Đặc điểm hình thái và sinh hóa của các chủng Bacillus spp. phân lập từ dạ cỏ dê nuôi ở Ninh Thuận
lượt xem 3
download
Dạ cỏ bao gồm một hệ sinh thái phức tạp, các vi sinh vật dạ cỏ tham gia vào sự lên men của các cơ chất có trong thức ăn mà động vật nhai lại sử dụng gồm carbohydrate, protein và lipid. Bài viết trình bày những đặc điểm hình thái và sinh hóa của các chủng Bacillus spp. phân lập từ dạ cỏ dê nuôi ở Ninh Thuận.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đặc điểm hình thái và sinh hóa của các chủng Bacillus spp. phân lập từ dạ cỏ dê nuôi ở Ninh Thuận
- ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI VÀ SINH HÓA CỦA CÁC CHỦNG BACILLUS SPP. PHÂN LẬP TỪ DẠ CỎ DÊ NUÔI Ở NINH THUẬN Lý Thị Quỳnh Chi*, Võ Thị Thu Ngọc, Nguyễn Kiều Minh Tài, Lê Quang Minh, Trần Thị Thùy Dương *Viện Khoa học Ứng dụng HUTECH, Trường Đại học Công Nghệ TP. Hồ Chí Minh GVHD: TS. Nguyễn Thị Hai TÓM TẮT Từ 2 mẫu dạ cỏ dê ở Ninh Thuận phân lập được 20 chủng vi khuẩn có đặc điểm hình thái và đặc điểm sinh hóa của vi khuẩn thuộc chi Bacillus như khuẩn lạc rìa răng cưa, tế bào hình que, Gram dương, sinh bào tử, có khả năng di động, dương tính với thử nghiệm VP và MR, indol âm tính, catalase, citratre dương tính hoặc âm tính. Kết quả này làm tiền đề cho những nghiên cứu tiếp theo nhằm ứng dụng các vi khuẩn này trong sản xuất và đời sống. Từ khóa: Dạ cỏ, Bacillus, hình thái, đặc điểm sinh hóa, khuẩn lạc 1. GIỚI THIỆU Dạ cỏ bao gồm một hệ sinh thái phức tạp, các vi sinh vật dạ cỏ tham gia vào sự lên men của các cơ chất có trong thức ăn mà động vật nhai lại sử dụng gồm carbohydrate, protein và lipid. Trong số các vi sinh vật có trong dạ cỏ, Bacillus chiếm 37,8% và có vai trò quan trọng trong việc phân hủy thức ăn trong dạ cỏ (Oyeleke and Okusanmy, 2008). Mặc dù dạ cỏ là môi trường kỵ khí nhưng vẫn có nhiều vi khuẩn Bacillus spp. kị khí tùy nghi và hiếu khí đã được phân lập, chẳng hạn như vi khuẩn Bacillus licheniformis (Seo et al., 2012). Enzyme của vi sinh vật trong dạ cỏ không chỉ là những enzyme phân giải các vật chất hữu cơ như cellulase, xylanase, β-glucanase, pectinase, amylase, protease, phytase mà còn có cả các enzyme phân giải các độc tố của thực vật (Sari et al. 2018). Trên thế giới, nhiều tác giả đã tập trung phân lập các vi sinh vật, đặc biệt là các loài thuộc chi Bacillus từ dạ cỏ để sử dụng trong chăn nuôi, trồng trọt và xử lý môi trường. Tuy nhiên ở Việt Nam, hướng nghiên cứu này vẫn còn khá mới. Bài báo này xin trình bày đặc điểm hình thái và sinh hóa của các chủng Bacillus spp. phân lập từ dạ cỏ dê nuôi ở Ninh Thuận. 2. PHƯƠNG PHÁP VÀ VẬT LIỆU NGHIÊN CỨU 2.1 . Vật liệu nghiên cứu Dạ cỏ dê nuôi ở Ninh Thuận 2.2. Phương pháp nghiên cứu 2.2.1. Phương pháp phân lập và làm thuần vi khuẩn Bacillus spp. (dựa theo Aihemaiti et al., 2013) Dạ cỏ dê được thu nhận tại Ninh Thuận và được cấp đông, vận chuyển về phòng thí nghiệm và phân lập ngay khi nhận mẫu. Mẫu dạ cỏ được xử lý nhiều lần bằng cồn 700C và rửa lại bằng nước cất vô trùng sau 451
- đó tiến hành giải phẩu dạ cỏ để thu dịch, thao tác thực hiện dưới điều kiện vô trùng. Cân 5g mẫu dịch dạ cho vào bình tam giác bổ sung 45ml dung dịch nước muối sinh lý vô trùng rồi đem đồng nhất mẫu dịch và lắc trên máy lắc ở nhiệt độ phòng trong 10 phút. Sau đó đem ủ ở nhiệt độ 80oC trong 30 phút nhằm loại bỏ những tế bào sinh dưỡng và những chủng không sinh bào tử. Pha loãng mẫu đến 10-5, hút 100 µl dịch đã pha loãng trải trên môi trường LB – agar rồi ủ ở 37oC trong 24 giờ. Chọn khuẩn lạc đặc trưng cho Bacillus và tiến hành làm thuần bằng cách cấy ria trên môi trường LB - agar, cho tới khi quan sát thấy chỉ có một dạng khuẩn lạc duy nhất trên môi trường (Nguyễn Lân Dũng và Đinh Thúy Hằng, 2006). 