YOMEDIA
ADSENSE
Đặc điểm đột biến gen KIT trong u mô đệm đường tiêu hóa
55
lượt xem 1
download
lượt xem 1
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Nội dung bài viết trình bày về u mô đệm đường tiêu hóa là u trung mô thường gặp nhất của đường tiêu hóa, thường có CD117 (+). Đột biến gen KIT gặp trong khoảng 60-80% trường hợp u mô đệm đường tiêu hóa, là đích điều trị của imatinib. Nội dung nghiên cứu này nhằm khảo sát đặc điểm đột biến gen KIT trong u mô đệm đường tiêu hóa.
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đặc điểm đột biến gen KIT trong u mô đệm đường tiêu hóa
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013 <br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
ĐẶC ĐIỂM ĐỘT BIẾN GEN KIT TRONG U MÔ ĐỆM ĐƯỜNG TIÊU HÓA <br />
Ngô Quốc Đạt*, Trần Hương Giang*, Hoàng Anh Vũ**, Hứa Thị Ngọc Hà* <br />
<br />
TÓM TẮT <br />
Mục tiêu: U mô đệm đường tiêu hóa (UMĐĐTH) là u trung mô thường gặp nhất của đường tiêu hóa, thường <br />
có CD117 (+). Đột biến gen KIT gặp trong khoảng 60 – 80% trường hợp UMĐĐTH, là đích điều trị của imatinib. <br />
Chúng tôi thực hiện nghiên cứu này nhằm khảo sát đặc điểm đột biến gen KIT trong UMĐĐTH. <br />
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: 93 trường hợp UMĐĐTH chẩn đoán tại Bộ môn Giải Phẫu Bệnh ‐ <br />
Đại học Y Dược Tp. Hồ Chí Minh từ 01/2007 đến 12/2012 được khảo sát đột biến gen KIT ở các exon 9, 11, 13 và <br />
17 bằng kỹ thuật giải trình tự gen. <br />
Kết quả: 57 trường hợp có đột biến KIT (61,3%). Đột biến gặp ở mọi vị trí UMĐĐTH được khảo sát bao gồm <br />
dạ dày, ruột non, đại trực tràng, mạc treo và sau phúc mạc. Đột biến nhạy với imatinib ở exon 11 thường gặp nhất <br />
(54,8%) và rất đa dạng, bao gồm đột biến điểm, đột biến mất đoạn, chèn đoạn và đột biến phức tạp. Các đột biến ít <br />
nhạy với imatinib được phát hiện ở exon 9 (2 trường hợp) và exon 17 (4 trường hợp). Đột biến exon 9 xảy ra ưu thế <br />
ở ruột non và có tiên lượng xấu. <br />
Kết luận: Đa số UMĐĐTH có đột biến gen KIT, ưu thế exon 11 với các đột biến mất đoạn và đột biến điểm <br />
thường gặp. Đột biến gen KIT exon 9 ưu thế ở ruột non và bệnh cảnh lâm sàng tiến triển. <br />
Từ khóa: u mô đệm đường tiêu hóa, giải trình tự gen, đột biến, đột biến điểm <br />
<br />
ABSTRACT <br />
DETECTION OF KIT MUTATIONS IN GASTROINTESTINAL STROMAL TUMORS <br />
Ngo Quoc Dat, Tran Huong Giang, Hoang Anh Vu, Hua Thi Ngoc Ha <br />
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 17 ‐ Supplement of No 3 ‐ 2013: 43 ‐ 50 <br />
Objectives: Gastrointestinal stromal tumor (GISTs) is the most common mesenchymal tumor of the <br />
gastrointestinal tract, often showing CD117 expression. About 60–80% of GISTs have mutations of the KIT gene, <br />
which are therapeutic targets for imatinib. Our aim is to analyse KIT mutations in GISTs. <br />
Materials and methods: Tumors from 93 patients with GISTs diagnosed at Department of Pathology from <br />
January 2007 to December 2012 were analysed for mutations in KIT exons 9, 11, 13, and 17. <br />
Results: In total, 57 mutations (61.3%) were detected in all sites of GISTs including stomach, small intestine, <br />
colon, mesentery, and retroperitoneum. Imatinib‐sensitive mutations in exon 11 are the most common mutations <br />
detected (54.8%) which include point mutation, deletion, insertion, and complex mutation. In addition, 2 mutations <br />
were found in exon 9 and 4 in exon 17. KIT exon 9 mutations are located predominantly in the small bowel and <br />
associated with an unfavorable clinical course. <br />
Conclusion: The majority of GISTs show KIT mutations, located with predilection in exon 11 in which deletion <br />
and point mutation are predominant. KIT exon 9 mutations located predominantly in the small bowel and associated <br />
with an unfavorable clinical course. <br />
Key words: gastrointestinal stromal tumor, sequencing, mutation, point mutation <br />
<br />
* Bộ môn Giải Phẫu Bệnh, Đại học Y Dược TPHCM <br />
** Trung tâm Y sinh học Phân tử, Đại học Y Dược TPHCM <br />
Tác giả liên lạc: TS. BS. Ngô Quốc Đạt <br />
ĐT: 0903619468 <br />
<br />
Chuyên Đề Giải Phẫu Bệnh <br />
<br />
Email: quocdat_yds@yahoo.com <br />
<br />
43<br />
<br />
Nghiên cứu Y học <br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ <br />
<br />
ĐỐI TƯỢNG ‐ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU <br />
<br />
U mô đệm đường tiêu hóa (UMĐĐTH) là <br />
loại u trung mô đường tiêu hóa đặc hiệu, biểu <br />
hiện dương tính với protein KIT (CD117) <br />
và/hoặc có đột biến tăng chức năng của tiền gen <br />
sinh ung KIT hoặc PDGFRA. Đặc điểm mô bệnh <br />
học của UMĐĐTH rất đa dạng với ưu thế loại tế <br />
bào hình thoi hoặc dạng biểu mô(7,14). Trên 95% <br />
UMĐĐTH dương tính với KIT (CD 117), ngay <br />
cả ở nhóm u với kiểu gen KIT không đột biến. 2‐<br />
5% UMĐĐTH không có đột biến gen KIT, <br />
nhưng phần lớn các trường hợp này biểu hiện <br />
đột biến với gen PDGFRA cũng là thụ thể <br />
tyrosin kinase (TK). Hiện nay, kỹ thuật giải trình <br />
tự chuỗi DNA góp phần rất lớn trong việc chẩn <br />
đoán các đột biến gen vì kỹ thuật này cho phép <br />
phát hiện được vị trí các kiểu đột biến của đoạn <br />
gen muốn khảo sát. Khám phá đột biến gen KIT <br />
và PDGFRA trong UMĐĐTH có ý nghĩa quan <br />
trọng trong điều trị và tiên lượng bệnh. Imatinib <br />
mesylate là thuốc ức chế chuyên biệt trên thụ thể <br />
TK thuộc ABL, KIT và PDGFRA hiện nay được <br />
chỉ định điều trị những bệnh nhân UMĐĐTH <br />
giai đoạn trễ khi không thể phẫu thuật lấy u <br />
hoặc u đã cho di căn(12). Tuy nhiên, mức độ nhạy <br />
với imatinib không giống nhau giữa các kiểu đột <br />
biến. Đột biến gen KIT thường gặp nhất ở exon <br />
11 và nhạy với imatinib (80%); các đột biến exon <br />
9, 13 và 17 hiếm gặp hơn, ít nhạy (đột biến exon <br />
9 đáp ứng imatinib 50%) hoặc kháng với <br />
imatinib (đột biến exon 17)(5). Vì thế, việc xác <br />
định đột biến của gen KIT rất có ý nghĩa trong <br />
điều trị imatinib cho bệnh nhân. Nghiên cứu này <br />
nhằm mô tả đặc điểm đột biến gen KIT của 93 <br />
bệnh nhân UMĐĐTH tại bộ môn giải phẫu bệnh <br />
Đại Học Y Dược TPHCM. <br />
<br />
Đối tượng nghiên cứu <br />
<br />
Mục tiêu <br />
Khảo sát đặc điểm đột biến gen KIT trên <br />
exon số 9, 11, 13 và 17. <br />
<br />
Bệnh nhân được chẩn đoán xác định là <br />
UMĐĐTH (CD117 dương tính) tại Bộ môn Giải <br />
Phẫu Bệnh Đại học Y Dược Tp. Hồ Chí Minh từ <br />
01/2007 đến 12/2012. <br />
<br />
Tiêu chuẩn chọn bệnh <br />
Các trường hợp UMĐĐTH được chẩn đoán <br />
xác định bằng HMMD với CD117 dương tính. <br />
Có đầy đủ thông tin về vị trí u, chẩn đoán <br />
lâm sàng và đặc điểm đại thể u. <br />
Có đầy đủ khối mô vùi nến. <br />
<br />
Tiêu chuẩn loại trừ <br />
Các u trung mô đường tiêu hóa có CD117 <br />
âm tính. <br />
Các trường hợp UMĐĐTH không có thông <br />
tin về vị trí u, chẩn đoán lâm sàng, đặc điểm đại <br />
thể u. <br />
Không đầy đủ khối mô u vùi nến. <br />
<br />
Phương pháp nghiên cứu <br />
Nghiên cứu mô tả cắt ngang. <br />
<br />
Các bước tiến hành <br />
Khảo sát một số đặc điểm lâm sàng ‐ giải <br />
phẫu bệnh của 93 trường hợp UMĐĐTH từ <br />
phiếu xét nghiệm Giải phẫu bệnh. <br />
Phân tích đột biến gen KIT tại 4 exon 9, 11, <br />
13 và 17 bằng phương pháp giải trình tự gen <br />
trực tiếp trên khối mô u vùi nến qua các bước <br />
căn bản sau: <br />
Cắt mỏng mô u đã vùi nến 10μm, khử <br />
paraffin bằng xylen và cồn tuyệt đối. <br />
Ly trích DNA từ mẫu mô u. <br />
Chạy PCR cho 4 exon số 9, số 11, số 13 và số <br />
17. <br />
Tinh sạch sản phẩm PCR. <br />
Chạy phản ứng chuỗi sequence mẫu DNA <br />
đã tinh sạch cho 4 exon số 9, số 11, số 13 và số <br />
17. <br />
Phân tích đột biến. <br />
<br />
44<br />
<br />
Chuyên Đề Giải Phẫu Bệnh <br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013 <br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Bảng 1: Các đoạn mồi dùng trong nghiên cứu đột biến gen KIT. <br />
Tên mồi<br />
KIT-9F<br />
KIT-9R<br />
KIT-11F<br />
KIT-11R<br />
KIT-13F<br />
KIT-13R<br />
KIT-17F<br />
KIT-17R<br />
<br />
Trình tự DNA (5’---3’)<br />
AGTATGCCACATCCCAAGTG<br />
CAGAGCCTAAACATCCCCTTA<br />
CCAGAGTGCTCTAATGACTG<br />
ACCCAAAAAGGTGACATGGA<br />
CATCAGTTTGCCAGTTGTGC<br />
CAGCTTGGACACGGCTTTAC<br />
GAACATCATTCAAGGCGTAC<br />
TTTACATTATGAAAGTCACAGG<br />
<br />
KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN <br />
Đặc điểm lâm sàng – giải phẫu bệnh <br />
UMĐĐTH <br />
Bệnh nhân UMĐĐTH có độ tuổi dao động <br />
từ 17 đến 88 tuổi. Tuổi trung bình là 55 tuổi. <br />
Bệnh phân bố đều ở cả 2 giới. Nghiên cứu này <br />
ghi nhận 49 trường hợp UMĐĐTH ở dạ dày, 28 <br />
trường hợp ở ruột non, 6 trường hợp ở đại trực <br />
tràng, 10 trường hợp ngoài đường tiêu hóa. Kích <br />
thước khối u dao động từ 1cm dến 23 cm, kích <br />
thước trung bình 8cm. 49 trường hợp UMĐĐTH <br />
có độ ác cao, chiếm 52,7%. 36,5% bệnh nhân ở <br />
giai đoạn tiến xa (u di căn gan và phúc mạc) <br />
(Bảng 2). <br />
Bảng 2: Đặc điểm lâm sàng – giải phẫu bệnh <br />
UMĐĐTH. <br />
Số trường hợp (n = 93)<br />
Tuổi trung bình<br />
Giới tính<br />
Nam<br />
Nữ<br />
Vị trí<br />
Dạ dày<br />
Ruột non<br />
Đại trực tràng<br />
Mạc treo<br />
Sau phúc mạc<br />
Kích<br />
< 5 cm<br />
thước u<br />
5-10 cm<br />
> 10 cm<br />
Loại tế<br />
Hình thoi<br />
bào<br />
Dạng biểu mô<br />
Hỗn hợp<br />
Chỉ số<br />
< 5 PB/50 QTL<br />
phân bào 5-10 PB/50 QTL<br />
> 10 PB/50 QTL<br />
Tiềm năng Thấp và rất thấp<br />
ác tính<br />
Trung bình<br />
(Fletcher)<br />
Cao<br />
Giai đoạn<br />
Khu trú<br />
u<br />
Lan rộng<br />
(u di căn gan và<br />
phúc mạc)<br />
<br />
Số bệnh nhân Tỷ lệ %<br />
55 tuổi<br />
47<br />
49,5%<br />
46<br />
50,5%<br />
49<br />
52,7%<br />
28<br />
30,1%<br />
6<br />
6,5%<br />
7<br />
7,5%<br />
3<br />
3,2%<br />
37<br />
39,8%<br />
25<br />
26,9%<br />
31<br />
33,3%<br />
70<br />
75,3%<br />
12<br />
12,9%<br />
11<br />
11,8%<br />
41<br />
44,1%<br />
21<br />
22,6%<br />
31<br />
33,3%<br />
27<br />
29,1%<br />
17<br />
18,3%<br />
49<br />
52,7%<br />
59<br />
63,5%<br />
34<br />
<br />
Chuyên Đề Giải Phẫu Bệnh <br />
<br />
36,5%<br />
<br />
Exon được khuếch đại<br />
<br />
Sản phẩm PCR (bp)<br />
<br />
9<br />
<br />
317<br />
<br />
11<br />
<br />
236<br />
<br />
13<br />
<br />
182<br />
<br />
17<br />
<br />
392<br />
<br />
Các nghiên cứu khác cũng ghi nhận tuổi <br />
trung bình của bệnh nhân UMĐĐTH khoảng <br />
50‐60 tuổi(13,15) và không có sự khác biệt về tần <br />
xuất mắc bệnh giữa nam và nữ, ngoại trừ các <br />
trường hợp UMĐĐTH ác tính thì tỉ lệ nam <br />
nhiều hơn nữ(8,15). <br />
UMĐĐTH ở dạ dày là vị trí thường gặp <br />
nhất, tiếp theo là ruột non, tỷ lệ này cũng phù <br />
hợp với các nghiên cứu khác(13,18). UMĐĐTH ở <br />
dạ dày có tiên lượng tốt hơn, ít tái phát và di căn <br />
hơn so với vị trí ruột non. U mô đệm đường tiêu <br />
hóa ở ruột non có khả năng tái phát cao gấp 4 <br />
lần u ở dạ dày (40% so với 9%). Khoảng 20‐25% <br />
UMĐĐTH ở dạ dày biểu hiện ác tính, ngược lại <br />
có đến 40‐50% UMĐĐTH ở ruột non biểu hiện <br />
ác tính(15). Hình thái tế bào trong UMĐĐTH ưu <br />
thế loại tế bào hình thoi, tương tự các nghiên <br />
cứu khác(13,18). <br />
Hiện nay, tiên lượng UMĐĐTH rất khó dự <br />
đoán. Nhìn chung, tỉ lệ tái phát sau cắt bỏ u <br />
khoảng 40%‐70%, trung bình 54% trong vòng 5 <br />
năm(20). Một số trường hợp đặc biệt, UMĐĐTH <br />
cho di căn hoặc tái phát, sau đó bệnh nhân được <br />
điều trị cắt bỏ khối u, tiên lượng của bệnh nhân <br />
vẫn rất tốt, thậm chí có trường hợp u còn thoái <br />
triển tự nhiên. Nghiên cứu của chúng tôi có một <br />
trường hợp UMĐĐTH ở hỗng tràng có tiềm <br />
năng ác tính cao, tái phát đến 9 lần và xâm lấn <br />
hết các cơ quan ở chu cung, không có di căn gan, <br />
phổi, xương, được điều trị imatinib với liều gấp <br />
đôi, bệnh nhân tử vong sau 106 tháng vì nhiễm <br />
trùng tiểu (Bệnh nhân: Trương Bích L, 60 tuổi, <br />
Mã số giải phẫu bệnh: Y11‐16197). Nhìn chung, <br />
những trường hợp UMĐĐTH tái phát hoặc di <br />
căn được xếp vào nhóm có tiên lượng xấu. <br />
Ngoài việc cắt bỏ khối u di căn hoặc tái phát, <br />
<br />
45<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013<br />
<br />
Nghiên cứu Y học <br />
<br />
bệnh nhân cần phải được khảo sát đột biến gen <br />
KIT và gen PDGFRA, đồng thời điều trị thêm với <br />
thuốc ức chế thụ thể TK là imatinib. Nếu bệnh <br />
nhân đã được điều trị imatinib rồi mà vẫn diễn <br />
tiến di căn hoặc tái phát thì phải xem xét tăng <br />
liều điều trị với imatinib hoặc điều trị bằng <br />
sunitinib (thuốc ức chế thụ thể TK thế hệ mới)( <br />
9,10, 12). <br />
<br />
lệ nghịch với “số tuổi” của mẫu mô vùi nến. <br />
Nguyên nhân có thể do hiện tượng thoái hóa <br />
của DNA theo thời gian lưu trữ trong paraffin. <br />
Nghiên cứu Andersson ghi nhận đột biến gen <br />
trên những khối mô vùi nến có tuổi thọ trên 15 <br />
năm có tỷ lệ đột biến thấp, 32% so với các khối <br />
mô vùi nến có “tuổi thọ” dưới 5 năm có tỷ lệ đột <br />
biến 67%(1). <br />
<br />
Nghiên cứu này khá phù hợp với các nghiên <br />
cứu khác khi ghi nhận gan và phúc mạc là hai vị <br />
trí di căn thường gặp nhất. U hiếm khi cho di <br />
căn đến xương, phổi và não (mặc dù đều là <br />
những vị trí di căn theo đường máu)(18,19). Lopes <br />
LF và cs còn báo cáo một số vị trí di căn rất hiếm <br />
gặp khác như tuyến thượng thận và buồng <br />
trứng(18). <br />
<br />
Tỷ lệ đột biến giữa các exon <br />
<br />
Giải trình tự gen KIT trên mô u vùi nến <br />
Khảo sát đột biến gen KIT của 93 trường hợp <br />
UMĐĐTH ghi nhận tỷ lệ đột biến gen KIT là <br />
62,4%. <br />
Bảng 2: So sánh kết quả đột biến với các tác giả khác. <br />
Có đột biến<br />
Không đột biến<br />
<br />
NC này<br />
61,3%<br />
38,7%<br />
<br />
Lasota(49) Tzen(21) Corless(6)<br />
56%<br />
68,7%<br />
85%<br />
44%<br />
31,3%<br />
15%<br />
<br />
Tỉ lệ phát hiện đột biến gen KIT thay đổi tùy <br />
theo các nghiên cứu, khoảng 20‐85%(6). Thông <br />
thường tỷ lệ đột biến trên mẫu mô vùi nến thấp <br />
hơn so với mô tươi và tỉ lệ phát hiện đột biến tỉ <br />
<br />
Trong 57 trường hợp có đột biến, 51 trường <br />
hợp đột biến ở exon 11, chiếm 54,8% và là vị trí <br />
đột biến thường gặp nhất. Các exon còn lại có tỷ <br />
lệ đột biến thay đổi (Bảng 3). <br />
Bảng 3: So sánh tỷ lệ các vị trí đột biến của gen KIT. <br />
Tỷ lệ phần trăm đột biến của gen<br />
KIT (%)<br />
Exon 9 Exon 11 Exon Exon 17<br />
13<br />
Nghiên cứu này 2,2<br />
54,8<br />
0<br />
4,3<br />
Antonescu(3)<br />
11<br />
67<br />
0<br />
0<br />
Lasota(16)<br />
3<br />
52<br />
1<br />
0<br />
(11)<br />
Hostein<br />
11<br />
67,5<br />
0,9<br />
0,5<br />
Các nghiên<br />
cứu<br />
<br />
Tổng<br />
tỷ lệ<br />
% đột<br />
biến<br />
61,3<br />
78<br />
56<br />
79,9<br />
<br />
Trong tất cả các nghiên cứu về UMĐĐTH, <br />
đột biến exon 11 thường gặp nhất, tiếp theo là <br />
đột biến exon 9, 13 hoặc 17. Phân loại đột biến <br />
cũng rất đa dạng, bao gồm đột biến điểm, đột <br />
biến mất đoạn, đột biến chèn đoạn và đột biến <br />
phức tạp(3,11,16). <br />
<br />
Bảng 4: Đối chiếu đặc điểm giải phẫu bệnh và vị trí đột biến. <br />
Đặc điểm<br />
Vị trí<br />
<br />
Kích thước u:<br />
Loại tế bào<br />
Chỉ số phân<br />
bào:<br />
Phân độ tiềm<br />
năng ác tính<br />
Giai đoạn:<br />
<br />
46<br />
<br />
Dạ dày<br />
Ruột non<br />
Vị trí khác<br />
10 cm<br />
Hình thoi<br />
Dạng biểu mô<br />
Hỗn hợp<br />
10 PB/50 QTL<br />
Thấp+ rất thấp<br />
Trung bình<br />
Cao<br />
Khu trú<br />
Lan rộng<br />
<br />
Exon 11 (n = 51) (%)<br />
32 (62,7)<br />
14 (27,5)<br />
5 (9,8)<br />
17 (33,3)<br />
15 (29,4)<br />
19 (37,3)<br />
39 (76,5)<br />
6 (11,8)<br />
6 (11,8)<br />
22 (43,1)<br />
11 (21,6)<br />
18 (35,3)<br />
11 (21,6)<br />
12 (23,5)<br />
28 (54,9)<br />
30 (58,9)<br />
21 (41,2)<br />
<br />
Có đột biến<br />
Các exon khác (n = 6) (%)<br />
2 (33,3)<br />
3 (50,0)<br />
1 (16,7)<br />
2 (33,3)<br />
1 (16,7)<br />
3 (50,0) *<br />
6 (100)**<br />
0<br />
0<br />
3 (50,0)<br />
1 (16,7)<br />
2 (33,4)***<br />
3(50,0)<br />
0<br />
3 (50,0) ****<br />
4 (66,7)<br />
2 (33,3)<br />
<br />
Chuyên Đề Giải Phẫu Bệnh <br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013 <br />
Đặc điểm<br />
Loại đột biến<br />
<br />
Exon 11 (n = 51) (%)<br />
18 (35,2)<br />
23 (45,1)<br />
3 (5,9)<br />
7 (13,8)<br />
<br />
Điểm<br />
Mất đoạn<br />
Chèn đoạn<br />
Phức tạp<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Có đột biến<br />
Các exon khác (n = 6) (%)<br />
4 (66,7) (exon 17)<br />
0<br />
2 (33,3) (exon 9)<br />
0<br />
<br />
* 1 trường hợp exon 9 và 2 trường hợp exon 17. ** 2 trường hợp exon 9, 4 trường hợp exon 17. <br />
*** 2 trường hợp exon 9. **** 2 trường hợp exon 9 và 1 trường hợp exon 17. <br />
<br />
Đột biến exon 11 của gen KIT được ghi nhận <br />
ở mọi vị trí u khác nhau trên đường tiêu hóa từ <br />
thực quản đến ống hậu môn(2,14). Nghiên cứu này <br />
ghi nhân đột biến exon 11 ưu thế ở dạ dày, loại <br />
tế bào hình thoi, thường có tiềm năng ác tính <br />
cao, kiểu đột biến mất đoạn chiếm ưu thế. Kết <br />
quả này cũng tương tự một số nghiên cứu <br />
khác(6,15). <br />
Bảng 5: Tỷ lệ các loại đột biến trong nghiên cứu này. <br />
Loại đột<br />
biến<br />
Điểm<br />
Mất đoạn<br />
Chèn đoạn<br />
Phức tạp<br />
Tổng (100%)<br />
<br />
Exon 11<br />
(%)<br />
18 (31,6)<br />
23 (40,4)<br />
3 (5,2)<br />
7 (12,3)<br />
51 (89,5)<br />
<br />
Exon 9<br />
(%)<br />
_<br />
_<br />
2 (3,5)<br />
_<br />
2 (3,5)<br />
<br />
Exon 13<br />
(%)<br />
_<br />
_<br />
_<br />
_<br />
_<br />
<br />
Exon 17<br />
(%)<br />
4 (7,0)<br />
_<br />
_<br />
_<br />
4 (7,0)<br />
<br />
<br />
<br />
Khoảng 60‐70% đột biến exon 11 của gen <br />
KIT là đột biến mất một hoặc vài bộ mã, <br />
thường là mất trong khoảng từ bộ mã 550 đến <br />
bộ mã 560(19). Đột biến mất đoạn exon 11, đặc <br />
biệt ở các bộ mã 557‐558 có bệnh cảnh lâm <br />
sàng tiến triển, nguy cơ tái phát và di căn <br />
cao(6,15). Nghiên cứu này ghi nhận tất cả 23 <br />
trường hợp bị mất đoạn trên exon 11 nằm <br />
trong khoảng mã 550–560, trong đó có 16 <br />
trường hợp mất đoạn ở các bộ mã 557‐558 với <br />
tiềm năng ác tính cao chiếm tỷ lệ 68,8%, 50% <br />
bệnh đã lan rộng sang các cơ quan khác. <br />
Đột biến điểm thay thế bộ mã ở exon 11 <br />
chiếm tỷ lệ 20‐30%, đứng thứ 2 sau đột biến <br />
mất đoạn, thường liên quan đến 3 bộ mã <br />
Trp557, Val559 và Val560 ở phần gần và bộ mã <br />
Leu576 ở phần xa của exon 11. Nghiên cứu này <br />
ghi nhận mã đột biến điểm trên exon 11 <br />
thường gặp nhất là bộ mã 559, chiếm 44,4% <br />
(Bảng 6). <br />
<br />
Chuyên Đề Giải Phẫu Bệnh <br />
<br />
Bảng 6: Tỷ lệ các mã đột biến điểm trên exon 11 <br />
trong nghiên cứu này. <br />
Mã đột biến<br />
557<br />
559<br />
560<br />
Các mã khác<br />
Tổng<br />
<br />
Số bệnh nhân<br />
3<br />
8<br />
2<br />
5<br />
18<br />
<br />
Tỷ lệ %<br />
16,7<br />
44,4<br />
11,1<br />
27,8<br />
100<br />
<br />
Trên cùng một bộ mã với các kiểu đột biến <br />
điểm khác nhau có thể gây ra các biến đổi chức <br />
năng sinh học khác nhau. Nghiên cứu in vitro <br />
trên mẫu UMĐĐTH có đột biến điểm hiếm gặp <br />
Val559Ile ghi nhận đề kháng với Imatinib, <br />
ngược lại đột biến thường gặp Val559‐Asp lại <br />
nhạy với Imatinib(22). Nghiên cứu của chúng tôi <br />
không ghi nhận cả 2 loại đột biến này. <br />
Bảng 7: Tương quan giữa đột biến điểm và đột biến <br />
mất đoạn của exon 11 với tiềm năng ác tính. <br />
Tiềm năng ác tính Tiềm năng Tổng P<br />
thấp và trung bình ác tính cao<br />
Điểm<br />
13 (72,2)<br />
5 (27,8)<br />
18<br />
0,008<br />
Mất đoạn<br />
7 (3)<br />
16 (70)<br />
23<br />
<br />
Đa số các trường hợp đột biến mất đoạn <br />
exon 11 có tiềm năng ác tính cao (p = 0,008
ADSENSE
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn