch tễ học BPTNMT là nguyên nhân tử vong đứng hàng thứ 4 sau bệnh tim, ung thư, bệnh mạch máu não. Theo báo cáo kết quả họp nhóm tư vấn của Châu Á Thái Bình Dương về BPTNMT lần thứ VI 1 - 2/6/2002 tại Hồng Kông thì tại các nước Châu Á Thái Bình Dương, tỉ lệ mắc BPTNMT khoảng 3,8%, nhưng gần đây qua một số mẫu nghiên cứu cho thấy tỉ lệ lên đến 6,3% ở người trên 30 tuổi. Tỉ lệ mắc bệnh cao nhất ở các nước đang hút thuốc lá nhiều và ngược lại. 3. Những yếu tố nguy cơ Hút thuốc lá: liên hệ rất chặt chẽ với BPTNMT, điều này xảy ra có lẽ là do những yếu tố di truyền. Không phải tất cả người hút thuốc lá đều bị BPTNMT, khoảng 15-20% người hút thuốc lá bị BPTNMT, 85-90% bệnh nhân bị BPTNMT là do thuốc lá. Hút thuốc lá > 20 gói/năm có nguy cơ cao dẫn đến BPTNMT. Tiếp xúc thụ động với thuốc lá cũng có thể góp phần gây nên BPTNMT. Hút thuốc lá trong thời kỳ mang thai cũng là một yếu tố nguy cơ cho bào thai, do ảnh hưởng đến sự tăng trưởng và phát triển phổi trong tử cung. Bụi và chất hoá học nghề nghiệp: những bụi và chất hoá học nghề nghiệp (hơi nước, chất kích thích, khói) có thể gây nên BPTNMT độc lập với hút thuốc lá. Ô nhiễm môi trường trong và ngoài nhà: Vai trò của ô nhiễm không khí ngoài nhà gây BPTNMT không rõ. Ô nhiễm môi trường trong nhà như chất đốt, chất đốt cháy từ nấu ăn và hơi nóng là những yếu tố gây nên BPTNMT. Nhiễm khuẩn: nhiễm trùng hô hấp ở thời kỳ thiếu niên có thể gây BPTNMT ở thời kỳ trưởng thành. 8
- 4. Triệu chứng Đa số bệnh nhân mắc bệnh phổi tắc nghẽn tắc nghẽn mạn tính trên 40 tuổi, thường liên quan với tiền sử hút thuốc lá nhiều năm nhưng sau 20- 30 năm các triệu chứng mới xuất hiện Triệu chứng cơ năng Ho: ho mạn tính, thường là triệu chứng đầu tiên của BPTNMT, lúc đầu ho cách khoảng, nhưng sau đó ho xảy ra hằng ngày, thường suốt cả ngày, ít khi ho ban đêm có trường hợp không ho. Khạc đờm: vào buổi sáng thường xuyên, đờm trong và nhày số lượng ít sau nhiều đợt ho thường trên 50ml/ ngày, đợt bùng phát ho khạc đờm mủ. Khó thở: là triệu chứng quan trọng của BPTNMT và là lý do mà hầu hết bệnh nhân phải đi khám bệnh, khó thở trong BPTNMT là một loại khó thở dai dẳng và xảy ra từ từ, lúc đầu chỉ xảy ra khi gắng sức như đi bộ hay chạy lên thang lầu, khi chức năng phổi bị giảm, khó thở trở nên nặng hơn cảm giác thiếu không khí, nặng ngực, thở rít. Triệu chứng thực thể: Khám thực thể ít có giá trị trong chẩn đoán BPTNMT, những triệu chứng thường gặp là: + Tím trung tâm. + Các khoảng gian sườn nằm ngang, lồng ngực hình thùng. + Dấu hiệu Hoover (dẹt 1/2 cơ hoành phối hợp với sự thu lại vào trong nghịch lý của đáy lồng ngực trong kỳ hít vào). + Tần số thở lúc nghỉ > 20 lần/phút, nhịp thở nông. + Bệnh nhân thở ra với môi mím lại với mục đích làm chậm lại luồng khí thở ra để có thể làm vơi phổi có hiệu quả hơn. + Nghe phổi rì rào phế nang giảm có rale rít, rale ngáy, rale nổ, rale ẩm Cận lâm sàng - Chụp X quang phổi: có thể thấy những biểu hiện gián tiếp của giãn phế nang trong đợt cấp có thể thấy hình ảnh tổn thương phế quản phổi - Xét nghiệm máu: trong đợt cấp thấy số lượng bạch cầu tăng, tốc độ máu lắng tăng - Xét nghiệm đờm: tìm vi khuẩn gây bệnh, chú ý tìm BK - Thăm dò chức năng hô hấp: thường thấy giảm dung tích sống 5. Chẩn đoán 5.1. Chẩn đoán xác định Các yếu tố định hướng chẩn đoán - Bệnh nhân trên 45 tuổi có yếu tố nguy cơ - Ho khạc đờm trên 3 tháng trong mỗi năm và trong 2 năm liên tục - Khó thở khi gắng sức hoặc khi nghỉ, nặng lên trong đợt bùng phát - Tiền sử có những đợt nhiễm khuẩn hô hấp cấp - Nghe phổi có rì rào phế nang giảm, có thể có rale rít, rale ngáy, rale ẩm, rale nổ 5.2. Chẩn đoán đợt bùng phát Có hội chứng nhiễm trùng Khó thở tăng Ho khạc đờm số lượng tăng, đờm đang trong chuyển thành đục, xanh hoặc vàng 9
- 6. Điều trị 6.1. Trong đợt cấp - Thở oxy:2l/ phút thở qua mũi hoặc mặt nạ - Dẫn lưu đờm theo tư thế kết hợp vỗ rung lồng ngực - Cho các thuốc làm loãng đờm: Mucomyst, Acemux - Cho thuốc giãn phế quản nếu có dấu hiệu co thắt phế quản: Khí dung: sabutamol hoặc Berodual Hoặc uống Salbutamol uống 4- 6 viên/ ngày Hoặc Diaphylin 4.8% x 1-2 ống pha dung dịch Glucose truyền tĩnh mạch chậm... Salbutamol 0.5mg pha dung dịch đẳng trương truyền tĩnh mạch - Cho corticoid nếu có phù nề và tăng tiết dịch nhiều - Cho kháng sinh chống nhiễm khuẩn: ampicillin, gentamicin, Cephalosporin thế hệ 3 6.2. Ngoài đợt cấp Chủ yếu là áp dụng các biện pháp phòng và hạn chế bệnh - Bỏ thuốc lá - Thuốc giãn phế quản - Dùng Corticoid 7. Phòng bệnh - Tránh những yếu tố kích thích đường hô hấp đặc biệt là thuốc lá, thuốc lào - Có biện pháp bảo hộ lao động cho những người tiếp xúc với môi trường có nhiều khói bụi như công nhân làm ở hầm mỏ... - Điều trị triệt để các ổ nhiễm khuẩn đường hô hấp trên - Những người dễ bị nhiễm khuẩn đường hô hấp cần được tiêm phòng cúm vào mùa đông và mùa thu. LƯỢNG GIÁ 1. Anh (chị) hãy nêu 2 tiêu chuẩn để định nghĩa bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính? 2. Trình bày hướng điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính? Khoanh tròn vào ý đúng nhất các câu từ 3-6 3.Yếu tố nguy cơ thường gặp nhất trong bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là: A. Môi trường ô nhiễm B. Hóa chất độc hại C. Hút thuốc lá D. Mắc các bệnh đường hô hấp cấp thường xuyên 4.Triệu chứng thường gặp khiến bệnh nhân phải vào viện trong bệnh COPD là: A. Ho mạn tính B. Khạc đờm nhiều vào buổi sáng C. Sốt D. Khó thở 5.Triệu chứng thực thể nào ít gặp trong bệnh COPD E. Lồng ngực biến dạng hình thùng F. Ran rít, ran ngáy, ran ẩm hai bên phổi G. Rì rào phế nang giảm H. Gõ vang 10
- 6.Triệu chứng nào sau đây không có giá trị chẩn đoán COPD A. Bệnh nhân trên 45 tuổi có yếu tố nguy cơ B. Ho khạc đờm trên 3 tháng trong mỗi năm và trong 2 năm liên tục C. Khó thở khi gắng sức hoặc khi nghỉ, nặng lên trong đợt bùng phát D. Khám phổi có hội chứng đông đặc E. Tiền sử có những đợt nhiễm khuẩn hô hấp cấp F. Nghe phổi có rì rào phế nang giảm, có thể có rale rít, rale ngáy, rale ẩm, rale nổ 11
![](images/graphics/blank.gif)
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Nghiên cứu tổng quan về dự báo đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
10 p |
3 |
2
-
Nghiên cứu một số yếu tố nguy cơ, vi khuẩn học và đánh giá kết quả điều trị ở bệnh nhân đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính can thiệp thở máy xâm lấn tại Khoa Hồi sức tích cực - chống độc, Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ năm 2020 – 2022
8 p |
2 |
2
-
Khảo sát một số yếu tố tiên lượng nặng đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính nhập viện tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ
7 p |
3 |
2
-
Nghiên cứu thang điểm DECAF trong tiên lượng tử vong nội viện của đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
5 p |
2 |
2
-
Kết quả quản lý điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính ở bệnh nhân điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch, Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2021 – 2022
9 p |
2 |
2
-
Khảo sát tỷ lệ chẩn đoán bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hội chứng tắc nghẽn theo GOLD và giới hạn bình thường tại Bệnh viện Đại học Y Dược Tp. Hồ Chí Minh
7 p |
2 |
1
-
Nghiên cứu đặc điểm và các yếu tố nguy cơ ngưng thở tắc nghẽn khi ngủ ở bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính tại Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ năm 2022-2023
6 p |
4 |
1
-
Hành vi tự chăm sóc của bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và các yếu tố liên quan
10 p |
2 |
1
-
Kiến thức chung và tuân thủ dùng thuốc của người bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính tại bệnh viện Đa khoa Cà Mau
8 p |
2 |
1
-
Đánh giá đặc điểm vi khuẩn học, tình hình đề kháng kháng sinh và một số yếu tố liên quan ở bệnh nhân đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính có thở máy xâm lấn tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ năm 2023-2024
7 p |
2 |
1
-
Đặc điểm vi khuẩn học và tình hình đề kháng kháng sinh ở bệnh nhân đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính kiểu hình nhiều đợt cấp
7 p |
5 |
1
-
Các yếu tố nguy cơ bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính tại Bệnh viện Đa khoa Trung tâm An Giang
5 p |
3 |
1
-
Bài giảng Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (83 trang)
83 p |
8 |
1
-
Phục hồi chức năng bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
4 p |
4 |
1
-
Bài giảng Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính đợt cấp thường xuyên - BSCKII. Trần Ngọc Thái Hòa
34 p |
1 |
0
-
Bài giảng Suy hô hấp nặng do đợt mất bù cấp của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) - ThS.BS. Đỗ Ngọc Chánh
11 p |
2 |
0
-
Bài giảng Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (86 trang)
86 p |
5 |
0
![](images/icons/closefanbox.gif)
![](images/icons/closefanbox.gif)
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn
![](https://tailieu.vn/static/b2013az/templates/version1/default/js/fancybox2/source/ajax_loader.gif)