2.2.2. Quan sát hình thái và đặc điểm sinh hóa của các chủng phân lập được Tất cả các chủng vi khuẩn thu nhận đều được tiến hành nhuộm Gram, nhuộm bào tử để quan sát hình thái tế bào, khả năng tạo bào tử (Nguyễn Lân Dũng, Đinh Thúy Hằng, 2006) và kiểm tra một số đặc tính sinh hóa như thử nghiệm catalase, methyl red, VP., Indol để xác định vi khuẩn thuộc chi Bacillus (Sharmin and Rahman, 2007). 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1. Hình thái của các chủng phân lập được Từ 2 mẫu dạ cỏ dê ở Ninh Thuận nhóm sinh viên đã phân lập được 20 chủng có các đặc điểm hình thái khuẩn lạc giống với Bacillus spp. theo mô tả của Holt et al. (1994) như: khuẩn lạc tròn, rìa răng cưa không đều, màu trắng đục - vàng xám (hình 1) Kết quả nhuộm Gram và nhuộm bào tử cho thấy tất cả các chủng phân lập được đều là vi khuẩn Gram dương, hình que ngắn, sinh bào tử. Như vậy các chủng phân lập được là vi khuẩn Gram dương có các đặc điểm hình thái phù hợp với lý thuyết về hình thái tế bào của chi Bacillus theo khóa phân loại của Bergey (Holt et al., 1994). 452
- Hình 1: Hình thái khuẩn lạc của các chủng được phân lập 453
- 3.2. Đặc điểm sinh hóa của các chủng phân lập được Kết quả ở bảng 1 cho thấy cả 20 chủng phân lập được đều có khả năng di động và cho cho kết quả dương tính với thử nghiệm MR, VP và âm tính với thử nghiệm Indol (bảng 1). Trong 20 chủng phân lập được, chỉ có 4 chủng cho kết quả âm tính với thử nghiệm catalase (CH04,CH05, CH06, CH16) và 6 chủng âm tính với thử nghiệm citrate (CH03,CH06, CH09, CH10, CH13,CH16), các chủng còn lại đều cho kết quả dương tính với các thử nghiệm này. Bảng 1: Đặc điểm hình thái và sinh hóa của các chủng tuyển chọn Gram Tế bào Sinh MR VP Catalase Indole Di Citrate Chủng bào động tử + Que ngắn + + + + - + + CH01 + Que ngắn + + + + - + + CH02 + Que ngắn + + + + - - - CH03 + Que ngắn + + + - - + + CH04 + Que ngắn + + + - - + + CH05 + Que ngắn + + + - - + - CH06 + Que ngắn + + + + - + + CH07 + Que ngắn + + + + - + + CH08 + Que ngắn + + + + - + - CH09 + Que ngắn + + + + - + - CH10 + Que ngắn + + + + - + + CH11 + Que ngắn + + + + - + + CH12 + Que ngắn + + + + - + - CH13 + Que ngắn + + + + - + + CH14 + Que ngắn + + + + - + + CH15 + Que ngắn + + + - - + - CH16 + Que ngắn + + + + - + + CH17 + Que ngắn + + + + - + + CH18 + Que ngắn + + + + - + + CH19 454
- + Que ngắn + + + + - + + CH20 Ghi chú: (+) Dương tính, (-) âm tính Như vậy dựa vào các đặc điểm hình thái và sinh hóa cho thấy các chủng phân lập được đều có đặc điểm của vi khuẩn Bacillus như khuẩn lạc tròn, rìa răng cưa không đều, màu trắng đục - vàng xám , tế bào hình que, Gram dương, sinh bào tử, có khả năng di động, VP và MR dương tính, Indol âm tính, catalase và citrate dương tính hoặc âm tính. Dựa theo khóa phân loại Bergey cho thấy, 20 chủng vi khuẩn phân lập từ dạ cỏ dê nuôi ở Ninh Thuận thuộc chi Bacillus (Holt et al., 1994). Kết luận: Từ mẫu dạ cỏ dê nuôi ở Ninh Thuận đã phân lập được 20 chủng vi khuẩn có các đặc điểm của Bacillus spp. như khuẩn lạc tròn, rìa răng cưa không đều, màu trắng đục - vàng xám, tế bào hình que, Gram dương, sinh bào tử, có khả năng di động, VP và MR dương tính, Indol âm tính, catalase và citrate dương tính hoặc âm tính. Tuy chỉ là bước đầu, nhưng những kết quả cơ bản này sẽ là tiền đề cho các nghiên cứu ứng dụng sau này. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Oyeleke S.B. and Okusanmi T.A., 2008. Isolation and characterization of cellulose hydrolyzing microorganism from the rumen of ruminants. African Journal of Biotechnology, 7, 1503-1504. 2. Seo K.T., Park I.H., Kwon H., Piao M.Y., Lee H.C. and Ha J.K. (2013). Characterization of Cellulolytic and Xylanotic Enzymes of Bacillus licheniformis JK7 isolated from the Rumen of a Native Korean Goat, J Anim Sci., 26, 50-58. 3. Sari W.N., Safika D. and Fahrimal Y. 2017. Isolation and identification of a cellulolytic Enterobacter from rumen of Aceh cattle. Veterinary World. 10 (12) : 1515-1520. 4. Aihemaiti M, Zhen F, Li Y, Aibaidoula G, Yimit W. Isolation and identification of rumen bacteria for cellulolytic enzyme production. Wei Sheng Wu Xue Bao. 2013 May 4;53(5):470-7. Chinese. PMID: 23957151. 5. Nguyễn Lân Dũng, Đinh Thúy Hằng (2006). Vi sinh vật hoc, NXB Giáo dục, Hà Nôi. 6. Sharmin F. and Rahman M. (2007): Isolation and characterization of protease producing Bacillus strain FS-1, Agricultural Engineering International: the CIGR Ejournal, IX, pp.1-10. 7. Holt J. H., Sneath P. H. and Krieg N. R., 1994. Bergey’s Manual of determinative bacteriology 9th ed., Lippincott Williams and Wilkins, New York, 192-194. 455
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đặc điểm hình thái và khả năng sinh trưởng, phát triển, năng suất của giống sen cao sản trồng tại Thừa Thiên Huế
9 p | 106 | 6
-
Một số đặc điểm hình thái và sinh học của rệp sáp giả đu đủ Paracoccus marginatus (Hemiptera: Pseudococcidae) gây hại trên cây sắn
8 p | 57 | 5
-
Một số đặc điểm hình thái, tập tính của xén tóc vân hình sao (Anoplophora chinensis Forster) hại phi lao tại Hà Tĩnh
6 p | 14 | 4
-
Đặc điểm hình thái, vật hậu và tái sinh của loài Ràng ràng mít (Ormosia balansae Drake) tại vùng Tây Bắc
9 p | 16 | 3
-
Đặc điểm hình thái và phân bố loài dó bà nà (Aquilaria banaensae phamh.) tại khu bảo tồn Sao La, tỉnh Thừa Thiên Huế
12 p | 10 | 3
-
Nghiên cứu đặc điểm hình thái và giải phẫu của hai loài cây hạn sinh thuộc họ Xương rồng (Cactaceae)
6 p | 100 | 3
-
Đặc điểm hình thái và sinh sản của cá mối hoa (Trachinocephalus myops (Forster, 1801)) ở vùng biển tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
7 p | 13 | 3
-
Đặc điểm hình thái, sinh trưởng, phát triển của một số giống hoa Tu-líp tại Thái Nguyên
5 p | 7 | 2
-
Đặc điểm hình thái nguồn gen cây trúc đen (Phyllostachysnigra lodd. Munro) tại Hà Giang và Lào Cai
10 p | 12 | 2
-
Nghiên cứu đặc điểm hình thái và đặc điểm sinh học của một số dòng lúa cỏ ở đồng bằng sông Cửu Long
8 p | 16 | 2
-
Đặc điểm hình thái học, sinh vật học loài Utetheisa inconstans (Lepidoptera: Arctiidae) hại cây phong ba Heliotropium foertherianum (Boraginales: Boraginaceae) tại quần đảo Trường Sa, Việt Nam
7 p | 25 | 2
-
Tình hình gây hại, đặc điểm hình thái và sinh học của sâu đục trái citripestis sagittiferalis gây hại bưởi ở đồng bằng Sông Cửu Long
6 p | 104 | 2
-
Đặc điểm hình thái và giải phẫu của giống Địa hoàng 19 (Rehmannia glutinosa varieties 19) tại tỉnh Phú Thọ
6 p | 2 | 1
-
Một số đặc điểm hình thái, sinh thái và vật hậu của Vàng tâm (Manglietia dandyi Gagnep) ở tỉnh Sơn La và Lào Cai
10 p | 2 | 1
-
Nghiên cứu đặc điểm hình thái, sinh lý hạt giống và ảnh hưởng của thành phần ruột bầu đến sinh trưởng và phát triển của Sa nhân tím (Amomum longiligulare T.L.Wu) tại huyện Ba Vì, Hà Nội
12 p | 12 | 1
-
Đặc điểm hình thái của ếch gai sần (Paa verrucospinosa bourret, 1937) ở vùng A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế
7 p | 84 | 1
-
Một số đặc điểm hình thái và định danh cây tre A Hum tại huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế
13 p | 2 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn